intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tìm hiểu sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có đặc trưng là các tỉnh Đông Nam bộ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng và chắc chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG HÀ MINH THIỆN HẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀ NH CÔNG CỦ A CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai – năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG HÀ MINH THIỆN HẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀ NH CÔNG CỦ A CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS TRẦN ĐĂNG KHOA 2. TS NGUYỄN VĂN TÂN Đồng Nai – năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ những tài liệu khác được trích dẫn đầy đủ, chính xác và ghi nguồn cụ thể trong mục tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Hà Minh Thiện Hảo
  4. ii TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, tác giả sử dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ ảnh hưởng, vai trò của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có thể vận dụng trong các kế hoạch kinh doanh cùa mình. Nghiên cứu của tác giả đã góp phần tiếp tục khẳng định các thang đo của các nghiên cứu trước; đồng thời, có thảo luận và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thị trường nghiên cứu là các tỉnh Đông Nam bộ. Cụ thể, đối với thang đo Quản lý nghiên cứu đã điều chỉnh so với thang đo gốc theo hướng nghiên cứu về quản lý và đào tạo con người, chú trọng quản lý về nguồn nhân lực trong một DN. Đối với thang đo Khả năng tiếp thị KNTT4 (Chúng tôi có kỹ năng bán hàng, hoạt động tiếp thị và quảng bá hiệu quả) được điều chỉnh thang đo cho phù hợp tại khu vực nghiên cứu. Do đa phần DN nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đa phần là các DN sản xuất cho nên việc quan trọng hơn để hàng hóa đến tay người tiêu dùng cần chú trọng là các trung gian thương mại, nhà phân phối. Từ đó DNVVN không phải lo bán hàng mà sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào khâu sản xuất. Chính vì vậy biến KNTT4 đã đổi thành “Mức độ quan hệ với nhà phân phối” và tiến hành kiểm định đều đạt yêu cầu, đồng thời góp giá trị vào thang đo này Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề về tài chính, việc tiếp cận đổi mới trong công nghệ, quản lý doanh nghiệp, khả năng tiếp thị, sự hỗ trợ của chính phủ đóng vai trò chính trong việc góp phần tạo STC cho các DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ. Đồng thời yếu tố trách nhiệm xã hội (CSR) có tác động trực tiếp đến STC của DNVVN (chấp nhận với mức ý nghĩa 10%) và đồng thời CSR có tác động gián tiếp thông qua vấn đề về tài chính.
  5. iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Đăng Khoa, TS.Nguyễn Văn Tân. Các Thầy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Luận án này sẽ không được hoàn thành nếu không có hai Thầy. Tôi cũng chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp đã định hướng, chỉ dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Thầy Cô và Các Anh/Chị khoa Sau đại học của trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin cảm ơn bạn bè, quý đồng nghiệp đặc biệt là quý bạn bè, đồng nghiệp ở Đức Hòa, Sài Gòn, TP.Biên Hòa, Bình dương, TP. Tân An đã giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn trong quá trình đi học và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Anh/Chị quản lý ở các doanh nghiệp đã trả lời bảng khảo sát, góp ý thêm cho tôi trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu. Cuối cùng, Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và chia sẽ những khó khăn để tôi có thể hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn!
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i TÓM TẮT ..................................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1 1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.............................................................. 1 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước .................................... 5 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 15 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 17 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 17 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 17 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 18 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 18 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 18 1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 19 1.4.1Nghiên cứu định tính ............................................................................... 19 1.4.2 Nghiên cứu định lượng........................................................................... 19 1.5 Tính mới và những đóng góp .......................................................................... 20 1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ....................................................................... 20 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................... 21 1.6 Kết cấu của luận án .......................................................................................... 21 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 22 2.1 Sự thành công của DNVVN ............................................................................. 22 2.1.1 Khái niệm DNVVN ................................................................................. 22 2.1.2 Khái niệm về sự thành công ................................................................... 23 2.1.3 Đo lường sự thành công ......................................................................... 24
  7. v 2.2 Các lý thuyết có liên quan đến STC của DNVVN ......................................... 25 2.2.1 Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard ) .................. 25 2.2.2 Lý thuyết về sự tăng trưởng của doanh nghiệp ...................................... 27 2.2.3 Lý thuyết dựa trên quan điểm nguồn lực................................................ 27 2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory- RDT) và tích hợp bên ngoài (External integration) ....................................................... 28 2.2.5 Lý thuyết về môi trường của DN ............................................................. 28 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công ................................................... 29 2.3.1 Quản lý ................................................................................................... 33 2.3.2 Tiếp cận đổi mới công nghệ .................................................................... 34 2.3.3 Khả năng tiếp thị .................................................................................... 34 2.3.4 Hỗ trợ của chính phủ.............................................................................. 35 2.3.5 Tài chính ................................................................................................. 35 2.3.6 Trách nhiệm xã hội ................................................................................. 36 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................................. 37 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 37 2.4.2 Mô hình lý thuyết và tổng hợp các giả thuyết ......................................... 43 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 45 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 46 3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ............................................................... 46 3.2 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 46 3.2.1 Nghiên cứu định tính .............................................................................. 46 3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................. 49 3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................ 49 3.3 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 51 3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................ 62 3.4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................ 62 3.4.2 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 63 3.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................................ 69 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 71
  8. vi CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 72 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................... 72 4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................ 72 4.1.2 Đánh giá thang đo .................................................................................. 73 4.1.3 Phân tích giá trị ngoại lai ....................................................................... 79 4.1.4 Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu ................................................ 79 4.1.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................... 81 4.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ............................................................. 85 4.2.1 Kết quả CFA thang đo Trách nhiệm xã hội DN (CSR) .......................... 85 4.2.2 Kết quả CFA mô hình tới hạn ................................................................ 88 4.3 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM ....................................................... 91 4.3.1 Kiểm định mô hình lý thuyết................................................................... 91 4.3.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap (1000) ............ 95 4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu............................................................ 95 4.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mối ảnh hưởng giữa các yếu tố đến sự thành công ................................................................................................... 98 4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp ............................. 98 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt thời gian hoạt động của doanh nghiệp ........... 102 4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm các ngành nghề kinh doanh ......... 106 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 109 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 113 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 114 5.1 Kết luận nghiên cứu ....................................................................................... 114 5.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................... 115 5.2.1 Hàm ý theo thống kê trung bình các thang đo...................................... 116 5.2.2 Dưới góc độ quản trị DN ...................................................................... 124 5.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................. 127 5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 128 5.3.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết ........................................................................ 128 5.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ....................................................................... 128 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 129
  9. vii DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THẢO LUẬN PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP CÁC THANG ĐO PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BỘ PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 8: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA) PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH (SEM) PHỤ LỤC 13: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM PHỤ LỤC 14: THỐNG KÊ MÔ TẢ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC KHÁI NIỆM
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ANOVA- Analysis of variace Phân tích phương sai. BR Business results Kết quả kinh doanh. CFA Confirmatory Factor Analysis. Phân tích nhân tố khẳng định. CFI Comparative fix index - Chỉ số sửa chữa so sánh. DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐNB Đông Nam bộ EFA-Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá. GTLN Giá trị lớn nhất GTNN Giá trị nhỏ nhất KD Kinh doanh. KMO: Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ tiêu xem xét sự thích hợp để phân tích nhân tố KV Khu vực P_value Giá trị RMSEA Root Mean Square Error Xấp xỉ lỗi trung bình Approximation SX Sản xuất. STC Sự thành công TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình Doanh nghiệp thành lập mới, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng chờ giải thể và doanh nghiệp giải thể năm 2020 khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng so với cả nước .................................................................................................................... 3 Bảng 1.2: Tình hình Doanh nghiệp đang hoạt động, thành lập mới quay trở lại hoạt động các tỉnh so với khu vực Đông Nam bộ ...................................................................................... 4 Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công từ nghiên cứu trước đây ......... 32 Bảng 2.2 Tổng hợp các giả thuyết............................................................................ 44 Bảng 3.1 Thang đo lường yếu tố Quản lý ............................................................... 55 Bảng 3.2 Thang đo lường yếu tố Tiếp cận và đổi mới công nghệ ........................... 56 Bảng 3.3 Thang đo lường yếu tố Khả năng tiếp thị ................................................ 57 Bảng 3.4 Thang đo lường yếu tố Hỗ trợ chính phủ ................................................. 58 Bảng 3.5 Thang đo lường yếu tố Tài chính ............................................................ 58 Bảng 3.6 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm kinh tế ............................................ 59 Bảng 3.7 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm pháp lý .......................................... 60 Bảng 3.8 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm đạo đức........................................... 60 Bảng 3.9 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm từ thiện ........................................... 61 Bảng 3.10 Thang đo lường yếu tố Sự thành công .................................................... 62 Bảng 3.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý ................................................... 64 Bảng 3.12 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TCĐMCN ........................................ 64 Bảng 3.13 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KNTT ................................................ 65 Bảng 3.14 Đánh giá độ tin cậy của thang đo HTCP ................................................ 65 Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TC ..................................................... 66 Bảng 3.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế ................................ 66 Bảng 3.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý ............................... 67 Bảng 3.18 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức ..................... 68 Bảng 3.19 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện ...................... 68 Bảng 3.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công ........................................ 69 Bảng 3.21 Tổng hợp thang đo được sau khi nghiên cứu sơ bộ ................................ 69 Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu chính thức ................................................ 73 Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý ...................................................... 74 Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TCĐMCN .......................................... 74
  12. x Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KNTT ................................................. 75 Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo HTCP ................................................. 76 Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TC ...................................................... 76 Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế ................................. 77 Bảng 4.8 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý ....................... 77 Bảng 4.9 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức ....................... 78 Bảng 4.10 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện ..................... 78 Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công ......................................... 79 Bảng 4.12 Hệ số Skewness và Kurtosis của các biến ............................................. 80 Bảng 4.13 Kiểm định KMO ..................................................................................... 82 Bảng 4.14 Tổng phương sai trích ............................................................................. 83 Bảng 4.15 Trọng số nhân tố của thang đo ............................................................... 84 Bảng 4.16 Giá trị hội tụ của các thang đo đa hướng ............................................... 87 Bảng 4.17 Giá trị phân biệt ...................................................................................... 87 Bảng 4.18 Kiểm định sự phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình tới hạn........ 90 Bảng 4.19 Giá trị phân biệt ...................................................................................... 91 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả của mô hình ....................... 93 Bảng 4.21 Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp (chuẩn hóa) ........................... 94 Bảng 4.22 Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) bằng Bootstrap ..................................... 95 Bảng 4.23 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình tới hạn ........ 96 Bảng 4.24 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................... 98 Bảng 4.25 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến, khả biến theo loại hình doanh nghiệp .................................................................................................. 102 Bảng 4.26 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến và khả biến theo thời gian hoạt động ................................................................................................. 104 Bảng 4.27: Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 5 năm ............................................................................. 105 Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của nhóm doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên ...................................................................... 105 Bảng 4.29 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến và khả biến theo loại hình doanh nghiệp ........................................................................................... 109
  13. xi Bảng 5.1 Hệ số β ................................................................................................... 114 Bảng 5.2 Thống kê mô tả khái niệm “Tài chính” .................................................. 116 Bảng 5.3 Thống kê mô tả khái niệm “sự hỗ trợ chính phủ” .................................. 117 Bảng 5.4 Thống kê mô tả khái niệm “quản lý” ...................................................... 118 Bảng 5.5 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm kinh tế” . 119 Bảng 5.6 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm pháp lý” 119 Bảng 5.7 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm đạo đức” 120 Bảng 5.8 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm từ thiện” 121 Bảng 5.9 Thống kê mô tả khái niệm “Tiếp cận đổi mới công nghệ”.................... 122 Bảng 5.10 Thống kê mô tả khái niệm “Khả năng tiếp thị” .................................... 123
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Thẻ điểm cân bằng BSC .................................................................................... 26 Hình 2.2 Mô hình lý thuyết các mối quan hệ .................................................................. 43 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 48 Hình 4.1 Phân tích CFA cho thang đo CSR ........................................................... 86 Hình 4.2 Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình tới hạn ............................................ 89 Hình 4.3 Kết quả SEM của mô hình lý thuyết ....................................................... 92 Hình 4.4 : Mô hình khả biến nhóm DN CTY TNHH ............................................ 99 Hình 4.5 : Mô hình khả biến nhóm DN CTY CP .................................................. 99 Hình 4.6 : Mô hình khả biến nhóm DN DNTN và DN khác ................................. 100 Hình 4.7 : Mô hình bất biến nhóm DN CTY TNHH ............................................. 100 Hình 4.8 : Mô hình bất biến nhóm DN CTY CP ................................................... 101 Hình 4.9 : Mô hình bất biến nhóm DN DNTN và DN khác .................................. 101 Hình 4.10 : Mô hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm ........... 102 Hình 4.11 : Mô hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên .... 103 Hình 4.12 : Mô hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm ............ 103 Hình 4.13: Mô hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên ...... 104 Hình 4.14 : Mô hình khả biến nhóm DN Nông-Lâm Nghiệp Thủy sản ................ 106 Hình 4.15 : Mô hình khả biến nhóm DN Công nghiệp-Xây dựng......................... 107 Hình 4.16 : Mô hình khả biến nhóm DN thuộc các ngành Dịch vụ ...................... 107 Hình 4.17 : Mô hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Nông-Lâm nghiệp Thủy sản ................................................................................................................................ 108 Hình 4.18 : Mô hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Công nghiệp-Xây dựng ..... 108 Hình 4.19 : Mô hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Dịch vụ và ngành khác...... 109
  15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Giới thiệu chương Trong chương này tác giả cung cấp một cách nhìn tổng quát về “Các yếu tố ảnh hưởng đến STC của các DN vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ”. Trước tiên là nêu sự cần thiết của đề tài, kế đến là lượt khảo các nghiên cứu trước nhằm xác định khoảng trống, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp. 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu DN vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế. Tuy nhiên, DNVVN Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp và chưa thực sự thể hiện hết khả năng của mình so với các nước (Phùng Thế Đông, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các DNVVN có xu hướng thất bại cao hơn so với các DN lớn, mặc dù họ thường được coi là nội lực quan trọng nền kinh tế của một quốc gia (Bloch và Bhattacharya, 2016; Lo và cộng sự, 2016). Còn theo Gnizy và cộng sự (2014) cho rằng các đặc điểm bao gồm: hạn chế tài nguyên, chiến lược không tốt, cấu trúc thiếu linh hoạt và thiếu quy trình hoạch định chiến lược có thể đã góp phần vào thất bại của họ. Chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thành công của các DNVVN đã chiếm được sự quan tâm của nhiều tác giả gần đây như (Chittithaworn và cộng sự, 2011; Chowdhury và cộng sự, 2013; Marom và Lussier, 2014; Pletnev và Barkhatov, 2016; Alfoqahaa, 2018) 1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn Đóng góp của DNVVN là rất lớn do có vai trò năng động và tăng tính hiệu quả của nền kinh tế. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong lưu thông hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ bổ sung cho các DN lớn. Những đóng góp tích cực của DNVVN cho sự phát triển kinh tế của đất nước như: về khía cạnh xã hội các DNVVN góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Đồng thời DNVVN góp phần giảm bớt sức ép về dân số tại các đô thị lớn. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN đang hoạt động giai đoạn 2011-2017, tăng 9,5%/năm, DN thu hút số lao động làm việc trong khu vực tăng
  16. 2 5%/năm, chỉ số vốn tăng 14,2%/năm, lợi nhuận cũng như doanh thu tăng lần lượt là 12,3%/năm, 17,4%/năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). DN tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ với gần 216,2 nghìn DN chiếm tới 41,7% tổng số DN của cả nước, trong đó lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 172,6 nghìn DN, chiếm tới 33,3% tổng số DN của cả nước và đây cũng là vùng thu hút nhiều lao động nhất trong cả nước với hơn 5,3 triệu lao động, chiếm 37,7% số lao động trong các DN của cả nước. Riêng loại hình DNVVN có khoảng 507,86 nghìn DNVVN, chiếm khoảng 98,1 % tổng số DN đang hoạt động trên cả nước (Tổng Cục thống kê, 2018). Các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ được chọn để nghiên cứu thực nghiệm vì đây là vùng đầu tàu kinh tế năng động của cả nước, gồm 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh là khu vực đầu tàu về kinh tế 4 tỉnh hạt nhân phát triển kinh tế: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. “Với tổng số diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, chiếm 18,17% dân số cả nước. Cả vùng chiếm khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đồng thời tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo đầu người cao gấp 2 lần mức bình quân của cả nước; hơn 1,7 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước. Vùng tập trung lực lượng lao động đông đảo, có trình độ cao, được chọn để thí điểm nhiều cơ chế, chính sách mới về phát triển kinh tế. Với hệ thống cảng, sân bay quốc tế lớn nhất cả nước, vùng trở thành trung tâm, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics,... lớn nhất Việt Nam. Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Cũng theo báo cáo này khu vực Đông Nam bộ đóng góp hơn 1/3 số thu ngân sách cả nước, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao và lực lượng DN có trình độ và kinh nghiệm quản lý, là thị trường tiêu thụ lớn và là cửa ngõ giao lưu với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ chưa tương xứng với tiềm năng cũng như lợi thế của vùng: thiếu bền vững, chất lượng và tốc độ
  17. 3 phát triển chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển, hạ tầng còn yếu, chưa kịp so với nhu cầu. Mặc dù đã được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm nhưng thiếu thể chế đặc thù cũng như thiếu thể chế điều phối và liên kết. Đặc biệt khu vực các tỉnh Đông Nam bộ đang dẫn đầu về số lượng đăng ký thành lập mới, về quy mô, vốn…kể các DN giải thể và chờ giải thể so với cả nước. Bảng 1.1: Tình hình DN thành lập mới, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng chờ giải thể và DN giải thể năm 2020 các tỉnh Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng so với cả nước Số lượng DN đăng Số DN tạm Số lượng DN DN thành lập mới ký tạm ngừng kinh ngừng hoạt động giải thể trong doanh chờ giải thể năm 2020 So với So với So với Số Số So với Số Số cả năm năm lượng lượng cả nước lượng lượng nước 2019 2019 Đông 55.850 Nam 41,4% 16.527 35,5% 15.360 40,8% 7.704 20,7% bộ Đồng bằng 39.724 29,4% 16.062 34,5% 7.976 21,2% 3.836 8,7% Sông Hồng Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư,2020 Trong đó, các địa phương có số lượng DN đang hoạt động tập trung nhiều nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (236.503 DN); Bình Dương (29.412 DN, Đồng Nai (21.711 DN). Đây cũng là 03 địa phương nằm trong tốp 05 tỉnh có số lượng DN đang hoạt động cao nhất cả nước. Về DN thành lập mới thì số lượng DN thành lập mới trong 07 tháng đầu năm 2019 tập trung nhiều nhất ở các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh (25.175 DN); Bình Dương (3.779 DN), Đồng Nai (2.182 DN).
  18. 4 Về DN quay trở lại hoạt động: Số lượng DN quay trở lại hoạt động tại khu vực Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở: Thành phố Hồ Chí Minh (6.951 DN); Bình Dương (604 DN), Đồng Nai (472 DN) Bảng 1.2: Tình hình DN đang hoạt động, thành lập mới quay trở lại hoạt động các tỉnh so với khu vực Đông Nam bộ DN đang hoạt Số DN quay trở lại DN thành lập mới động hoạt động (7/2019) (7/2019) So với So với So với Số khu Số khu Số khu lượng vực lượng vực lượng vực ĐNB ĐNB ĐNB TP.HCM 236.503 65,6% 25.175 65,2% 6.951 67,9% BÌNH 29.412 8,2% 3.779 9,8% 604 5,9% DƯƠNG ĐỒNG NAI 21.711 6% 2.182 5,7% 472 4,6% Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư, 2019 Các địa phương có số DN thành lập mới và số vốn đăng ký mới tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2018 là: Tây Ninh (số DN tăng 20,9%, số vốn tăng 179,1%); Bình Dương (số DN tăng 15,71%, số vốn tăng 21,14%); địa phương có số lượng DN mới và số vốn đăng ký mới trong 07 tháng đầu năm 2019 cùng giảm so với cùng kỳ năm 2018 là Bà Rịa – Vũng Tàu (số DN giảm 8,9%, số vốn giảm 0,4%). Tỉnh có DN hoạt động trở lại tăng mạnh nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 trong khu vực là: Bà Rịa – Vũng Tàu (tăng 40,5%). Về DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.315 DN, chiếm 69,9% khu vực); Bình Dương (439 DN, chiếm 4,9%); Đồng Nai (333 DN, chiếm 3,7%); Bà Rịa – Vũng Tàu (330 DN, chiếm 3,7%). Về DN giải thể, chờ giải thể và DN không hoạt động tại địa chỉ đăng ký cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (2781 DN, chiếm 53,1% khu vực)
  19. 5 Đứng trước tình hình như vậy, yêu cầu cấp bách là phải định hướng được cho các DNVVN hướng đi phù hợp, từ đó phát triển DNVVN theo xu hướng phát triển bền vững đi đến thành công. Từ những vấn đề thực tiễn đó dẫn đến việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DN vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ” là rất quan trọng. Giúp cho việc hiểu được đặc tính kinh doanh và tăng trưởng kinh doanh, hỗ trợ phát triển DNVVN cũng như nền kinh tế của một quốc gia. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước 1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước (1) Trong nghiên cứu của Storey (1994) “Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh nhỏ”. Storey đã phân tích sự hình thành, phát triển, trong quản lý của các DN nhỏ ở Vương quốc Anh. Nghiên cứu khám phá sự khác biệt mà các DNVVN phải đối mặt trong kinh doanh, đồng thời mức độ thất bại hay thành công của các DN phụ thuộc vào môi trường bao gồm các yếu tố như: chiến lược, quản lý, tài chính…Ưu điểm của nghiên cứu là đo lường được các mục tiêu của DN ở các nước phát triển, đồng thời thảo luận để giảm tỷ lệ thất bại, tăng cường tỷ lệ thành công cho các DN nhỏ, cụ thể như: sự sẵn có trong việc mở rộng tài chính, sự phát triển về cầu, về sự cạnh tranh hay về các kĩ năng như kĩ năng marketing, bán hàng, kĩ năng quản lí hay thậm chí là kĩ năng của người lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là về tài chính, các chính sách của chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển loại hình DN nhỏ và kinh nghiệm từ các DN thuộc khu vực châu âu-đây là sự khác biệt trong nghiên cứu về DNVVN giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển- với một nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế có sự gia tăng nhưng chưa cao, GDP đầu người vẫn ở mức trung bình. (2) Trong nghiên cứu của Indarti và Langenberg (2004) các yếu tố về giáo dục, tiếp cận vốn, tiếp thị và công nghệ là yếu tố quyết định đến STC trong kinh doanh, trong khi tính pháp lý là gánh nặng của thành công trong kinh doanh của DNVVN. Điểm nổi bật của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền tảng giáo dục của người chủ DN tỷ lệ thuận với STC, nhất là kỹ năng tự học của hầu hết các doanh nhân (76%) góp phần cho rằng đóng góp cho STC; đồng thời sự kế thừa từ lợi thế nền tảng gia đình cũng góp phần vào STC của DNVVN. Điều này cũng đúng khi hầu
  20. 6 hết các DNVVN có thể cũng được coi là DN gia đình. Theo Duh (2003) thì chủ sở hữu hoặc những người trong gia đình của chủ sở hữu quản lý DN trong tương lai mong muốn rằng DN vẫn là chủ sở hữu và quản lý của gia đình. Điểm hạn chế của nghiên cứu nằm ở khả năng giải thích của mô hình (32,5%) chính điều này cần thiết phải có thêm nghiên cứu với các yếu tố kết hợp nhất là các biến nền tảng (giới tính, tuổi, kinh nghiệm làm việc); các biến thuộc môi trường (công nghệ, hỗ trợ của chính phủ, chiến lược kinh doanh) để có được bức tranh đầy đủ hơn về các yếu tố cản trở thành công kinh doanh ở các DNVVN ở Indonesia. (3) Nghiên cứu của Chittithaworn và cộng sự (2011) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công kinh doanh của DNVVN tại Thái Lan” đã chọn biến phụ thuộc là yếu tố thành công trong kinh doanh và biến độc lập là: đặc trưng của doanh nhân, quản lý và bí quyết, khách hàng và thị trường, dịch vụ, sản phẩm, cách thức kinh doanh và hợp tác, nguồn lực và tài chính, chiến lược và môi trường bên ngoài. Các đặc điểm của DNVVN, quản lý và bí quyết, dịch vụ và sản phẩm, cách thức kinh doanh và hợp tác, nguồn lực và tài chính, thị trường, khách hàng, cách thức kinh doanh và hợp tác, các nguồn lực về tài chính và các yếu tố môi trường bên ngoài là những yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo cho DNVVN tại Thái Lan thành công. Điểm nổi bật của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các DNVVN ở Thái Lan có thể tiếp cận thị trường nước ngoài, tăng doanh thu, tiếp cận các nguồn bên ngoài tài trợ, đạt được bí quyết công nghệ và trở nên kiên cường hơn và mạnh mẽ hơn để tăng lại sự cạnh tranh trong và ngoài nước. Đồng thời luôn khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu thị trường, R&D và đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh. Bằng cách tìm hiểu nhu cầu và mong muốn trên thị trường. Cách làm như vậy sẽ hỗ trợ trong việc cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng và đối thủ của họ chưa thể bắt kịp. Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách liên kết tạo mối quan hệ với khách hàng họ có thể xây dựng hình ảnh trong lòng khách hàng và lần lượt giảm chi phí hoạt động. Điều này cũng đồng quan điểm với Reicheld (1993) chỉ ra rằng việc phục vụ một khách hàng hiện tại (trung thành) rẻ hơn nhiều so với thu hút và phục vụ một cái mới. Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố nội lực bên trong của DN. Các giả thuyết nghiên cứu này còn hạn chế, bên cạnh đó kích thước mẫu thu thập còn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2