intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:265

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng. Trên cơ sở đó luận án đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam

  1. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** HOÀNG THANH MAI QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** HOÀNG THANH MAI QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Mai Hùng 2. PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Mai Hùng và PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản. Những nội dung trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn nguồn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Hoàng Thanh Mai
  4. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC .........................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .................................................................................3 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .............10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................10 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý bảo tàng ngoài công lập ................................................22 1.3. Khái quát về bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam ...............................................41 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................51 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ...........................................................................................52 2.1. Các chủ thể quản lý bảo tàng ngoài công lập .......................................................52 2.2. Cơ chế phối hợp trong quản lý..............................................................................57 2.3. Hoạt động quản lý bảo tàng ngoài công lập .........................................................59 2.4. Nhận xét chung .....................................................................................................97 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 102 Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ....104 3.1. Dự báo xu hướng phát triển bảo tàng ngoài công lập ........................................ 104 3.2. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với phát triển bảo tàng ngoài công lập ở nước ta ..................................................................................................... 110 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập ................... 115 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 146 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ÐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 159
  5. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AFCP Quỹ Bảo tồn văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ BVHTTDL Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ICOM Hội đồng Bảo tàng quốc tế KTTT Kinh tế thị trường KT-XH Kinh tế - xã hội NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ SVHTT Sở Văn hóa - Thông tin SVHTTDL Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TLPV Tư liệu phỏng vấn TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân
  6. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và ngoài công lập .................. 37 Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau trong quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập .... 38 Bảng 2.1. Thống kê các hình thức sưu tầm hiện vật do các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập thực hiện trong những năm qua tại các địa phương trong cả nước.................. 74 Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng khách tham quan từ năm 2016 đến năm 2019 ................ 82 Bảng 2.3. Thống kê các hình thức truyền thông đã được các bảo tàng thực hiện trong những năm qua ............................................................................................................... 84 Bảng 2.4: Thống kê số lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng vào làm việc tại một số bảo tàng ngoài công lập hiện nay ................................................................................... 91 Biểu đồ 1.1. Bảng phân loại sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam .................... 46 Biểu đồ 1.2. Bảng thống kê nghề nghiệp của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam ................................................................................................................................ 46 Biểu đồ 3.1: Sự phát triển về số lượng bảo tàng ngoài công lập từ 2015 – 2021 ........ 107 Biểu đồ 3.2: Dự báo số lượng bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam đến năm 2031 .... 108 Sơ đồ 2.1. Mô hình chủ sở hữu là cá nhân kiêm giám đốc bảo tàng .............................. 90 Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức, nhóm người chung nguyện vọng đồng thời là chủ sở hữu bảo tàng........................................................................................................................... 90
  7. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ở Việt Nam, Luật Di sản văn hóa được ban hành ngày 29/6/2001 đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho sự ra đời loại hình Bảo tàng tư nhân ở Việt Nam. Đến năm 2009, sau 8 năm thực hiện, để phù hợp với thực tiễn, Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó, thuật ngữ “Bảo tàng tư nhân” được thay thế bằng cụm từ “Bảo tàng ngoài công lập” (Điều 50, mục 1.c). Bảo tàng tư nhân từ đây gọi là bảo tàng ngoài công lập đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bảo tàng Việt Nam cho dù các bảo tàng này còn khá khiêm nhường về số lượng với 54 bảo tàng trên cả nước. Mặc dù vậy, sự xuất hiện các bảo tàng ngoài công lập đã phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, chứng minh được đường lối, chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Cùng với các bảo tàng công lập, hệ thống bảo tàng ngoài công lập đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần thiết thực vào công tác giáo dục lịch sử, văn hóa cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. 1.2. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận thì các bảo tàng ngoài công lập đã và đang phải đối mặt với một số khó khăn, bất cập trong quản lý bảo tàng. Khó khăn đầu tiên mà các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam phải đối diện đó là vấn đề yếu và thiếu chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng, từ người quản lý đến nhân viên bảo tàng. Chủ sở hữu bảo tàng chủ yếu là doanh nhân, những cán bộ cách mạng lão thành, các cán bộ hưu trí vì tâm huyết với di sản, vì hồi tưởng đến quá khứ hào hùng của đất nước, vì lòng tự tôn, tự hào dân tộc, cùng nhau hưởng ứng chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Họ dựa trên hai tiền đề duy nhất đó là sưu tập hiện vật đang sở hữu và cơ sở vật chất khiêm tốn mà họ có được để xây dựng bảo tàng. Số lượng nhân viên tại các bảo tàng ngoài công lập rất ít, có bảo tàng không có nhân viên. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu do không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo tàng học, chỉ có một số ít bảo tàng ngoài công lập có cán bộ đã từng làm việc tại các bảo tàng hoặc đào tạo chuyên ngành gần với bảo tàng học. Do đó, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các bảo tàng chưa triển khai thực hiện được đồng bộ và bài bản theo quy định của cơ quan quản lý ngành. 1.3. Đảng và Nhà nước luôn tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để bảo tàng ngoài công lập được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đối với các bảo tàng ngoài công lập chưa phù hợp và không có sự thống nhất, mỗi địa
  8. 5 phương lại ban hành và triển khai thực hiện khác nhau đối với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, miễn thuế, gắn kết các tổ chức chính trị - xã hội với bảo tàng…. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng chung cho các bảo tàng bao gồm cả công lập và ngoài công lập dẫn đến những khó khăn đối với các bảo tàng ngoài công lập trong quá trình thực hiện như vấn đề chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác. Văn bản riêng đối với bảo tàng ngoài công lập đã hết hiệu lực nhưng các cơ quan quản lý chưa xây dựng và ban hành văn bản thay thế. 1.4. Vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động và phát triển là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại của các bảo tàng ngoài công lập. Hiện nay, các bảo tàng ra đời và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn kinh phí của chủ sở hữu bảo tàng và một phần nguồn thu từ bán vé tham quan và các sản phẩm dịch vụ của một số lượng nhỏ các bảo tàng. Các bảo tàng cũng khó khăn trong tiếp cận các quỹ văn hóa hay nguồn kinh phí tài trợ từ các doanh nghiệp. Đây cũng là lý do chính dẫn đến một số lượng lớn các bảo tàng hoạt động kém hiệu quả thậm chí là đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn mở cửa đón khách tham quan. 1.5. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hệ thống bảo tàng ngoài công lập mới đề cập đến thực trạng hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện về thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập dưới góc độ quản lý văn hóa để từ đó đề xuất những chính sách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của các bảo tàng tại Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập trên các phương diện quản lý nhà nước và các chủ sở hữu bảo tàng, tìm ra nội dung quản lý phù hợp, hiệu quả trong xu hướng hình thành và phát triển các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc NCS lựa chọn triển khai đề tài: “Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng. Trên cơ sở đó luận án đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để kế thừa, giải quyết, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
  9. 6 - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bảo tàng ngoài công lập. - Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập trên hai phương diện nhà nước và chủ sở hữu. - Chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các chủ thể quản lý bảo tàng ngoài công lập. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tàng ngoài công lập, tuy nhiên trong quá trình giải quyết những nội dung cơ bản của luận án, NCS sẽ khảo sát nghiên cứu một số trường hợp: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Thanh Hóa), Bảo tàng Không gian văn hóa Mường (Hoà Bình), Bảo tàng Đồng Quê (Nam Định) và Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày (Hà Nội) để có tư liệu, số liệu minh chứng cho những nhận định về hoạt động quản lý của chủ sở hữu bảo tàng. Bốn bảo tàng trên đây là những bảo tàng được thành lập khá sớm, những thuận lợi và khó khăn nảy sinh trong quá trình hoạt động chuyên môn và công tác quản lý. Tuy nhiên, ngoài 04 bảo tàng trên, NCS có dẫn thêm tư liệu, số liệu ở các bảo tàng khác trong điều kiện cần chứng minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu bảo tàng ngoài công lập từ khi Luật Di sản văn hóa chính thức được ban hành và có hiệu lực năm 2001 đến nay. Phạm vi về không gian: Hiện nay, cả nước có 54 bảo tàng ngoài công lập có quyết định thành lập theo danh sách của Cục Di sản văn hóa, phân bố tập trung ở Hà Nội (15), Tp. Hồ Chí Minh (3), Quảng Nam (3), Đà Nẵng (3) và rải rác ở Hòa Bình (2), Thanh Hóa (2), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp… Từ năm 2015 đến nay, NCS có cơ hội làm việc, cộng tác với một số bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập ở Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định và Thanh Hóa. Đây là những địa phương có hệ thống bảo tàng công lập và ngoài công lập phát triển cũng như giàu tiềm năng về di sản văn hóa ở miền Bắc. Do vậy, NCS đã lựa chọn Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định và Thanh Hóa là địa bàn nghiên cứu chính của luận án.
  10. 7 Ngoài ra, NCS lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Huế…là địa bàn nghiên cứu phụ nhằm minh hoạ cho nội dung nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập từ đặc điểm và công tác quản lý? 2. Trong công tác quản lý bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay có vấn đề gì cần quan tâm? 3. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo tàng ngoài công lập cần có những giải pháp gì? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001 với sự ra đời của bảo tàng tư nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 thay thế cụm từ “bảo tàng tư nhân” thành “bảo tàng ngoài công lập”, bảo tàng ngoài công lập đã trở thành bộ phận không thể tách rời của hệ thống bảo tàng Việt Nam. Tuy nhiên, quản lý hệ thống bảo tàng ngoài công lập hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Từ thực tế đó, Luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu là bảo tàng ngoài công lập do các cá nhân, doanh nghiệp, nhóm người chung sở thích, cùng nghề nghiệp… đứng ra thành lập và tự quản lý điều hành mọi hoạt động của bảo tàng, do đó, có sự khác biệt trong công tác quản lý bảo tàng ngoài công lập và bảo tàng công lập. Trong quản lý các bảo tàng ngoài công lập hiện nay từ mô hình đến các nội dung có vấn đề gì cần quan tâm? Trên cơ sở đặc điểm riêng của bảo tàng ngoài công lập, cần có định hướng và giải pháp phù hợp và mang tính đặc thù từ phía cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu bảo tàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập trong tương lai. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin về Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt sự vận dụng những nội dung cơ bản về nhận thức để xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa
  11. 8 văn hóa, xã hội hóa hoạt động bảo tồn - bảo tàng, xây dựng và phát triển bảo tàng ngoài công lập trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan từ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nội bộ của bảo tàng ngoài công lập, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, phục vụ thiết thực cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. Trong quá trình nghiên cứu, NCS vận dụng phương pháp phân tích những tư liệu thứ cấp vấn đề đặt ra cho công tác quản lý, tổng hợp tư liệu, số liệu, thiết kế bảng biểu có liên quan đến các nội dung để minh chứng cho những nhận định. - Phương pháp nghiên cứu tư liệu: là phương pháp cần thiết trong quá trình thực hiện luận án nhằm xác định khung nghiên cứu, lên kế hoạch khảo sát thực địa, chọn đối tượng phỏng vấn, phát triển câu hỏi, thông tin cần thu thập từ các cuộc tiếp xúc với chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập, nhà quản lý... - Phương pháp điền dã tại các địa bàn có bảo tàng ngoài công lập. Đây là phương pháp quan trọng được NCS sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. Với phương pháp này, NCS đã thu nhận được nhiều kiến thức và thông tin có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp này được NCS vận dụng trong các thao tác cụ thể: khảo sát thực trạng quản lý bảo tàng ngoài công lập, trao đổi, phỏng vấn sâu đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ sở hữu và khách tham quan bảo tàng. Để thực hiện được phương pháp này, NCS đã xây dựng các câu hỏi để phỏng vấn, phần trả lời sẽ được ghi lại để trích dẫn vào luận án. - Phương pháp so sánh: NCS sử dụng phương pháp so sánh các bảo tàng thuộc đối tượng nghiên cứu và so sánh bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập; quản lý bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập để thấy được những nét riêng cần quan tâm khi tiếp cận nghiên cứu bảo tàng ngoài công lập. - Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận án nghiên cứu đề tài dưới góc nhìn quản lý văn hoá. Tuy nhiên, quản lý bảo tàng ngoài công lập là lĩnh vực rộng và cần có những tiếp cận liên ngành như: bảo tàng học, dân tộc học, văn hóa học, lịch sử, quản lý văn hóa, xã hội học, mỹ thuật học... để giải quyết những vấn đề cơ bản của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (các nhà quản lý, chủ sở hữu bảo tàng, các chuyên gia về bảo tàng…) thực hiện phương pháp này luận án sẽ thu thập được thông
  12. 9 tin từ các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành quản lý di sản văn hóa, các cán bộ chuyên môn về bảo tàng học, quản lý bảo tàng cũng như các thiết chế văn hóa khác, các nhà sưu tập tư nhân. Thông tin thu thập được từ phương pháp này sẽ cung cấp cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, thu thập ý kiến, nhận định, đánh giá về thành lập, hoạt động và phương hướng phát triển của bảo tàng ngoài công lập, các giải pháp nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng cơ chế chính sách của Nhà nước đối với bảo tàng ngoài công lập cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tổng thể về thực trạng tổ chức quản lý các bảo tàng ngoài công lập, các cơ chế chính sách tác động đến quá trình hình thành và duy trì hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. 6.2. Luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ảnh hưởng và hiệu quả xã hội của hệ thống bảo tàng ngoài công lập. 6.3. Luận án góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong quá trình thành lập và hoạt động bảo tàng. 6.4. Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hoá, quản lý bảo tàng trong việc hoạch định chính sách quản lý, phát triển hệ thống bảo tàng của Việt Nam, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo ngành bảo tàng học và quản lý văn hoá. 6.5. Luận án tổng kết và hoàn thiện khái niệm về quản lý bảo tàng ngoài công lập, góp phần bổ sung về mặt học thuật cho chuyên ngành quản lý văn hoá 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam Chương 3: Xu hướng phát triển và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam.
  13. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tàng ngoài công lập của các học giả nước ngoài và Việt Nam 1.1.1.1. Về bảo tàng ngoài công lập ở một số quốc gia trên thế giới Chúng ta nhận thấy đến nay tìm hiểu về bảo tàng ngoài công lập (Private museums) ở các nước trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu được xuất bản. Trong cuốn “Cơ sở bảo tàng” - Museum basics của hai tác giả Timothy Ambrose và Cripine Paine chủ biên với sự cố vấn của nhiều chuyên gia thuộc Hội đồng Bảo tàng Quốc tế - ICOM được Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch năm 2000, các tác giả cuốn sách phân loại bảo tàng theo đối tượng chủ quản bao gồm: Các bảo tàng trung ương, các bảo tàng địa phương, các bảo tàng của trường đại học, các bảo tàng quân đoàn, các bảo tàng của các cơ quan thương mại và có đề cập đến loại hình bảo tàng tư nhân hoặc hoạt động độc lập (Independent or Private museum) [72]. Loại hình bảo tàng tư nhân cũng được đề cập đến trong cuốn “Cơ sở Bảo tàng học Trung Quốc” do Vương Hoằng Quân chủ biên xuất bản năm 1990, được Cục Di sản Văn hóa dịch và xuất bản năm 2008. Nội dung cuốn sách có một phần giới thiệu về bảo tàng tư nhân và đưa ra một số thông tin về mô hình sở hữu loại hình bảo tàng này từ khi bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc “Trong số đó, các bảo tàng dân lập, như: Bảo tàng Nghệ thuật Viêm Hoàng được Nhà nước giúp đỡ xây dựng ở Bắc Kinh, Bảo tàng Tử Đàn Trung Quốc do doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn xây dựng, Bảo tàng Máy tính do một nhà sưu tập tư nhân Thượng Hải xây dựng… đều là những bảo tàng tư nhân mới được xây dựng gần đây. Số lượng bảo tàng tư nhân chưa nhiều nhưng đã phản ánh được sự tồn tại của các hình thức sở hữu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây cũng là bước phát triển mới của việc Nhà nước, tập thể, cá nhân cùng thúc đẩy sự nghiệp bảo tàng” [67, tr.163]. Cuốn “Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga” do Kaulen M.E chủ biên - Viện Văn hóa Nga, Bộ Văn hóa Liên bang Nga xuất bản được Cục Di sản Văn hóa phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức dịch và phát hành năm 2006. Cuốn sách có hai phần lớn: Phần I: Lịch sử phát triển của bảo tàng, Phần II: Sự nghiệp bảo tàng hôm nay và ngày mai. Trong phần thứ nhất các tác giả đã giới
  14. 11 thiệu về lịch sử phát triển của bảo tàng trên thế giới, đặc biệt đi sâu vào lịch sử bảo tàng ở Nga, trong đó ở chương II các tác giả giới thiệu các sưu tập cổ vật tư nhân thời kỳ Phục hưng ở châu Âu - đây cũng có thể coi là các bảo tàng tư nhân. Phần I của chương IV cuốn sách giới thiệu về thực trạng bảo tàng ở nước Nga những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI với các loại hình khác nhau trong đó có loại hình bảo tàng tư nhân. Các tác giả cuốn sách đã đưa ra nhận định xu hướng phát triển của loại hình bảo tàng tư nhân “Sự khôi phục bảo tàng tư nhân là dấu hiệu đặc trưng của ngày nay”. Bên cạnh đó các tác giả cũng giới thiệu một loại bảo tàng tương tự như bảo tàng tư nhân đó là bảo tàng và bộ sưu tập của các nghiệp đoàn [50]. Cuốn Cẩm nang quản lý bảo tàng - The Manual of Museum Management của Barry Lord và Gail Dexter Lord do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu, hỗ trợ và Phát triển văn hóa dịch, được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Khóa học mùa hè nghiên cứu và thực hành bảo tàng có đề cập đến hình thức sở hữu tư nhân tập trung vào nội dung về cơ cấu tổ chức của bảo tàng tư nhân “Điều hành trực tiếp bởi các tư nhân, tổ chức hay công ty. Những bảo tàng này có thể được hoạt động như những tổ chức từ thiện tư nhân hoặc có thể nhằm kiếm lợi nhuận. Nguồn quỹ cho các bảo tàng tư nhân trực tiếp lấy từ chính những nhà sở hữu và từ những nguồn thu có được. Giám đốc thường được tuyển bởi người sở hữu, cũng có thể là người được bổ nhiệm bởi một ban hay uỷ ban cố vấn. Nhân viên là những người được tuyển dụng của công ty tư nhân hay cá nhân. Các tình nguyện viên rất hiếm” [3]. Tác giả Sharon Macdonald trong cuốn “A Companion Museum studies” (Một nghiên cứu về bảo tàng) (năm 2006 ấn hành bởi nhà xuất bản Blackwell) đã nghiên cứu hệ thống bảo tàng công và tư, từ đó chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại hình bảo tàng này. Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tại các bảo tàng ở châu Âu và Mỹ, tác giả đã cho thấy cơ cấu sở hữu công - tư có tác động rất lớn trong quản lý bảo tàng, vấn đề cạnh tranh giữa các bảo tàng nhằm thu hút tối đa lượng khách tham quan, các khoản trợ cấp công, sự đóng góp tài trợ. Các chính sách ưu đãi về thuế của chính phủ đối với các nhà tài trợ cho bảo tàng cũng được nêu lên trong cuốn sách. Tác giả cũng đề cập đến nhu cầu đối với các bảo tàng gồm cá nhân khách tham quan và từ chính xã hội, từ đó chỉ ra các yếu tố quyết định sự thay đổi nhu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham quan của khách. Từ quan điểm kinh tế, tác giả Sharon Macdonald đã nêu ra bốn công việc quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động bảo tàng đó là chất lượng của sưu tập, giá vé, các cuộc triển lãm đặc
  15. 12 biệt, sự tiện nghi và dịch vụ phụ trợ dành cho khách [97]. Bài viết “Museums between private and public the case of the Beyeler museum in Basle” (Sự khác biệt giữa bảo tàng tư nhân và công cộng – trường hợp của bảo tàng Beyeler ở Basle) của Bruno S. Frey and Stephan Meier đăng trên tạp chí của Viện Nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế - Đại học Zurich số 16 tháng 6 năm 2002 đã nghiên cứu trường hợp của bảo tàng tư nhân Beyeler ở Basel - Thụy Sỹ. Đây là bảo tàng mới được thành lập năm 1997 dựa trên cơ sở của một sưu tập nghệ thuật gồm 170 tác phẩm có giá trị của nhà sưu tập tư nhân Ernst Beyeler. Đây được coi là bảo tàng thành công nhất ở Thụy Sỹ về số lượng khách truy cập trực tuyến và số lượng khách tham quan bảo tàng. Tác giả đã phân tích nguyên nhân làm nên sự thành công của bảo tàng đến từ bốn yếu tố, đó là áp dụng mô hình kết hợp quản lý công trên cơ sở sưu tập tư nhân, tổ chức các triển lãm đặc biệt trên cơ sở các sưu tập hiện vật có giá trị, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ trong và ngoài bảo tàng, phát triển các tiện ích tạo thuận lợi cho khách tham quan và linh hoạt chủ động, toàn quyền trong các quyết định tăng nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tàng. Bảo tàng này là một ví dụ điển hình của mô hình bảo tàng tư nhân có thể chủ động nguồn kinh phí và phát triển hoạt động bảo tàng hiệu quả [92]. Năm 2008, trong bài viết Hệ thống Bảo tàng ở Nhật Bản đăng trên tạp chí Di sản văn hóa, số 4 [32], tác giả Lê Thị Thúy Hoàn đã trình bày những nhận thức bước đầu khi tiếp cận hệ thống bảo tàng ở Nhật Bản. Thông qua sự phân tích về chủ thể quản lý, về nội dung và giải pháp trưng bày, về nhân lực tham gia hệ thống bảo tàng các cấp ở Nhật Bản, tác giả bài viết đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ thống bảo tàng ở Nhật Bản cùng với xu thế phát triển tất yếu của loại hình bảo tàng ngoài công lập ở các nước phát triển trên thế giới. Nhìn chung, dù có lịch sử xuất hiện khá sớm và có mặt ở nhiều nước phát triển trên thế giới nhưng loại hình bảo tàng tư nhân (bảo tàng ngoài công lập) chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về loại hình bảo tàng tư nhân được công bố. Những nhận thức về loại hình bảo tàng ngoài công lập (bảo tàng tư nhân) ở các nước nêu trên thể hiện trong nội dung các cuốn sách còn khá sơ lược, chưa đi sâu vào phân tích điều kiện, bối cảnh lịch sử ra đời, những đặc điểm của loại hình bảo tàng này cũng như phương thức quản lý, cách điều hành và tổ chức hoạt động bảo tàng tư nhân ở các nước… Do còn nhiều khoảng trống trong công tác nghiên cứu loại hình bảo tàng ngoài công lập trong và ngoài nước nên nghiên cứu sinh đã gặp khá nhiều khó khăn khi tìm kiếm các nguồn tư liệu so sánh loại hình bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam với các nước khác, cũng như việc tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quản lý loại hình bảo tàng này từ các nước trên thế giới còn nhiều hạn chế.
  16. 13 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam Ở Việt Nam, bảo tàng tư nhân chính thức ra đời từ sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001 và được sửa đổi, bổ sung với tên gọi bảo tàng ngoài công lập từ năm 2009, vì vậy, việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động của loại hình bảo tàng này chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước đây. Từ sau khi những bảo tàng tư nhân hay bảo tàng ngoài công lập đầu tiên được thành lập và đi vào hoạt động thì các nhà nghiên cứu trong nước bắt đầu quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Hai công trình khoa học của tác giả Trần Đức Nguyên đã được nghiệm thu, đó là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2011 “Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho các bảo tàng tư nhân ở Hà Nội hiện nay” [57] và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam” (2014) [58]. Dưới góc độ Bảo tàng học, tác giả của hai công trình nói trên đã đánh giá thực trạng các công tác chuyên môn nghiệp vụ của 17 bảo tàng ngoài công lập, tác giả đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng. Có thể nói, đây là hai công trình nghiên cứu quan trọng về loại hình bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam, có đóng góp về mặt khoa học khi công bố kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng số lượng, chất lượng hoạt động và đánh giá vai trò của bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam (giai đoạn 2006 - 2013) cũng như đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hoạt động chuyên môn từ đó góp phần cho việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, hoạch định chính sách quản lý và phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai công trình nêu trên về cơ bản mới chỉ tập trung chủ yếu đề cập đến các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng dưới góc độ nghiên cứu bảo tàng học chứ chưa nghiên cứu về vấn đề tổ chức, quản lý đối với hệ thống bảo tàng ngoài công lập. Tác giả luận án tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của hai công trình trên. Những vấn đề mà hai tác giả còn bỏ ngỏ nghiên cứu sinh mạnh dạn trình bày trong luận án của mình. Một số bài viết đăng trên các tạp chí, website chuyên ngành di sản văn hóa về bảo tàng ngoài công lập của tác giả Phạm Quốc Quân: “Bảo tàng tư nhân Việt Nam trước thách thức của quy chế” đăng trên website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [62] đã chỉ ra một số điểm trong quy chế chưa phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Tác giả đưa những kiến giải và đề xuất những ý kiến giúp cho những nhà quản lý linh hoạt xử lý những vấn đề trong quy chế sao cho sát với thực tiễn của từng địa phương, “Sưu tập cổ
  17. 14 vật tư nhân - 10 năm nhìn lại” đăng trên tạp chí Di sản văn hóa, số 2 [64] đã tổng kết lại những thành tựu đạt được của quá trình xã hội hóa các sưu tập tư nhân sau một thập kỷ ban hành Luật Di sản văn hóa, phân tích những hạn chế và bất cập trong hoạt động quản lý các sưu tập tư nhân, từ việc đăng ký cổ vật, trao đổi, mua bán, tặng cổ vật giữa các nhà sưu tập trong và ngoài nước… Theo quan điểm của tác giả, cần có sự điều chỉnh và định hướng từ cả hai phía: chủ các sưu tập tư nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước. Vai trò quản lý Nhà nước đối với các sưu tập tư nhân được đánh giá rất quan trọng trong việc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng các tiêu chí để kiểm kê, đánh giá, phân loại các sưu tập tư nhân, quy định về nghĩa vụ, quyền lợi của các chủ sở hữu sưu tập cũng được đề cập đến. Bài viết “Bảo tàng tư nhân Hà Nội - Thực tại và tiềm năng” đăng trên tạp chí Thế giới Di sản số tháng 6 năm 2015 [65] tác giả Phạm Quốc Quân đã chỉ ra những tiềm năng còn ẩn chứa để phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Sự đa dạng và phong phú về loại hình cũng như nội dung trưng bày chính là một trong những thế mạnh thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các bảo tàng ngoài công lập ở Hà Nội: Bên cạnh đó, sự nhất quán trong đường lối, chủ trương xã hội hóa các loại hình bảo tàng của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành văn hóa các cấp cũng là một trong những yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình bảo tàng ngoài công lập ra đời và phát triển. “Bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam, thành tựu - bất cập và giải pháp” tại Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa với Chiến lược phát triển bền vững” năm 2017 [66], tác giả đã nêu lên những thành tựu bước đầu của hệ thống bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đã đạt được thì bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập.Từ đó, tác giả đưa ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo tàng ngoài công lập. Đây là những nhóm giải pháp theo tôi là rất thực tiễn và khả thi để các bảo tàng có thể áp dụng đặc biệt là các giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước cần thống nhất đồng bộ từ trung ương đến địa phương để tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển bảo tàng ngoài công lập, thực hiện được vai trò trong sự nghiệp phát triển chung của bảo tàng Việt Nam tương lai. Bài viết “Bảo tàng cổ vật tư nhân - Mấy suy nghĩ từ trường hợp Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Thanh Hóa)” của tác giả Hoàng Xuân Chinh đăng trên tạp chí Di sản văn hóa số 1/2008 [15] đã giới thiệu một trong những bảo tàng ngoài công lập có số lượng cổ
  18. 15 vật lớn, quý hiếm. Tác giả bài báo đã nhận định: Luật Di sản văn hóa ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà sưu tập tư nhân Hoàng Long (Thanh Hóa) thành lập được bảo tàng trên cơ sở bộ sưu tập hiện vật phong phú và đa dạng của mình. Bài viết “Bảo tàng tư nhân ở Việt Nam - Bước chuyển mình đầy khó khăn” của tác giả Phạm Thúy Hợp đăng trên tạp chí Di sản văn hóa số 2/2009 [34] đã đề cập đến những thuận lợi, cũng như những trăn trở của các nhà sưu tập tư nhân trong quá trình xây dựng, hình thành bảo tàng. Tác giả bài viết cũng đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn hay gặp của loại hình bảo tàng ngoài công lập, tuy nhiên những giải pháp này còn nặng về lý thuyết mà thiếu những giải pháp cụ thể, có tính thực tiễn. Trên trang điện tử của Hội Di sản văn hóa, bài viết “Bảo tàng ngoài công lập - Thời cơ, thách thức và giải pháp cho sự phát triển” tác giả Đỗ Văn Trụ [86] đã phân biệt rõ bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập, ý nghĩa, vai trò của các bảo tàng ngoài công lập trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Tác giả Minh Vượng qua bài viết “Bảo tàng ngoài công lập trăn trở tìm hướng phát triển” đăng trên trang tin của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia năm 2015 [88] đã phân tích rất rõ những vấn đề, khó khăn mà bảo tàng ngoài công lập đã và đang gặp phải trong quá trình hoạt động, phát triển. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc thu hút khách tham quan, tránh thất thoát cổ vật… của một số bảo tàng ngoài công lập như Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Thanh Hoá), Bảo tàng Fito – Bảo tàng y dược tư nhân (TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Đồng Quê (Nam Định)… các bảo tàng ngoài công lập vẫn chưa có một tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, chưa thực thi đầy đủ nhiệm vụ theo đúng quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Các bảo tàng hoạt động tự phát là chính nên gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, phương thức, kinh phí hoạt động, thiếu sự liên kết trong hệ thống nhất là với các bảo tàng công lập dẫn đến thiếu chuyên nghiệp trong nội dung hồ sơ hiện vât, bảo quản hiện vật, trưng bày kém hấp dẫn… Từ những phân tích trên, tác giả có đưa ra những gợi mở như: đẩy mạnh liên kết với bảo tàng công lập (Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đã làm tốt, kết hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong trưng bày tại bảo tàng), đẩy mạnh hoạt động marketing, phát triển mô hình kinh tế tái phục vụ bảo tàng (Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc), thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập như: cấp đất cho bảo tàng (Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày ở Hà Nội, Bảo tàng Phùng Thị Điểm và Lê Bá Đảng ở Huế…), đưa các sự kiện văn hoá lớn đến với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức trưng bày chuyên đề tại các bảo
  19. 16 tàng… nhằm quảng bá, giới thiệu đến với công chúng khách tham quan. “Bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - Nhìn từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới” là một trong những bài viết đáng chú ý về bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam của tác giả Phạm Mai Hùng đăng trên tạp chí Di sản văn hóa, số 1, 2/2016 [43]. Tác giả bài viết đã điểm qua quá trình hình thành và phát triển hệ thống bảo tàng tư nhân thế giới và bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Về công tác quản lý bảo tàng ngoài công lập, trên cơ sở phân tích cơ cấu quản lý chung của các bảo tàng tác giả khẳng định “không có sự khác biệt lớn trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động giữa bảo tàng tư nhân với các loại hình bảo tàng khác”. Trước xu thế toàn cầu hóa trên thế giới, trong tương lai, hệ thống bảo tàng ngoài công lập lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng của hệ thống bảo tàng ngoài công lập sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và các nhà quản lý văn hóa. Có thể thấy, qua các tác phẩm, bài viết kể trên, hệ thống bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam sau một thời gian hình thành và phát triển, đã đạt được một số thành tựu nhất định, đồng thời bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập về chuyên môn và quản lý. Một số bài viết đề cập đến thực trạng đã và đang diễn ra ở một số bảo tàng ngoài công lập cùng những khó khăn, trăn trở của các nhà sưu tập tư nhân trong quá trình thành lập bảo tàng. Một số công trình khi nghiên cứu các khâu công tác nghiệp vụ tại các bảo tàng ngoài công lập dưới góc độ bảo tàng học đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ tại đây. Các nguyên tắc, kinh nghiệm quản lý chung đối với các bảo tàng ngoài công lập cũng bước đầu được các tác giả đề cập đến, tuy nhiên vấn đề tổ chức, quản lý hệ thống bảo tàng ngoài công lập còn chưa được quan tâm, chú ý và có những nghiên cứu chuyên sâu. Bài viết Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và sự lan toả phong cách làm bảo tàng mới của tác giả Nguyễn Văn Huy và Lê Thị Minh Lý đăng trong cuốn “Để có một bảo tàng sống động - quan niệm và phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” năm 2017, hai tác giả có đề cập đến đổi mới trưng bày và hoạt động trong các bảo tàng ngoài công lập, có dẫn chứng các bảo tàng ngoài công lập đã “có sự chuyển mình” như: Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, Bảo tàng Y học Fito, Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc và bảo tàng Nguyễn Văn Huyên… Đây là những bảo tàng đã bước đầu đổi mới, chuyển mình và có bảo tàng mới hoàn toàn nội dung và phong cách hiện đại [85]. Từ nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về bảo tàng và bảo tàng ngoài công lập đã giúp nghiên cứu sinh có được
  20. 17 cái nhìn khái quát về sự hình thành và phát triển của bảo tàng tư nhân/ bảo tàng ngoài công lập trên thế giới cũng như ở nước ta và các mô hình quản lý bảo tàng, chiến lược quản lý nhằm tăng tính bền vững và hiệu quả hoạt động cho các bảo tàng ngoài công lập trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, toàn cầu hóa dẫn đến sự cạnh tranh của các thiết chế văn hóa trong đó có các bảo tàng, đặc biệt là các bảo tàng ngoài công lập. 1.1.2. Các công trình viết về quản lý bảo tàng và bảo tàng ngoài công lập Các công trình nghiên cứu về quản lý bảo tàng do các tác giả người nước ngoài viết và được dịch ra tiếng Việt về quản lý bảo tàng như cuốn Management and Marketing (Quản lý và tiếp thị) được biên tập bởi Richard Sandell và Robert R. Janes xuất bản lần đầu năm 2007 [96] đưa ra vấn đề sự thay đổi các hình thức quản lý bảo tàng trước thách thức của thế kỷ 21. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả, chiến lược quản lý hướng đến sự thu hút khách tham quan thông qua các hình thức tiếp thị bảo tàng, tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách tham quan trong bối cảnh kinh tế mới. Bài viết “Museums for visitors: Audience development - A crucial role for successful museum management strategies” (Bảo tàng dành cho khách tham quan: Một nhân tố quan trọng trong thành công của chiến lược quản lý bảo tàng) của Christian Waltl [98] trình bày ở hội nghị Intercom năm 2006 đã chỉ ra thu hút khách tham quan đến và quay lại bảo tàng là vấn đề sống còn của các bảo tàng. Chiến lược quản lý hiệu quả là phải xây dựng được chương trình hoạt động hiệu quả khiến bảo tàng trở thành một không gian, môi trường học tập, giải trí dành cho nhiều đối tượng khách, đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của ban giám đốc cũng như nhân viên bảo tàng. Bài viết “Changes in museum management - A custodial or marketing emphasis?” (Sự thay đổi trong quản lý bảo tàng – tập trung vào người giám hộ hay vấn đề tiếp thị) của Audrey Gilmore, University of Ulster, Jordanstown, Northern Ireland, UK và Ruth Rentschler, Deakin University, Melbourne, Australia [90] đưa ra ví dụ về hai phong cách quản lý bảo tàng khác nhau của hai bảo tàng, một ở Úc và một ở Ireland. Bài viết đề cập đến sự thay đổi trong chiến lược quản lý bảo tàng từ lưu giữ truyền thống sang tập trung kết hợp giáo dục với cải thiện, phát triển các dịch vụ trong bảo tàng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách tham quan, chiến lược quản lý nhân viên trong bảo tàng, cách thức phối hợp trong các khâu công tác đã tạo nên thành công của bảo tàng. Bài viết “Increasing the Sustainability of Museums - through International Strategy” (Tăng cường tính bền vững của các bảo tàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2