Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam
lượt xem 16
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các mô hình Quản trị tinh gọn và các nhân tố tác động đến việc áp dụng QTTG nhằm đề xuất mô hình QTTG và các giải pháp cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng áp dụng mô hình QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------***------ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ VÂN DUNG Hà Nội – 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------***------ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 934.01.01 Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Vân Dung Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thu Hương TS. Nguyễn Thúy Anh HÀ NỘI - 2023
- i LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Quản trị doanh nghiệp thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau đại học và các đơn vị có liên quan của Trường Đại học Ngoại thương đã quan tâm, tham gia góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Phạm Thu Hương và TS. Nguyễn Thúy Anh đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới tập thể lãnh đạo Khoa Kế toán – Kiểm toán nơi tôi công tác đã quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi để hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Lê Thị Vân Dung
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Thị Vân Dung, tác giả luận án tiến sĩ “Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong luận án là chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Lê Thị Vân Dung
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4 6. Đóng góp của Luận án ......................................................................................5 7. Kết cấu của Luận án .........................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ÁP DỤNG.........6 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN ........................................................................6 1.1. Các nghiên cứu về mô hình quản trị tinh gọn .............................................6 1.1.1. Một số mô hình Quản trị tinh gọn trên thế giới........................................6 1.1.2. Một số mô hình Quản trị tinh gọn tại Việt Nam ....................................14 1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quản trị tinh gọn.........................................................................................................................19 1.2.1. Nhóm nhân tố liên quan đến Lãnh đạo ..................................................19 1.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến chính sách nhân sự ...................................21 1.2.3. Nhóm nhân tố liên quan đến Trình độ nhân viên ...................................23 1.2.4. Nhóm nhân tố liên quan đến Văn hóa doanh nghiệp .............................25 1.2.5. Nhóm nhân tố liên quan đến Quản lý chuỗi giá trị bên ngoài ................27 1.3. Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá áp dụng thành công quản trị tinh gọn.........................................................................................................................31 1.3.1. Tăng năng suất lao động .........................................................................31 1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm ..............................................................32 1.3.3. Giảm chi phí sản xuất .............................................................................33
- iv 1.3.4. Tăng khả năng giao hàng đúng hạn ........................................................34 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................34 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................36 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU .......................................................................................................................37 2.1. Các khái niệm liên quan tới luận án ...........................................................37 2.1.1. Khái niệm về Quản trị tinh gọn ..............................................................37 2.1.2. Khái niệm về Mô hình quản trị tinh gọn ................................................41 2.1.3. Khái niệm về Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ...........................41 2.2. Vai trò của quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ......................................................................................................................42 2.3. Nội dung quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ......................................................................................................................43 2.3.1. Nhận thức về quản trị tinh gọn ...............................................................43 2.3.2. Nhận diện lãng phí trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ...45 2.3.3. Các công cụ quản trị tinh gọn .................................................................46 2.4. Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ảnh hưởng đến áp dụng mô hình quản trị tinh gọn .........................................................................51 2.5. Nguyên tắc áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu............................................................................................53 2.6. Các điều kiện áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu .....................................................................................56 CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................59 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................59 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................60 3.2.1. Cam kết của lãnh đạo và áp dụng thành công QTTG ............................60 3.2.2. Chính sách nhân sự và áp dụng thành công QTTG ................................61 3.2.3. Trình độ nhân viên và áp dụng thành công QTTG ................................62 3.2.4. Văn hoá doanh nghiệp và áp dụng thành công QTTG ...........................63 3.2.5. Quản lý chuỗi giá trị bên ngoài và áp dụng thành công QTTG .............64 3.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu .......................................................................65 3.4. Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi khảo sát ..............................................65
- v 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................68 3.6. Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu .................................................68 3.7. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................69 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................71 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA ............72 VIỆT NAM ..............................................................................................................72 4.1. Tổng quan về doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam............72 4.2. Phân tích thưc trạng áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam ...................................................................75 4.2.1. Thực trạng nhận thức và tình hình áp dụng của QTTG .........................75 4.2.2. Thực trạng về nhận diện lãng phí ...........................................................76 4.2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ quản trị tinh gọn .................................77 4.3. Các yếu tố tác động đến việc áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam ................................................85 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...........................................................85 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................87 4.3.3. Phân tích hồi quy ....................................................................................90 4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................93 4.4. Thực tiễn áp dụng mô hình Quản trị tinh gọn tại các Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam ..........................................................................95 4.4.1. Công ty TNHH Midway Metals Việt Nam ............................................95 4.4.2. Công ty cổ phần TNHH Phong Nam ...................................................101 4.4.3. Công ty cổ phần Hà Yến ......................................................................105 4.5. Kết luận rút ra từ khảo sát việc áp dụng mô hình Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp nghiên cứu ...........................................................................110 4.5.1. Tổng kết về việc áp dụng mô hình QTTG tại các doanh nghiệp nghiên cứu ..................................................................................................................110 4.5.2. Những điểm cần lưu ý khi áp dụng mô hình QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu .................................................................................111 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................114
- vi CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM .......................................................................................................................115 5.1. Quan điểm tiếp cận việc áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam ..................................115 5.2. Đề xuất mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất của Việt Nam .............................................................................................116 5.2.1. Đề xuất những chuẩn bị ban đầu để áp dụng quản trị tinh gọn ............117 5.2.2. Đề xuất mô hình quản trị tinh gọn ........................................................118 5.3. Một số giải pháp để áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam .................................................................128 5.3.1. Giải pháp về nhân tố lãnh đạo ..............................................................128 5.3.2. Giải pháp về truyền thông ....................................................................129 5.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................130 5.3.4. Giải pháp về tài chính ...........................................................................132 5.3.5. Giải pháp về văn hóa doanh nghiệp .....................................................134 5.3.6. Giải pháp về cách thức triển khai áp dụng công cụ quản trị tinh gọn ..135 5.3.7. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin ........................................139 5.4. Một số kiến nghị về điều kiện áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam ..................................141 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................144 KẾT LUẬN ............................................................................................................145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................146 PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT ........................................................................153
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNSX Doanh nghiệp sản xuất QTTG Quản trị tinh gọn QLTQ Quản lý trực quan JIT Just- In – Time Đúng thời điểm VSM Value Stream Mapping Sơ đồ chuỗi giá trị TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các bước thực hiện QTTG của Hobbs (2004)..........................................10 Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến nhóm nhân tố “Lãnh đạo”: .......21 Bảng 1.3: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến chính sách nhân sự ...................23 Bảng 1.4: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến trình độ nhân viên.....................25 Bảng 1.5: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến văn hóa doanh nghiệp...............27 Bảng 1.6: Tổng hợp nghiên cứu liên quan đến quản lý chuỗi giá trị bên ngoài .......28 Bảng 3.1: Quy mô doanh nghiệp khảo sát ................................................................70 Bảng 3.2: Trình độ học vấn của người trả lời khảo sát .............................................70 Bảng 3.3: Vị trí công tác của người trả lời khảo sát .................................................70 Bảng 4.1: Thực trạng lên kế hoạch và tiêu chuẩn thực hiện 5S ................................79 Bảng 4.2 : Thực trạng trực quan hoá sứ mệnh tầm nhìn ...........................................81 Bảng 4.3: Thực trạng trực quan hoá hoạt động sản xuất kinh doanh .......................81 Bảng 4.4: Thực trạng trực quan hoá phương pháp làm việc .....................................82 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập ....................86 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc.......................87 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ........................................................88 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thang đo biến độc lập ..............89 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ........................................................90 Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thang đo biến phụ thuộc ........90 Bảng 4.11: Phân tích tương quan ..............................................................................91 Bảng 4.12: Hệ số xác định hồi qui và hệ số phương sai ANOVA ............................92 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy .......................................................................................92
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình TPS House- Hệ thống sản xuất Toyota ........................................7 Hình 1.2: Mô hình “Toyota way” (2001) ....................................................................8 Hình 1.3: Mô hình 4P của Liker (2004) ......................................................................8 Hình 1.4: Mô hình triển khai Lean Transformation ....................................................9 Hình 1.5. Mô hình phân cấp thực hiện QTTG của Bechino và Holweg (2009) .......12 Hình 1.6: Mô hình QTTG “Made in Vietnam” .........................................................14 Hình 1.7: Mô hình áp dụng Quản trị tinh gọn ...........................................................16 Hình 1.8: Lộ trình áp dụng các công cụ QTTG ........................................................18 Hình 2.1: Chuỗi giá trị của hoạt động kinh doanh xuất khẩu ...................................45 Hình 2.2 . Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) của hoạt động sản xuất xuất khẩu .................47 Hình 2.3: Năm nguyên lý nền tảng của QTTG .........................................................53 Hình 4.1: Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 2017 – 2022 ..................................72 Hình 4.2: Tỉ trọng đóng góp vào xuất khẩu Việt Nam năm 2019 – 2022 ................73 Hình 4.3: Nhận thức và tình hình áp dụng QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam ...................................................................................76 Hình 4.4: Mức độ nhận diện các loại lãng phí tại các doanh nghiệp ........................77 Hình 4.5: Thực trạng các công cụ QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam ....................................................................................................78 Hình 4.6: Thực trạng áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị .....................................................78 Hình 4.7: Thực trạng áp dụng công cụ ngăn ngừa sai lỗi .........................................82 Hình 4.8: Thực trạng áp dụng hệ thống sản xuất đúng thời điểm .............................83 Hình 4.9: Thực trạng áp dụng Kaizen cá nhân..........................................................84 Hình 4.10: Thực trạng áp dụng Kaizen nhóm ...........................................................85 Hình 4.11: Công nhân sử dụng xe scooter trong phân xưởng ..................................99 Hình 4.12: Mô hình tế bào quản lý phân xưởng ở công ty Phong Nam .................103 Hình 5.1: Mô hình quản trị tinh gọn tổng quan ......................................................119 Hình 5.2: Mô hình quản trị tinh gọn tích hợp công cụ quản trị ..............................119 Hinh 5.3: Nguyên tắc triển khai mô hình QTTG tại DNSX hàng xuất khẩu ..........124 Hình 5.4: Mô hình triển khai quản trị tinh gọn .......................................................124
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Xuất khẩu là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế nào. Trong những năm qua, xuất nhập khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân. Nền kinh tế mở gắn liền với hoạt động xuất, nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu làm cho nền kinh tế đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất. Hoạt động xuất khẩu đóng góp về nhiều mặt, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, gián tiếp thúc đẩy phát triển ngành liên quan, nâng cao trình độ sản xuất trong nước đáp ứng theo tiêu chuẩn nước nhận xuất khẩu, nâng cao trình độ lao động. Đối với Việt Nam, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý của Việt Nam thời gian qua là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Chính phủ, luôn gắn liền với chủ trương về hội nhập quốc tế về kinh tế của đất nước và quá trình tự do hóa thương mại. Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã xác định “xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu”. Chủ trương này tiếp tục được củng cố và nhấn mạnh trong các kì Đại hội Đảng XI và XII. Xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 176,6 tỷ USD năm 2016 lên 282,7 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 11,9%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra. từ năm 2016 đến nay cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm từ 1,77 tỷ USD năm 2016, 2,1 tỷ USD năm 2017, 6,8 tỷ USD năm 2018, 10,9 tỷ USD năm 2019 (Bộ công thương, 2020). Năm 2020, tiếp tục ghi nhận xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD. Vượt qua chặng đường đầy khó khăn bởi dịch Covid-19, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (Bộ công thương, 2021). Mặc dù đạt được thành tích rất ấn tượng trong những năm qua song có một thực trạng đáng chú ý là các doanh nghiệp FDI mới là người đóng góp tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước (Bộ công thương, 2022). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 91,09 tỷ USD, tăng 14,2%, chỉ chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9%, chiếm tới 72,9%. Do đó, việc thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn kinh tế hiện nay.
- 2 Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, phải cạnh tranh trên môi trường toàn cầu khiến các doanh nghiệp này gặp sức ép từ cả môi trường kinh doanh toàn cầu và môi trường kinh doanh ở trong nước. Sự gia tăng của các hoạt động toàn cầu hoá, sự phát triển nhanh chóng và thay đổi hàng ngày của công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến những sức ép này ngày càng gia tăng. Hơn lúc nào hết, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xuất khẩu phải phát triển những năng lực tự thân để có thể không ngừng học hỏi, đổi mới, gia tăng khả năng cạnh tranh của mình, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và từ đó, đóng góp vào kết quả xuất khẩu của đất nước. Chỉ khi sức mạnh nội tại của doanh nghiệp được cải thiện, doanh nghiệp mới ở tâm thế sẵn sàng cho mọi thử thách và cơ hội từ môi trường bên ngoài. Như vậy, vấn đề nâng cao năng lực nội tại của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Phương thức “Quản trị tinh gọn” vốn là phương thức vận hành hoạt động kinh doanh được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng và gặt hái những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh từ những năm 90 của thế kỉ XX. Bắt nguồn từ hệ thống “sản xuất tinh gọn” của Toyota, ngày nay tinh gọn trở thành tư duy, triết lý quản trị không chỉ trong các doanh nghiệp sản xuất mà còn được mở rộng áp dụng trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Quản trị tinh gọn (QTTG) chính là dùng tư duy và trí tuệ của con người để cắt giảm tối đa các chi phí lãng phí thông qua các công cụ và phương pháp như: 5S, Kaizen, JIT, Quản lý trực quan,… Các doanh nghiệp trên thế giới đã và đang ứng dụng QTTG vào hoạt động kinh doanh của mình và thu về những kết quả tích cực. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng áp dụng mô hình QTTG. Vì thế, tác giả nhận thấy QTTG có thể đem lại nhiều lợi ích trong các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt Nam là Mỹ và Châu Âu là những thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, chất lượng vận hành sản xuất và cung ứng, và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, triết lý của QTTG không chỉ dừng lại ở những chính sách, chương trình, hay thực hành mà còn bao hàm đến tầm nhìn chiến lược, giá trị cốt lõi, văn hóa của doanh nghiệp, nhằm thoả mãn các mục tiêu của doanh nghiệp, không chỉ mục tiêu về hiệu quả kinh tế mà nó còn hướng tới mục tiêu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Từ đó, có thể thấy mô hình QTTG phù hợp với mục tiêu và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay. Tuy đã tương đối phổ biến về mặt thực tiễn ở các nước phát triển, song nghiên cứu về QTTG, đặc biệt ở bối cảnh các quốc gia đang phát triển như Việt Nam lại không nhiều. Ở Việt Nam, đã có một số các nghiên cứu về QTTG song
- 3 chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trong bối cảnh các doanh nghiệp hàng xuất khẩu. Việc nghiên cứu thực trạng áp dụng QTTG hiện nay và xây dựng mô hình áp dụng phù hợp cho các doanh nghiệp hàng xuất khẩu Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Xuất phát từ tính cấp thiết cả về mặt thực tiễn và mặt khoa học như đã nêu ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các mô hình Quản trị tinh gọn và các nhân tố tác động đến việc áp dụng QTTG nhằm đề xuất mô hình QTTG và các giải pháp cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng áp dụng mô hình QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng thể, luận án sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị tinh gọn, các mô hình quản trị tinh gọn được triển khai tại các doanh nghiệp; - Đánh giá các nhân tố tác động khả năng áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam; - Đánh giá thực trạng triển khai mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp hàng sản xuất xuất khẩu Việt Nam; - Đề xuất mô hình QTTG và cách thức triển khai cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị các điều kiện để áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các mô hình quản trị tinh gọn phổ biến được triển khai tại các doanh nghiệp hiện nay? - Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công quản trị tinh gọn? - Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tác động đến việc áp dụng mô hình quản trị tinh gọn như thế nào? - Mô hình QTTG phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam là gì? - Giải pháp và điều kiện áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh
- 4 nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc triển khai, áp dụng mô hình Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ➢ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc triển khai, áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. ➢ Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án tập trung vào nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. - Về không gian: Luận án khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đối với các trường hợp điển hình áp dụng quản trị tinh gọn, luận án lựa chọn 3 doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. - Về thời gian: Tác giả thực hiện khảo sát từ năm 2016- 2022 5. Phương pháp nghiên cứu • Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh các lý thuyết về quản trị tinh gọn để chọn ra cách tiếp cận quản trị tinh gọn phù hợp. Phương pháp này cũng được sử dụng cùng với phương pháp suy luận logic để xác định các tiêu chí đánh giá việc áp dụng quản trị tinh gọn cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp. • Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: lấy ý kiến của các nhà quản lý để đánh giá về thực trạng các thực hành quản trị mà các doanh nghiệp hàng xuất khẩu Việt Nam đang áp dụng. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao, các chuyên gia cũng được thực hiện để luận giải về cách tiếp cận cũng như quy trình đưa quản trị tinh gọn vào áp dụng tại các doanh nghiệp hàng xuất khẩu Việt Nam. • Phương pháp khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức để điều tra xem các tiêu chí đánh giá việc áp dụng quản trị tinh gọn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quản trị tinh gọn được nhận diện ở trên có đúng với thực tế tại các doanh nghiệp hàng xuất khẩu hay không. • Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích kết quả điều tra. Dữ liệu sẽ được xử lý qua phần mềm SPSS.
- 5 6. Đóng góp của Luận án * Về mặt lý luận: Nghiên cứu và đề xuất một số nhân tố mới ảnh hưởng đến việc áp dụng quản trị tinh gọn phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam, bao gồm: Sự cam kết của ban lãnh đạo; Sự tham gia của quản lý cấp trung, Vai trò của nhóm chuyên trách và Quản lý chuỗi giá trị bên ngoài * Về mặt thực tiễn: - Khảo sát thực trạng áp dụng mô hình Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất HXK để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng và phân tích các nguyên nhân thành công cũng như thất bại từ đó làm cơ sở đề xuất cách thức triển khai và giải pháp áp dụng mô hình Quản trị tinh gọn. - Đề xuất mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và Kết luận, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về áp dụng mô hình quản trị tinh gọn Chương 2: Một số vấn đề lý luận về áp dụng mô hình quản trị tinh gọn trong Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng áp dụng mô hình quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam Chương 5: Đề xuất mô hình Quản trị tinh gọn và một số giải pháp để áp dụng mô hình cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN 1.1. Các nghiên cứu về mô hình quản trị tinh gọn Các doanh nghiệp khi tiếp cận với QTTG đều thấy khó khăn trong các bước đầu tiên. Mặc dù nhận thấy rõ các thực hành QTTG sẽ mang lại nhiều lợi ích song việc ứng dụng ở mỗi doanh nghiệp lại khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện riêng biệt ở mỗi doanh nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả thu được từ QTTG đối với các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào (Oliver, 2002). Và việc áp dụng một mô hình rập khuôn của doanh nghiệp khác có thể khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn lực mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. 1.1.1. Một số mô hình Quản trị tinh gọn trên thế giới Một số nghiên cứu trên thế giới đã phân tích và đề xuất các mô hình QTTG trong các doanh nghiệp sản xuất. Smeds (1994) đề xuất một khuôn khổ cho việc quản lý các thay đổi đối với doanh nghiệp tinh gọn. Khuôn khổ này bao gồm năm giai đoạn, bao gồm phân tích và xây dựng mô hình của trạng thái hiện tại, xác định vấn đề và cơ hội, thử nghiệm và lựa chọn trạng thái tương lai, thực hiện sự thay đổi và ổn định phương thức hoạt động mới. Monden (1998) đã giới thiệu một khung khái niệm mô tả cách cải thiện chi phí, sản lượng và con người bằng phương thức sản xuất của Toyota. Ahlstrom (1998) lưu ý rằng QTTG bao gồm tám nguyên tắc: loại bỏ lãng phí, không có khuyết tật, lập lịch trình kéo, nhóm đa chức năng, loại bỏ các lớp trong mặt bằng, nhóm lãnh đạo, hệ thống thông tin dọc và cải tiến liên tục. Tác giả đã phát triển một khung trình tự các nguyên tắc QTTG trong quá trình thực hiện. Rivera và Frank Chen (2007) đã phát triển một khuôn khổ hợp lý và dễ hiểu để thực hiện quá trình tinh gọn. Họ đã nhóm những thực hành và các phương pháp thực hành tinh gọn mang lại hiệu quả đầu tư cao thành bốn giai đoạn. Motwani (2003) đã phát triển một khung lý thuyết dựa trên sự thay đổi quy trình kinh doanh. Mostafa (2011) đã xây dựng một khuôn khổ triển khai cho sản xuất tinh gọn trong 15 giai đoạn. Karim và Arif-Uz-Zaman (2013) đã phát triển một phương pháp để thực hiện tinh gọn dựa trên năm nguyên tắc tinh gọn. Powell và cộng sự (2013) kết hợp các phương pháp luận cho sản xuất tinh gọn và Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và đề xuất quy trình triển khai tinh gọn dựa trên ERP. Nghiên cứu gợi ý rằng việc triển khai ERP có thể được coi là một yếu tố thúc đẩy quá trình triển khai QTTG trong một doanh nghiệp. Nghiên cứu của Sanchez và Perez (2001) giới thiệu danh sách các tiêu chí đánh giá QTTG theo sáu nhóm gồm 36 chỉ số để đánh giá những thay đổi trong quá trình sản xuất theo nguyên tắc sản xuất tinh gọn.
- 7 Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã báo cáo thực trạng áp dụng QTTG với tỉ lệ sử dụng các sáng kiến tinh gọn thấp và tỷ lệ thành công chậm của quá trình chuyển đổi tinh gọn (Anand & Kodali, 2010; Nordin, Deros, Wahab và Rahman, 2012). Như vậy, rõ ràng cần phải có một giai đoạn đầu bao gồm một phân đoạn hướng dẫn như tài liệu, bài học kinh nghiệm và truyền thông với các nhân viên. Hơn nữa, cần có một nhóm chuyên gia tham gia, bên cạnh nhóm nội bộ để đảm bảo một kế hoạch thực hiện QTTG hiệu quả (Womack và Jones, 2003). Sau khi nghiên cứu một số mô hình áp dụng QTTG tác giả chọn lọc và trình bày các mô hình QTTG đã được áp dụng trên thế giới: Hệ thống sản xuất Toyota Mục tiêu: Chất lượng cao nhất, Chi phí thấp nhất, Thời gian đáp ứng nhanh nhất Đúng thời điểm Jidoka Dòng chảy liên tục Dừng sản xuất khi phát hiện bất thường Nhịp sản xuất Phân tách việc giữa Hệ thống kéo người và máy Heijunka Chuẩn hoá công việc Kaizen Hình 1.1: Mô hình TPS House- Hệ thống sản xuất Toyota (Nguồn: Ohno, 1988) Hệ thống sản xuất Toyota (TPS House) là mô hình đầu tiên của hệ thống sản xuất Toyota được đưa ra bởi Eiji Toyoda và Taiichi Ohno. Mô hình này bao gồm năm yếu tố bao gồm bao gồm ba yếu tố móng và hai yếu tố trụ. Ba yếu tố móng là Heijunka, Chuẩn hoá công việc (Standardized Work), Cải tiến liên tục (Kaizen) và hai yếu tố trụ là Đúng thời điểm (JIT), Tự kiểm soát lỗi (Jidoka). Mô hình Toyota Way 2001 Fuji Cho đã xuất bản cuốn sách "Phương thức Toyota 2001" để đưa ra giải pháp thay thế cho mô hình TPS House. Mô hình bao gồm năm nguyên tắc được nêu rõ trong hai trụ cột. Với trụ cột cải tiến liên tục, có ba nguyên tắc: Thử thách, Kaizen và Genchi Genbutsu. Với trụ cột tông trọng người khác, có hai nguyên tắc: Tôn trọng và Làm việc nhóm.
- 8 Tôn trọng Cải tiến liên tục Làm việc nhóm Tôn trọng Thử thách con người khác Kaizen Genchi Genbutsu Hình 1.2: Mô hình “Toyota way” (2001) (J.K. Liker, 2004) đã phát triển mô hình 4P để gợi ý về những vấn đề doanh nghiệp cần chú ý để triển khai QTTG thành công. Bốn chữ P tượng trưng cho (1) Philosophy (Triết lý), (2) Process (Quản lý quá trình), (3) People and Partners (Phát triển con người), (4) Problem Solving (Giải quyết vấn đề). Mô hình của J. K. Liker được thể hiện như trong hình dưới đây. Giải quyết vấn đề Cải tiến liên tục, học tập Phát triển con người Mục tiêu thách thức, tôn trọng con người Quản lý quá trình Loại bỏ lãng phí Triết lý LEAN Tư duy dài hạn Hình 1.3: Mô hình 4P của Liker (2004) (Nguồn: Liker, J.K. (2004). The Toyota way: 14 Management Principles from the World’s Greatest Manufacturer: Mc Graw Hill.) Để có thể áp dụng QTTG thành công, mô hình này chỉ ra doanh nghiệp cần đáp ứng bốn vấn đề: Tư duy – theo đuổi các triết lý của QTTG trong dài hạn, Quản lý – loại bỏ lãng phí thông qua các công cụ quản lý và quy trình kiểm soát, Con người – phát triển năng lực và tạo sự đồng thuận vào triết lý, Giải quyết vấn đề - Thúc đẩy tinh thần tự học hỏi và tư duy cải tiến trong đội ngũ
- 9 Mô hình Lean transformation của Shook (2015) (John Shook, 2015) cùng các chuyên gia tại viện nghiên cứu Lean (LEAN Enterprise Institute) đã phát triển mô hình “Lean Transformation” gợi ý cho doanh nghiệp những nhân tố cần chú ý khi muốn áp dụng QTTG thành công. Mô hình của John Shook được thể hiện như trong hình dưới đây LINH HOẠT THEO TÌNH HUỐNG - Xác định giá trị - Mục tiêu thực hiện – 1 “Doanh nghiệp mong muốn giải quyết vấn đề gì?” 2 Định hướng và thúc đẩy LEAN đến từng thành viên 3 PHÁT CẢI TIẾN 4 TRIỂN QUÁ TRÌNH NĂNG LỰC Cải tiến liên Duy trì khả tục, thực hành năng cải tiến thay đổi để cải VAI TRÒ CỦA HỆ của tất cả các thiện phương THỐNG QUẢN LÝ thành viên ở thức triển khai QUẢN LÝ tất cả các cấp THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ VĂN HÓA 5 Nền tảng cho quá trình chuyển đổi sang LEAN Hình 1.4: Mô hình triển khai Lean Transformation (Nguồn: Shook, J. (2015). Lean Transformation Framework. From https://www.lean.org/explore-lean/what-is-lean/). Mô hình trên bao gồm năm nhân tố: (1) Linh hoạt theo tình huống, (2) Cải tiến quá trình, (3) Phát triển năng lực, (4) Vai trò của hệ thống quản lý, (5) Thay đổi tư duy và ảnh hưởng từ văn hoá. Shook đã thể hiện năm nhân tố này thông qua hình tượng một ngôi nhà. Phần mái nhà tượng trưng cho mục tiêu, các giá trị doanh nghiệp mong muốn mang tới cho khách hàng. Phần trụ thứ nhất tượng trưng cho quy trình làm việc, phần trụ thứ hai tượng trưng cho những năng lực cần thiết để đạt được giá trị nêu trên. Phần bên trong căn nhà tượng trưng cho phong cách quản lý của lãnh đạo và hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Phần móng tượng trưng cho kiến thức, tư duy nền tảng. Mô hình này không chỉ nêu đầy đủ các yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm mà còn được thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố này một cách trực quan: phần móng là nền tảng cho căn nhà, các trụ nâng đỡ mái nhà, mái nhà bao phủ toàn bộ ngôi nhà. Trong quá trình triển khai mô hình này, doanh nghiệp cũng cần đặt câu hỏi và tìm câu trả lời tương ứng với từng giai đoạn. Năm câu hỏi quan trọng khi triển khai QTTG bao gồm:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 25 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn