Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
lượt xem 20
download
Luận án nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật, nhằm xác định hướng nghiên cứu của đề tài; hệ thống hóa cơ cở lý luận cho việc nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- PHẠM THỊ THANH HẰNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- PHẠM THỊ THANH HẰNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Quang Thuấn 2. PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng 2. Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận án tiến sĩ, “Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang”, là do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong nghiên cứu khoa học về học thuật. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo độ tin cậy. Tác giả Luận án Phạm Thị Thanh Hằng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............. ...............................................................................................................10 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn nhân lực ........................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ........................................12 1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...............................................................14 1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ........................................15 1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển năng lực nguồn nhân lực .........................17 1.2.3. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp................................................................................................................18 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ..................... .....................................................................................................21 1.3.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ................................................21 1.3.2. Khoảng trống trong nghiên cứu ..............................................................22 1.3.3. Hướng nghiên cứu của luận án ...............................................................24 1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ...................................................24 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................24 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................................................27 iii
- 2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật và vai trò của phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp ...........27 2.1.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp ......................................................................................................27 2.1.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong doanh nghiệp khu công nghiệp ...................................................................................33 2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp ........................................................................................35 2.2.1. Số lượng nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật phù hợp tại các khu công nghiệp ...............................................................................................................35 2.2.2. Hợp lý cơ cấu nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp ...............................................................................................................36 2.2.3. Phát triển năng lực nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp ......................................................................................................37 2.3. Các biện pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp .............................................................................................42 2.3.1. Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực ......................................................42 2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực ..........................................................................43 2.3.3. Bố trí sử dụng nguồn nhân lực ...............................................................45 2.3.4. Đãi ngộ nguồn nhân lực .........................................................................46 2.3.5. Phát triển văn hóa doanh nghiệp ............................................................47 2.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trên thế giới và bài học vận dụng cho khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ..........................................................................48 2.4.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Singapore .........................49 2.4.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc ......................52 2.4.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật bản ...........................54 2.4.4. Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................59 iv
- Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ......61 3.1. Khát quát chung về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ....................................................................................................................61 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang .61 3.1.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ...............................65 3.1.3. Tổng quát về các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang .........68 3.1.4. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.....................................................................................................................71 3.2. Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................77 3.2.1. Về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật ...............78 3.2.2. Về năng lực nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật ................................80 3.3. Thực trạng các biện pháp phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ....................................................................88 3.3.1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ........................................................88 3.3.2. Thực trạng bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ............................................93 3.3.3. Thực trạng công tác đãi ngộ nguồn nhân lực .........................................95 3.3.4. Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp ..........................................99 3.4. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................................................101 3.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................101 3.4.2. Những hạn chế chủ yếu ........................................................................103 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .........................................................105 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................108 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ..............109 4.1. Căn cứ xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................................................109 v
- 4.1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ......................109 4.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang ..............................................................................................................109 4.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................................113 4.2.1. Định hướng thu hút đầu tư và phát triển ngành nghề tại các khu công nghiệp ...................................................................................................113 4.2.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................117 4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ..............................................................................119 4.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các doanh nghiệp khu công nghiệp về phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật .........120 4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển năng lực thực hiện công việc cho nguồn nhân lực ...................................................................................................................121 4.3.3. Nhóm giải pháp tăng cường gắn kết nguồn nhân lực ...........................134 4.4. Kiến nghị......................................................................................................143 4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ .....................................................143 4.4.2. Kiến nghị với Ban Quản lý khu công nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện ..............................................................................................................144 4.5. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................146 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................148 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng việt ATLĐ An toàn lao động BQL Ban quản lý BC-KCN Báo cáo – Khu công nghiệp CBLĐ Cán bộ lãnh đạo CBQL Cán bộ quản lý CN Công nghiệp CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNKT Công nhân kỹ thuật CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CTCP Công ty cổ phần CĐ-ĐH Cao đẳng - Đại học CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất DDI Dự án đầu tư trực tiếp trong nước ĐH Đại học ĐVT Đơn vị tính FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GD-ĐT Giáo dục và đào tạo HCM Hồ Chí Minh KCN Khu công nghiệp KH Kế hoạch KT-XH Kinh tế xã hội MMTB Máy móc thiết bị NLĐ Người lao động NXB Nhà xuất bản vii
- NNLKCN Nguồn nhân lực khu công nghiệp NNLCMKT Nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật Organization for OECD Economic Co-Operation Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế and Development PTNNL Phát triển nguồn nhân lực QH Quốc hội QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ SXKD Sản xuất kinh doanh TC Trung cấp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành Phố TR Trang UBND Ủy ban nhân dân USA United States of America Nước Mỹ United Kingdom of Great UK Nước Anh Britain VCN Vốn con người Workforce Development WDA Cục phát triển lao động Agency WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới viii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực ......................................30 Bảng 3.1. Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 2018 .............................................62 Bảng 3.2. Số các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, T6/2018 ............68 Bảng 3.3. Thu hút đầu tư của các khu công nghiệp ..................................................70 Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp ..........73 Bảng 3.5. Số lao động của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018 ........................74 Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn nhân lực theo phạm theo giới tính .....................................75 Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2014-2018..................................................................................................................76 Bảng 3.8. Cơ cấu nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật theo ngành nghề ...............80 Bảng 3.9. Đánh giá của NNL về kiến thức ..............................................................81 Bảng 3.10. Đánh giá của NNL về kỹ năng ...............................................................82 Bảng 3.11. Đánh giá của NNL về thái độ lao động ..................................................87 Bảng 3.12. Đánh giá của NNL về nội dung đào tạo......................................................90 Bảng 3.13. Đánh giá của NNL về trình độ lành nghề sau đào tạo .................................92 Bảng 3.14. Nguồn nhân lực đánh giá về sự phù hợp giữa vị trí công việc và chuyên môn nghề nghiệp .......................................................................................................94 Bảng 3.15. Tiền lương của NNLCMKT trong các DNKCN Bắc Giang ..................95 Bảng 3.16. Đánh giá của NNL về môi trường làm việc ...........................................99 Bảng 3.17. Mức độ tự hào của NNL về doanh nghiệp ...........................................100 ix
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, Khu công nghiệp (KCN) được coi là những “hạt nhân” cho phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia. Việc hình thành và phát triển các KCN đã và đang là giải pháp quan trọng đề các quốc gia thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát triển nền công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Mô hình phát triển các KCN đã có lịch sử phát triển lâu đời bắt đầu từ những nước có nền công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến các quốc gia có nền kinh tế công nghiệp phát triển sau như Hàn Quốc, Singapore,…và hiện nay, tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á phát triển các KCN đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tại Việt Nam, các mô hình KCN được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ công cuộc đổi mới mở cửa nền kinh tế năm 1986, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Nhận thức rõ những đóng góp quan trọng của các KCN đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về phát triển các KCN và khẳng định phát triển các KCN là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [21]. Cho đến nay, trải qua hơn 30 năm đổi mới, các KCN vẫn được coi là mô hình ưu việt nhất trong thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là tạo lập việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp khu công nghiệp (DNKCN) đang sử dụng công nghệ sản xuất thấp, khai thác lợi thế và tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, dẫn đến hệ quả năng lực nguồn nhân lực (NLNNL) thấp, khả năng thích ứng và làm chủ khoa học công nghệ của họ còn hạn chế. Hơn nữa, sự phát triển của các KCN làm cho quan hệ cung cầu lao động vừa thiếu lại vừa thừa; thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, công nhân kỹ thuật, lao động có kỹ năng và thừa lao động phổ thông [41, tr.1]. Hiện nay, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tạo đà để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, NNL chi phí thấp sang phát triển kinh tế dựa vào NNL tri thức và có kỹ năng. Điều này cho thấy, các 1
- DNKCN đang phải đối mặt với thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) và ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD). Là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Bắc Giang được biết đến với tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy lợi thế về địa kinh tế và tiềm năng của tỉnh, Bắc Giang đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển mạnh các KCN, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp. Tính đến hết năm 2018, tỉnh Bắc Giang có 6 khu công nghiệp được Chính Phủ phê duyệt, trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động chính thức, bao gồm KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Vân Trung và KCN Song Khê-Nội Hoàng. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý khu công nghiệp (BQLKCN) tính đến tháng 6/2018, các KCN tỉnh Bắc Giang có 208 DN, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may và các lĩnh vực sản xuất khác, trong đó, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 71,69% [29]. Hầu hết các DN đều có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn đáp ứng yêu cầu SXKD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng NNL nói chung và chất lượng NNLCMKT trong các DNKCN nói riêng còn thấp, chủ yếu là lao động có trình độ kỹ thuật thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn hạn chế, kỹ năng, tay nghề và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên chưa đáp ứng được cường độ làm việc lâu dài và những yêu cầu mới trong sử dụng vận hành máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, thái độ lao động của NNL tại các DNKCN nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất công nghiệp. Phần lớn NNL xuất thân từ nông thôn, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. NNL chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng tương tác xã hội, làm việc theo nhóm, khả năng chịu trách nhiệm còn thấp và ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Do đó, phát triển NNL nói chung và phát triển NNLCMKT nói riêng là rất cần thiết đói với các DNKCN tỉnh Bắc Giang để thích ứng với cuộc CMCN 4.0 hiện nay. Muốn làm 2
- được điều đó, bản thân mỗi DNKCN cần nhanh chóng đánh giá và nhìn nhận đúng về thực trạng năng lực NNLCMKT và đánh giá về các biện pháp phát triển NNLCMKT của tổ chức, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cần làm gì để có thể phát triển hơn nữa trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ lao động và duy trì được sự cam kết gắn bó trung thành của NNLCMKT với tổ chức. Từ những nhận định và đánh giá cấp thiết trên đặt ra yêu cầu cần có hệ thống lý luận và những phân tích thực tiễn đúng đắn về năng lực NNLCMKT, các biện pháp phát triển NNLCMKT tại các KCN tỉnh Bắc Giang, làm cở sở đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật hơn nữa cho các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang nhằm cạnh tranh và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn chủ đề:“Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án: Nhận diện những hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật, nhằm xác định hướng nghiên cứu của đề tài; - Hệ thống hóa cơ cở lý luận cho việc nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang; - Phân tích, đánh giá hiện trạng năng lực nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật và thực trạng các biện pháp phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang trên cơ sở khuôn khổ lý thuyết được xây dựng; 3
- - Chỉ rõ những hạn chế về năng lực NNLCMKT và hạn chế về các biện pháp phát triển NNLCMKT của các DNKCN tỉnh Bắc Giang và phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, trong đó, luận án tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề được gọi chung là nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật (NNLCMKT). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các DNKCN trong việc ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại và đổi mới công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với các DN cũng rất lớn bởi sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường khách hàng về chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Do đó, để phát triển bền vững và cạnh tranh mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay, các DNKCN cần phải đảm bảo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được đòi hỏi nghiêm ngặt về tay nghề và sự cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, có thái độ làm việc nghiêm túc và trung thành với tổ chức. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của NNLCMKT trong quá trình sản xuất kinh doanh của các DNKCN, cùng với những hạn chế về thời gian, kinh phí, phạm vi luận án nghiên cứu tập trung vào đối tượng NNLCMKT mà không nghiên cứu tất các nguồn nhân lực khác trong các DNKCN tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực về năng lực thực hiện công việc của NNL, qua đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các bên liên quan để phát triển hơn nữa năng lực thực hiện công việc cho 4
- NNLCMKT đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động SXKD của các DNKCN tỉnh Bắc Giang. Cụ thể, luận án tập trung nghiên cứu sâu một số biện pháp phát triển năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực tại các KCN chủ yếu bao gồm: (1) Đánh giá hiện trạng NNLCMKT; (2) Đào tạo NNLCMKT; (3) Bố trí sử dụng NNLCMKT; (4) Đãi ngộ NNLCMKT; (5) Phát triển văn hóa doanh nghiệp. Chủ thể phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật là các doanh nghiệp trong các KCN với sự hỗ trợ quản lý của Ban Quản lý khu công nghiệp, Ủy Ban nhân dân tỉnh và Chính phủ. - Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNLCMKT tại các KCN tỉnh Bắc Giang trong 5 năm từ 2014-2018, từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các DN thuộc các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cụ thể tập trung tại 4 KCN bao gồm: (1) Đình Trám; (2) Quang Châu; (3) Song Khê -Nội Hoàng; (4) Vân Trung. Đây là những khu công nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hơn so với các KCN khác tại tỉnh Bắc Giang, hơn nữa, trong những năm vừa qua, sự phát triển của bốn KCN này đã góp phần thu hút đầu tư lớn và đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của Quốc gia nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và chuyên ngành kinh tế nói riêng như phân tích định tính (áp dụng kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê phân tích, phân tích só sánh và tổng hợp) kết hợp với phân tích định lượng. Ngoài ra, luận án còn thực hiện điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Luận án thực hiện phỏng vấn 30 người (cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý) (CBLĐ & CBQL) và khảo sát bằng bảng câu hỏi với 280 người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp 5
- khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (trong đó bao gồm: KCN Đình Trám là 70 người; KCN Quang Châu là 50 người; KCN Song Khê-Nội Hoàng là 105 người; KCN Vân Trung là 55 người), (xem phụ lục 4). Để có nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, tác giả đã thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể như sau: Nguồn thông tin sơ cấp qua phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: - Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là CBLĐ, CBQL trong các DNKCN, họ là những người am hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hiểu biết về NNL và đề ra các chính sách, tổ chức hoạt động phát triển NNL trong DNKCN. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 nhằm làm rõ các hoạt động chủ yếu phát triển NNLCMKT tại các KCN tỉnh Bắc Giang. Câu hỏi phỏng vấn được chi tiết ở phụ lục 1, danh sách những doanh nghiệp tham gia phỏng vấn sâu ở phụ lục 4. - Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đối tượng khảo sát là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các DNKCN tỉnh Bắc Giang. Bảng câu hỏi được tác giả thiết kế xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, tổng hợp từ lý thuyết và tham khảo từ các tài liệu có liên quan. Các tiêu chí đánh giá năng lực về kiến thức, kỹ năng và thái độ của NNL đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm được sắp xếp từ 1 đến 5, với điểm số càng lớn là càng đồng ý với nhận định được đưa ra (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Tạm đồng ý; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý). Bảng câu hỏi điều tra xã hội học đã được hoàn chỉnh và tiến hành tiến hành phỏng vấn thử trước khi khảo sát trên diện rộng. Diễn đạt, mã hóa thang đo và nguồn tham khảo được chi tiết ở phụ lục 3; Bảng hỏi được chi tiết ở phụ lục 2. Nguồn thông tin thứ cấp được tác giả hồi cứu thông qua các công trình khoa học đã được công nhận và công bố ở trong và ngoài nước như: Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các ấn phẩm sách báo, tạp chí, các số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu. Đặc biệt là các dữ liệu thống kê về số lượng, quy mô, chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật của các DNKCN được tác giả hồi cứu từ 6
- cơ sở dữ liệu của BQLKCN tỉnh Bắc Giang, Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Giang. Sau khi thu thập, thông tin thứ cấp được tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; Thông tin sơ cấp từ phỏng vấn sâu được tổng hợp và phân tích theo vấn đề nghiên cứu; Thông tin sơ cấp từ khảo sát bằng bảng hỏi được nhập, xử lý và phân tích kết quả bằng phần mềm chuyên dụng trong xử lý số liệu điều tra SPSS. Những kết quả chính từ phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học được tổng hợp, phân tích và đánh giá để sử dụng cho phân tích trong luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận: - Luận án đã tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NNL, phát triển NNLCMKT nói chung và trong các DNKCN nói riêng. Luận án đưa ra quan điểm riêng về các biện pháp chủ yếu phát triển NNLCMKT trong các DN: Phát triển NNLCMKT không chỉ tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, bố trí sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực mà còn các hoạt động quan trọng khác bao gồm: Đánh giá NNLCMKT, đãi ngộ NNLCMKT và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Một trong những đóng góp mới về lý luận của luận án là xem xét công tác phát triển NNLCMKT tại các DNKCN dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các DNKCN cần phát triển hơn nữa năng lực NNLCMKT đáp ứng được yêu cầu mới của hoạt động SXKD. Về thực tiễn: - Luận án đã nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm phát triển NNL của quốc tế như: Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản và rút ra một số bài học có giá trị áp dụng cho các DNKCN tỉnh Bắc Giang. Hơn nữa, công tác phát triển NNLCMKT được đặt trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 là nội dung nghiên cứu mới đối với các DNKCN tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ hiện trạng năng lực NNLCMKT về kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động và những hạn chế về phát triển NNLCMKT tại các DNKCN tỉnh Bắc Giang. Từ đó, luận án chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm phát 7
- triển hơn nữa NNLCMKT cho các DNKCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án có ý nghĩa lý luận cao vì đã hoàn thiện, củng cố và bổ sung khung lý thuyết về nội hàm phát triển NNLCMKT tại các KCN. - Về mặt thực tiễn: Luận án đánh giá năng lực NNLCMKT tại các DNKCN và phân tích thực trạng phát triển NNLCMKT tại các KCN tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số giải pháp phát triển hơn nữa NNLCMKT trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài Tác giả nghiên cứu, phân tích và tổng kết các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế liên quan đến phát triển NNL và phát triển NNL tại các KCN. Từ đó, tìm ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của đề tài và làm rõ định hướng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong các doanh nghiệp khu công nghiệp Tác giả tổng hợp, phân tích và phát triển cơ sở lý thuyết về phát triển NNLCMKT tại các KCN, trong đó đề cập đến một số nội dung quan trọng như:Khái niệm phát triển NNL, phát triển NNLCMKT; Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các KCN; Các biện pháp chủ yếu phát triển NNLCMKT trong các DNKCN. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này. Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang Tác giải trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của các KCN tỉnh Bắc Giang. Luận án làm rõ: (1) Hiện trạng về số lượng, cơ cấu NNL và 8
- năng lực về kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động của NNLCMKT; (2) Thực trạng phát triển NNLCMKT tại các DNKCN tỉnh Bắc Giang và tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về phát triển NNLCMKT tại các KCN tỉnh Bắc Giang. Chương 4: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang Tác giả trình bày bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các KCN tỉnh Bắc giang; Định hướng phát triển NNL tại các KCN và các phương hướng chung về phát triển NNL của các DNKCN; Một số giải pháp và kiến nghị phát triển NNLCMKT tại các KCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 9
- Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực tại các KCN đã được rất nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Đặc biệt, bối cảnh hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức, ngành nghề và ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ tổng quan được những công trình khoa học có liên quan mật thiết nhất đến nội dung đề tài luận án. Cụ thể như sau: 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn nhân lực Các nghiên cứu về nguồn nhân lực được tác giả tổng hợp chủ yếu theo hai hướng chính: (1) Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá năng lực nguồn nhân lực; (2) Nghiên cứu về nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong tổ chức. Các nghiên cứu về tiêu chí đánh giá năng lực nguồn nhân lực thường tập trung phân tích các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, tác phong làm việc, phẩm chất về tính cách, trí tuệ và sự sáng tạo cụ thể như sau: Newton và cộng sự (2005) trong nghiên cứu có tiêu đề “What employers look for when recruiting the unemployed and inactive: Skills, characteristics and qualifications”, “Những kỹ năng, tính cách và trình độ chuyên môn mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên”, đã mô tả các loại kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc của nguồn nhân lực bao gồm nhóm kỹ năng cơ bản như khả năng đọc, viết, nói, khả năng sử dụng toán học và kỹ năng cốt lõi gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc và nhóm kỹ năng mềm như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng phục vụ khách hàng [135]. Sharma (2009), trong nghiên cứu của mình với tiêu đề “Importance of soft skills development in education”, “Tầm quan trọng của phát triển kỹ năng mềm 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 163 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 159 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 59 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 26 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội
212 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng
187 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chánh niệm của khách hàng trong đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho cuộc sống tốt hơn
25 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn