intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" trình bày lý luận chung về đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp; Thực trạng đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- BÙI THỊ PHƢƠNG HỒNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- BÙI THỊ PHƢƠNG HỒNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung 2. PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của 02 giảng viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp mà nghiên cứu sinh thực hiện đảm bảo tính khách quan, trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án được nghiên cứu sinh công bố trên các tạp chí không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Bùi Thị Phƣơng Hồng
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đổi mới (Innovation) ..................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về quan niệm đổi mới (Innovation) ................................ 8 1.1.2. Nghiên cứu về tầm quan trọng của đổi mới ........................................... 13 1.1.3. Nghiên cứu về nội dung đổi mới ............................................................ 21 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng đến đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp............................................................................ 23 1.2.1. Cạnh tranh và thông tin thị trường ......................................................... 23 1.2.2. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ............................................. 26 1.2.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 29 1.2.4. Liên kết và hợp tác ................................................................................. 30 1.2.5. Nhà quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực .................... 32 1.2.6 Năng lực tài chính doanh nghiệp ............................................................. 35 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 39 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP ...................................................................................................... 40 2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 40 2.1.1. Khái niệm về đổi mới (Innovation) trong doanh nghiệp ........................ 40 2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp .................................................... 41 2.1.3. Khái niệm hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp ............ 41 2.2. Tầm quan trọng của đổi mới đối với doanh nghiệp công nghiệp ................ 43 2.3. Đặc trƣng đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp .................................... 46 2.4. Nội dung đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp ...................................... 49 2.4.1. Đổi mới sản phẩm .................................................................................. 49 2.4.2. Đổi mới quy trình ................................................................................... 51 2.4.3. Đổi mới tổ chức ...................................................................................... 52 2.4.4. Đổi mới Marketing ................................................................................. 54
  5. 2.5. Lý thuyết nền tảng liên quan tới đổi mới ....................................................... 55 2.5.1. Lý thuyết đo lường đổi mới của Edison, Ali và Torkar (2013) ............. 55 2.5.2. Lý thuyết đổi mới của schumpeter ......................................................... 57 2.5.3. Lý thuyết đổi mới nội sinh (Endogenous Innovation Theory) ............... 59 2.5.4. Lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (Rogers‟ Innovation Diffusion Theory) ............................................................................................. 60 2.5.5. Lý thuyết đổi mới của Roberts và Berry ................................................ 61 2.5.6. Lý thuyết đổi mới của Teece .................................................................. 64 2.6. Đo lƣờng đổi mới trong doanh nghiệp ........................................................... 66 2.6.1. Đo lường đổi mới thông qua đầu vào ..................................................... 66 2.6.2. Đo lường đổi mới thông qua đầu ra ....................................................... 69 2.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới đổi mới của doanh nghiệp ................................... 72 2.7.1. Cạnh tranh và thông tin thị trường ......................................................... 72 2.7.2. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ............................................. 72 2.7.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 73 2.7.4. Liên kết và hợp tác ................................................................................. 74 2.7.5. Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực ........................................... 74 2.7.6. Năng lực tài chính của doanh nghiệp ..................................................... 75 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 76 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 77 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 77 3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................................. 77 3.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 79 3.4. Phƣơng pháp tiếp cận ...................................................................................... 81 3.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 81 3.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................... 81 3.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................... 82 3.6. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................................. 90 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 96
  6. Chƣơng 4: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................... 97 4.1. Khái quát về đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 97 4.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 97 4.1.2. Tình hình đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dựa trên kết quả điều tra .................................................... 101 4.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 106 4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................... 106 4.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................... 108 4.2.3. Kiển định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach‟s Alpha)................. 111 4.2.4. Thực trạng hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 112 4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 118 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................... 118 4.3.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................... 120 4.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach‟s Alpha) ............... 123 4.3.4. Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................ 124 4.4. Phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 134 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 144 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................................ 145 5.1. Bối cảnh đổi mới của các doanh nghiệp trong nƣớc ................................... 145
  7. 5.1.1 Bối cảnh đổi mới của các quốc gia ........................................................ 145 5.1.2. Bối cảnh đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt Nam .... 146 5.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên về đổi mới .................. 148 5.2.1. Về phương hướng ................................................................................. 148 5.2.2. Về mục tiêu........................................................................................... 149 5.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................... 150 5.3.1. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đổi mới trong doanh nghiệp ............ 150 5.3.2. Xây dựng khu công nghệ cao nhằm tạo dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp ......................... 158 5.3.3. Nâng cao năng lực đổi mới của Nhà quản trị ....................................... 162 5.3.4. Nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực ............................. 166 5.3.5. Tăng cường hoạt động liên kết và hợp tác trong đổi mới .................... 168 5.4. Kiến nghị ......................................................................................................... 174 TIỂU KẾT CHƢƠNG 5 ....................................................................................... 175 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 176 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 178 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 179 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT CMCN: Cách mạng công nghiệp ĐM: Đổi mới NLCTQG: Năng lực cạnh tranh quốc gia NSLĐ: Năng suất lao động R&D: Nghiên cứu và phát triển TFP: Tăng năng suất yếu tố tổng hợp
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Tổng hợp các yếu tố tác động đến đổi mới trong doanh nghiệp .............. 37 Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 84 Bảng 3.2. Thang đo Likert - 5 mức độ ...................................................................... 86 Bảng 3.3. Đề xuất thang đo hoạt động đổi mới ........................................................ 87 Bảng 3.4. Đề xuất thang đo các yếu tố ảnh hướng tới hoạt động đổi mới ................ 88 Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 ......................................................... 98 Bảng 4.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2020 ........................................................................... 99 Bảng 4.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thái Nguyên .................................................. 100 Bảng 4.4: Các thang đo đo lường biến phụ thuộc sau khi phân tích EFA .............. 108 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích CFA, độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của nhóm biến phụ thuộc ...................................................................... 109 Bảng 4.6: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Hoạt động đổi mới” ........... 111 Bảng 4.7: Thực trạng đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 112 Bảng 4.8: Thực trạng đổi mới quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 113 Bảng 4.9: Thực trạng đổi mới tổ chức tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 115 Bảng 4.10: Thực trạng đổi mới Marketing tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................................................................... 116 Bảng 4.11: Các thang đo đo lường các biến độc lập sau phân tích EFA ................ 119 Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích CFA, độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của nhóm biến độc lập........................................................................... 120 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập ......... 123 Bảng 4.14: Thực trạng cạnh tranh và thông tin thị trường ...................................... 124 Bảng 4.15: Thực trạng thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật.......................... 125
  10. Bảng 4.16: Thực trạng cơ sở hạ tầng ...................................................................... 128 Bảng 4.17: Thực trạng liên kết và hợp tác .............................................................. 129 Bảng 4.18: Thực trạng nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực ........................ 130 Bảng 4.19: Thực trạng năng lực tài chính ............................................................... 132 Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình SEM (Chưa chuẩn hóa)................ 135 Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình SEM kiểm soát bởi quy mô doanh nghiệp (chưa chuẩn hóa) ................................................................... 141 Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................... 143
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào năng suất lao động của APO ............ 16 Hình 2.1: Phát triển bên trong hay tìm kiếm nguồn lực bên ngoài ........................... 62 Hình 2.2.: Ai có được lợi nhuận từ đổi mới .............................................................. 65 Hình 3.1: Khung nghiên cứu ..................................................................................... 78 Hình 3.2: Khung phân tích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới tại các DNCN Thái Nguyên....................................................................................... 80 Hình 4.1: Doanh nghiệp thực hiện các nội dung đổi mới ....................................... 101 Hình 4.2: Doanh nghiệp chi cho hoạt động đổi mới ............................................... 103 Hình 4.3: Doanh nghiệp huy động tài chính phục vụ hoạt động đổi mới ............... 104 Hình 4.4: Doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ đổi mới của Nhà nước .... 105 Hình 5.1: Quản lý tiềm năng đổi mới của khu công nghệ cao ................................ 160 Hình 5.2: Sơ đồ mạng liên kết doanh nghiệp trong đổi mới ................................... 170
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới là một quá trình dài hạn, từ việc hình thành ý tưởng đến việc thực thi ý tưởng và thương mại hóa ý tưởng. Đổi mới mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia. Theo báo cáo của OECD (2008), đổi mới sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nâng tầm vị thế cho các quốc gia. Mỗi quốc gia đều chọn cho mình các con đường phát triển kinh tế khác nhau, bởi vì mỗi quốc gia đều có lợi thế về tài nguyên, dân số, tài chính, trình độ kỹ thuật khác nhau…. Phát triển kinh tế trước đây thường dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, giai đoạn sau đó phát triển kinh tế lại dựa vào nguồn vốn đầu tư và hiện nay xu hướng mới phát triển kinh tế sẽ dựa vào việc đổi mới (Porter, 2008). Do việc phát triển kinh tế dựa vào các nguồn lực khan hiếm như: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn…sẽ không bền vững, các nguồn lực này có nguy cơ cạn kiệt bất cứ lúc nào. Để đối phó với các vấn đề này, các quốc gia đã chọn giải pháp tăng cường hoạt động đổi mới. Thực tế đã chứng minh các quốc gia theo đuổi chiến lược tăng cường đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học tiến bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế và phát triển kinh tế đất nước thành công. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng đó của thế giới, Đảng ta đã nhận thức thấy tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong việc phát triển kinh tế đất nước, Văn kiện Đại hội XII đã chỉ rõ “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh‖. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, đổi mới sáng tạo nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã chủ động trong hội nhập kinh tế, tận dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước, tận dụng các dòng kiến thức lan tỏa, hấp thụ tri thức và tạo ra những sản phẩm của tri thức và sáng tạo mới. Theo tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2016 Việt Nam đứng thứ 59/128, năm 2017 là 1
  13. 47/127 (tăng 12 bậc), năm 2018 là 45/126 (tăng 2 bậc), năm 2019 lên vị trí 42/129 nước và nền kinh tế (tăng 3 bậc), năm 2020 xếp 42/131 quốc gia. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia mặc dù có thêm hai nước tham gia xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, trong đó chỉ số đầu vào của Việt Nam tăng 2 bậc và chỉ số đầu ra của Việt Nam vẫn giữ nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 807 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với vốn sản xuất kinh doanh là 399.965 tỷ đồng và tạo ra công ăn việc làm cho 150.922 người lao động. Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo đã khẳng định sự đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giúp cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, giúp xóa đói giảm nghèo….cho người dân trong địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. Hoạt động đổi mới bị tác động bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: Chính sách, thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, tài chính doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực..... Hiện nay, tốc độ đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn chậm, nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa tập trung vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), trình độ người lao động còn thấp,…. Mặt khác, Tỉnh Thái Nguyên chưa chưa xây dựng được hệ thống đổi mới sáng tạo trong khu vực tỉnh một cách hiệu quả, chưa đưa ra được cơ chế chính sách nhằm kích thích hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp…. Do vậy số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo đuổi chính sách đổi mới còn ít. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới nhưng chưa có sự thống nhất, do đó nghiên cứu thực trạng ở Thái Nguyên có thể góp phần làm rõ hơn về lĩnh vực khoa học. Chính vì thế tác giả chọn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề luận án nghiên cứu của mình. 2
  14. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở nghiên cứu khung lý luận về đổi mới và kết quả khảo sát thực tế, luận án tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận án là: (1) Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đổi mới, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp; (2) Khảo sát và đánh giá thực trạng đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (3) Nhận diện và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (4) Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn về đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2021. * Phạm vi về không gian - Luận án sẽ nghiên cứu đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là nhóm doanh nghiệp chủ lực về sản xuất công nghiệp cần hoạt động đổi mới và là nhóm doanh nghiệp chiếm đa số (87,8%) theo niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Các nhóm doanh 3
  15. nghiệp công nghiệp còn lại (Công nghiệp khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải) có tính đặc thù, không đòi hỏi nhiều đổi mới sáng tạo và chiếm tỷ trọng nhỏ nên tác giả không đưa vào nghiên cứu. * Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp: Thu thập hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-2020. - Số liệu sơ cấp: Thu thập trong năm 2020-2021. - Giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2030. * Phạm vi về nội dung (1) Đánh giá tình hình đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (2) Đánh giá hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp theo nội dung đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình; đổi mới tổ chức; đổi mới marketing; (3) Đánh giá thực trạng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới, đánh giá thực trạng các yếu tố này và đề xuất mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận so sánh, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu,...để làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các phân tích được sử dụng với mục đích tìm ra những ảnh hưởng, tác động từ môi trường bên trong, môi trường bên ngoài đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ tổng 4
  16. quát hóa và xây dựng khung lý thuyết hoàn thiện về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tác giả sẽ tiến hành phân tích Cronbach‟s Alpha để kiểm tra độ tin cậy, sử dụng phân tích EFA để nhóm biến giải thích, phân tích CFA để xác nhận cấu trúc mô hình và sử dụng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. SEM là một mô hình kinh tế lượng mạnh mẽ, khắc phục được những khuyết điểm của các kỹ thuật hồi quy thông thường, đồng thời giúp mô hình hóa mối quan hệ đa chiều giữa các biến trong cùng một mô hình. Kỹ thuật này sẽ giúp việc ước lượng chính xác và phù hợp hơn với thực tiễn. (Nội dung về phương pháp nghiên cứu tác giả sẽ trình bày cụ thể hơn ở chương 3) 5. Đóng góp mới về mặt lý luận Dựa trên các công trình mà tác giả tiếp cận được, luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau: Trong bối cảnh lý thuyết về đổi mới còn rất hạn chế tại Việt Nam. Luận án đã hệ thống lại một các logic về khái niệm đổi mới, nội dung của đổi mới, hình thức đổi mới và phân tích rõ tầm quan trọng của đổi mới tới phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Làm cơ sở để giải thích lý do tại sao Việt Nam hay các quốc gia khác đang tăng cường hoạt động đổi mới. Luận án đã làm rõ được đặc trưng của đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp. Đưa ra được các tiêu chí để đo lường hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp, cụ thể đo lường đổi mới thông qua đầu vào và đo lường đổi mới thông qua đầu ra. Từ đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Luận án đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 06 yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hướng tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công 5
  17. nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên một cách toàn diện và thực tế nhất thông qua việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM là một kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ thứ hai được phát triển để phân tích mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình. Đa quan hệ giữa các biến có thể được biểu diễn trong một loạt các phương trình hồi quy đơn và bội. Kỹ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng và các giả định tương quan (nguyên nhân - kết quả) vào mô hình. Từ đó giải thích được tốt nhất các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là công trình nghiên cứu hàn lâm kế thừa và có bổ sung, lần đầu kiểm định tại tại Thái Nguyên. Chính vì vậy kết quả nghiên cứu đóng góp giá trị học thuật nhất định, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về. 6. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Doanh nghiệp công nghiệp đang là một ngành mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Chính vì thế việc đổi mới để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp mà còn là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Luận án đã đóng góp về mặt thực tiễn như sau: - Đánh giá tình hình đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo các khía cạnh như: Nội dung đổi mới của các doanh nghiệp; Chi phí dành cho hoạt động đổi mới; Huy động nguồn vốn cho đổi mới; Mức độ doanh nghiệp được nhận từ các chính sách của chính phủ. - Luận án đã xác định và xây dựng được một cách hệ thống, logic các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp (Cạnh tranh và thông tin thị trường; Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật; Cơ sở hạ tầng; Liên kết và hợp tác; Nhà quản trị và chất lượng nguồn nhân lực; Năng lực tài chính doanh nghiệp) và tác động của các yếu tố tới theo các nội dung của đổi mới như: Đổi mới sản phẩm; Đổi mới tổ chức; đổi mới quy trình và đổi mới marketing của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đưa ra các giải pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Hoàn thiện chính 6
  18. sách hỗ trợ đổi mới; Xây dựng khu công nghệ cao; Nâng cao năng lực đổi mới của nhà quản trị; Nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường hoạt động liên kết và hợp tác trong đổi mới. Đây là nguồn tham khảo vô cùng hữu ích cho các cơ quan chủ quan và doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì luận án được kết cấu thành 5 chương: Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Lý luận chung về đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới trong doanh nghiệp công nghiệp Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Thực trạng đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 5: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 7
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đổi mới (Innovation) 1.1.1. Các nghiên cứu về quan niệm đổi mới (Innovation) “Đổi mới” trong tiếng Anh là “Innovation”. Ở nhiều quốc gia người ta không dịch mà để nguyên thuật ngữ “Innovation” để hiểu rõ nội hàm của thuật ngữ. Tại Việt Nam thì có rất nhiều tài liệu và các nhà quản lý Việt Nam dịch là “đổi mới sáng tạo”. Trong luận án này, tác giả lựa chọn dịch là “đổi mới”, nhằm giữ nguyên nội hàm của thuật ngữ “Innovation”. Đổi mới là hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng các kiến thức, tri thức mới về công nghệ hay thị trường, về tổ chức quản lý.... để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống quản lý nhằm đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi luôn thay đổi của thị trường, thông qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Clausen và cộng sự (2013) khẳng định động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đổi mới đó là: Do sức ép cần phải tồn tại của doanh nghiệp; Do những cơ hội, lợi ích mà công nghệ mới đem lại (Công nghệ ngoại sinh so với công nghệ nội sinh; công nghệ khai thác so với công nghệ thăm dò); và do cơ hội, lợi ích kinh tế của các kết quả đổi mới đem lại như: Tăng lợi nhuận, tăng thị phần hoặc tăng sức mạnh thị trường.... Nguồn gốc của kết quả đổi mới là do đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đổi mới là nhằm kiếm được lợi nhuận cao từ đầu tư R&D hay kiếm được tiền từ cho thuê các ý tưởng hoặc sáng chế mới. Chính vì thế, để đo lường đầu vào của hoạt động đổi mới, các nhà khoa học thường sử dụng chỉ tiêu R&D (Flor và Oltra, 2004; Bygrave, 1992; Buddelmeyer và cộng sự, 2006). Chỉ tiêu R & D sẽ thể hiện nỗ lực đổi mới của doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ tiêu này lại không thể hiện được kết quả của đổi mới. Bởi vì nhiều khi hoạt động nghiên cứu và phát triển không dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm hoặc quy trình mới, nguyên nhân là do các thất bại của hoạt động R&D. Do vậy, nhiều nghiên cứu coi chỉ tiêu R&D như một biến số độc lập trong mô hình phương trình 8
  20. đổi mới. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Becheikh và cộng sự (2006). Tác giả cho rằng chỉ tiêu R&D thường được dùng để "đo lường các phát minh hơn là các đổi mới". Ngoài ra, đo lường đổi mới có thể thông qua phiếu khảo sát. Đây là phương pháp thường được dùng hiện nay để tìm hiểu về kết quả đổi mới trong các doanh nghiệp. Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu (Greenhalg và Rgoers, 2010), tại đây một cuộc khảo sát về đổi mới có quy mô lớn là Khảo sát đổi mới cộng đồng (CIS), được bắt đầu tiến hành vào năm 1991. Đo lường bằng phiếu khảo sát thường sử dụng để thu thập dữ liệu với quy mô lớn và sử dụng nhiều biến số khác nhau nhằm đánh giá hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Các biến độc lập và biến phụ thuộc được lựa chọn để phân tích hồi quy. Đối với mỗi biến, cần đưa ra mô tả chi tiết, thang đo và sự tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc. Greenhalg và Rgoers (2010) lại cho rằng đo lường đổi mới bằng phiếu khảo sát không phải công việc đơn giản và dễ dàng. Nguyên nhân là do khó khăn trong khâu thiết kế nội dung câu hỏi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, lý luận nền tảng vẫn còn rất nhiều tranh cãi, việc thu thập dữ liệu rất phức tạp do quy mô mẫu lớn, sự phản hồi từ các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả..... Greenhalg và Rgoers (2010) cho biết, ban đầu CIS chỉ điều tra về quy trình và sản phẩm mới mà các doanh nghiệp đã công bố, tuy nhiên CIS lại không phân biệt liệu các đổi mới này là mới trên thị trường hay chỉ mới với doanh nghiệp. Về sau, CIS đã thêm vào các câu hỏi mới trong các cuộc khảo sát nhằm phân biệt những đổi mới nào là mới đối với doanh nghiệp, mới với ngành, hoặc mới với quốc gia. Tuy nhiên, biện pháp đo lường đổi mới thông qua phiếu khảo sát cũng bị chỉ trích vì phương pháp này chỉ nắm bắt được nỗ lực đổi mới ở biên độ rộng (bao nhiêu doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới), chứ không phải cường độ của những nỗ lực (mức độ hoạt động đổi mới qua các giai đoạn khác nhau như thế nào (Buddelmeyer và cộng sự, 2006 ; Palangkaraya và cộng sự, 2016). Arrow (1962) cho rằng đổi mới là một quá trình từ khi hình thành ý tưởng, cho đến khi thương mại hóa các kết quả đổi mới. Tuy nhiên khó khăn của đổi mới đó là sự không chắc chắn cho thành công của hoạt động đổi mới. Hay kết quả đổi 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2