intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

46
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của luận án nhằm phân tích và tìm ra điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách ổn định và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ---------------------- NGUYỄN HỮU TỊNH NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG HẠT ĐIỀU TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 62340102 CẦN THƠ – NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ---------------------- NGUYỄN HỮU TỊNH MÃ SỐ NCS: P1314011 NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG HẠT ĐIỀU TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 62340102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: HƢỚNG DẪN 1: Ts. VÕ HÙNG DŨNG HƢỚNG DẪN 2: Ts. NGUYỄN HUỲNH PHƢỚC CẦN THƠ – NĂM 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Lãnh đạo Khoa Kinh tế, Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau đại học và các phòng ban chức năng của Trường Đại học Cần thơ đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Kinh tế và các khoa, phòng ban đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đến Ts. Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ; Ts. Nguyễn Huỳnh Phước, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin cảm ơn UBND các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và các sở ban ngành, UBND các huyện thị, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tác giả Nguyễn Hữu Tịnh i
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ....................................................... viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của luận án ............................................................................. 5 1.6. Ý nghĩa khoa học của luận án ............................................................................ 5 1.7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 7 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 7 2.1.1. Chuỗi cung ứng.......................................................................................... 7 2.1.2. Hiệu quả chuỗi cung ứng......................................................................... 22 2.1.3. Điểm nghẽn chuỗi cung ứng .................................................................... 29 2.1.4. Tổng hợp lược khảo nghiên cứu trước .................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34 2.2.1. Hướng tiếp cận ........................................................................................ 34 2.2.2. Khung nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều ............................................ 36 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu - Kích thước mẫu..................................... 38 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu và phân tích số liệu ........................................ 40 2.3. Điểm mới của luận án....................................................................................... 44 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 45 3.1. Mô hình phân tích chuỗi cung ứng hạt điều ..................................................... 45 ii
  5. 3.2. Mô hình phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng .................................................... 46 3.2.1. Hiệu quả chất lượng ................................................................................ 46 3.2.2. Hiệu quả thời gian ................................................................................... 53 3.2.3. Hiệu quả chi phí logistic .......................................................................... 53 3.2.4. Mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng ........................................................................................................... 53 3.3. Mô hình tiếp cận nhận diện điểm nghẽn chuỗi cung ứng hạt điều................... 59 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 60 4.1. Thực trạng về ngành điều ................................................................................. 60 4.1.1. Thực trạng về ngành điều của thế giới và Việt Nam ............................... 60 4.1.2. Thực trạng ngành điều tại Đông Nam Bộ ............................................... 72 4.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 81 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................. 81 4.2.2. Phân tích chuỗi cung ứng điều vùng Đông Nam Bộ ............................... 83 4.2.3. Hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ................... 101 4.2.4. Phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ ........................................................................................................... 132 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 156 4.3.1. Hiệu quả chất lượng .............................................................................. 156 4.3.2. Hiệu quả thời gian ................................................................................. 157 4.3.3. Hiệu quả chi phí logistic ........................................................................ 158 4.3.4. Những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng . 158 4.3.5. Phân tích điểm nghẽn ............................................................................ 160 4.4. Giải pháp ........................................................................................................ 161 4.4.1. Giải pháp về nguyên liệu ....................................................................... 161 4.4.2. Giải pháp tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng hạt điều trong vùng ...................................................... 161 4.4.3. Giải pháp cho việc quy hoạch khu công nghiệp tập trung chế biến điều ........................................................................................................ 162 4.4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm............................................. 162 4.4.5. Giải pháp giảm chi phí logistic ............................................................. 163 4.4.6. Giải pháp về nguồn vốn ......................................................................... 164 iii
  6. 4.4.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nông hộ.............................................................................................. 164 4.4.8. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 166 4.4.9. Giải pháp khác ....................................................................................... 167 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 170 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 170 5.1.1. Phân tích chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ .................... 170 5.1.2. Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ ..... 172 5.1.3. Phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ .................................................................................................. 175 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 176 5.2.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan hữu quan: Cần sớm ban hành hành lang pháp lý giúp nông dân, thương lái, đại lý các doanh nghiệp thuận lợi sản xuất kinh doanh ................................................... 177 5.2.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội điều: Hiệp hội phải là cầu nối thực sự để các doanh nghiệp trong ngành trao đổi, chia sẻ thông tin cũng như phản hồi những thông tin về những khó khăn vướng mắc của các tác nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh ............................................ 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 180 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG iv
  7. Bảng 2.1. Tóm tắt lược khảo các vấn đề kế thừa từ nghiên cứu trước .......................... 32 Bảng 2.2. Phân bố mẫu điều tra chuỗi ........................................................................... 40 Bảng 3.1: Định nghĩa và kỳ vọng biến .......................................................................... 50 Bảng 3.2: Quy cách tính điểm kiến thức nông nghiệp .................................................. 51 Bảng 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng - Trường hợp ứng dụng cho doanh nghiệp ................................................................................ 54 Bảng 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng - Trường hợp ứng dụng cho doanh nông hộ .............................................................................. 57 Bảng 4.1. Thị phần, giá trị xuất khẩu của hạt điều Việt Nam ....................................... 68 Bảng 4.2: Diện tích trồng điều tại các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ (2015 - 2019) . 73 Bảng 4.3: Diện tích điều thu hoạch tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ ........................... 74 Bảng 4.4. Sản lượng hạt điều thu hoạch tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ .................... 75 Bảng 4.5. Năng suất điều bình quân qua các năm tại vùng Đông Nam Bộ .................. 76 Bảng 4.6. Tình hình nhập khẩu hạt điều thô tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ .............. 79 Bảng 4.7. Số lượng hạt điều nhân xuất khẩu tại vùng Đông Nam Bộ .......................... 80 Bảng 4.8. Kỳ vọng thời gian chế biến và phân phối nhân điều ..................................... 82 Bảng 4.9. Tổng hợp thời gian đưa hàng từ doanh nghiệp lên tàu ................................. 82 Bảng 4.10. Tỷ lệ hao hụt qua quá trình chế biến sản phẩm hạt điều nhân .................... 86 Bảng 4.11. Kết quả kinh doanh của nông hộ trồng điều ............................................... 90 Bảng 4.12. Lợi nhuận của hộ trồng điều khi chi phí biến động, giá đầu ra hoặc năng suất thay đổi ................................................................................................. 91 Bảng 4.13. Kết quả kinh doanh của tác nhân thu gom/ đại lý nhỏ ................................ 92 Bảng 4.14. Kết quả kinh doanh của thương lái/đại lý lớn ............................................. 93 Bảng 4.15. Kết quả kinh doanh của cơ sở chế biến nhỏ................................................ 94 Bảng 4.16. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu ...................... 95 Bảng4.17. Kết quả kinh doanh của đại lý kinh doanh thành phẩm ............................... 96 Bảng 4.18. Kết quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu ........................................ 97 Bảng 4.19. Thông tin về các tác nhân được điều tra ................................................... 102 Bảng 4.20. Phân loại cỡ hạt điều vùng Đông Nam Bộ................................................ 107 Bảng 4.21. Cảm quan hạt điều vùng Đông Nam Bộ ................................................... 108 Bảng 4.22. Chất lượng hạt điều vùng Đông Nam Bộ ................................................. 108 v
  8. Bảng 4.23. Kết quả nghiên cứu định lượng về chất lượng điều tươi .......................... 110 Bảng 4.24. Hệ số hồi qui (Coefficients) ...................................................................... 111 Bảng 4.25. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ........................................ 112 Bảng 4.26. Tỉ lệ đều nhân của vùng Đông Nam Bộ .................................................... 115 Bảng 4.27. Kết quả nghiên cứu định lượng về chất lượng điều nhân ......................... 117 Bảng 4.28. Tổng hợp thời gian thực tế chế biến và phân phối nhân điều và thời gian kỳ vọng ....................................................................................................... 121 Bảng 4.29. Tổng hợp thời gian thực tế đưa hàng từ doanh nghiệp lên tàu so với kỳ vọng ............................................................................................................ 124 Bảng 4.30. Cơ cấu chi phí của người nông dân trồng điều phân theo hoạt động ....... 127 Bảng 4.31. Cơ cấu chi phí của giai đoạn (2) và (3) phân theo hoạt động ................... 128 Bảng 4.32. Chi phí điều sau chế biến .......................................................................... 130 Bảng 4.33. Kết quả kiểm định thang đo (Cronbach‟s Alpha) cho các nhân tố - Trường hợp áp dụng cho doanh nghiệp ..................................................... 133 Bảng 4.34. Các nhân tố mới qua EFA - Trường hợp áp dụng cho doanh nghiệp ....... 135 Bảng 4.35. Kiểm định phương sai trích các nhân tố - Trường hợp áp dụng cho doanh nghiệp .............................................................................................. 136 Bảng 4.36. Ma trận điểm nhân tố - Trường hợp áp dụng cho doanh nghiệp ............. 137 Bảng 4.37. Trọng số trung bình và tỉ trọng đóng góp của các nhân tố - Trường hợp áp dụng cho doanh nghiệp ......................................................................... 138 Bảng 4.38. Kết quả kiểm định thang đo (Cronbach‟s Alpha) cho các nhân tố - Trường hợp áp dụng cho nông hộ .............................................................. 140 Bảng 4.39. Các nhân tố mới qua EFA - Trường hợp áp dụng cho nông hộ................ 142 Bảng 4.40. Kiểm định phương sai trích các nhân tố - Trường hợp áp dụng cho nông hộ ................................................................................................................ 143 Bảng 4.41. Ma trận điểm nhân tố - Trường hợp áp dụng cho nông hộ ...................... 144 Bảng 4.42. Trọng số trung bình và tỉ trọng đóng góp của các nhân tố - Trường hợp áp dụng cho nông hộ .................................................................................. 145 Bảng 4.43. Sự thay đổi về giá hạt điều tại vườn ......................................................... 150 Bảng 4.44. Khảo sát mối quan hệ của các bên trong chuỗi cung ứng điều ................. 151 DANH MỤC HÌNH vi
  9. Hình 2.1. Chuỗi cung ứng đơn giản .............................................................................. 11 Hình 2.2. Chuỗi cung ứng mở rộng ............................................................................... 11 Hình 2.3. Mạng lưới chuỗi cung ứng ............................................................................ 13 Hình 2.4. Mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng .......................................................... 15 Hình 2.5. Dòng chảy trong chuỗi cung ứng .................................................................. 16 Hình 2.6. Sơ đồ thành phần và chức năng của Logistic ................................................ 26 Hình 2.7. Khung nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ ............. 37 Hình 3.1. Mô hình chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ ................................ 45 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng hạt điều ........... 46 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điều tươi do nông hộ sản xuất ...................................................................... 49 Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng - Trường hợp áp dụng cho doanh nghiệp ....................................................... 53 Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng - Trường hợp áp dụng cho nông hộ ...................................................... 56 Hình 3.6. Mô hình tiếp cận nhận diện điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng .................... 59 Hình 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng điều Việt Nam (2002 - 2018)...................... 63 Hình 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng điều thế giới (1966 - 2018) ......................... 64 Hình 4.3. Sản lượng điều nhân của các nước năm 2018 .............................................. 65 Hình 4.4. Sản lượng điều nhân của thế giới (2007 - 2018) .......................................... 66 Hình 4.5. Diễn biến giá điều Việt Nam (2013 - 2018) ................................................. 70 Hình 4.6. Chuỗi sản phẩm điều vùng Đông Nam Bộ .................................................... 72 Hình 4.7. Xu hướng giảm diện tích trồng điều của Đông Nam Bộ ............................... 74 Hình 4.8. Quy trình chế biến hạt điều nhân ................................................................... 77 Hình 4.9. Chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ .............................................. 84 Hình 4.10. Dòng vận chuyển hạt điều vùng Đông Nam Bộ .......................................... 87 Hình 4.11. Chuỗi logistic ngành điều vùng Đông Nam Bộ ........................................ 126 Hình 4.12: Sản lượng ngành điều Việt Nam 2017 - 6/2020 và dự kiến năm 2020 ..... 148 vii
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 01 BVTV Bảo vệ thực vật 02 BL Bán lẻ 03 CC Cung cấp 04 CSCB Cơ sở chế biến 05 DEA Phương pháp bao dữ liệu 06 EFA Phân tích nhân tố khám phá 07 EU Liên minh Châu Âu 08 EDI Công nghệ trao đổi dữ liệu Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp 09 FAO Quốc 10 GCC Hội đồng điều toàn cầu 11 GMP Quy trình sản xuất tốt 12 GTGT Giá trị gia tăng 13 HTX Hợp tác xã 14 HQSX Hiệu quả sản xuất Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên sự 15 HACCP kiểm soát mối nguy 16 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế 17 INC Hội đồng hạt quả khô thế giới 18 NN&PT Nông nghiệp và phát triển 19 PTNT Phát triển nông thôn 20 SFA Phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên 21 SX Sản xuất 22 SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính 23 TTP Hiệp hội đối tác xuyên Thái Bình Dương 24 TD Tiêu dùng 25 VNACAS Hiệp hội Điều Việt Nam 26 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm viii
  11. 27 WTO Tổ chức thương mại thế giới 28 XNK Xuất nhập khẩu 29 XTTM Xúc tiến thương mại ix
  12. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Từ những năm thuộc thập niên 1990, cây điều từng được xem là cây chủ lực trong cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) (2019), với tổng diện tích điều khoảng 450.000 ha và sản lượng hạt điều thô khoảng 500.000 tấn trong năm 2014. Ngành chế biến hạt điều cũng là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. Trong năm 2014, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 260.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD, trong khi đó, tiêu thụ nội địa khoảng 13.000 tấn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cây điều đang mất dần lợi thế, ngành điều đang đi vào quỹ đạo sa sút. Cũng theo VINACAS (2019), diện tích điều cả nước năm 2018 chỉ còn 297.498 ha với sản lượng đạt 391.000 tấn trong khi sản lượng chế biến điều nhân đạt 1.65 triệu tấn và sản lượng xuất khẩu là 391.000 tấn với kim nghạch xuất khẩu đạt 3,52 tỷ USD. Người trồng điều không còn mặn mà với cây điều vì giá cả bấp bênh, lợi nhuận thấp. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2014), ngành điều đang đứng trước những khó khăn, sản lượng điều sản xuất trong nước giảm sút, hiệu quả sản xuất điều thấp so với một số cây trồng khác như cao su, cà phê, tiêu,… Do đó, một số diện tích trồng điều được chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang đất phi nông nghiệp. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu điều nguyên liệu thô từ nước ngoài ngày càng tăng mặc dù chất lượng điều nhập khẩu không tốt bằng điều sản xuất trong nước. Điều này có nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh của điều Việt Nam trong tương lai. Do đó để duy trì chất lượng sản phẩm xuất khẩu, việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cần được quan tâm đầu tư. Theo VINACAS (2019), điểm yếu và cũng là thách thức lớn nhất của ngành điều Việt Nam là công suất chế biến hạt điều đã vượt xa năng lực sản xuất điều nguyên liệu trong nước; sự liên kết giữa người trồng điều và doanh nghiệp chế biến còn lỏng lẻo và yếu kém. Do đó, doanh nghiệp phải nhập khẩu điều từ Châu Phi để chế 1
  13. biến. Tuy nhiên, phần lớn hạt điều từ Châu Phi có chất lượng thấp hơn trong nước (trừ Bờ Biển Ngà) nên doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, nhất là thời điểm cuối vụ. Bên cạnh đó, ngành điều của Việt Nam đang phát triển không bền vững, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, giá cả và nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào bên ngoài, tính cạnh tranh không cao, sự liên kết hợp tác và phân công sản xuất thể hiện qua việc chưa có sự chuyên môn hóa theo cụm, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển,… Đây chính là những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến hạt điều dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua bán,… Ngoài ra, ngành điều Việt Nam còn yếu kém về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử, cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước. Theo VINACAS (2019), các doanh nghiệp chế biến hạt điều trong nước chỉ xuất khẩu sản phẩm thô, chưa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và mang thương hiệu của chính mình ra thị trường thế giới. Để khắc phục những hạn chế và yếu kém này, các doanh nghiệp chế biến hạt điều phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả.Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đó chính là chìa khóa để giúp hóa giải các khó khăn cho mỗi doanh nghiệp và toàn ngành. Vùng Đông Nam Bộ được mệnh danh là thủ phủ của cây điều tại Việt Nam. Diện tích trồng điều ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ là 183.700 ha, chiếm 61 % diên ̣ tić h cả nước. Diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong 8 năm từ năm 2007 là 440.000 ha xuống còn 290.000 ha vào năm 2015. Đến năm 2016, diện tích điều có xu hướng phục hồi trở lại và đạt 293.000 ha, năm 2019 đạt 297.498 ha (diện tích cho thu hoạch đạt 283.200 ha). Là vùng sản xuất điều có quy mô lớn nhất, năm 2019 toàn vùng có sản lượng 140,6 nghìn tấn, chiếm 66,6% về sản lượng điều cả nước. Tập trung chính ở Bình Phước (134.300 ha, sản lượng 95,8 nghìn tấn), Đồng Nai (27.800 ha, sản lượng 31,2 nghìn tấn). Trong khi diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong giai đoạn 2008 - 2015, diện tích điều của thế giới lại tăng liên tục từ 1991 - 2013 với tỷ lệ tăng trưởng diện tích trồng là 4,8%. Diện tích điều hế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm dần do doanh thu/ha thấp, thời gian thu hồi vốn chậm và cơ hội chọn lựa cây 2
  14. trồng khác nhiều hơn. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại một lợi nhuận đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm, thời gian và dịch vụ khách hàng. Đánh giá chuỗi cung ứng là rất quan trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động qua các kế hoạch cải tiến phù hợp được đề xuất dựa trên các tiêu chí và thông tin thu được trong quá trình đánh giá. Trong những năm qua, nhiều nhà kinh tế học và quản trị học đã chỉ ra vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng của nông sản. Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm, quản lý hậu cần sản xuất,… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò của quản trị chuỗi cung ứng càng được coi trọng. Hiện tại, có khá nhiều nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều. Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng trước chỉ đề cập đến một trong những vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi, phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng,… Chưa có nghiên cứu nào tích hợp tất cả những vấn đề trên để tìm ra điểm nghẽn trong xuyên suốt chuỗi cung ứng. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên cùng với nhận thức tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ nói chung và mặt hàng hạt điều nói riêng, đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ” nhằm phân tích các dòng chảy trong chuỗi cung ứng hạt điều, đánh giá hiệu quả chất lượng, thời gian, chí phí logistic và nhận diện những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước là thật sự cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng 3
  15. Đông Nam Bộ để có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng và đưa ngành hàng hạt điều Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát thực trạng chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ. - Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng dựa trên các yếu tố về chất lượng, thời gian và chi phí logistic. - Phân tích và tìm ra điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách ổn định và bền vững. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nêu trên, luận án cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1. Thực trạng chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như thế nào? Câu hỏi 2. Hiệu quả chuỗi cung ứng trên cơ sở chất lượng sản phẩm, thời gian và chi phí logistic trong chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như thế nào? Câu hỏi 3. Những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ là gì? Câu hỏi 4. Những những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách hiệu quả? 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng luận án tập trung nghiên cứu là chuỗi cung ứng hạt điều: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng, chất lượng, thời gian và chi phí logistic. 4
  16. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa bàn các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Vùng Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh có diện tích trồng điều từ cao đến thấp là: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh. Trong đó Bình Dương và Tây Ninh có diện tích điều rất ít chưa đến 1% toàn vùng. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2015 đến năm 2019 Dữ liệu sơ cấp: Năm 2018 - Về phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm hạt điều của vùng Đông Nam Bộ, hướng tới việc thay đổi một phần hoạt động sản xuất và cung ứng thực phẩm hiện tại của khu vực nhằm đạt hiệu quả cao hơn. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Là nghiên cứu đầu tiên đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều. Sự kết hợp các vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi,… để tìm ra điểm nghẽn xuyên suốt chuỗi cung ứng. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước. Nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc đưa ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với thế giới. 1.6. Ý nghĩa khoa học của luận án Nghiên cứu chuỗi cung ứng đang là một lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thêm cách nhìn tổng quan một chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và làm phong phú thêm cách tiếp cận trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản. Nghiên cứu này cũng là nền tảng để các nhà nghiên cứu khác có thêm cơ sở để thực hiện nhiều hơn nữa và phát triển rộng rãi hơn những nghiên cứu về chuỗi cung ứng của các ngành hàng khác trên cả nước. 5
  17. 1.7. Kết cấu của luận án Ngoài phần tóm lược và phần kết luận, luận án được chia thành 5 chương được trình bày với kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 6
  18. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Chuỗi cung ứng 2.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng nông sản Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm: Trước tiên, Bryceson và Smith (2008) cho rằng một chuỗi cung ứng nông sản bao gồm tất cả các khâu cung ứng đầu vào, sản xuất, trung gian, chế biến, bán lẻ, thị trường quốc gia/toàn cầu. Các hoạt động trong chuỗi này bao gồm các hoạt động hậu cần, tài chính và kỹ thuật về cơ bản được kiểm soát bởi ba luồng trong quản lý chuỗi cung ứng: Luồng thông tin, tài chính và vật chất để hoạt động hiệu quả. Christopher (2010) đề xuất một định nghĩa ngắn gọn và bao quát hơn về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tác nhân của chuỗi cung ứng bao gồm nông dân, các tác nhân trung gian (thương buôn, người chế biến, bán buôn và bán lẻ) và người tiêu dùng trong những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi. Dòng chảy xuôi là làm thế nào để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, dòng chảy ngược là làm theo yêu cầu thị trường về chất lượng và số lượng. Kết hợp dòng chảy xuôi và dòng chảy ngược trong chuỗi cung ứng là mong muốn sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh. Như vậy, theo Chritopher (2010) thì khái niệm dòng chảy trong chuỗi cung ứng có khác biệt so với khái niệm của Bryceson và Smith (2008) trước đó. Từ những khái niệm về chuỗi cung ứng đã được trích dẫn trên đây, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố, trong đó có 4 nội hàm của chuỗi cung ứng như sau: 7
  19. - Thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các tổ chức, con người tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, là các mắt xích đóng vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Cụ thể, các tổ chức này có thể là các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. - Mối quan hệ đồng thời giữa các dòng chảy bên trong chuỗi cung ứng gồm dòng thông tin, dòng sản phẩm hay dịch vụ, dòng tài chính và dòng chuyển quyền sở hữu giữa các tác nhân. - Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm hay dịch vụ gì, giá báo nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ đưa ra thị trường bằng cách nào. - Quá trình hoạt động của từng tác nhân là nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Huỳnh Thị Thu Sương (2012) có một định nghĩa được đúc kết từ các nghiên cứu trước: Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: Tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng và hiệu quả trên toàn hệ thống. Dmitry Ivanov và cộng sự (2019) đã có một định nghĩa rất mới về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, xét cho cùng thì nó cũng là sự đúc kết, tổng hợp từ quan điểm của các học giả trước kia nhưng được định nghĩa một cách đầy đủ và bao quát hơn về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng (SC) là một mạng lưới các tổ chức và quy trình, trong đó bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau (nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ) hợp tác (hợp tác và điều phối) dọc theo toàn bộ chuỗi để thu được nguyên liệu thô, chuyển đổi các nguyên liệu thô này thành các sản phẩm cuối cùng và cung cấp những sản phẩm cuối cùng này cho khách hàng. Như vậy, có thể hiểu chuỗi cung ứng là: “Hệ thống các tổ chức, con người và cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2