Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 16
download
Nội dung của luận án trình bày cơ sở lý luận về tác động quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả nghiên cứu về tác động quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giải pháp quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh TĂNG THỊ THANH THỦY Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 Nghiên cứu sinh: Tăng Thị Thanh Thủy NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Nguyễn Thị Hiền 2. TS Trần Thị Lương Bình Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Tăng Thị Thanh Thủy
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Hiền và TS Trần Thị Lương Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Ban Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học, Bộ môn Quản trị tài chính cùng các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành chương trình học tiến sĩ tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia từ các công ty chế biến thực phẩm cùng các doanh nghiệp đã hỗ trợ tôi nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, điều tra khảo sát, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đưa ra những góp ý, nhận xét rất hữu ích và quý báu để tôi hoàn thiện luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ hai bên gia đình, chồng và các con đã tin tưởng, động viên, khích lệ, tạo động lực để tôi phấn đấu hoàn thành chương trình học. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Tăng Thị Thanh Thủy
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 10 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm hội đồng quản trị ..................... 10 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp .......... 13 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh .............. 13 1.4. Các nghiên cứu liên quan đến tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. ...................................................................................... 15 1.4.1. Đặc điểm của hội đồng quản trị tác động lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................. 15 1.4.2. Cơ cấu sở hữu của cổ đông tác động lên kết quả hoạt dộng kinh doanh của các doanh nghiệp ...................................................................................... 17 1.5. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................... 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............. 26 2.1. Khái quát về quản trị công ty trong doanh nghiệp .................................. 26 2.1.1. Khái niệm quản trị công ty .................................................................... 26 2.1.2. Đặc điểm của quản trị công ty ............................................................... 29 2.1.3. Vai trò của quản trị công ty ................................................................... 30 2.1.4. Các nguyên tắc quản trị công ty............................................................. 31 2.1.5. Một số lý thuyết liên quan đến quản trị công ty ..................................... 33 2.1.5.1. Lý thuyết đại diện (Agecy theory) ................................................... 33 2.1.5.2. Lý thuyết người quản gia (Stewardship theory) .............................. 35 2.1.5.3. Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory)... 36
- 2.1.5.4. Lý thuyết xã hội học (Sociological Theory) .................................... 37 2.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........... 37 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............ 37 2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ............... 39 2.2.3. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 41 2.3. Tổng quan đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp................................................................................................................ 44 2.3.1. Đặc điểm hội đồng quản trị ................................................................... 44 2.3.1.1. Phân loại đặc điểm hội đồng quản trị ............................................ 44 2.3.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp ........................................................... 46 2.3.2. Cơ cấu sở hữu doanh nghiệp ................................................................. 53 2.3.2.1. Phân loại cơ cấu sở hữu doanh nghiệp .......................................... 53 2.3.2.2. Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến kết hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp ................................................................................... 54 2.4. Mô hình quản trị công ty tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm với Việt Nam........................................................................................ 59 2.4.1. Quy mô hội đồng quản trị ...................................................................... 60 2.4.2. Tính độc lập của hội đồng quản trị ........................................................ 62 2.4.3. Tính song trùng ..................................................................................... 63 2.4.4. Số lượng thành viên nữ thuộc hội đồng quản trị .................................... 66 2.4.5. Cơ cấu sở hữu của cổ đông.................................................................... 67 2.4.6. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 68 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 73 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 73 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 75 3.3. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 78 3.4. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu .............................................................. 81 3.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 82 3.5.1. Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 82 3.5.2. Dữ liệu bảng và các mô hình hồi quy với dữ liệu bảng .......................... 82
- 3.5.3. Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................. 85 3.5.4. Kiểm định khuyết tật mô hình và sửa lỗi mô hình ................................. 86 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................................... 89 4.1. Tình hình quản trị công ty tại Việt Nam .................................................. 89 4.1.1. Các quy định của Nhà nước liên quan đến quản trị công ty ................... 89 4.1.2. Thực thi Quản trị công ty tại Việt Nam ................................................. 92 4.1.2.1. Đảm bảo quyền và đối xử công bằng với cổ đông .......................... 92 4.1.2.2. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan..................................... 93 4.1.2.3. Công bố thông tin và minh bạch..................................................... 95 4.1.2.4. Đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu tại Việt Nam............ 96 4.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 99 4.2. Thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013- 2018 ................................... 101 4.2.1. Tổng quan ngành chế biến thực phẩm ................................................. 101 4.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam ................. 103 4.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam ...................................................................... 105 4.2.4. Thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam ...................................................................... 107 4.2.5.1. Đặc điểm hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam. ..................................................................... 108 4.2.5.2. Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam ............................................................................................. 113 4.3. Kết quả phân tích định lượng ................................................................. 118 4.3.1. Thống kê mô tả ................................................................................... 118 4.3.2. Phân tích hồi quy và Kiểm định liên quan ........................................... 120 4.3.2.1. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA ..................... 120 4.3.2.2. Lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc Tobin’s Q ............. 121
- 4.3.2.3. Kiểm định kết quả hồi quy ............................................................ 122 4.3.2.4. Kết quả hồi quy các phương trình ................................................ 125 4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................. 127 4.3.3.1. Các biến đặc điểm hội đồng quản trị............................................ 127 4.3.3.2. Các biến liên quan đến cơ cấu sở hữu doanh nghiệp .................... 129 4.3.3.3. Các biến kiểm soát ....................................................................... 131 CHƯƠNG 5: HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................................................................ 133 5.1. Xu hướng phát triển ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam ............. 133 5.2. Hoàn thiện quản trị công ty hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam ....... 134 5.2.1. Hoàn thiện mô hình và quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị. ....... 134 5.2.1.1. Nâng cao tính độc lập của hội đồng quản trị................................ 135 5.2.1.2. Khuyến khích thành lập ủy ban kiểm toán .................................... 136 5.2.2. Giải pháp liên quan đến cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp ................. 138 5.2.2.1. Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, nước ngoài ....... 138 5.2.2.2. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và sở hữu gia đình ........................... 140 5.3. Khuyến nghị với cơ quan quản lý ........................................................... 141 5.3.1. Xây dựng chế tài nhằm nâng cao kết quả thực thi pháp luật trong quản trị công ty ở Việt Nam ....................................................................................... 141 5.3.2. Quy định và kiểm soát chặt chẽ nhằm nâng cao tính minh bạch khi công bố thông tin ................................................................................................... 143 5.3.3. Nâng cao năng lực và tính kết quả của các hiệp hội và tổ chức xã hội . 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .............. 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 149 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 163 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................... 163 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho nhà quản lý các doanh nghiệp
- chế biến thực phẩm Việt nam ........................................................................... 165 Phụ lục 3: Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................................................................... 167 Phụ lục 4: Quá trình cải cách khung pháp lý về QTCT của Thái Lan ........... 169 Phụ lục 5: Hành trình cải cách quản trị công ty ở Malaysia ........................... 170 Phụ lục 6: So sánh chi tiết giữa Nghị Định 71/2017 và quy định cũ về quản trị công ty tại Thông Tư 121/2012. ......................................................................... 171 Phụ lục 7: Nghiên cứu điển hình tại công ty Cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam.... 176
- DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ bằng Tên đầy đủ bằng tiếng Anh tiếng Việt CBTP Chế biến thực phẩm CCSH Cơ cấu sở hữu DN Doanh nghiệp GĐĐH Giám đốc điều hành HQHĐKD Hiệu quả hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị ROA Return on Assets Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản ROE Return on Equity Hệ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu TTCK Thị trường chứng khoán QTCT Quản trị công ty UBKT Ủy ban kiểm toán
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQHĐKD được đánh giá thực nghiệm ở các quốc gia.............................................................................. 22 Bảng 2.1: Các đặc trưng quan trọng trong mô hình quản trị công ty ở các nền kinh tế đang chuyển đổi................................................................................................. 60 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về số thành viên và tính độc lập của HĐQT các công ty cổ phần Malaysia qua các năm .............................................................................. 61 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về số thành viên và tính độc lập của HĐQT các công ty niêm yết Thái Lan qua các năm (đơn vị: %) .......................................................... 62 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về tính độc lập của vị trí chủ tịch HĐQT tại các doanh nghiệp Thái Lan .................................................................................................... 64 Bảng 2.5: Tỷ lệ doanh nghiệp có đa phần thành viên HĐQT độc lập trong các tiểu ban tại Malaysia .................................................................................................... 66 Bảng 2.6: So sánh phương thức bỏ phiếu trực tiếp và phương thức bầu dồn phiếu 70 Bảng 3.1: Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .................................................. 77 Bảng 3.2: Mã hóa biến quan sát ............................................................................. 79 Bảng 4.1: Một số chỉ số của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ................... 104 Bảng 4.2: Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp chia theo Ngành công nghiệp và năm (%) ........................................................................... 106 Bảng 4.3: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phân theo ngành kinh tế chia theo Ngành công nghiệp và năm (%) ........................................................ 107 Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả các biến .............................................................. 118 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định test Hausman với biến ROA................................... 121 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định test Largrange ........................................................ 121 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định test Hausman với biến Tobin’s Q ........................... 122 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định test Largrange với biến Tobin’s Q .......................... 122 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tự tương quan với biến ROA .................................. 123 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với biến ROA .............. 123 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi với biến ROA ............. 123 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tự tương quan với biến Tobin’s Q ........................ 124 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với biến Tobin’s Q....... 124
- Bảng 4.14: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi với biến Tobin’s Q...... 124 Bảng 4.15: Kết quả mô hình hồi quy REM có robust với biến ROA .................... 125 Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy REM có robust với biến Tobin’s Q ............ 126 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định giả thuyết liên quan đến đặc điểm HĐQT ............ 128 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết liên quan đến sở hữu doanh nghiệp ...... 129 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định giả thuyết liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp .. 131
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Chủ tịch HĐQT với các vai trò khác ...................................................... 63 Hình 2.2: Mô hình quản trị công ty cơ bản của Malaysia ....................................... 68 Hình 4.1: Hành trình thay đổi luật pháp liên quan đến quản trị công ty ở Việt Nam ..... 89 Hình 4.2: Thẻ điểm QTCT của Việt Nam từ 2012 đến 2015 theo thang điểm của Thẻ điểm QTCT khu vực Đông Nam Á ................................................................. 94 Hình 4.3: Tình hình đáp ứng yêu cầu 1/3 thành viên HĐQT độc lập ...................... 96 Hình 4.4: Tình hình đáp ứng tính đa dạng về chuyên môn và lĩnh vực của HĐQT 97 Hình 4.5: Chỉ số ROA trung bình của các DN CBTP niêm yết năm 2013-2018 ... 107 Hình 4.6: Số lượng thành viên HĐQT qua các năm 2013-2018 ........................... 108 Hình 4.7: Số lượng doanh nghiệp CBTP tại các mức sở hữu nước ngoài. ............ 114 Hình 4.8: Số lượng doanh nghiệp CBTP tại các mức sở hữu tổ chức ................... 115 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: HQHĐKD (Tobin’s Q) trung bình tại các mức thành viên HĐQT ..... 109 Đồ thị 4.2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Tobin’s Q) trung bình tại các mức số lượng thành viên nữ trong HĐQT. ....................................................................... 110 Đồ thị 4.3: HQHĐKD (Tobin’s Q) trung bình tại các mức tỷ lệ số lượng thành viên độc lập trong HĐQT. ........................................................................................... 111 Đồ thị 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Tobin’s Q) trung bình tại các mức sở hữu nước ngoài. ................................................................................................... 114 Đồ thị 4.5: Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Tobin’s Q) trung bình tại các mức sở hữu tổ chức.......................................................................................................... 116 Đồ thị 4.6: Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Tobin’s Q) trung bình tại các mức sở hữu nhà nước. ...................................................................................................... 116 Đồ thị 4.7: Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Tobin’s Q) trung bình tại các mức sở hữu gia đình ........................................................................................................ 117
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bắt đầu từ thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ đã kéo theo nhu cầu tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý. Theo thời gian, các doanh nghiệp càng ngày có quy mô càng lớn và số lượng cổ đông ngày càng nhiều lên, những thay đổi trong mô hình quản trị sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quyền sở hữu và quyền quản lý không được tách bạch sẽ gây ra trở ngại cho nền kinh tế bởi các nhà đầu tư sẽ bị bó buộc và không thể cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án. Như vậy, việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là điều thiết yếu và thực tế, việc này đã được chấp nhận ở hầu hết trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, sự tách biệt này đã được quy định trong Luật Doanh Nghiệp 2014. Tuy nhiên, kể từ khi tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu, nhiều vấn đề đã xảy ra giữa các cổ đông và những người điều hành doanh nghiệp. Sự mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người quản lý bắt nguồn từ sự không đồng nhất về vấn đề lợi ích của mỗi bên. Điều này làm tăng thêm gánh nặng trong chi phí của các doanh nghiệp và gây khó khăn trong việc hoạt động doanh nghiệp một cách kết quả. Vì vậy, việc gia tăng và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Từng quyết định trong việc quản trị công ty (QTCT) từ nhỏ nhất đến lớn nhất đều sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của một doanh nghiệp. Việc QTCT trong doanh nghiệp một cách kết quả không chỉ giúp khai thác tối đa tài sản, đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra mà còn gia tăng HQHĐKD doanh nghiệp, thu hút và giữ chân người có năng lực. Từ đó, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về QTCT luôn luôn có một vai trò quan trọng nhất định, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và công chúng. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về QTCT đi sâu vào mục tiêu QTCT kết quả và bền vững. Các công trình nghiên cứu về QTCT trên thế giới, từ các quốc gia khác nhau trên khắp các châu lục, chẳng hạn như Black và Kim (2002) ở Hàn Quốc; Bozec (2005) ở Canada; Black và cộng sự (2012) ở Braxil; Nakano và Nguyen (2012) ở Nhật Bản; Huang và Yang (2015) ở Trung Quốc; Azeer (2015) ở Sri Lanka; Arora (2016) ở Ấn Độ; Buallay và cộng sự (2017) ở Ả rập xê út; Maranho và Leal (2018) ở Mỹ La Tinh; Azhar và Mehmood (2018) ở Parkistan. Trong khi
- 2 các nhà nghiên cứu ở khắp thế giới đã và đang nhận ra tầm quan trọng cũng như tập trung vào vấn đề QTCT thì ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít và hạn chế, chỉ có một số ít nghiên cứu của Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013), Đoàn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014), Nguyễn Thế Anh (2015), Lê Quang Cảnh và cộng sự (2015), Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017)… Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, nhưng chất lượng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh còn yếu. Một trong những nguyên nhân cơ bản là quản trị công ty ở Việt Nam còn yếu kém. Trong tương lai, với sự thực thi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) cũng như sự phát triển năng động của kinh tế thế giới, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, việc thu hút đầu tư phát triển sản xuất, tiếp thu công nghệ tiên tiến sẽ là mấu chốt căn bản để thúc đẩy doanh nghiệp nội phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (CBTP) Việt. Do vậy, ngành CBTP là ngành công nghiệp mà Việt Nam có nhiều lợi thế và đầy tiềm năng khi là một trong những ngành Việt Nam đang ưu tiên phát triển đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2035. Hơn nữa, Việt Nam với quy mô dân số hơn 95 triệu dân, hơn 75% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp thì ngành thực phẩm là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7% những năm qua cùng với nhu cầu vật chất ngày càng gia tăng về chất lượng và số lượng, đặc biệt là các sản phẩm sạch, các sản phẩm đã qua chế biến. Những thay đổi dần trong tập quán và cơ cấu tiêu dùng khiến ngành thực phẩm tại Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được xếp vào nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh và cần được ưu tiên, hỗ trợ phát triển nhằm trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so các ngành công nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Theo Vietnam Report – VNR, chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất chế biến thực phẩm trong năm 2018 tăng 8,1% so với năm trước (GSO, 2018). Đồng thời, ngành này chiếm tỷ trọng về giá trị sản xuất khá cao trong ngành công nghiệp, khoảng 25% đối với các nước đang phát triển, 10-15% ở các nước phát triển. Theo số liệu của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ
- 3 Công Thương), lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm khoảng 15% GDP cả nước và năm 2019 tăng 17.8% so với năm 2018, và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Cùng với đó là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm tiềm năng trong khu vực. Rõ ràng, công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy, ngành chế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến. Chính vì lý do đó, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của nước ta, thì việc nâng cao HQHĐKD kinh doanh của các doanh nghiệp này là cần thiết. Nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT thông qua 2 nhân tố: đặc điểm HĐQT và CCSH đến HQHĐKD của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết sẽ giúp đưa ra những gợi ý về việc quản trị trong doanh nghiệp nhằm góp phần tăng HQHĐKD của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN nói chung. Từ những lý do trên, để làm rõ hơn các nhân tố QTCT ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐKD của doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu, góp phần bổ sung một số lý thuyết về tác động của hoạt động QTCT đến HQHĐKD của các doanh nghiệp CBTP niêm yết. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nghiên cứu, luận án đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị công ty tại các doanh nghiệp đó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về quản trị công ty và hiệu quả hoạt
- 4 động kinh doanh, cũng như nghiên cứu ảnh hưởng giữa các nhân tố này trong các doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng QTCT tác động đến HQHĐKD thông qua 2 nhân tố: đặc điểm hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. Đề xuất các giải pháp đổi mới, tăng cường hoạt động QTCT, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết, góp phần nâng cao chất lượng nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu đặt ra và trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến nội dung, nghiên cứu xác định một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu và giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận án. Những câu hỏi đó là: - Bản chất và những đặc trưng cơ bản của quản trị công ty, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam? - Ảnh hưởng của quản trị công ty thông qua 2 nhân tố: đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam? - Có những giải pháp nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc đổi mới quản trị công ty nhằm nâng cao HQHĐKD cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam? Từ những câu hỏi nghiên cứu, sau khi tiến hành nghiên cứu tổng quan, luận án ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, nội dung cụ thể được trình bày trong chương 3 của luận án. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung Các nghiên cứu về tác động của QTCT đến HQHĐKD của các doanh nghiệp cho đến nay được nghiên cứu theo 2 hướng chính. Hướng thứ nhất, các tác giả thiết lập công thức xác định mức xếp hạng điều hành công ty và sử dụng mức xếp hạng đó làm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu (Bauer và các cộng sự, 2004; Drobetz và
- 5 các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, việc thiếu thông tin thứ cấp, khó thu thập thông tin sơ cấp từ các công ty ở các quốc gia khác nhau làm cho việc xếp hạng trở nên khó khăn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển đã phát triển hướng nghiên cứu thứ hai, kiểm định riêng rẽ mối tương quan giữa các nhân tố cấu thành nên hệ thống điều hành công ty với HQHĐKD, nhằm tìm ra những nhân tố tác động nổi trội. Vì vậy, trong khuôn khổ của nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong trong hai nhân tố cấu thành hệ thống QTCT là: đặc điểm của hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu cổ đông, đồng thời xem xét tác động của hai nhân tố này lên HQHĐKD của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi không gian Trong phần phân tích về thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam và các doanh nghiệp nghiên cứu, không gian nghiên cứu là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Số lượng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên 2 sàn chứng khoán là 42 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội và 27 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Luận án cũng giới hạn việc nghiên cứu quản trị công ty từ 2013 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phạm vi thời gian Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ 2013-2019 do trước năm 2012 hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có báo cáo quản trị, giai đoạn 2012-2014 báo cáo quản trị đã được lập nhưng còn hạn chế về thông tin, từ năm 2014 đến nay các doanh nghiệp mới tập trung vào việc lập và quan tâm đến chất lượng thông tin trong báo cáo QTCT. Tuy nhiên, các thông tin thứ cấp của các doanh nghiệp nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 2013-2018 để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ từ các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập và báo cáo quản trị để thu thập một bảng dữ liệu phù hợp. Các bài học kinh nghiệm và giải pháp được đưa ra là dành cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ảnh hưởng của quản trị công ty (giới hạn ở đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu) đến hiệu quả hoạt động kinh
- 6 doanh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Luận án xem xét các lý luận cơ bản về quản trị công ty, đặc điểm hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp. Luận án đi sâu nghiên cứu hai nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: đặc điểm HĐQT (quy mô HĐQT, tính song trùng lãnh đạo, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tỷ lệ thành viên nữ, ủy ban kiểm toán) và cơ cấu sở hữu của cổ đông (sở hữu nhà nước, sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài và sở hữu gia đình). Đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, luận án sử dụng chỉ tiêu phản ánh giá trị kế toán (ROA) và chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường (Tobin’s Q) để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trò rất lớn đối với đề tài nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp hoạt động. Hai phương pháp nghiên cứu này đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế, luận án sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu định tính là cách tiếp cận thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm nhằm trả lời hỗ trợ cho các phân tích, lập luận (Berg, 2001). Luận án sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu định tính bao gồm: quan sát, phân tích nội dung dựa trên dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu (Berg, 2001; Salkind, 2009). Phương pháp nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên Việt Nam trong giai đoạn 6 năm từ năm 2013 đến năm 2018. Phương pháp phân tích
- 7 được nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên cứu định lượng là phân tích mô hình hồi quy đa biến, cụ thể ở đây là mô hình REM (mô hình ảnh hưởng nhân tố ngẫu nhiên) để nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp. Với phương pháp nghiên cứu định tính, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả phỏng vấn chuyên gia. Mặt khác, số liệu được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định lượng là số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các loại báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm đã được kiểm toán của các doanh nghiệp nghiên cứu và từ các sở giao dịch chứng khoán. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu trong luận án được sử dụng bao gồm phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu tình huống trong nghiên cứu định tính, và phương pháp phân tích hồi quy đa biến, cụ thể là mô hình FEM (mô hình nhân tố tác động cố định) và mô hình REM (mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên) trong nghiên cứu định lượng được xử lý bằng phần mềm STATA 20. Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để vừa giữ được khung cấu trúc câu hỏi nhất định để có thể thu thập kiến thức tổng quát hóa vừa có thể đưa ra những câu hỏi mở phù hợp với tình huống doanh nghiệp và mối quan tâm của doanh nghiệp đó với vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống của công ty cổ phần sữa Vinamilk. Đây là doanh nghiệp hàng đầu của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Vì thế, thông qua việc nghiên cứu trường hợp điển hình là doanh nghiệp này, nghiên cứu sinh có thể đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp, tình hình thực tế cũng như những bài học kinh nghiệm và những thành công từ doanh nghiệp đầu ngành. Từ đó, đưa ra những gợi ý phù hợp để thúc đẩy HQHĐKD thông qua việc tác động đến các nhân tố thuộc đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu từ bài học thực tiễn của công ty Vinamilk. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trong STATA nhằm kiểm định mô hình cũng như các giả thuyết nghiên cứu, và xác định cụ thể trọng số của từng biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc, từ đó đưa ra phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 44 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 58 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 17 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 23 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng
187 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chánh niệm của khách hàng trong đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho cuộc sống tốt hơn
25 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn