Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp FDI; Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NH N T T Đ NG ĐẾN I NG ẾT NT H NHI H I TẠI NH NGHI I VI T NAM Ngành Quản trị kinh doanh TRẦN THỊ THOA Hà Nội, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T ƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NH N T T Đ NG ĐẾN I NG ẾT NT H NHI H I TẠI NH NGHI I VI T NAM Ngành Quản trị kinh doanh Mã số 9340101 Người hướng dẫn khoa học: 1- PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hằng 2- TS Nguyễn Phúc Hiền NCS TRẦN THỊ THOA Hà Nội, 2023
- i LỜI Đ N Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ có tiêu đề: “Các nhân tố tác dộng đến việc áp dụng Kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thoa
- ii LỜI CẢ ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là các thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán Kiểm toán đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo, tận tình hướng dẫn góp ý cho tôi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về nội dung của luận án giúp tôi có những kiến thức cơ bản để tiếp cận với các nghiên cứu và tìm được hướng nghiên cứu cho luận án của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô Khoa Sau đại học luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian làm NCS tại trường để tôi tự tin và cố gắng hoàn thành chương trình học tập. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng và TS Nguyễn Phúc Hiền là những người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy cô đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Sự động viên và chia sẻ cùng tôi trong những giai đoạn khó khăn, những nhận xét, đánh giá của thầy cô về chuyên môn, đặc biệt là những gợi mở về hướng giải quyết các vấn đề của tiến trình nghiên cứu trong suốt những năm tháng thực hiện luận án, giúp tôi luôn có động lực và sự tự tin để có thể đi đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Trong suốt những năm tháng qua, Gia đình luôn là nguồn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án: cảm ơn bố mẹ luôn bên cạnh hỗ trợ tôi mọi mặt, cảm ơn chồng và hai con luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho tôi nghiên cứu. Cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè tôi luôn động viên tinh thần và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành được luận án một cách tốt nhất. Nghiên cứu sinh Trần Thị Thoa
- iii M CL C LỜI Đ N ...................................................................................................... i LỜI CẢ ƠN ........................................................................................................... ii DANH M C TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii DANH M C BẢNG ................................................................................................ ix DANH M C HÌNH ................................................................................................. xi PHẦN M ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...............................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu .....................................................4 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................4 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5 3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................5 3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5 4. hương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ...........................................5 4.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5 4.2. Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................6 5. Bố cục luận án ...................................................................................................7 6. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................7 HƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QU N ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................................9 1.1. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................9 1.2. Nghiên cứu về kế toán trách nhiệm xã hội ................................................11 1.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN ...............................................................................................................................19 1.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................27 KẾT LUẬN HƯƠNG 1 ........................................................................................29 HƯƠNG 2: Ơ S LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHI M XÃ H I, CÁC DOANH NGHI P FDI VÀ CÁC .................................................................30
- iv GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..............................................................................30 2.1. ơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................30 2.1.1. Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ..................30 2.1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .................................35 2.2. ơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................37 2.2.1. Khái niệm, nội dung kế toán trách nhiệm xã hội ..................................37 2.2.2. Đối tượng và ghi nhận của kế toán trách nhiệm xã hội......................46 2.2.3. Đo lường và báo cáo kế toán trách nhiệm xã hội ................................49 2.3. Lý thuyết nền xác định các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại DN ............................................................................................59 2.3.1. th yết hành động hợp l - TRA (Theory of Reasoned Action) ......59 2.3.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior-TPB) ..61 2.3.3 Lý thuyết người đại diện (Agency Theory) ............................................62 2.3.4 Lý thuyết thể chế (Institutional theory) .................................................63 2.3. th yết hợp pháp h a gitimacy h ory .......................................64 2.4. Tổng quan về doanh nghiệp FDI ................................................................65 2.4.1 Khái niệm đầ tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầ tư nước ngoài .......................................................................................................65 2.4.2 Đặc điểm của doanh nghiệp FDI ..........................................................67 2.4.3 Vai trò của doanh nghiệp FDI ...............................................................68 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................70 2.5.1 Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp tác động đến áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại DN FDI ..............................................................70 2. .2 Đặc điểm doanh nghiệp FDI tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại DN FDI ................................................................................71 2.5.3 Áp lực xã hội về thực hiện trách nhiệm xã hội tác động đến áp dụng KTTNXH tại DN FDI ......................................................................................73 2. .4. Kh ng pháp l đối với hoạt động đầ tư nước ngoài tại Việt Nam tác động đến áp dụng KTTNXH tại DN FDI .......................................................73 2.5.5. Nhận thức của kế toán viên tác động đến áp dụng KTTNXH tại DN
- v FDI ...................................................................................................................74 2.5.6. Áp lực cạnh tranh ngành tác động tới áp dụng KTTNXH tại DN FDI ..........................................................................................................................75 2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu .......................................................................75 KẾT LUẬN HƯƠNG 2 ........................................................................................78 HƯƠNG 3: HƯƠNG H NGHIÊN ỨU ..................................................79 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................79 3.1.1. Khung nghiên cứu .................................................................................79 3.1.2. Các bước nghiên cứu ............................................................................79 a) Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................82 b) Nghiên cứ ch nh thức ........................................................................82 3.2 Thiết kế thang đo và thiết kế bảng hỏi ........................................................84 3.2.1 Thiết kế thang đo ........................................................................................84 3.2.2 Thiết kế bảng hỏi ........................................................................................89 3.3 Chọn mẫu nghiên cứu...................................................................................90 3.3.1 Cách chọn mẫu: .....................................................................................90 3.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................91 3.4. hương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................92 3.4.1 Phương pháp th thập dữ liệu ...............................................................92 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................93 KẾT LUẬN HƯƠNG 3 ........................................................................................96 HƯƠNG 4: ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN T T Đ NG ĐẾN VI C ÁP D NG KẾ TOÁN TRÁCH NHI M XÃ H I TẠI CÁC DOANH NGHI P FDI VI T NAM ..................................................................97 4.1. Bối cảnh các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ...........................................97 4.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp FDI ................................................97 4.1.2. Những đ ng g p của DN FDI tại Việt Nam ......................................100 4.2. Thực trạng Kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ....................................................................................................................103 4.2.1 Cơ sở pháp lý về kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ...........103
- vi 4.2.2 Thực trạng phân loại, ghi nhận các đối tượng kế toán trách nhiệm xã hội tại DN FDI ...............................................................................................106 4.2.3 Thực trạng công bố thông tin kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI .................................................................................................................112 4.3. Kết quả nghiên cứu định ượng về các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ....114 4.3.1 Thống kê mô tả mẫu .............................................................................114 4.3.2. Kiểm định thang đo nghiên cứu .........................................................116 4.3.3. Thảo luận kết quả phân tích SEM .....................................................122 4.4 Phân tích các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ....................................................................128 4.4.1 Đặc điểm doanh nghiệp FDI ...............................................................128 4.4.2 Nhận thức của kế toán viên .................................................................129 4.4.3 Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp.........................................130 4.4.4 Khung pháp lý về đầ tư nước ngoài tại Việt Nam ............................131 4.4.5 Áp lực xã hội .........................................................................................131 4.4.6 Áp lực cạnh tranh ngành .....................................................................132 4.5 Đánh giá thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam .........................................................................................................133 4.5.1 Những kết quả đạt được .......................................................................133 4.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân .........................................................134 KẾT LUẬN HƯƠNG 4 ......................................................................................137 HƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰ THÚ ĐẨY ÁP D NG KẾ TOÁN TRÁCH NHI M XÃ H I TẠI CÁC DN FDI VI T NAM .................................................................................................................................138 5.1. u hướng phát triển các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thời gian tới .138 .1.1 Sự cần thiết phải tăng cường kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam .............................................................................................138 5.1.2 Định hướng phát triển các DN FDI tại Việt Nam thời gian tới .........140
- vii 5.2. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị thúc đẩy áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam ...................................................................141 .2.1 Đề xuất giải pháp đối với các DN FDI ................................................141 5.2.2 Khuyến nghị với các cơ q an q ản l Nhà nước, các tổ chức, các hiệp hội ...................................................................................................................144 KẾT LUẬN HƯƠNG 5 ......................................................................................153 KẾT LUẬN ............................................................................................................154 TÀI LI U THAM KHẢO ....................................................................................156 Phụ lục ....................................................................................................................171
- viii DANH M C TỪ VIẾT TẮT hữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng nh Tên đầy đủ tiếng iệt BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BVMT Bảo vệ môi trường DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá EU European Union Liên minh Châu Âu EVFTA European Union Vietnam Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Free Trade Agreement - Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài KTTNXH Kế toán trách nhiệm xã hội PTBV Phát triển bền vững TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia TNXH Trách nhiệm xã hội
- ix DANH M C BẢNG Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN ..........26 Bảng 2.1: Mức độ quan tâm của các bên liên quan về TNXH ........................................................33 Bảng 2.2: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu...............................................................................77 Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ...85 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu so sánh tốc độ tăng trưởng của 3 nhóm doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2010-2020 .................................................................................................................................102 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả thông tin về người trả lời phiếu khảo sát .....................................115 Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả thông tin về doanh nghiệp khảo sát ...........................................115 Bảng 4.4: Kiểm định KMO các biến thuộc các nhân tố độc lập ....................................................119 Bảng 4.5: Phân tích phương sai trích các biến thuộc các nhân tố độc lập ........................................119 Bảng 4.6: Kiểm định KMO các biến thuộc nhân tố phụ thuộc .....................................................121 Bảng 4.7: Kết quả phân tích phương sai trích các biến thuộc .......................................................121 các nhân tố phụ thuộc ......................................................................................................121 Bảng 4.8: Kết quả xoay nhân tố phụ thuộc (pattern matrix) ........................................................121 Bảng 4.9: Tổng hợp các yếu tố sau khi hoàn thành phân tích Cronbach’s Alpha ...............................122 Bảng 4.10: Kết quả tóm tắt các hệ số tải trong mô hình PLS-SEM ................................................123 Bảng 4.11: Hệ số Heterotrait – Monotrait Ratio (HTMT) ...........................................................124 Bảng 4.12: Kiểm định sự phù hợp của mô hình (model fit) .........................................................125 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrapping .......................................................126 Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................................126 Phụ lục 02: Bảng kiểm định thang đo biến DDDN bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................172 Phụ lục 03: Bảng kiểm định thang đo biến ALXH bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .....................173 Phụ lục 04: Bảng kiểm định thang đo biến KPLY bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .....................174 Phụ lục 05: Bảng kiểm định thang đo biến NTKT bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .....................175 Phụ lục 06: Bảng kiểm định thang đo biến ALCT bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .....................176 Phụ lục 07: Kết quả xoay nhân tố độc lập (pattern matrix) ..........................................................177 Phụ lục 08: Bảng kiểm định thang đo biến KTTNXH bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................178
- x Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ DN FDI tiêu biểu về hoạt động TNXH và PTBV ....................113 công bố thông tin TNXH.........................................................................................113
- xi DANH M C HÌNH Hình 2.1: “Mô hình các bên liên quan” của doanh nghiệp .......................................32 Hình 2.2: Mô hình kim tự tháp TNXH của Carroll (1991) .......................................34 Hình 2.3: Đối tượng KTTNXH trong doanh nghiệp (SIGMA Project, 2003)..........47 Hình 2.4: Mô tả đo lường KTTNXH theo phương pháp định lượng của .................52 Tập đoàn Ricoh .........................................................................................................52 Hình 2.5: Mô hình nguyên tắc của SIGMA ..............................................................56 Hình 2.6 : Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI ..........................................................58 Hình 2.7: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý –TRA ............................................60 Hình 2.8: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch – TPB ........................................62 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................76 Hình 3.1: uy trình nghiên cứu ................................................................................81 Hình 4. 1: Số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2022 ..........98 Hình 4. 2: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2021 ..98 Hình 4.3: GDP và tỷ lệ đóng góp vào GDP đất nước của DN FDI ........................101 Hình 4.4: Mô hình ước lượng PLS-SEM ................................................................126
- 1 PHẦN M ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) là mối quan tâm hàng đầu của nhiều DN và các đối tượng có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hướng tới sự phát triển bền vững. Trong quá trình thực hiện TNXH, kế toán trách nhiệm xã hội (KTTNXH) được sử dụng như một công cụ giúp DN ghi nhận, phản ánh, quản trị hiệu quả và công khai các hoạt động TNXH với các bên có liên quan. Việc áp dụng KTTNXH giúp DN giải quyết nhiều vấn đề then chốt trong mục tiêu phát triển bền vững như (1) Giúp DN quản trị tốt các vấn đề nội bộ (2) Giúp DN truyền thông hình ảnh, nâng cao uy tín với khách hàng, gia tăng niềm tin với nhà đầu tư (3) Giúp các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước nắm bắt được thông tin của DN để thực hiện các biện pháp điều hành quản lý DN. Nghiên cứu về KTTNXH trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970 dưới các tên gọi khác nhau như: kế toán xã hội, kế toán môi trường, kế toán môi trường và xã hội...Các nghiên cứu về KTTNXH tập trung phân tích về bản chất, vai trò KTTNXH Gray và cộng sự (1993); Mathews (1997) và báo cáo KTTNXH Anna Wildowicz-Giegiel (2014); Mwasa, Sira và Leonard (2014). Những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố bên trong DN như: nhận thức của kế toán: Nongnooch Kuasirikun (2004) Suleiman Abu sabha & Younis Shoubaki (2013), lợi nhuận: Doherty và Meehan (2004) Collince Gworo (2016), danh tiếng của DN: Sabha & Shoubaki (2013) Makori & Jagongo (2013) Salam N. Al-Moumany và cộng sự (2014). Một số ít nghiên cứu chỉ ra nhân tố liên quan đến quy mô doanh nghiệp: Nagib (2012) và quy định pháp luật Haslinda Yusoff và cộng sự (2016) Nguyễn Minh Phương (2017) Trần Ngọc Hùng (2021). Tại Việt Nam nhằm giảm thiểu những hậu quả với các vấn đề về môi trường, xã hội và con người do chính sự phát triển kinh tế tạo ra, trong chiến lược phát triển
- 2 kinh tế xã hội đến năm 2030, Chính phủ đã xác định “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Các mục tiêu tiêu chí phát triển bền vững đã và đang được các cơ quan quản lý Nhà nước dần cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật. Năm 2015, Bộ Tài chính ra đời thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hướng dẫn việc công bố thông tin TNXH cho các DN niêm yết trên sàn chứng khoán trong các Báo cáo thường niên hàng năm của các DN niêm yết. Tuy nhiên, đó mới là văn bản duy nhất hướng dẫn DN công bố thông tin TNXH của DN. Hiện tại chúng ta chưa có quy định pháp lý nào như Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán nào điều chỉnh về công tác kế toán này. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của đất nước, các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng nhiều, do đó thực hiện KTTNXH sẽ là xu thế tất yếu để phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài nay là Luật Việt Nam, đến nay Việt Nam đã thu hút được đầu tư từ các khu vực tư nhân trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có mặt ở cả 63 tỉnh thành trong cả nước và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ khai khoáng, nông - lâm nghiệp đến công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ như bất động sản, y tế, giáo dục, khách sạn,... Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chiếm 53,8%, tiếp theo là dịch vụ bất động sản 20,9%, còn lại các ngành khác (Tổng Cục Thống kê, 2020). Hiện có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 20.000 doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 3% tổng số doanh nghiệp của cả nước năm 2019, thu hút 4,5 triệu lao động (chiếm hơn 31,1% tổng lao động của cả nước); tổng doanh thu thuần đạt 5,8 triệu tỷ đồng - chiếm 28,1% các doanh nghiệp cả nước, chiếm khoảng 25% trong tổng đầu tư xã hội; đóng góp 18,7% GDP, khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước; kim ngạch xuất khẩu hàng năm của khối DN FDI chiếm 70%...(Cục Đầu tư nước ngoài, 2020) tạo động lực tích cực cải thiện cơ cấu xuất khẩu và cân đối ngoại thương của Việt Nam. Không thể phủ nhận được những đóng góp của các DN FDI vào sự phát triển
- 3 của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó các DN FDI còn làm phát sinh nhiều tổn tại hạn chế liên quan đến trách nhiệm xã hội của DN như: các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ trung bình so với thế giới (80%) thậm chí là công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% công nghệ cao (Tổng Cục Thống kê, 2020). Nhiều DN FDI chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, gây tác động tiêu cực đến môi trường, không đảm bảo quyền lợi của người lao động về lương, thưởng, chế độ làm thêm giờ, nợ đọng bảo hiểm .... Hoạt động TNXH tại các DN FDI còn hạn chế, thông tin về các hoạt động TNXH tại những DN này còn hạn chế hơn nhiều do đa số các DN chưa có các báo cáo TNXH. Một số ít DN có báo cáo TNXH như SamSung Việt Nam, Unilever , Ford, Daikin...thì chất lượng nội dung lại mang tính chung chung và sơ sài. KTTNXH trong các DN FDI chưa được thực hiện riêng biệt độc lập với các đối tượng kế toán truyền thống, các DN chưa thực hiện được các báo cáo phản ánh rõ các đối tượng về chi phí/ thu nhập TNXH dẫn đến việc khó đánh giá những hiệu quả của các hoạt động TNXH của DN, cũng như thông tin về TNXH của DN cung cấp cho các đối tượng liên quan không chính xác và rõ ràng. Trong khi đó, thực hiện KTTNXH giúp DN ghi nhận tài sản phục vụ hoạt động TNXH, chi phí TNXH, cung cấp thông tin nợ phải trả TNXH, cung cấp thông tin về thu nhập/ưu đãi đối với hoạt động TNXH, từ đó giúp nhà quản trị các DN FDI chủ động xây dựng các kế hoạch kinh doanh, xác định và phân bổ các nguồn lực phù hợp cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và TNXH. Đồng thời thông tin KTTNXH cung cấp cho các bên liên quan sẽ góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của DN thúc đẩy sự phát triển của DN. Thêm vào đó, các DN FDI là DN có yếu tố nước ngoài, thực hiện KTTNXH đang là xu thế thông lệ quốc tế, việc áp dụng thực hiện KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam đang trở nên cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, các nghiên cứu về KTTNXH tại Việt Nam còn hạn chế, chưa có quy định pháp lý cụ thể hướng dẫn là những khó khăn cho các DN FDI thực hiện việc áp dụng công cụ kế toán này. Các đối tượng KTTNXH là nội dung khá mới cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu đó NCS đã lựa chọn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ của mình là: “Các nhân tố tác động đến việc áp dụng ế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI
- 4 ở Việt Nam” sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chung Xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI thời gian tới. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các vấn đề lý luận về KTTNXH tại các doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN. - Xây dựng mô hình và kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng công tác TNXH, KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn từ 2015 đến nay. - Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng cường áp dụng KTTNXH trong thời gian tới. - Đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp những chính sách nhằm tăng cường áp dụng KTTNXH tại DN FDI trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về KTTNXH (xác định khái niệm, đo lường, ghi nhận, báo cáo tài chính của KTTNXH, các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN) - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện KTTNXH của DN FDI tại Việt Nam - Xây dựng mô hình xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- 5 Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam? Câu hỏi 2: Việc áp dụng KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2015 đến nay ra sao? Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới việc áp dụng KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 4: Giải pháp nào với DN và kiến nghị gì với các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam trong thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam. DN FDI được hiểu trong luận án là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về phạm vi thời gian: các dữ liệu thứ cấp được tác giả nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2022. Năm 2015 được đánh dấu bởi việc Việt Nam ký kết và thực hiện 13 hiệp định thương mại song phương và đa phương trong đó có hiệp định EVFTA với Liên minh châu Âu có mức độ cam kết cao ở nhiều hạng mục về trách nhiệm xã hội. Các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua việc phỏng vấn sơ bộ từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021 để hoàn thiện phiếu khảo sát và mô hình nghiên cứu. Sau đó từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021 tác giả tiến hành khảo sát đại trà để thu thập xử lý dữ liệu. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp thúc đẩy việc áp dụng KTTNXH giai đoạn 2025 – 2030. 4. hương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án áp dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó:
- 6 - Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập và tổng hợp các nguồn tài liệu qua sách, tạp chí; kỷ yếu hội thảo khoa học; các báo cáo của các cơ quan nhà nước như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công Thương, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM), Tổng cục Thống Kê; các đề tài nghiên cứu của các viện, trường đại học, các website của các cơ quan ban ngành và các DN trong ngành. Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu về cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng TNXH, KTTNXH của DN FDI ở Việt Nam. Từ đó, sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng các thang đo cho mô hình nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: được áp dụng nhằm giải quyết mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTTNXH trong khối doanh nghiệp FDI. Do diễn biến của dịch bệnh Covid phức tạp, cho nên cách thức lấy mẫu tập trung chủ yếu vào hình thức gửi email, gửi bảng hỏi khảo sát bằng Google Form đến các DN nhằm đảm bảo đủ số lượng mẫu theo yêu cầu phân tích của luận án. Phiếu khảo sát phát ra ban đầu là 60 cho nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh bàng hỏi. Sau đó nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng cách gửi bảng hỏi đến hơn 500 mẫu. Sau khi khảo sát thực tế có 495 phiếu thu lại được chiếm tỷ lệ 99%, trong đó có 439 phiếu hợp lệ chiếm 87,8% được đưa vào xử lý dữ liệu. Tác giả đã tiến hành việc phân tích khám phá nhân tố (EFA), độ tin cậy thang đo, phân tích cấu trúc mô hình tuyến tính PLS-SEM và từ đó xem xét sự tương thích của mô hình lý thuyết với mô hình dữ liệu thực tế. Mô hình PLS-SEM được chọn để áp dụng trong nghiên cứu này, bởi mô hình này là tốt nhất cho các phân tích mang tính khám phá mối liên hệ giữa các biến số, những phân tích dựa vào dự đoán biến đích hoặc các phân tích tìm kiếm biến tác động chính (Bentler và Huang, 2014; Dijkstra, 2014). Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Excel, Smart PLS phiên bản 3.0 và Stata phiên bản 16.0. 4.2. Dữ liệu nghiên cứu + Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu thống kê, những luận điểm nghiên cứu có liên quan về các doanh nghiệp FDI, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp FDI được nghiên cứu từ năm 2015 đến tháng 6/2022. Dữ liệu thứ cấp được thu thập
- 7 từ các tài liệu của các Cơ quan, tổ chức, viện, trường, cá nhân trong và ngoài nước. + Dữ liệu sơ cấp: Được tiến hành thông qua khảo sát các doanh nghiệp FDI về việc áp dụng KTTNXH thực hiện trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021. 5. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các Phụ lục, Luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau: hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu iên quan đến uận án. Chương này tổng quan về các nghiên cứu, lý thuyết trước đó liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu trước và những hạn chế của các kết quả nghiên cứu đó, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án. hương 2: ơ sở ý uận về ế toán trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp FDI & các giả thuyết nghiên cứu. Chương này hệ thống hóa và làm sáng tỏ các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến trách nhiệm xã hội, kế toán trách nhiệm xã hội, các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH, DN FDI; Đồng thời, xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận án. hương 3: hương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án để đạt được mục tiêu đã đặt ra bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu. hương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kế toán trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Nội dung của chương này trình bày thực trạng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam . Khám phá và thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN FDI ở Việt Nam. hương 5: Giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam. Chương này đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp và khuyến nghị một số chính sách tới các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy việc áp dụng KTTNXH trong các doanh nghiệp FDI; 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 163 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 161 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 28 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 24 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 53 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng
187 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 17 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chánh niệm của khách hàng trong đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho cuộc sống tốt hơn
25 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn