Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam" là đánh giá được tác động của lợi thế cạnh tranh đến KQKD của các công ty chứng khoán Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác động này có thể đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao KQKD của các công ty chứng khoán Việt Nam dựa trên phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các CTCK đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh KIM MẠNH TUẤN Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 934.01.01 Nghiên cứu sinh: Kim Mạnh Tuấn Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Kim Hương Trang 2. TS. Nguyễn Hồng Quân
- i LỜI CAM ĐOAN Toàn bộ nội dung của luận này là của Nghiên cứu sinh Kim Mạnh Tuấn. Luận án tuân thủ tuyệt đối các quy định về đào tạo trình độ sau đại học của Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả Kim Mạnh Tuấn
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kim Hương Trang và Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân vì sự tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ và định hướng cho tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Nhờ vào kiến thức khoa học sâu rộng và những kinh nghiệm quý báu của Cô và Thầy, tôi đã nhận được những lời khuyên, định hướng và hướng dẫn chi tiết. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa QTKD của Trường Đại học Ngoại Thương vì đã luôn quan tâm chỉ dẫn tôi, trong quá trình Tôi tham gia hoạt động chuyên môn của Khoa và Bộ môn Quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, Tôi cảm ơn các Thầy và các Cô giảng dạy tại Khoa Sau Đại học - Trường ĐH Ngoại Thương vì sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt thành trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Tôi cảm thấy rất may mắn và biết ơn vì đã được hưởng ưu ái. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình, bao gồm bố mẹ, anh trai, em gái, vợ tôi Nguyễn Thục Anh và hai con Kim Nhật Quang và Kim Nhật Minh, luôn đồng hành, động viên, và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thời gian hoàn thành bài luận án này. Tác giả Kim Mạnh Tuấn
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AC Administration Cost Chi phí quản lý 2 BI Brand Image Hình ảnh thương hiệu 3 BO Bank Onwership Quyền sở hữu ngân hàng Góc nhìn dựa trên môi trường hoạt động 4 BEV Business Environment View của doanh nghiệp 5 CBV Competence-based View Góc nhìn dựa trên năng lực 6 CTCK Securities companies/Firms Công ty chứng khoán 7 FO Foreign Ownership Sở hữu nước ngoài 8 FP Firm Performance Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 9 FZ Firm Size Quy mô công ty 10 FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định 11 GT Value Giá trị Generalized Ordinary Least 12 GLS Bình phương tối thiểu tổng quát Squares 13 HĐKD Business Activities Hoạt động kinh doanh 14 HLKH/CS Customer Satisfaction Sự hài lòng của khách hàng 15 HRM Human Resourse Management Quản trị nguồn nhân lực Business Performance/ 16 KQKD Kết quả kinh doanh Firm Performance 17 IL Income Level Mức thu nhập 18 HLCV/JS Job Satisfaction Hài lòng công việc 19 LAM Leadership and Management Lãnh đạo và Quản lý 20 LL Levarage Level Mức sử dụng đòn bẩy 21 LTCT/CA Competitive Advantage Lợi thế cạnh tranh 22 MS Market Share Thị phần 23 NOE Number of Employee Số lượng lao động 24 NLCT Competitive competency NLCT NNL Human Resourse Nguồn nhân lực 25 DN Companies/Firms Doanh nghiệp 26 OC Organizational Culture Văn hóa tổ chức 27 PQ Perceived Quality Chất lượng cảm nhận 28 PSF Professional Service Firm Công ty dịch vụ chuyên nghiệp 29 RBV Resource-based View Góc nhìn dựa trên nguồn lực Relationships and Networks-based 30 RNBV Góc nhìn dựa trên quan hệ và mạng lưới View 31 REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 32 ROA Return on Asset Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 33 ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 34 SCM Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng 35 SEM Structural Equation Modeling Mô hình phương trình cấu trúc 36 TA Tangible Atrributes Thuộc tính hữu hình 37 TAD Training and Development Đào tạo và Phát triển 38 TTNV/EL Employee Loyalty Sự trung thành của nhân viên 39 TTKH/CL Customer Loyalty Sự trung thành của khách hàng 40 TQ Technology Quality Chất lượng công nghệ 41 TT Order Thứ tự 42 TTCK Securities Market Thị trường chứng khoán 43 WC Working Condition Điều kiện làm việc 44 WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
- iv LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .........................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 6. Đóng góp của luận án ..............................................................................................5 7. Cấu trúc luận án ......................................................................................................7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................9 1.1. Các nghiên cứu về LTCT .....................................................................................9 1.1.1. Góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN ...............................................................9 1.1.2. Góc nhìn dựa trên năng lực của DN ...............................................................12 1.1.3. Góc nhìn dựa trên quan hệ và mạng lưới kinh doanh ....................................15 1.1.4. Góc nhìn dựa trên môi trường hoạt động của doanh nghiệp .........................19 1.2. Các nghiên cứu về KQKD .................................................................................23 1.3. Các nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của DN .............................26 1.4. Tác động của LTCT đến KQKD của CTCK......................................................30 1.5. Khoảng trống trong nghiên cứu đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam...........................................................................................33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................35 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ....................................................................................................................36 2.1. Cơ sở lý luận về LTCT.....................................................................................36 2.1.1. Khái niệm LTCT ............................................................................................36 2.1.2. Các cấp độ của LTCT ...................................................................................42
- v 2.1.3. Đo lường LTCT .............................................................................................43 2.2. Cơ sở lý luận về CTCK ....................................................................................46 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của CTCK .......................................................46 2.2.2. Đo lường KQKD của các CTCK...................................................................51 2.3. Cơ sở lý luận về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK ...............53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................57 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH, GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................58 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................58 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..............................................59 3.2.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 1 .............................................................64 3.2.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2 .............................................................67 3.3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3 .............................................................71 3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu..........................................................77 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................77 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................82 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................84 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .........................................................................................................................85 4.1. Tổng quan về các CTCK Việt Nam ................................................................85 4.2. Đo lường LTCT của các CTCK Việt Nam ....................................................91 4.2.1. Đo lường LTCT là yếu tố tài chính hoặc đo lường được..............................92 4.2.2. Đo lường LTCT là yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn ............................................94 4.3. Tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam .........................97 4.3.1. Tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCK Việt Nam ................................................................................................97 4.3.2. Tác động của LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn đến KQKD của các CTCK Việt Nam ....................................................................................................109 4.3.3. Tổng hợp tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam..........126 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................128
- vi CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH ĐỂ TĂNG CƯỜNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................................129 5.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển TTCK và các CTCK Việt Nam ...129 5.2. Các giải pháp đề xuất .....................................................................................130 5.2.1. Nhóm các giải pháp cho các yếu tố tài chính/đo lường được .......................130 5.3.1.1. Mở rộng quy mô công ty thông các công cụ tài chính hoặc tiến hành mua lại hoặc sáp nhập ............................................................................................................................. 130 5.3.1.2. Sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính ....................................................................... 132 5.3.1.3. Tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư nước ngoài............................................................. 133 5.3.2. Nhóm các giải pháp cho các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn ............................134 5.3.2.1. Tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý........................................................... 134 5.3.2.2. Đầu tư phát triển chất lượng công nghệ ................................................................ 136 5.3.2.3. Tăng cường chất lượng thông tin cung cấp cho khách hàng ......................... 137 5.3.2.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu................................................................................. 138 5.3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo và phát triển ........................................................... 139 5.3.2.6. Xây dựng văn hóa tổ chức ............................................................................................ 141 5.3.2.7. Đổi mới chính sách giá cả dịch vụ .......................................................................... 142 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................144 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................145 1. Kết luận ...............................................................................................................145 2. Khuyến nghị ........................................................................................................145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................... A TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. TL1 PHỤ LỤC ............................................................................................................. PL1
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các định nghĩa và chỉ số/biến quan sát dùng để đo lường LTCT cho các công ty dịch vụ phát triển bởi Thatte (2007).............................................................45 Bảng 3.1. Yếu tố có thể là LTCT của các CTCK Việt Nam và phân loại theo góc nhìn ............................................................................................................................61 Bảng 3.2. Phân loại các yếu tố là LTCT theo đặc điểm của biến, phương pháp đo lường và cơ sở đo lường............................................................................................62 Bảng 3.3. Cơ sở phân tích ảnh hưởng đến sự HLKH (CS) .......................................69 Bảng 3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự TTKH (CL) ..........................................70 Bảng 3.5. Cơ sở đề xuất các câu hỏi trong Phiếu khảo sát khách hàng ....................78 Bảng 3.6. Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu là khách hàng ..............................80 Bảng 3.7. Cơ sở đề xuất các câu hỏi trong Phiếu khảo sát nhân viên.......................80 Bảng 3.8. Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu là nhân viên .................................82 Bảng 3.9. Ký hiệu biến, giải thích thuật ngữ, phương pháp tính toán và quan hệ mong đợi....................................................................................................................82 Bảng 3.10. Thống kê thành viên ban lãnh đạo các CTCK Việt Nam tham gia phỏng vấn .............................................................................................................................83 Bảng 4.1. Kết quả trung bình ROA, ROE và MS giai đoạn 2016 – 2020 của các CTCK Việt Nam .......................................................................................................87 Bảng 4.2. Thực trạng mức độ HLCV và TTNV .......................................................89 Bảng 4.3. Thực trạng mức độ HLKH và TTKH .......................................................90 Bảng 4.4. Phương pháp đo lường LTCT của các CTCK Việt Nam .........................92 Bảng 4.5. Kết quả đo lường LTCT là các yếu tố tài chính hoặc đo lường được ......92 Bảng 4.6. Kết quả đo lường LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn từ khảo sát KH .............................................................................................................................94 Bảng 4.7. Kết quả đo lường LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn từ khảo sát NV .............................................................................................................................96 Bảng 4.8. Thống kê mô tả các dữ liệu tác giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu...98 Bảng 4.9. Tương quan giữa các biến độc lập ............................................................98 Bảng 4.10. Hệ số khuếch đại phương sai (VIF) ........................................................99 Bảng 4.11. Hồi quy theo phương pháp OLS của biến phụ thuộc ROA ..................100 Bảng 4.12. Kết quả đánh giá FEM ..........................................................................100 Bảng 4.13. Kết quả đánh giá REM .........................................................................101 Bảng 4.14. Kiểm định Hausman .............................................................................101
- viii Bảng 4.15. Hồi quy theo mô hình GLS ...................................................................102 Bảng 4.16. Hồi quy theo phương pháp OLS của biến phụ thuộc ROE ..................102 Bảng 4.17. Kết quả đánh giá FEM ..........................................................................103 Bảng 4.18. Kết quả đánh giá REM .........................................................................103 Bảng 4.19. Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................104 Bảng 4.20. Hồi quy theo mô hình GLS ...................................................................104 Bảng 4.21. Hồi quy theo phương pháp OLS của biến phụ thuộc là Thị phần ........105 Bảng 4.22. Kết quả đánh giá FEM ..........................................................................106 Bảng 4.23. Kết quả đánh giá REM .........................................................................106 Bảng 4.24. Kiểm định Hausman .............................................................................107 Bảng 4.25. Hồi quy theo mô hình GLS ...................................................................107 Bảng 4.26. Tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam theo mô hình 1 ...............................................................................................................................108 Bảng 4.27. Kết quả tải trọng bên ngoài của Mô hình SEM 1 .................................110 Bảng 4.28. Mức độ tin cậy và giá trị của cấu trúc mô hình ....................................111 Bảng 4.29. Giá trị phân biệt của Mô hình SEM 1 ...................................................113 Bảng 4.30. Tỷ lệ Heterotrait-Monotrait (HTMT) ...................................................113 Bảng 4.31. Giá trị VIF bên trong của Mô hình SEM 1 ...........................................115 Bảng 4.32. Quan hệ giữa các biến tiềm ẩn ..............................................................115 Bảng 4.33. Mức độ giải thích của mô hình .............................................................116 Bảng 4.34. Kết quả tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam theo mô hình 2 .................................................................................................................117 Bảng 4.35. Kết quả tải trọng bên ngoài của Mô hình SEM 2 .................................119 Bảng 4.36. Mức độ tin cậy và giá trị của cấu trúc mô hình ....................................120 Bảng 4.37. Giá trị phân biệt của Mô hình SEM 2 ...................................................121 Bảng 4.38. Tỷ lệ Heterotrait-Monotrait (HTMT) ...................................................122 Bảng 4.39. Giá trị VIF bên trong của Mô hình SEM 2 ...........................................123 Bảng 4.40. Quan hệ giữa các biến tiềm ẩn ..............................................................124 Bảng 4.41. Mức độ giải thích của mô hình .............................................................125 Bảng 4.42. Tổng hợp kết quả tác động của LTCT đến KQKD của CTCK Việt Nam theo Mô hình 3 ........................................................................................................125 Bảng 4.43. Tổng hợp tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam .126 Bảng 4.44. Tổng hợp quan hệ giữa một số yếu tố là LTCT của các CTCK Việt Nam .........................................................................................................................127 Bảng 4.45. Tác động của một số yếu tố khác đến sự HLCV ..................................127
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Yếu tố cấu thành KQKD theo Selvam và cộng sự (2016) ........................25 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN theo Barney (1991) ........................................................................................................................27 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu LTCT và KQKD của DN theo Raduan và cộng sự (2009) ........................................................................................................................27 Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu LTCT và KQKD của DN do Majeed (2011) đề xuất ...................................................................................................................................28 Hình 2.1. Yếu tố cấu thành KQKD theo Sigo (2020) ...............................................52 Hình 2.2. Quan hệ tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam ........55 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam ...........................................................................................................................58 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam ...........................................................................................................................60 Hình 3.3. Mô hình thực nghiệm đánh giá tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCK Việt Nam.....................................64 Hình 3.4. Tác động của LTCT đến sự HLCV (JS) và sự TTKH (CL) .....................67 Hình 3.5. Mô hình đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam (thể hiện qua sự HLKH và TTKH) ..................................................................71 Hình 3.6. Tác động của LTCT đến sự HLCV (JS) và sự TTNV (EL) .....................72 Hình 3.7. Tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam (thể hiện qua sự HLCV (JS) và sự TTNV (EL) ..............................................................................77 Hình 4.1. Số lượng CTCK Việt Nam từ năm 2003 đến 2020 ...................................86 Hình 4.2. Mô hình 1 đánh giá tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCK Việt Nam ..............................................................97 Hình 4.3. Mô hình SEM 1 với 28 quan sát .............................................................109 Hình 4.4. Chất lượng đo lường của Mô hình SEM 1 ..............................................111 Hình 4.5. Chất lượng cấu trúc của Mô hình SEM 1 ...............................................114 Hình 4.6. Mô hình SEM 2 với 25 quan sát .............................................................118 Hình 4.7. Chất lượng đo lường của Mô hình SEM 2 ..............................................120 Hình 4.8. Chất lượng cấu trúc của Mô hình SEM 2 ...............................................123
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với lịch sử phát triển hơn 70 năm, lĩnh vực quản trị chiến lược đã có những bước nhảy vọt trong tư duy, quan niệm và phương pháp thiết lập chiến lược cho doanh nghiệp, ngành và thậm chí quốc gia. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh (LTCT) là một trong những trọng tâm của khoa học quản trị chiến lược. Theo Sigalas và Economou (2013), các công trình khoa học từ những năm 1950 đến nay đã có nhiều nhận định cũng như nhiều hướng tiếp cận khác nhau về LTCT. Chính vì nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau liên quan đến khái niệm LTCT, nên phương pháp đo lường LTCT cũng hết sức đa dạng và phong phú. Phân tích các hệ thống lý luận trọng yếu về LTCT, tác giả nhận thấy, trong 25 năm gần đây số lượng nghiên cứu khoa học liên quan đến ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của DN Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên, theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, số lượng công trình nghiên cứu KQKD bị tác động, ảnh hưởng bởi yếu tố LTCT của DN trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế đến nay vẫn chưa được giải quyết. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, các DNVN đang có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển hơn. Tuy nhiên, các DNVN trong bối cảnh hiện nay phải cạnh tranh thường xuyên và khá gay gắt, áp lực khá lớn với các tập đoàn quốc gia chiếm ưu thế rất lớn về quy mô và kinh nghiệm sâu rộng sau nhiều năm hoạt động trên quy mô thị trường thế giới, quốc tế. Vì vậy, để có thể tồn tại, một yêu cầu cấp bách cho các DN Việt Nam là phải đổi mới hoạt động quản trị DN (Vlados & cộng sự, 2022). Trong bối cảnh này, việc xây dựng LTCT là hoạt động cốt lõi giúp DN tiếp tục mở rộng và phát triển. Xây dựng LTCT có nghĩa là, DN phải cung cấp dịch vụ tuyệt vời hơn đối thủ, cung cấp được các giải pháp tốt hơn cho vấn đề mà khách hàng (KH) đang gặp phải. Nhờ đó, tăng số lượng KH mới, đảm bảo sự TTKH hiện tại, duy trì được thị phần. Mỗi DN phải xây dựng chiến lược một cách hiệu quả và thông minh để có được LTCT. Khi các DN có thể phát triển lợi LTCT thì LTCT của chính quốc gia đó cũng được nâng cao (Aslam & cộng sự, 2022). TTCKVN đang chứng kiến tăng trưởng chưa từng thấy, phá vỡ nhiều kỷ lục
- 2 trước đó và dần lấy lại vị thế là kênh huy động vốn đáng tin cậy của DN. TTCKVN hiện đang phải vượt qua nhiều trở ngại, trong đó tác động ngược chiều của giảm sút kinh tế toàn cầu và xung đột chính trị liên quan đến nhiều quốc gia. Để giữ vững tốc độ phát triển và tiếp tục là một trong những thị trường chứng khoán có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất thế giới, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho TTCK. Các CTCKVN đang phải đối diện với mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành, vì vậy CTCKVN cần có giải pháp nâng cao LTCT nhằm củng cố và giữ được lợi thế, vị thế của DN trên thị trường. Bên cạnh đó với LTCT còn giúp cho các CTCK trên TTCK tạo được sự tin tưởng, niềm tin từ phía các nhà đầu tư, từ phía KH, sẽ giúp các CTCK không ngừng tăng trưởng doanh số, doanh thu. Vì vậy để đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành CKVN thì cần phải chú trọng và quan tâm tới mức độ cạnh tranh của các CTCKVN. Hơn nữa, một trong những vấn đề mà TTCKVN đang gặp phải đó là, với con số 79 CTCK, số lượng các CTCK trên TTCKVN vượt quá nhu cầu hiện tại của thị trường. Nghiên cứu sự khác biệt giữa TTCKVN và các nước hàng đầu ở Châu Á, TTCKVN có giá trị vốn hóa rất khiêm tốn, nhưng số lượng CTCK lại có tỷ lệ quá lớn so với quy mô. Điều này có thể dẫn đến việc cạnh tranh quá khốc liệt không cần thiết. Trường hợp DN sử dụng các chiến lược, biện pháp không lành mạnh và phải chịu các biện pháp xử lý cứng rắn của các cơ quan QLNN. Chính từ nguy cơ này đã đặt ra một yêu cầu cấp bách cho VN trong việc tái cấu trúc, thay đổi TTCK, đồng thời cần phải triển khai các biện pháp quản trị rủi ro, đồng thời tạo cơ chế cho các CTCK cạnh tranh lành mạnh, góp phần tăng hiệu quả của TTCKVN (Nguyễn Hà Phương, 2013). Các CTCKVN cần đẩy mạnh nỗ lực để phát triển LTCT bền vững, từ đó nâng cao KQKD của mình. Như vậy, xét về góc độ bối cảnh, thực tiễn cũng như lý thuyết, cần có một nghiên cứu về LTCT và đánh giá được tác động hoặc ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam” rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
- 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác động này có thể đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao KQKD của các CTCKVN dựa trên phát triển, nâng cao LTCT của các CTCK đó. Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả nhận định phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề cơ sở và lý luận liên quan đến LTCT, xác định và đo lường LTCT và đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK. Thứ hai, áp dụng một quy trình nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án; và xây dựng được mô hình cùng với các giả thuyết để giải quyết được các vấn đề mà tác giả luận án đã nhận định trong nội dung của luận án. Thứ ba, đo lường và đánh giá được LTCT của các CTCKVN. Thứ tư, đánh giá và phân tích được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. Thứ năm, đề xuất được giải pháp tăng cường KQKD của các CTCKVN thông qua phát triển LTCT của các CTCKVN, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị cho một số bên liên quan của TTCKVN. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án này là: tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 31 CTCKVN trên tổng số 79 CTCK vẫn đang hoạt động trên TTCKVN và bên liên quan của các CTCK đó, bao gồm khách hàng và nhân viên của các CTCKVN. Việc lựa chọn các CTCK này xuất phát từ một số lý do chính sau đây:
- 4 - Đảm bảo tính đại diện về quy mô Trong 31 CTCK được nghiên cứu có 10 công ty quy mô nhỏ (doanh thu dưới 100 tỷ) tương ứng với tỷ lệ 32.26%, 16 công ty quy mô vừa (doanh thu từ 100 tỷ đến dưới 1000 tỷ) tương ứng với tỷ lệ 51.61% và 05 công ty quy mô lớn (doanh thu từ 1000 tỷ trở lên) tương ứng với tỷ lệ 16.13%. Tỷ lệ lựa chọn này dựa trên đặc điểm về quy mô của các CTCKVN. - Đảm bảo tính đa dạng về niêm yết Trong 31 CTCK đựa lựa chọn, có 13 công ty đang niêm yết trên sàn HOSE (tương ứng với tỷ lệ 41.94%), 11 công ty trên sàn HNX (tương ứng với tỷ lệ 35.48%) và 07 công ty trên sàn UpCoM (tương ứng với tỷ lệ 22.58%). Tỷ lệ lựa chọn này dựa trên đặc điểm về niêm yết của các CTCKVN. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Dựa trên cơ sở lý luận về LTCT và tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK, tác giả tiến hành đánh giá KQKD của các CTCKVN bị ảnh hưởng bởi LTCT như thế nào. - Về không gian: Nghiên cứu tiến hành với các CTCK hoạt động tại Việt Nam, niêm yết trên TTCKVN. - Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong 17 năm của 31 CTCKVN từ năm 2004 đến năm 2020. 4. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm trả lời được các câu hỏi sau đây: - LTCT là gì? Các yếu tố nào cấu thành nên LTCT của các CTCKVN? - LTCT tác động như thế nào đến KQKD của các CTCKVN? - Làm thế nào để các CTCKVN có thể tăng cường KQKD dựa trên nâng cao LTCT? 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính gồm định tính và
- 5 định lượng. Các phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học vững chắc và được trình bày trong từng bước của quy trình nghiên cứu và phù hợp với từng nhiệm vụ nghiên cứu. Chương 3 trình bày chi tiết nội dung về phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả phỏng vấn thành viên thuộc ban lãnh đạo các CTCKVN để tìm ra yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN. Kết quả của nghiên cứu định tính là tiền đề quan trọng để thực hiện xây dựng mô hình và đặt ra các giả thuyết. - Phương pháp nghiên cứu định lượng Đối với nghiên cứu đo lường LTCT của các CTCKVN, tác giả sử dụng dữ liệu từ khảo sát KH và nhân viên của các CTCKVN. Đối với LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm thông tin tài chính và thông tin hồ sơ DN của các CTCKVN để xem xét ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCKVN; trong đó, KQKD của các CTCKVN trong trường hợp này là chỉ số tài chính. Đối với LTCT là các yếu tố phi tài chính hoặc các yếu tố tiềm ẩn, tác giả sử dụng dữ liệu từ khảo sát KH và nhân viên của các CTCKVN để xem xét ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. Trong đó, KQKD của các CTCKVN trường trường hợp này là chỉ số phi tài chính. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về mặt học thuật Thứ nhất, đã tổng hợp và chỉ ra được các xu hướng nghiên cứu về LTCT trong lĩnh vực khoa học quản trị chiến lược; đặc biệt, đã chỉ ra cách thức khác nhau mà các nhà khoa học sử dụng để đo lường LTCT. Từ đó, luận án rút ra các nhận xét về hạn chế hiện có của các nghiên cứu trước đây và đưa ra cách thức để khắc phục các hạn chế này. Thứ hai, đã xây dựng được quy trình và mô hình nghiên cứu để đo lường LTCT của các CTCKVN. Đặc biệt, đã trình bày được kết quả thực nghiệm nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN.
- 6 Thứ ba, đã xây dựng được một mô hình đánh giá ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCKVN một cách toàn diện hơn, cụ thể: (1) Đã đánh giá được tác động của LTCT là yếu tố tài chính/đo lường được như: tổng tài sản, sở hữu ngân hàng, sở hữu nước ngoài, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản đến KQKD của các CTCKVN. Trong đó, KQKD của các CTCKVN trong trường hợp này là tỷ suất ROA, tỷ suất ROE và thị phần (MS). (2) Đã đánh giá được ảnh hưởng của LTCT là các yếu tố phi tài chính hoặc các biến tiềm ẩn không thể đo lường trực tiếp được như: năng lực lãnh đạo và quản lý, thương hiệu, chất lượng công nghệ, CLDV, chất lượng thông tin, chính sách giá cả, TSHH, văn hóa DN, đào tạo và phát triển NNL đến KQKD của các CTCKVN. Trong đó, KQKD của các CTCKVN thể hiện qua bốn chỉ số/yếu tố: (1) mức độ HLKH, (2) sự TTKH, (3) mức độ HLCV của nhân viên, và (4) sự TTNV. Thứ tư, đã xem xét LTCT một cách toàn diện bao gồm cả yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài DN, vừa sử dụng các yếu tố tài chính/đo lường được và yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn. Như vậy, luận án đã góp phần đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, đã chỉ ra được mười ba yếu tố là LTCT của các CTCKVN, cụ thể bao gồm: quy mô, sở hữu ngân hàng, sở hữu nước ngoài, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, năng lực lãnh đạo và quản lý, thương hiệu, chất lượng công nghệ, CLDV, chất lượng thông tin, chính sách giá cả, TSHH, văn hóa DN, đào tạo và phát triển NNL và đã đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. Luận án góp phần xây dựng bức tranh toàn cảnh về LTCT của ngành CKVN. Thứ hai, đã chỉ ra mức độ tác động, và chiều hướng tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN. Việc sắp xếp mức độ này được thực hiện cho từng loại yếu tố thể hiện KQKD bao gồm cả yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn. Cụ thể, các đặc điểm như: thuộc sở hữu nước ngoài, thuộc sở hữu ngân hàng, có tổng tài sản lớn và có mức sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất ROA, tỷ suất ROE và thị phần (Market Share). Trong khi đó, yếu tố: chất lượng dịch vụ, chất lượng công nghệ
- 7 đang sử dụng, chất lượng thông tin và nguồn thông tin cung cấp cho khách hàng và danh tiếng có ảnh hưởng tích cực đến sự HLKH. Trong khi đó, thương hiệu, chính sách giá của sản phẩm/dịch vụ tài chính và chất lượng thông tin có ảnh hưởng đến sự TTKH. Kết quả cũng chỉ ra, hiệu quả hoạt động đào tạo và năng lực lãnh đạo, quản trị chính là các yếu tố quyết định đến sự HLCV và TTNV. Thứ ba, dựa trên các kết quả nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tăng cường KQKD của các CTCKVN dựa trên nâng cao LTCT của các công ty đó. Giải pháp đề xuất được chia thành hai nhóm: nhóm giải pháp cho các yếu tố tài chính/đo lường được và nhóm các giải pháp cho các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn: (1) Giải pháp cho để nâng cao LTCT là các yếu tố tài chính tập trung vào việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng kiến thức, kinh nghiệm; tiến hành sáp nhập với các CTCK có quy mô tương đồng hoặc mua lại các CTCK có quy mô nhỏ hơn hoặc đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả; và tăng cường sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả và thông minh. (2) Giải pháp để nâng cao LTCT đối với các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn tập trung vào việc đầu tư cho chiến lược phát triển công nghệ, chuyển đổi số; tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt liên quan đến chất lượng các thông tin và nguồn thông tin cung cấp cho khách hàng; và phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị các CTCKVN. Ngoài ra, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng của các CTCKVN. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm có 05 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Chương 3: Mô hình, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
- 8 Chương 4: Đánh giá tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam Chương 5: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh để tăng cường kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
- 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về LTCT 1.1.1. Góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN Xu hướng nghiên cứu đầu tiên về LTCT được các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi là “Góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN - Resource-based View of the Firm” (RBV). Trong góc nhìn này, các DN về cơ bản có đặc trưng riêng và theo thời gian, việc tích lũy, kết hợp độc đáo của các nguồn lực cho phép DN thu được lợi nhuận vượt trội dựa trên việc sỡ hữu các nguồn lực đặc biệt (Barney, 1986; Barney, 1991). Theo lý thuyết dựa trên nguồn lực, các nhóm nguồn lực thay vì các đặc điểm cấu trúc toàn ngành hoặc các tính chất liên quan đến sản phẩm hoặc thị trường, chính là yếu tố cốt lõi của LTCT (Peteraf, 1993). Nguyên tắc cơ bản của lý thuyết này là khi một tổ chức sở hữu nguồn lực độc nhất hoặc đặc biệt hơn so với đối thủ, tổ chức có LTCT. Điều đó đặc biệt đúng khi những nguồn lực mà DN sở hữu hỗ trợ DN hiện thực được các mục tiêu chiến lược (Nguyễn Hà Phương, 2013). Ví dụ về các nguồn lực này bao gồm, CSVC hiện đại, nhân sự tài năng, các dữ liệu quan trọng và TSVH như thương hiệu và bằng sáng chế. Việc sở hữu những nguồn lực độc đáo và không thể dễ dàng sao chép sẽ tạo ra trở ngại lớn cho các đối thủ đang cố gắng sao chép hoặc thay thế các nguồn lực quan trọng của DN. Ngày nay, việc tận dụng dữ liệu và thông tin trở nên cực kỳ quan trọng, giúp các tổ chức phát triển và tạo ra LTCT. Nguyễn Hà Phương (2013) nhấn mạnh, sử dụng thông tin hiệu quả đang ngày càng có vai trò hữu ích trong việc tạo ra LTCT cho DN. DN cần thu thập các dữ liệu thị trường ví dụ như dữ liệu về nhu cầu của KH. Phân tích dữ liệu giúp DN có cái nhìn tổng quan về hiệu quả và hiệu suất của các quy trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện được khai thác dữ liệu hiệu quả đó là DN cần có các công cụ, năng lực cần thiết để xử lý và phân tích dữ liệu (Pellegrino Missaglia & cộng sự, 2020). Điều này có thể đòi hỏi DN phải đầu tư giải pháp phần mềm và đầu tư vào nhân lực có chuyên môn về khoa học dữ liệu. Rõ ràng, việc tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh nhờ sử dụng công nghệ cũng góp phần tạo ra LTCT của DN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 25 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn