intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thương mại - dịch vụ tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh, để phân tích, đánh giá và có những đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị để phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thương mại - dịch vụ tỉnh Trà Vinh

  1. f ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 TN HÙNGT TRẦN HÙNG CƯỜNG CTƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TỈNH TRÀ VINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÀ VINH, NĂM 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRẦN HÙNG CƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TỈNH TRÀ VINH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TỪ VĂN BÌNH PGS.TS. HUỲNH QUANG LINH TRÀ VINH, NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại - Dịch vụ tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu của tôi, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Từ Văn Bình và PGS.TS. Huỳnh Quang Linh. Các kết quả nghiên cứu, số liệu của luận án là trung thực và chưa thấy trùng lắp với nghiên cứu nào khác. Trà Vinh, ngày … tháng ….. năm 2021 Tác giả luận án Trần Hùng Cường i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế, Luật, Phòng Đào tạo sau đại học nói riêng cũng như Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Trà Vinh nói chung đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường; đồng thời cũng xin được chân thành cảm ơn các Thầy, Cô hướng dẫn các chuyên đề thuộc lĩnh vực đào đạo, đồng thời tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh có kinh nghiệm, nền tảng kiến thức để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và chân thành cảm ơn hai giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Từ Văn Bình và PGS.TS. Huỳnh Quang Linh, trong suốt năm năm qua, nhờ sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo với những nhận xét, đánh giá, những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề đã giúp tôi hoàn thành được luận án. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh, cộng tác viên, chủ DNNVV ngành TM-DV đang kinh doanh trong tỉnh, người đồng nghiệp, đặc biệt là cha, mẹ, vợ, con và những người thân trong gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng biết ơn./. ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vii Danh mục bảng ............................................................................................................... x Danh mục hình .............................................................................................................. xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1 1.2 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................. 5 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 5 1.2.2 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 5 1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .................................................................................... 5 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ............................... 5 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 5 1.3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 5 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 6 1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu ................................................................................ 6 1.4.2 Giới hạn không gian ............................................................................................... 6 1.4.3 Giới hạn thời gian................................................................................................... 6 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 6 1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 7 1.6.1 Về mặt học thuật .................................................................................................... 7 1.6.2 Về mặt thực tiễn ..................................................................................................... 7 1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .................................................................................. 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 9 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGUỒN NHÂN LỰC .......................................................... 9 2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực ..................................................................................... 9 2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực .................................................................................... 13 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ............................. 14 2.2.1 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực ................................................................. 14 iii
  6. 2.2.2 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực .................................................................. 14 2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ................................ 15 2.3.1 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 15 2.3.2 Đặc điểm phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................... 19 2.3.3 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................... 20 2.3.3.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới .......... 20 2.3.3.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam .................................... 22 2.3.3.3 Sự khác biệt của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại –Dịch vụ so với các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực khác....................................... 23 2.4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 23 2.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................. 29 2.4.3 Các nhân tố chủ yếu của phát triển nguồn nhân lực ............................................ 33 2.5 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 44 2.5.1 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 44 2.5.1.1 Môi trường kinh tế văn hóa xã hội ................................................................ 44 2.5.1.2 Chất lượng nguồn lao động ............................................................................ 45 2.5.1.3 Giáo dục đào tạo và pháp luật lao động ........................................................ 46 2.5.1.4 Chính sách phát triển khoa học công nghệ ................................................... 47 2.5.1.5 Thị trường lao động ........................................................................................ 47 2.5.1.6 Tuyển dụng lao động ....................................................................................... 48 2.5.1.7 Đào tạo và phát triển lao động ....................................................................... 49 2.5.1.8 Đánh giá kết quả thực hiện công việc ............................................................ 50 2.5.1.9 Môi trường làm việc ........................................................................................ 51 2.5.1.10 Lương thưởng và các khoản phúc lợi .......................................................... 51 2.5.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến ................................................................................ 52 2.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 52 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 53 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 55 3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 55 3.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................... 55 3.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................................... 57 iv
  7. 3.2.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ............................................................. 57 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................................... 57 3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................................................................... 58 3.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ...................................................... 59 3.2.5 Kiểm định Bootstrap ............................................................................................ 60 3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ........................................................................ 60 3.3.1 Các bước nghiên cứu sơ bộ .................................................................................. 60 3.3.2 Kết quả xây dựng thang đo nháp.......................................................................... 61 3.3.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................. 70 3.3.3.1 Thống kê cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 70 3.3.3.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha ......... 71 3.3.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................ 75 3.4 KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ............................................. 78 3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 83 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 84 4.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NNL TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH THƯƠNG MẠI –DỊCH VỤ TỈNH TRÀ VINH ................................. 84 4.1.1 Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh .......................................... 84 4.1.2 Thực trạng về hoạt động của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại – Dịch vụ tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua ............................................................................ 85 4.1.2.1 Tình hình chung về Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại – Dịch vụ tỉnh Trà Vinh ............................................................................................................... 85 4.1.2.2 Cơ cấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại – Dịch vụ của tỉnh Trà Vinh phân theo quy mô lao động ....................................................................... 87 4.1.2.3 Nguồn nhân lực Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại – Dịch vụ của tỉnh Trà Vinh phân theo trình độ ....................................................................... 88 4.1.2.4 Sự đóng góp của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại – Dịch vụ của tỉnh Trà Vinh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .................................... 89 4.2 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NNL: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TỈNH TRÀ VINH .......................................................... 91 4.2.1 Các bước nghiên cứu chính thức .......................................................................... 91 v
  8. 4.2.2 Mô hình nghiên cứu chính thức ........................................................................... 91 4.3 THANG ĐO VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ............. 93 4.4 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ EFA ........................... 95 4.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ................................... 95 4.4.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích EFA ............................................................. 98 4.5 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH CFA ........................................ 101 4.5.1 Phân tích CFA thang đo các thành phần phát triển NNL .................................. 101 4.5.2 Phân tích CFA thang đo khái niệm phát triển nguồn nhân lực .......................... 104 4.5.3 Kết quả CFA mô hình tới hạn ............................................................................ 105 4.6 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ................................................................ 109 4.6.1 Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ........................ 109 4.6.2 Kiểm định ước lượng mô hình cạnh tranh ......................................................... 112 4.6.3 Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap .................................................. 113 4.6.4 Kiểm định giả thuyết .......................................................................................... 115 4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 116 4.8 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 119 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................. 120 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 120 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ.............................................................................................. 121 5.2.1 Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp .................................................................... 121 5.2.1.1 Môi trường kinh tế văn hóa xã hội .............................................................. 121 5.2.1.2 Tiền lương, thưởng và các khoản phúc lợi ................................................. 122 5.2.1.3 Thị trường lao động ...................................................................................... 123 5.2.1.4 Chính sách phát triển khoa học công nghệ ................................................. 124 5.2.1.5 Giáo dục đào tạo và pháp luật lao động ...................................................... 125 5.2.1.6 Đánh giá kết quả thực hiện công việc .......................................................... 126 5.2.1.7 Chất lượng nguồn lao động .......................................................................... 127 5.2.1.8 Tuyển dụng lao động ..................................................................................... 129 5.2.2 Dưới góc độ quản lý của Nhà nước ................................................................... 130 5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......... 131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 132 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......... 1 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Across - construct AC: (Kiểm định giá trị phân biệt xuyên suốt) Association of Southeast Asian Nations ASEAN: (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ) Analysis of Moment Structures AMOS: (Phần mềm xử lý số liệu thống kê) Compensation and benefits CB: (Lương, thưởng và các khoản phúc lợi) Confirmed factor analysis CFA: (Phân tích nhân tố khẳng định) Comparative Fit Index CFI: (Chỉ số thích hợp so sánh) CLC: Chất lượng cao Chi-square CMIN: (Hệ số chi - bình phương) Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific CPTPP: Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) Joint stock company CTCP: (Công ty cổ phần) Limited liability company CTTNHH: (Công ty trách nhiệm hữu hạn) ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Degree of freedom DF: (Bậc tự do) Small and medium business DNNVV: (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) Private enterprise DNTN: (Doanh nghiệp tư nhân) Development policy of science and technology DPST: (Chính sách phát triển khoa học công nghệ) vii
  10. Exploratory factor analysis EFA: (Phân tích nhân tố khám phá) Education and training and labor law ETLL: (Giáo dục đào tạo và pháp luật lao động) Evaluate work performance EWP: (Đánh giá kết quả thực hiện công việc) Factor loading FL: (Hệ số tải nhân tố) Goodness of fix index GFI: (Chỉ số tương thích tốt) Gross Regional Domestic Product GRDP: (Tổng sản phẩm trên địa bàn) Human resource development HRD: (Phát triển nguồn nhân lực) Itemtotal correlation IC: (Hệ số tương quan biến - tổng) International labor organization ILO: (Tổ chức lao động quốc tế) KMO: Kaiser-Meyer-Olkin measure Labor market LM: (Thị trường lao động) Maximum Likelihood ML: (Phương pháp xu hướng cực đại) NNL: Nguồn nhân lực Quality of labor resources QLR (Chất lượng nguồn lao động) Recruitment of labor RL: (Tuyển dụng lao động) Root Mean Square Error Approximation RMSEA: (Ước lượng sai số bình phương trung bình gốc) Rotation Sums of Squared Loadings RSSL: (Tổng phương sai trích) viii
  11. Socio-cultural and economic environment SCEE: (Môi trường kinh tế văn hóa xã hội) Structural equation modeling SEM: (Mô hình cấu trúc tuyến tính) Saturated model SM: (Mô hình đo lường tới hạn) Subjective performance SP: (Đo lường theo mức cảm nhận) Training and labor development TLD: (Đào tạo và phát triển lao động) Tucker and Lewis Index TLI: (Chỉ số Tucker và Lewis) Trade in Services TM-DV: (Thương mại - Dịch vụ) TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh Within construct WC: (Khái niệm thuộc mô hình) Work environment WE: (Môi trường làm việc) World Trade Organization WTO: (Tổ chức Thương mại Thế giới) ix
  12. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tiêu chí xác định DNNVV vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới................................................................................................................................. 21 Bảng 2.2. Tiêu chí xác định DNNVV vừa ở Việt Nam ................................................ 22 Bảng 2.3. Tổng hợp các thành phần phát triển NNL của DNNVV từ các nghiên cứu trước .............................................................................................................................. 40 Bảng 3.1. Thang đo môi trường kinh tế văn hóa - xã hội ............................................. 61 Bảng 3.2. Thang đo chất lượng nguồn lao động ........................................................... 62 Bảng 3.3. Thang đo giáo dục đào tạo và pháp luật lao động ........................................ 62 Bảng 3.4. Thang đo chính sách phát triển khoa học công nghệ .................................... 63 Bảng 3.5. Thang đo thị trường lao động ....................................................................... 64 Bảng 3.6. Thang đo tuyển dụng lao động ..................................................................... 65 Bảng 3.7. Thang đo đào tạo và phát triển lao động ...................................................... 66 Bảng 3.8. Thang đo đánh giá kết quả thực hiện công việc ........................................... 67 Bảng 3.9. Thang đo môi trường làm việc ..................................................................... 67 Bảng 3.10. Thang đo lương thưởng và các khoản phúc lợi .......................................... 69 Bảng 3.11. Thang đo khái niệm phát triển NNL ........................................................... 69 Bảng 3.12. Thống kê mô tả mẫu điều tra ...................................................................... 71 Bảng 3.13. Kết quả Cronbach’s alpha các nhân tố ảnh hưởng phát triển NNL ............ 72 Bảng 3.14. Kết quả Cronbach’s alpha khái niệm phát triển NNL ................................ 75 Bảng 3.15. Kết quả EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL ........... 76 Bảng 3.16. Kết quả EFA thang đo khái niệm phát triển NNL ...................................... 78 Bảng 3.17. Tổng hợp thang đo được điều chỉnh cho nghiên cứu chính thức ............... 79 Bảng 4.1. Số lượng, vốn, doanh thu DNNVV ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh từ 2017- 2019 ............................................................................................................................... 86 Bảng 4.2. Cơ cấu DNNVV ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh phân theo quy mô lao động 88 Bảng 4.3. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật từ năm 2017-2019...................................................................................................................... 89 Bảng 4.4. Thống kê mô tả cỡ mẫu điều tra ................................................................... 94 Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo các thành phần phát triển NNL ........... 95 Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo khái niệm phát triển NNL ................... 98 x
  13. Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng phát triển NNL .... 98 Bảng 4.8. Kết quả EFA thang đo khái niệm phát triển NNL ...................................... 101 Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả phân tích CFA thang đo thành phần phát triển NNL ....... 101 Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích thang đo thành phần phát triển NNL ..................................................................................... 102 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các biến trong mô hình đo lường thang đo thành phần phát triển NNL ..................................................................................... 103 Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của thang đo khái niệm phát triển NNL............................................................................. 105 Bảng 4.13. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích mô hình tới hạn.................................................................................................................. 107 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm trong mô hình tới hạn 107 Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) ................................... 110 Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mô hình cạnh tranh (chuẩn hóa) ................................ 113 Bảng 4.17. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500 ........................................ 14 xi
  14. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 52 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 54 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................... 92 Hình 4.2. Kết quả chạy CFA ....................................................................................... 101 Hình 4.3. Kết quả chạy CFA ....................................................................................... 104 Hình 4.4. Kết quả chạy CFA mô hình tới hạn ............................................................ 106 Hình 4.5. Kết quả mô hình SEM lý thuyết (chuẩn hóa).............................................. 110 Hình 4.6. Kết quả mô hình SEM cạnh tranh (chuẩn hóa) ........................................... 112 xii
  15. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất quan trọng và không thể thiếu đối với một đất nước đang phát triển, là nơi tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giữ vững an ninh trật tự của đất nước. Thêm vào đó Việt Nam có nguồn cung nhân lực dồi dào về quy mô dân số, tháp dân số trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, với dân số trên 96,2 triệu người1, với 2/3 đang trong độ tuổi lao động (ở Việt Nam hằng năm bình quân tăng 01 triệu người). Nhận định rõ vai trò này Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển DNNVV để giải quyết lực lượng lao động nói chung và định hướng phát triển NNL cho DNNVV ngành TM-DV vụ nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển NNL của DNNVV chưa như kỳ vọng là do nhiều yếu tố như: vướng mắc về thể chế, chính sách, thủ tục hành chính, thiếu vốn, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, điều kiện đầu tư, kinh doanh, thiếu hụt lao động có kỹ năng,… là một trong những nhân tố làm cho năng suất lao động tại các DNNVV ngành này thấp, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế. Do đó, phát triển NNL của DNNVV phải được xem là một vấn đề trọng tâm, nó có thể đem lại sự sự phồn vinh cho quốc gia. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam những năm qua chưa chú trọng vấn đề này mà chỉ mới dừng lại ở cấp độ đơn giản nhất là thực hiện công tác tiền lương, bảo hiểm, các chế độ khác theo quy định của pháp luật, hầu như các DNNVV không xây dựng việc hoạch định phát triển NNL dài hạn mà chỉ thụ động trong công tác tuyển lao động khi cần. Mặt khác, theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Mankiw và cộng sự, 1992) thì con người là một trong những thành phần ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Còn Wright và cộng sự (1994) cho rằng phát triển NNL là tạo ra một đội ngũ lao động đầy đủ năng lực để thực hiện mục tiêu hay chiến lược kinh doanh và chịu sự tác động của thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến. Cũng chính vì sự phát triển NNL đã bộc lộ về 02 vấn đề đó là cung lao động và cầu lao động; bên cạnh đó, đất nước đang hội nhập kinh tế, nên người lao động phải luôn sáng tạo để tạo điều kiện cho DNNVV giảm bớt những gánh nặng nhất là việc nâng cao khả 1 Tổng Cục thống kê 2019 (Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở) 1
  16. năng về phát triển NNL cho doanh nghiệp mình, do trình độ, năng lực thực tế của lao động hiện nay còn thấp và các doanh nghiệp thường không đảm bảo NNL để đạt được kết quả như định hướng ban đầu đề ra (Audretsch và Thurik, 2001). Gamage (2007) thì cho rằng người lao động trong DNNVV là những loại hình tiềm năng, là tài sản vô cùng quý giá cần phải duy trì để phát huy hiệu quả của doanh nghiệp việc phát triển NNL luôn giúp người lao động nâng cao năng lực chuyên môn, sở trường của họ một cách đúng đắn. Mặt khác, nếu chủ DNNVV có quan tâm nhiều đến chính sách đào tạo hay tuyển dụng nguồn lao động có trình độ nhằm sẽ chứng minh rằng DNNVV luôn đảm bảo NNL nhằm thực hiện tốt kế hoạch. Theo lý thuyết vốn con người của Echdar (2013) thì đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp để quản lý tốt nguồn vốn con người là phải phát triển nguồn vốn đó hay là phát triển NNL, tức là đầu tư vào tăng trưởng vốn con người thông qua sức khỏe của nhân viên, đào tạo và giáo dục, nó sẽ làm tăng năng suất làm việc của nhân viên và có thể khẳng định rằng phát triển NNL là một cơ hội tốt để doanh nghiệp từng bước phát triển. Còn Yawson (2013) cho rằng có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành của lý thuyết và tư duy hệ thống trong nghiên cứu và thực hành về phát triển NNL, đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị là cần tăng cường và làm rõ ứng dụng thực tế của lý thuyết và tư duy hệ thống về nghiên cứu phát triển NNL ở các DNNVV đối với các quốc gia đang trên đà phát triển. Uaron (2017) cũng cho rằng lý thuyết vốn con người là nguồn vốn mà các công ty/doanh nghiệp nên đầu tư vào nếu doanh nghiệp tin rằng việc đầu tư đó sẽ có NNL trong tương lai thì khoản đầu tư có chi phí tài chính và sản xuất nhưng có thể được bù đắp bằng sự gia tăng sản lượng, năng suất, doanh số, xuất khẩu và thị phần, thực tế hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và lâu dài thì phải định hướng cho việc phát triển NNL, đây là một trong những vấn đề trọng tâm để giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Từ những vấn đề trên cho thấy phát triển NNL được coi là vấn đề trọng tâm của DNNVV, nhưng thực tế một số DNNVV biết tận dụng, phát huy đầy đủ NNL và tận dụng nguồn tài sản quý giá này. Lado và Wilson (1994) cho rằng việc xác định phát triển NNL được xem là một quy trình hay một tác động nào đó nhưng đều có 2
  17. một đích đến là làm như thế nào để có NNL tương xứng với chiến lược kinh doanh đề ra. Theo số liệu thống kê năm 2019 cả nước có khoảng 508.770 DNNVV ngành TM-DV (trong đó có đến 67.1% doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ 2), với lao động chiếm gần 36% so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trà Vinh là tỉnh được chia tách từ tỉnh Cửu Long, từ tháng 5 năm 1992 đến nay đã có những bước phát triển nhưng thường vào tốp trung bình của cả nước, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề được tỉnh xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu, các vấn đề xã hội được giải quyết khá thành công. Song song đó việc chăm lo chính sách, giải quyết việc làm, không ngừng cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân được quan tâm nhiều hơn, đây là giải pháp mang lại hiệu quả rất quan trọng của tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua, đó là nhờ chính sách thu hút, ưu đãi cho các DNNVV hoạt động kinh doanh, bình quân hàng năm DNNVV phát triển mới của tỉnh đều tăng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đến cuối năm 2019 có 2.183 doanh nghiệp, với 88.046 lao động, đặc biệt trong đó DNNVV ngành TM-DV là 1.216 doanh nghiệp, với khoảng 10.008 lao động, cũng trong năm 2019 cơ cấu ngành TM-DV đóng góp đến 29.09% vào tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP). Tuy nhiên, số quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn đến 67.24%, số quy mô doanh nghiệp nhỏ chiếm 31.51%, số quy mô doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 1.25%. Do có quy mô nhỏ nên hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, như việc phát triển NNL, khả năng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần ngay thị trường nội địa,... Đứng trước bối cảnh hiện nay, nhất là đại dịch Covid-19 đang bùng phát, nền kinh tế hiện tại Việt Nam nói chung và đối với tỉnh Trà Vinh cũng không phải là ngoại lệ, nhưng trong thời gian tới, vừa phòng, chống dịch vừa hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, do đó cũng có nhiều khó khăn, thách thức thì các DNNVV cũng cần quan tâm hơn nữa các nội dung như, kinh tế, văn hóa, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động mới,… vì thế cần có những giải pháp hữu hiệu để phát triển một cách bền vững, mặt khác để đánh giá các nhân tố có liên quan đến việc phát triển NNL của DNNVV, đồng 2 “Thông cáo báo chí Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020”, [https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid =382&idmid=2&ItemID=19594], (truy cập ngày: 17/3/2020). 3
  18. thời cần làm rõ những thành tựu và hạn chế của DNNVV hiện nay, từ đó làm cơ sở đề xuất hàm ý quản trị để phát triển NNL cho DNNVV của tỉnh Trà Vinh là rất cần thiết và thiết thực trong thời điểm hiện nay. Do đó, việc chọn đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Thương mại - Dịch vụ tỉnh Trà Vinh” làm luận án là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Khoảng trống trong nghiên cứu: Kunio (1989) đã nghiên cứu, đánh giá được mô hình khái niệm có những nội dung liên quan đến phát triển NNL đến Sredl và Rothwell (1997) bổ sung thêm vào khung khái niệm để tiếp tục đánh giá phát triển NNL ở doanh nghiệp trong bối cảnh rất cần thiết cho các nhà nghiên cứu.Về sau các khung lý thuyết dần dần phát triển và được các tác giả thường xuyên ứng dụng để nghiên cứu thực nghiệm về phát triển NNL tại các DNNVV ở Châu Âu, Châu Mỹ (Gourlay, 2000; McCracken và Wallace, 2000; Swanson, 2001; Gilley và cộng sự, 2002) và ở Việt Nam (Bùi Văn Nhơn, 2006). Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL trong các DNNVV của Frank và Mridula (2018), Hana (2018), Katarzyna (2019), Zeqir và Ymer (2019), Nguyễn Thanh Vũ (2015), Hà Thị Duy Linh (2019),…việc này đối với Việt Nam có nền kinh tế cũng gần tương đồng với nhau, đều có loại hình DNNVV (siêu nhỏ), trường hợp nghiên cứu phát triển NNL cho DNNVV ngành TM-DV thì có thể vận dụng, tiếp cận các mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, nhưng phải điều chỉnh, thay thế một vài nhân tố mới để phù hợp với lĩnh vực DNNVV tại tỉnh Trà Vinh. Hầu như các tác giả trước đây cũng chỉ nghiên cứu chỉ đề cập một số yếu tố hay đánh giá một số nội dung có liên quan về phát triển NNL hoặc chính sách phát triển NNL của DNNVV nói chung, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL: Trường hợp các DNNVV ngành TM-DV trong quá trình nghiên cứu. Tại Việt Nam cho đến thời điểm này tác giả chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL: Trường hợp các DNNVV ngành TM-DV ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Từ đó, cho thấy những hạn chế trên là khoảng trống trong lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL đối với DNNVV ngành TM-DV. Do đó, luận án tập 4
  19. trung vào việc xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL: Trường hợp các DNNVV ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh, đồng thời kiểm định, đánh giá sự phù hợp của thang đo và đề xuất hàm ý quản trị trong nghiên cứu. 1.2 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu Nhằm để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đề tài này hướng tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Các thành phần nào đo lường phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV? Có sự khác biệt như thế nào về thang đo phát triển NNL của DNNVV với các nghiên cứu trước và thực tế tại các DNNVV ngành TM-DV? Làm thế nào để định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV? Cần làm gì để nâng cao công tác phát triển NNL cho DNNVV ngành TM-DV trong thời gian tới? 1.2.2 Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL: Trường hợp các DNNVV ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh, để phân tích, đánh giá và có những đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị để phát triển NNL cho DNNVV, góp phần phát triển kinh tế địa phương. 1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đề tài hướng đến các yêu cầu và mục tiêu sau: Xác định các thành phần phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV. Đánh giá và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV. Kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV. Đề xuất hàm ý quản trị nhằm phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL của DNNVV ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Đối tượng khảo sát Khảo sát các DNNVV ngành TM-DV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 5
  20. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL là một khái niệm tương đối rộng. Do đó, luận án chỉ nghiên cứu trong phạm vi phát triển NNL và những đánh giá của chủ doanh nghiệp đối với NNL tại doanh nghiệp mình, phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL trong các DNNVV ngành TM-DV tỉnh Trà Vinh. 1.4.2 Giới hạn không gian Dữ liệu thứ cấp được sử dụng phục vụ cho nghiên cứu liên quan đến DNNVV ngành TM-DV vụ tỉnh Trà Vinh từ năm 2017 đến năm 2019 hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cụ thể những loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), Công ty cổ phần (CTCP) không có vốn nhà nước thuộc ngành TM-DV. Luận án không nghiên cứu các doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, hợp tác xã, hộ gia đình. 1.4.3 Giới hạn thời gian Dữ liệu sơ cấp được sử dụng để phân tích trong luận án được tác giả khảo sát trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu trong năm 2019. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này chủ yếu đề cập dựa trên hai phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và phân tích định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện theo phương pháp sau: Trước tiên, tác giả thực hiện lược khảo các tài liệu tổng quan có liên quan đến luận án, nhằm tìm ra khoảng trống của các nghiên cứu trước, các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết; đồng thời tác giả thảo luận với chuyên gia là chủ DNNVV với nhiều năm kinh nghiệm để hoàn chỉnh thang đo nghiên cứu sơ bộ. Trên cơ sở các nhân tố thành phần vận dụng đo lường các khái niệm liên quan từ các nghiên cứu ngoài nước hoặc trong nước và nội dung nghiên cứu không trùng lắp với nghiên cứu trước đây. Vì vậy cách sử dụng thảo luận với chuyên gia là một vấn đề quan trọng để hiệu chỉnh lại thang đo, do đó vấn đề thảo luận chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ; kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng làm cơ sở cho tác giả hoàn chỉnh lại thang đo và bảng câu hỏi để khảo sát chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành khảo sát theo bảng câu hỏi, đối tượng là Giám đốc/Phó giám đốc của DNNVV ngành TM-DV đang hoạt động trên địa 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2