Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 20
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, luận án phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------- & ------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh NGUYỄN THỊ THU TRANG HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------- & ------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 Nghiên cứu sinh : NGUYỄN THỊ THU TRANG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đặng Thị Nhàn TS. Nguyễn Thục Anh HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật Ngày tháng Năm 2023 Nghiên cứu sinh i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn hai Cô hướng dẫn khoa học của tôi, PGS.TS Đặng Thị Nhàn và TS Nguyễn Thục Anh, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi, luôn động viên, hỗ trợ tôi. Sự trợ giúp về khoa học và cổ vũ về tinh thần của hai cô đã giúp tôi hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương đã góp ý chân thành, thẳng thắn cho các công trình khoa học của tôi, giúp tôi bổ sung và hoàn thiện tốt nhất có thể, đáp ứng yêu cầu về khoa học của luận án tiến sỹ. Tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học, Đại học Ngoại thương đã trợ giúp rất tận tình, kịp thời các vấn đề về học tập, thủ tục, và quy định trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện nghiên cứu cho luận án. Sau cùng, tôi rất biết ơn và gửi lời chúc thân thương tới gia đình của tôi, những người luôn trợ giúp tôi để có thể tập trung cho công việc nghiên cứu của mình. Tác giả luận án NCS. Nguyễn Thị Thu Trang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .............................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4 3.2.1 Phạm vi về không gian ....................................................................................... 4 3.2.2 Phạm vi về thời gian .......................................................................................... 4 3.2.3 Phạm vi về nội dung .......................................................................................... 4 4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 5 Đóng góp của luận án ............................................................................................. 6 5.1Đóng góp về mặt lý luận ........................................................................................ 7 5.2Đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 9 1.1Tổng quan về phong cách lãnh đạo ........................................................................ 9 1.1.1 Nghiên cứu tiếp cận theo tố chất nhà lãnh đạo ................................................... 9 1.1.2 Nghiên cứu tiếp cận theo hành vi ..................................................................... 10 1.1.3 Nghiên cứu tiếp cận theo hướng hiện đại ......................................................... 12 1.2Tổng quan nghiên cứu về kết quả hoạt động doanh nghiệp ................................. 14 1.3. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp ................................................................................................... 18 1.4. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu ........................................................ 29 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 32 iii
- 2.1 Lý luận về lãnh đạo và nhà lãnh đạo ................................................................... 32 2.1.1 Một số khái niệm .............................................................................................. 32 2.1.1.1 Khái niệm lãnh đạo........................................................................................ 32 2.1.2 Vai trò của nhà lãnh đạo ................................................................................... 33 2.1.3 Lý thuyết lãnh đạo ............................................................................................ 36 2.2 Lý luận về phong cách lãnh đạo .......................................................................... 40 2.2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 40 2.2.2 Các loại phong cách lãnh đạo .......................................................................... 42 2.3Lý luận về kết quả hoạt động doanh nghiệp ......................................................... 48 2.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 48 2.3.2 Đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp ...................................................... 49 2.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 52 2.4.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 52 2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................ 59 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 61 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 63 3.1. Chọn điểm và xác định mẫu nghiên cứu ............................................................ 63 3.1.1 Lựa chọn khách thể nghiên cứu........................................................................ 63 3.1.2 Lựa chọn điểm nghiên cứu ............................................................................... 65 3.1.3 Lựa chọn số lượng mẫu .................................................................................... 65 3.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 68 3.3 Thiết kế bảng hỏi và lựa chọn thang đo .............................................................. 70 3.3.1 Thiết kế bảng hỏi .............................................................................................. 70 3.3.2 Lựa chọn thang đo ............................................................................................ 71 3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 76 3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 76 3.4.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................... 76 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 80 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 81 4.1 Bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam ....................................................................... 81 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 86 4.3 Phong cách lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay .......................... 88 4.3.1 Phong cách lãnh đạo chuyển đổi ...................................................................... 88 iv
- 4.3.2 Phong cách lãnh đạo giao dịch ......................................................................... 89 4.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do ............................................................................... 89 4.4 Kiểm định thang đo về phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp..... 89 4.5 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo phong cách lãnh đạo ........................... 94 4.6. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................................... 95 4.7. Phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................... 100 4.7.1. Phân tích và kiểm định độ thích hợp của mô hình với dữ liệu khảo sát tại các doanh nghiệp ........................................................................................................... 100 4.7.2. Phân tích Bootstrap ....................................................................................... 101 4.7.3. Phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 102 4.7.4 Phân tích mức độ tác động ............................................................................. 105 4.7.5 Phân tích sự khác biệt ..................................................................................... 106 4.8 Cách nhìn về PCLD ảnh hưởng KQHĐ trong bối cảnh thay đổi ...................... 113 4.8.1 Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 113 4.8.2 Kết quả phân tích định tính và bàn luận ......................................................... 115 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 120 CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................. 122 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 122 5.2 Đề xuất giải pháp ............................................................................................... 129 5.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức có liên quan . 136 5.4 Đóng góp, hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ................ 137 TỔNG KẾT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 140 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 144 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 154 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động doanh nghiệp ................................... 17 Bảng 1.2 Tổng hợp nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động tại các doanh nghiệp ........................................................................................... 27 Bảng 2.1 Giả thuyết của Luận án ............................................................................. 60 Bảng 3.1 Tổng hợp số mẫu nghiên cứu của luận án ................................................. 67 Bảng 3.2 Biến quan sát cho nghiên cứu thực nghiệm ............................................... 72 Bảng 3.3 Thang đo phong cách lãnh đạo .................................................................. 73 Bảng 3.4 Thang đo kết quả hoạt động doanh nghiệp ............................................... 75 Bảng 3.5 Bảng đánh giá 5 mức độ Likert của các thang đo ...................................... 77 Bảng 4.2 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 ....................... 85 Bảng 4.3. Thống kê dữ liệu đối tượng khảo sát doanh nghiệp .................................. 87 Bảng 4.4. Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha ....................................................... 90 Bảng 4.9. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc nghiên cứu .................. 97 Bảng 4.10 Tổng hợp hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích ...................... 98 Bảng 4.11 Các hệ số đã chuẩn hóa ............................................................................ 99 Bảng 4.12 Phân tích Boostrap ................................................................................. 102 Bảng 4.13 Hệ số hồi quy chuẩn hóa ........................................................................ 103 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 104 Bảng 4.15 Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến giữa DNNNN và DNFDI ............................................................................. 107 Bảng 4.16 Sự khác biệt của mối quan hệ ................................................................ 108 Bảng 4.17. Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến giữa DNNN và DNFDI ................................................................................ 108 Bảng 4.18. Sự khác biệt của mối quan hệ giữa DNNN và DNFDI ......................... 109 Bảng 4.19. Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến giữa DNNN và DNNNN.............................................................................. 108 Bảng 4.20 Sự khác biệt mối quan hệ giữa DNNN và DNNNN .............................. 110 Bảng 4.21. Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến ..... 111 Bảng 4.22 Sự khác biệt của loại hình DN theo ngành nghề kinh doanh ................. 112 Bảng 4.23 Thông tin về Doanh nghiệp và Lãnh đạo tham gia phỏng vấn sâu ........ 115 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mức độ kiểm soát hoạt động tổ chức giữa lãnh đạo và nhân viên theo các phong cách lãnh đạo .................................................................................. 43 Hình 2.2. Hệ thống công tác lãnh đạo của Blake Mouton, 1964............................... 44 Hình 2.3 Mô hình phong cách lãnh đạo chuyển dổi ................................................. 46 Hình 2.4 Mô hình thẻ điểm cân bằng ........................................................................ 50 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 59 Hình 3.1 Điểm Nghiên cứu ....................................................................................... 65 Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 68 Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký giai đoạn 2011- 2021 .............................. 82 Hình 4.2 Số lượng doanh nghiệp theo vùng kinh tế .................................................. 83 Hình 4.3 Số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế ............................................... 84 Hình 4.4 Số lượng doanh nghiệp theo hình thức sở hữu ........................................... 84 Hình 4.5 Ý kiến đánh giá về PCLDCD tại các DN .................................................. 88 Hình 4.6 Ý kiến đánh giá về PCGD tại các doanh nghiệp ....................................... 89 Hình 4.7 Ý kiến đánh giá về PCTD tại các doanh nghiệp........................................ 89 Hình 4.8 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA chuẩn hóa .............................. 96 Hình 4.9 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................... 101 Hình 4.10 Sơ đồ Sankey- Lãnh đạo DN .................................................................. 114 Hình 4.11 Đám mây nhóm mã dữ liệu .................................................................... 116 Hình 4.12 Tần suất PCLD ảnh hưởng đại dịch Covid 19 ....................................... 117 Hình 4.13 Tần suất PCLD ảnh hưởng Chuyển đổi số ............................................. 117 Hình 4.14 Ý kiến và đề xuất PCLD trong bối cảnh hiện nay .................................. 119 vii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Từ đẩỳ đủ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DV Dịch vụ DTPT Đào tạo và phát triển ĐVT Đơn vị tính CNXD Công nghiệp và xây dựng NNLNTS Nông nghiệp- Lâm nghiệp- Thuỷ sản NV Nhân viên NQ- CP Nghị quyết chính phủ KH Khách hang KQ Kết quả KQCV Kết quả công việc KQHĐ Kết quả hoạt động PCLDCD Phong cách lãnh đạo PCGD Phong cách lãnh đạo giao dịch PCTD Phong cách lãnh đạo tự do QTNB Quy trình nội bộ QD- TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ SP Sản phẩm TMDV Thương mại dịch vụ VN Việt Nam viii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ Viết Từ đầy đủ tiếng anh Nghĩa tiếng việt tắt AVE Average Value Extracted Giá trị phương sai trích BSC Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng CPA Confirmatory factor analysist Phân tích nhân tố khẳng định EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá FDI Foreign Dỉrect Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài MLQ Multifactor leadership questionnaỉre Bảng hỏi lãnh đạo đa nhân tố KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường kết quả hoạt động chính KMO Kraiser – Meyer – Olkin Hệ số KMO ROA Return on assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROI Return on Investment Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ROS Return on sales Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROE Return on equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu SE Standard Error Sai số chuẩn hóa SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SE Standard error Sai số chuẩn hoá ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế. Đây cũng là một động lực để các doanh nghiệp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp. Trong môi trường mới như vậy, các doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả dựa trên quá trình tiếp nhận và đổi mới liên tục, hơn hết là phương thức và cách tiếp cận quản lý của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là một yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi. Theo Newstrom, Davis, 1993 “Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo (Bradley S. Smith, 2016). Bối cảnh thực tiễn thay đổi nhanh chóng đòi hỏi ngày càng nhiều các mô hình phong cách lãnh đạo mới, linh hoạt và phù hợp hơn, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của tổ chức. Do đó, khi vận dụng bất kỳ mô hình phong cách lãnh đạo nào, tổ chức cũng cần phải xem xét kỹ đến các yếu tố đặc thù như: địa lý, văn hóa, tôn giáo, tập quán ... để điều chỉnh cho phù hợp và đạt được mục tiêu của tổ chức (Karin & cộng sự (2010)). Từ thế kỷ IX đến nay có nhiều học thuyết quan điểm về phong cách lãnh đạo nhưng chủ yếu dựa vào 3 cách tiếp cận: tiếp cận theo đặc điểm tố chất lãnh đạo, tiếp cận theo hành vi và tiếp cận theo hướng hiện đại. Trước sự biến đổi khoa học công nghệ, do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, yếu tố vi mô của doanh nghiệp phong cách lãnh đạo truyền thống không đủ thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên và làm cho kết quả hoạt động doanh nghiệp được cải thiện, phong cách lãnh đạo theo cách tiếp cận hiện đại được phát triển đầy đủ và có liên quan ảnh hưởng đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Tại Việt Nam đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện thông qua tiến trình sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong thời gian qua 1
- với sự vào cuộc từ Trung ương đến địa phương đã mang lại nhiều kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu kế hoạch đặt ra, tốc độ tiến trình còn chậm, cần nhiều giải pháp. Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DNNN và công ty TNHH một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 về việc phê duyệt Danh mục DN thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Như vậy với cơ chế chính sách hiện nay đã đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN và DNNNN. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó vai trò của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, cần phải có cách thức để tạo ra những cái mới dựa trên những nền tảng cũ để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của đất nước. Luận án thực hiện phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của DN Việt Nam theo hình thức sở hữu nhằm đánh giá sự khác biệt giữa phong cách lãnh đạo của DNNN với các DNNNN, DNFDI, trên cơ sở đó có cơ sở khoa học nâng cao kết quả hoạt động DNNN. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu DNNN. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác động tới mô hình kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp. Mô hình mới đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ và đặc biệt đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong điều hành, quản lý để nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, chuyển đổi số doanh nghiệp tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp, do đó sẽ là một thay đổi lớn với toàn bộ doanh nghiệp, điều này gây áp lực cho các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, thực tế buộc nhà lãnh đạo cần có nhận thức kịp thời và có cách thức trong quản lý, cần thay đổi các yếu tố căn bản trong hệ thống quản lý để mang lại kết quả cho hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cũng cần tìm cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp (Northouse, 2007). Nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo phù hợp giúp nâng cao kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thay đổi hiện nay, đây cũng là bài toán lớn cần được giải. 2
- Tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu liên quan đến tiếp cận phong cách lãnh đạo để nâng cao kết quả hoạt động doanh nghiệp đươc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu chuyên sâu về một ngành nghề kinh doanh hoặc tại một loại hình doanh nghiệp cụ thể. Điều này cũng cần có một nghiên cứu ở góc độ vĩ mô tổng thể các doanh nghiệp, phân tích sự khác biệt về ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam giữa các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh một cách đầy đủ, định lượng và toàn diện. Từ những lý do nêu trên và khoảng trống nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã chọn: “Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận án là trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, luận án phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu luận án cần được thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, kết quả hoạt động doanh nghiệp và ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đó xác định khoảng trống nghiên cứu (2) Làm rõ cơ sở lý luận, phát triển giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu (2) Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên thống kê mô tả số liệu khảo sát tại các doanh nghiệp Việt Nam. (3) Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam (4) Phân tích sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh. (5) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị về phong cách lãnh đạo nhằm nâng cao kết quả hoạt động doanh nghiệp trong thời gian tới Các câu hỏi nghiên cứu chính mà luận án sẽ đưa trả lời bao gồm 3
- Câu hỏi 1: Khung lý thuyết về ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động như thế nào sẽ phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam? Câu hỏi 2: Phong cách lãnh đạo phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 3: Phong cách lãnh đạo có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam? Câu hỏi 4: Phong cách lãnh đạo của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh có sự tác động khác biệt như thế nào đến kết quả hoạt động của DN? Câu hỏi 4: Nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phong cách lãnh đạo của các DN Việt Nam nên thay đổi như thế nào cho phù hợp? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi về không gian Doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố đặc trưng thuộc 6 vùng kinh tế trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Hà nội, Thái Bình, Nam Định, Nghệ an, Huế, Đà Nẵng, Đăk lăk, Lâm Đồng, TP HCM, Cần Thơ.cho 6 vùng kinh tế trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 3.2.2 Phạm vi về thời gian Thực trạng phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp Việt Nam, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2018- 2022. Các giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo nâng cao kết quả hoạt động doanh nghiệp được luận án đề xuất từ nay cho đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010- 2030. 3.2.3 Phạm vi về nội dung Tác giả đi sâu vào phân tích và nghiên cứu về phong cách lãnh đạo bao gồm phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo tự do và phong cách lãnh đạo giao dịch và đo lường mức độ ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo này đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh 4
- doanh tại Việt nam bằng nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp về PCLD cho nhà lãnh đạo nhằm nâng cao KQHĐ cho các DN tại Việt nam. 4 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp thống kê, mô tả: phản ánh đặc điểm PCLD của các DN Việt Nam Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nghiên cứu: Tìm hiểu các nghiên cứu trước, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm (so sánh ngang) và cơ cấu các chỉ tiêu đó trong tổng thể nghiên cứu (so sánh dọc). Luận án sử dụng phương pháp thống kê so sánh để so sánh phát triển doanh nghiệp theo thời gian (so sánh hiện tại với dãy thời gian trong quá khứ). Ngoài ra, phương pháp này cũng được dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau, giữa các năm với nhau để thấy được sự khác biệt và nguyên nhân của những sự biến động. Phương pháp phân tích cây vấn đề. Nghiên cứu sử dụng phương pháp này để phân tích rõ nguyên nhân, ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định lượng. Mục tiêu nghiên cứu định lượng nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê. Tác giả đã sử dụng các công cụ phổ biến như phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá chất lượng thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình nghiên cứu cấu trúc tuyến tính (SEM) trên phần mềm SPSS 20.0 và AMOS24. Kết quả phân tích dữ liệu trên sẽ giúp tác giả thảo luận các kết quả nghiên cứu để làm rõ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo giao dịch và phong cách lãnh đạo tự do đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu định lượng được tác giả cụ thể được tiến hành như sau: Dữ liệu thu thập sau khi được mã hóa làm sạch và được tiến hành phân tích. Các thông tin sau khi thu thập sẽ được lượng hóa, chỉ ra các điểm chung và điểm khác biệt tổng hợp thành các biến độc lập, biến phụ thuộc, biến định danh, mã hóa những 5
- thông tin cần thiết trong bảng hỏi lãnh đạo đa nhân tố (MLQ- Avolio & Bass 2004) và được xử lý thông qua phần mềm SPSS 20.0. Sau đó tiến hành thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha; Kiểm định giá trị của biến bằng phân tích nhân tố khám phá EFA chung cho các biến, phân tích khẳng định nhân tố CFA và kiểm định giả thuyết nghiên cứu cấu trúc tuyến tính (SEM). Phương pháp phân tích Bootstrap được sử dụng để đánh giá tính bền vững của mô hình lý thuyết. Đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông (Schumacker & Lomax, 1996). Kiểm định Bootstrap này dùng để kiểm tra mức độ tin cậy của các hệ số hồi quy trong mô hình. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn số lần lấy mẫu lặp lại 1200 lần khi chạy kiểm định boostrap. Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm sẽ được thực hiện để xem xét có sự khác biệt hay không trong mối quan hệ tác động của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh. Luận án tập trung phân tích đặc điểm theo hình thức sở hữu của các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp FDI), theo ngành nghề kinh doanh (Doanh nghiệp công nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nông nghiệp-lâm nghiệp- thuỷ sản, doanh nghiệp thương mại dịch vụ) có sự khác biệt trong phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp khả thi phù hợp bối cảnh hiện tại. Tác giả phỏng vấn sâu có ghi âm 15 mẫu chủ yếu là nhà lãnh đạo cấp cao. Sau đó chuyển dữ liệu phỏng vấn sâu sang dạng văn bản (Text), thực hiện mã hoã dữ liệu (Code), tạo nhóm mã (Coding group) từ đó hệ thống ra những chủ đề chính (theme) được bàn luận trên phần mềm ATLAS. ti9. Trên cơ sở các ý kiến đánh giá về phong cách lãnh đạo, luận án đưa ra các khuyến nghị và giải pháp. 5 Đóng góp của luận án Phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp, kết quả đã đạt được những đóng góp sau: 6
- 5.1 Đóng góp về mặt lý luận - Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá vấn đề lý luận về phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động của DN, làm rõ khung lý thuyết về ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu để giải thích tác động của các nhân tố đó. - Thứ hai, luận án đã kiểm định mô hình nghiên cứu với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp tại Việt Nam, tập trung phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo, ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. - Thứ ba, luận án phân tích cấu trúc đa nhóm kiểm định sự khác biệt theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh nhằm xem xét sự khác biệt trong mối quan hệ tác động của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. - Thứ tư, luận án sử dụng phân tích định tính bằng công cụ phỏng vấn sâu các nhà lãnh đạo, kết hợp phân tích định lượng mang lại cái nhìn tổng thể về cơ chế tác động và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên xây dựng và kiểm định ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam; Phân tích sự khác biệt trong trong cơ chế tác động và ảnh phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. 5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp góc nhìn toàn diện về thực trạng phong cách lãnh đạo, vai trò của phong cách lãnh đạo trong nâng cao kết quả hoạt động của các DN Việt Nam, giúp cho DN phối hợp với các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ cho nhà lãnh đạo về cách thức trong quản lý, nâng cao kết quả hoạt động cho các DN trước bối cảnh thay đổi như ảnh hưởng đại dịch Covid 19, biến động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong chuyển đổi số, áp dụng nền tảng công nghệ 4.0 Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án đánh giá thực trạng tác động của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp giúp các DN nhìn nhận rõ hơn về vai trò của phong cách lãnh đạo và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến 7
- lược tuyển dụng, đào tạo, quản trị nhân sự cấp cao phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp Thứ ba, các kết quả nghiên cứu của luận án phân tích sự khác biệt về phong cách lãnh đạo trong các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, phân tích sâu cơ chế tác động và ảnh hưởng đó ở DNNN so với loại hình DN khác, cung cấp bằng bằng chứng khoa học cho cơ quan quản lý Nhà nước có những chương trình, dự án đối với các nhà lãnh đạo của các DNNN góp phần thực hiện cổ phần hoá DNNN và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Thứ tư, luận án đưa ra các nhóm giải pháp về PCLD theo ngành nghề kinh doanh là cơ sở để xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp cho mỗi loại hình doanh nghiệp, nâng cao kết quả hoạt động doanh nghiệp cũng như có những chính sách, giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp Việt Nam. Thứ năm, kết quả nghiên cứu luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, nghiên cứu sinh, học viên cao học và các nhà nghiên cứu. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cam kết, lời cảm ơn của tác giả, các phụ lục, các tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 5 chương như sau. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị 8
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về phong cách lãnh đạo Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về cách thức nhìn nhận về tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo đối với hoạt động trong tổ chức. Các nghiên cứu theo các hướng tiếp cận khác nhau về phong cách lãnh đạo và mỗi nghiên cứu đều có giá trị riêng phù hợp với bối cảnh lịch sử- xã hội. Tuy nhiên, tổng hợp các nghiên cứu thì có 3 cách tiếp cận chủ yểu về phong cách lãnh đạo 1.1.1 Nghiên cứu tiếp cận theo tố chất nhà lãnh đạo Theo tác giả House and Podsakoff (1994), “Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo trong xã hội”, Tác giả cho rằng mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo điển hình cần có: Tầm nhìn; Sự đam mê và đức hy sinh; Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ; Xây dựng hình ảnh tốt; Gương mẫu; Giao tiếp xã hội; Có khả năng phát động khi cần; Khả năng sắp xếp tốt; Khả năng truyền cảm. Tầm nhìn ở đây là khả năng nhìn trước vấn đề trong tương lai để lãnh đạo có thể lập kế hoạch; Đây là những đặc tính quan trọng nhất của người lãnh đạo giỏi vì nó phân biệt rõ ràng với người lãnh đạo tầm thường khác. Những đặc tính đó là: Sự đam mê và đức hy sinh cho công việc và cho những người lao động khác trong tổ chức. Đặc tính này thể hiện tình yêu và sự hy sinh của nhà lãnh đạo; Nhân tố tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ mang lại thành công cho nhà lãnh đạo. Nhân tố sự kiên trì để theo đuổi mục đích cuối cùng, sự tin tưởng tuyệt đối của nhân viên trong thực hiện công việc và cuộc sống; Xây dựng hình ảnh tốt đối với nhân viên thể hiện sự Gương mẫu, tạo dựng niềm tin và uy tín với nhân viên của mình; Nhà lãnh đạo có năng lực cần phải gương mẫu để cấp dưới tôn trọng; Giao tiếp xã hội là đặc tính nhà lãnh đạo tài năng cần có; Có khả năng huy động, tập hợp mọi người khi cần; Khả năng sắp xếp tốt; Khả năng truyền cảm,… Đây là những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho nhà lãnh đạo. McShane và Von Glinow (2013), nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để trở thành một nhà lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau: Nhạy cảm; Chính trực; Nghị lực; Tự tin; Có động lực làm lãnh đạo; Trí thông minh; Kiến thức chuyên môn. Nhân tố nhạy cảm là nhà lãnh đạo luôn cảm nhận nhanh chóng về thái độ, tình cảm, mong muốn của nhân viên; Nhân tố chính trực đây là một trong các nhân tố được nhân viên mong đợi. Nhân 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 165 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 30 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 64 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 30 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tới sự hài lòng của cư dân: Nghiên cứu tại Hà Nội và Hải Phòng
228 p | 34 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn