Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị công ty trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa- Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt
lượt xem 17
download
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án là đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị công ty tại các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa, đặc biệt nhấn mạnh giải pháp cụ thể cho Tập đoàn Bảo Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị công ty trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa- Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ---000--- LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT Ngành: Kinh doanh và quản lý Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 Họ và tên tác giả : Chu Tuấn Linh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Thu Thủy Hà Nội – 2017
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 5 3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 12 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ....................................................................... 14 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA................................................................................................... 16 1.1 Cơ sở lý luận về quản trị công ty ........................................................................................ 16 1.1.1 Khái niệm quản trị công ty...................................................................................................... 16 1.1.2 Vai trò của quản trị công ty .................................................................................................... 17 1.1.3 Nội dung quản trị công ty ........................................................................................................ 18 1.1.4 Các mô hình quản trị công ty phổ biến trên thế giới .............................................................. 21 1.1.5 Các yếu tố tác động đến quản trị công ty ................................................................................ 22 1.2 Lý luận chung về DNNN và vấn đề cổ phần hóa DNNN ................................................... 27 1.2.1. Lý luận chung về DNNN......................................................................................................... 27 1.2.2 Cổ phần hóa DNNN ................................................................................................................. 31 1.3 Quản trị công ty tại doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa .......................................... 34 1.3.1 Đặc điểm quản trị công ty tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ......................... 35 1.3.2 Nội dung quản trị công ty đối với DNNN sau cổ phần hóa .................................................... 38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 50 2.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................................... 50 2.2 Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu ................................................................................. 52 2.2.1 Thiết kế câu hỏi khảo sát ......................................................................................................... 52 2.2.2 Phương pháp khảo sát và thu hồi khảo sát ............................................................................. 53 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu .................................................................................... 54 2.3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................................................ 55 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 55 2.3.2 Mô hình nghiên cứu................................................................................................................. 55
- CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM ....................................................................... 61 3.1 Quá trình cổ phần hóa và các giai đoạn cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam................... 61 3.1.1 Quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam ............................................................................. 61 3.1.2 Các giai đoạn cổ phần hóa....................................................................................................... 61 3.2. Một số đánh giá về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam ......................................... 64 3.2.1 Các thành công ........................................................................................................................ 64 3.2.2 Các hạn chế và nguyên nhân ................................................................................................... 67 3.3 Tình hình quản trị công ty của các DNNN sau cổ phần hóa ............................................. 70 3.3.1 Quy định pháp lý liên quan đến quản trị DNNN sau khi cổ phần hóa tại Việt Nam ............. 70 3.3.2. Thực trạng quản trị công ty tại một số DNNN Việt Nam sau cổ phần hóa........................... 75 3.3.3. Đánh giá hiệu quả quản trị công ty và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị công ty 82 3.4. Đánh giá chung về hoạt động quản trị công ty tại các DNNN Việt Nam sau cổ phần hóa ... ................................................................................................................................................. 89 CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT ............................................. SAU CỔ PHẦN HÓA............................................................................................................... 90 4.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn Bảo Việt ............................................................................. 90 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển......................................................................................... 90 4.1.2. Quá trình cổ phần hóa ............................................................................................................ 90 4.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước và sau cổ phần hóa ....................................... 91 4.2 Thực trạng quản trị công ty tại Tập đoàn Bảo Việt sau cổ phần hóa................................. 94 4.2.1 Mô hình quản trị công ty đang áp dụng.................................................................................. 94 4.2.2 Hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban Kiểm soát .................................... 99 4.2.3 Cơ chế lương thưởng và đãi ngộ đối với HĐQT, Ban điều hành và Ban Kiểm soát ............ 106 4.2.4 Thông tin cổ phần, quan hệ cổ đông và hoạt động công bố, minh bạch thông tin ............... 109 4.3 Kết quả khảo sát về thực trạng quản trị công ty tại Tập đoàn Bảo Việt......................................... 115 4.4 Đánh giá hoạt động quản trị công ty tại Tập đoàn Bảo Việt .............................................120 4.4.1 Một số thành công đạt được .................................................................................................. 120 4.4.2 Các hạn chế trong hoạt động quản trị công ty ...................................................................... 122 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT VÀ CÁC DNNN SAU CỔ PHẦN HÓA ....................................................125 5.1 Chủ trương của Nhà nước trong công tác cổ phần hóa và đổi mới DNNN trong thời gian tới ............................................................................................................................................125
- 5.1.1 Cụ thể hóa lộ trình, đối tượng và nhiệm vụ CPH ................................................................. 125 5.1.2 Đề cao trách nhiệm cá nhân .................................................................................................. 126 5.1.3 Cơ chế tài chính mềm dẻo hơn .............................................................................................. 126 5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị công ty.........................................128 5.2.1 Đối với các DNNN Việt Nam sau CPH nói chung ................................................................. 128 5.2.2 Đối với Tập đoàn Bảo Việt .................................................................................................... 135 5.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước .............................................................................................. 142 5.3.1 Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động Quản trị công ty .............................................. 142 5.3.2 Hoàn thiện các quy định liên quan đến thành viên độc lập .................................................. 144 5.3.3 Tổ chức các chương trình đào tạo cho các thành viên HĐQT của các DNNN sau Cổ phần hóa .................................................................................................................................................. 144 5.3.4 Nâng cao nhận thức về bản chất và ý nghĩa của quản trị doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa ......................................................................................................................................... 146 5.3.5 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quyền chủ sở hữu của nhà nước .............................................. 147 KẾT LUẬN .............................................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………...……….150 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………….…157
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Quản trị công ty trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa- Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Chu Tuấn Linh
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa quản trị công ty DNNN và DNTN ..................................... 37 Bảng 3.1: Giá trị trung bình về tầm quan trọng của các nội dung trong quản trị công ty ........................................................................................................................... 77 Bảng 3.2 : Thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng của các nội dung quản trị công ty ở hai nhóm công ty .................................................... 78 Bảng 3.3: Thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng của các quyền lợi của cổ đông ở hai nhóm công ty......................................................... 80 Bảng 3.4: So sánh mức độ hiệu quả của hoạt động QTCT giữa hai nhóm DNNN .......... 82 Bảng 3.5: Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm các yếu tố bên ngoài………… ........... 83 Bảng 3.6: Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm các yếu tố bên trong ........................... 84 Bảng 3.7: Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT ........................................................................................................................... 85 Bảng 3.8: Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT ........................................................................................................................... 86 Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT tại các DNNN sau cổ phần hóa ........................................................................................... 88 Bảng 4.1: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 .............................................................................................................................. 92 Bảng 4.2: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007- 2016............................................................................................................................... 93 Bảng 4.3: Danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2012- 2017 ..................................... 100 Bảng 4.4: Danh sách thành viên Ban điều hành............................................................ 104 Bảng 4.5: Danh sách Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012- 2017 ........................................... 105 Bảng 4.6: Mức chi trả thù lao đối với các thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2012- 2017................................................................................................................... 107 Bảng 4.7: Mức chi trả thù lao đối với các thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2012- 2017................................................................................................................... 107 Bảng 4.8: Bảng thống kê thù lao đã chi trả 2009- 2016 ................................................ 108
- Bảng 4.9: Các đợt phát hành cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt ..................................... 110 Bảng 4.10: Phân loại cơ cấu cổ đông theo loại hình sở hữu .......................................... 111 Bảng 4.11: Cổ tức chi trả qua các năm 2008- 2016 ...................................................... 113 Bảng 4.12: Thống kê số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của thành viên Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc tính đến ngày 30/03/2017 ......................................................... 122 Bảng 5.1: Các Bộ luật và các quy định chính liên quan đến hoạt động QTCT tại Việt Nam ..................................................................................................................... 143
- DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Các bên quản lý NN đối với DNNN ............................................................... 35 Hình 1.2: Cơ chế truyền thông trong DNNN .................................................................. 36 Hình 1.3: Cơ cấu sở hữu kép của các DNNN tại New Zealand....................................... 42 Hình 1.4: Cơ cấu sở hữu DNNN trên thế giới và xu hướng dịch chuyển ........................ 43 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 50 Hình 3.1: Tiến độ cổ phần hóa DNNN ........................................................................... 66 Hình 4.1: Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Bảo Việt ..................................... 97 Hình 4.2: Giá trị cốt lõi trong Quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt............... 99 Hình 5.1: Sở hữu nước ngoài và hoạt động QTCT ....................................................... 139 Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa Tập đoàn Bảo Việt với các công ty con và công ty liên kết tính đến thời điểm 31/12/2006 ........................................................................... 94 Sơ đồ 4.2: Mô hình quản trị Công ty mẹ- Công ty con của Tập đoàn Bảo Việt .............. 95
- DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Tên chữ viết tắt Diễn giải Giải thích Các thuật ngữ bằng tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban kiểm soát CPH Cổ phần hóa DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị QTCT Quản trị công ty SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán TGĐ Tổng giám đốc TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước UBND Ủy ban nhân dân Các thuật ngữ tiếng Anh CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành OECD The Organisation for Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Economic Co-operation tế and Development IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế Fund IPO Initial Public Offering Bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng WB World Bank Ngân hàng thế giới
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng. Đến năm 2015, nền kinh tế nước ta mới chỉ hồi phục ở bước đầu và các doanh nghiệp vẫn đang ở hoàn cảnh rất khó khăn. Để vực dậy nền kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, điều tiên quyết là cần phải thúc đẩy việc cải tổ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, để làm được điều này thì phương pháp then chốt và trực tiếp nhất là cần nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong các doanh nghiệp. Về định nghĩa Quản trị công ty: đó là hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới công ty cổ phần như Hội đồng quản trị, Giám đốc, cổ đông, và những chủ thể khác có liên quan. Quản trị công ty cũng giải thích rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành công ty. Bằng cách này, Quản trị công ty cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc (OECD, 1999, 2004). Xét về vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, đây là khu vực chi phối trong rất nhiều lĩnh vực nên có vị trí quan trọng trong quỹ đạo cũng như định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. Xem xét tỷ lệ đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước cho GDP, vốn là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất trong hệ thống mục tiêu kinh tế của Chính phủ, báo cáo của Chính phủ thường dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho rằng doanh nghiệp Nhà nước tạo ra khoảng một phần ba GDP của Việt Nam. Chủ trương cải tổ hệ thống doanh nghiệp của Nhà nước trong thời gian qua là cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp Nhà nước nhằm thu hút được nguồn vốn từ xã hội để phát triển doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được CPH đã chứng tỏ tác dụng to lớn của nó, song thực tế các DNNN đã được CPH đang phải đối mặt với không ít vấn đề khó khăn, chưa có hướng giải quyết mà nguyên nhân trực tiếp là do vấn đề quản trị công ty (QTCT) sau cổ phần hóa không có nhiều thay đổi so với trước. Sau CPH, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ để xác định được hướng đi của mình và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một thực tế là quá trình CPH trong những năm qua phần lớn vẫn là
- 2 quá trình khép kín, Nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần, bộ máy quản lý vẫn như cũ, vẫn những con người ấy, cơ chế ấy, phương thức quản trị công ty ấy, “Bình mới nhưng rượu cũ”. Theo số liệu điều tra của Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 tháng 6/2009, sau khi CPH 81,5% giám đốc doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ; 78% chức danh Phó Giám đốc và kế toán trưởng không có sự thay đổi. Rất ít doanh nghiệp sau CPH sử dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành, thuê tư vấn chiến lược và thuê tư vấn về các chính sách quản trị công ty. Tình trạng này sẽ làm giảm sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân của hiện trạng này được cho là do đa số cổ phần thuộc về Nhà nước và thuộc về nội bộ cán bộ công nhân viên, thiếu những cổ đông ngoài doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần đủ lớn và đầu óc kinh doanh chiến lược để tạo ra những thay đổi sau cổ phần hóa. Trong nhiều trường hợp các cổ đông Nhà nước chưa đi sâu sát với tình hình quản trị tại doanh nghiệp, cổ đông là người lao động chưa nhận thức đầy đủ vai trò của mình để có thể tham gia thảo luận, giải quyết các vấn đề cơ bản của công ty. Thậm chí có lúc, các cổ đông không được cung cấp thông tin đầy đủ về các phương án kinh doanh, các quyết định chiến lược của công ty. Yếu tố quyết định để nhà đầu tư tham gia vào tổ chức thông qua đầu tư nguồn lực và niềm tin là sẽ họ sẽ nhận được những phần thưởng công bằng từ doanh nghiệp. Nếu có sự bất công bằng trong việc phân chia chi phí và lợi ích thì họ sẽ mất niềm tin và không tiếp tục tham gia vào doanh nghiệp. Khi niềm tin mất đi, doanh nghiệp có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư bên ngoài khó có thể thẩm định cơ hội đầu tư của mình cũng như những hành động của người bên trong. Để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, cần có những công cụ mà xã hội có thể sử dụng để đảm bảo rằng các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, qua đó các nhà đầu tư và nhà tài trợ có thể hoàn toàn yên tâm đầu tư nguồn lực và nỗ lực của mình vào doanh nghiệp. Với một hệ thống công bằng và minh bạch, QTCT có thể tạo ra những lá chắn ngăn ngừa các hành vi gian lận, đồng thời thu hút niềm tin và nguồn vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Quy trình QTCT cải thiện vấn đề quản lý của doanh nghiệp bằng cách giúp Ban Điều hành và Hội đồng quản trị (HĐQT) xây dựng những chiến lược tốt và đảm bảo các giao dịch mua bán (cả mua bán doanh nghiệp) được thực hiện dựa trên những lý do chính đáng, hệ thống đãi ngộ phản ảnh đúng thành quả công việc, tạo động lực làm việc. Những nghiên cứu mới đây, đặc biệt là ở
- 3 các nước OECD, cho thấy các quốc gia có cơ chế QTCT tốt và bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ thì cũng có thị trường tài chính lớn mạnh và có tính thanh khoản rất cao. Ở các nước có hệ thống luật yếu thì doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào một số nhà đầu tư chứ không phân tán. Bởi vậy, nếu muốn thu hút các nhà đầu tư nhỏ cho dù là trong nước hay nước ngoài thì vấn đề QTCT là mối bận tâm nhiều nhất của họ. Những nhà đầu tư này có nguồn vốn đa dạng và mong muốn đầu tư dài hạn. Hơn thế nữa, QTCT tăng cường niềm tin của công chúng vào tính xác thực của quá trình cổ phần hoá, giúp đảm bảo rằng quốc gia sẽ nhận được những điều tốt nhất từ quá trình đầu tư này, từ đó tạo ra việc làm và giúp kinh tế tăng trưởng. Như vậy, QTCT tốt rõ ràng có lợi cho doanh nghiệp và quốc gia, và quá trình toàn cầu hoá hiện nay lại khiến vấn đề càng trở nên cấp bách. Để làm được điều này cả doanh nghiệp và chính phủ cần có những thay đổi căn bản, doanh nghiệp cần thay đổi cách vận hành và chính phủ cần phải thiết lập và duy trì khuôn khổ định chế phù hợp. Nhờ đó mà QTCT hướng đến việc thiết lập các cấu trúc qua đó cho phép mọi người có thêm tự do trong khuôn khổ của luật pháp. Những thay đổi bao gồm tiếp nhận những chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng và chính xác thì các nhà đầu tư mới có thể so sánh các cơ hội đầu tư. QTCT tốt giúp giảm rủi ro, giúp thành quả hoạt động tốt hơn, tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn, mở rộng tiếp thị trường hàng hoá dịch vụ, cải thiện năng lực lãnh đạo, tính minh bạch và trách nhiệm xã hội Để nâng cao hiệu quả QTCT trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, các DNNN sau CPH cần xác định rõ và thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; tăng cường đào tạo, nâng cao sự hiểu biết và trình độ quản trị công ty cổ phần của các nhà quản lý; phát huy vai trò của Đại hội cổ đông trong tổ chức và điều hành công ty cổ phần; có cơ chế chính sách phù hợp đối với cán bộ quản lý cũ khi họ không còn nắm giữ những chức vụ cũng như các trường hợp tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ mới. Việc giải quyết những vấn đề tồn tại có thể được tiến hành ngay từ chính khâu xây dựng và thông qua điều lệ, tạo thuận lợi cho tổ chức và điều hành công ty cổ phần; Lựa chọn cơ cấu hội đồng quản trị có tính đại diện cao, uy tín; Đảm bảo thể chế dân chủ minh bạch, công khai trong tổ chức điều hành; Kiểm soát được chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập; Định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận tài chính. Ngoài ra, các DNNN sau CPH cần chủ động vận dụng những luật và quy định hiện có về kế
- 4 toán tài chính để tạo lập chính sách tài chính công khai, minh bạch đúng quy định pháp lý, nhanh chóng tham gia thị trường chứng khoán nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, các giải pháp cụ thể, đặc trưng dành cho các DNNN sau CPH cần được nghiên cứu sâu, chi tiết, với các điển hình cụ thể và có tính khái quát hóa. Với đặc thù quản trị và quản lý khác biệt của các DNNN (trước và sau CPH) của Việt Nam so với các doanh nghiệp cổ phần tư nhân thông thường, với khung pháp lý cụ thể tại Việt Nam, tình hình QTCT tại các DNNN sau CPH là một vấn đề rất đáng quan tâm, và cũng đặt ra nhiều thách thức trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tại Việt Nam, nghiên cứu về QTCT khá khiêm tốn, chủ yếu phân tích thực trạng nói chung của QTCT tại Việt Nam, chưa có sự đánh giá sâu sắc, chi tiết về tình hình QTCT. Các nghiên cứu về QTCT tại các DNNN sau cổ phần hóa tại càng hiếm hoi khi chưa làm rõ được vai trò của QTCT đối với các DNNN, chưa đánh giá thực trạng QTCT của các DN này một cách sâu sắc và chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể, khả thi để cải thiện hiệu quả QTCT đối với loại hình DN đặc biệt này. Tập đoàn Bảo Việt là một doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu với quy mô lớn đã được cổ phần hóa vào năm 2007, tổng số vốn điều lệ hiện tại đạt hơn 6.804 tỷ đồng và cổ đông Nhà nước còn nắm giữ 74,17% (bao gồm Bộ Tài chính và SCIC), cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ 18% và các cổ đông nhỏ còn lại nắm giữ 7,83% số cổ phần. Tập đoàn Bảo Việt có mạng lưới các đơn vị thành viên hoạt động rộng khắp trên cả nước, các hoạt động đầu tư, đa dạng hóa được triển khai mạnh mẽ và có sự tăng trưởng khá lớn ngay cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Năm 2015, Tập đoàn Bảo Việt được nhận giải thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm tại giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, là Doanh nghiệp nhà nước duy nhất công bố đầy đủ các nội dung thuộc phạm vi khảo sát về tính minh bạch của khu vực doanh nghiệp nhà nước do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố. Để đạt được những kết quả và hiệu quả kinh doanh như vậy, công tác quản trị công ty đóng một vai trò không nhỏ. Sau giai đoạn 8 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, hiện Tập đoàn Bảo Việt đang có chủ trương tổng kết kinh nghiệm thời gian qua và thực hiện quá trình tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động mà trong đó cải thiện hiệu quả quản trị công ty được đánh giá là chìa khóa để Bảo Việt có thể tiếp tục phát triển bền vững Với những ý nghĩa thiết thực trên cả phương diện lý luận và thực tiễn như trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản trị công ty trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 5 sau cổ phần hóa - nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt” để làm hướng nghiên cứu của mình. Đề tài đã đảm bảo là một đề tài mang tính thời sự, có tính mới, có ý nghĩa cả về giá trị lý luận và giá trị thực tiễn. Đề tài đã lựa chọn nghiên cứu một trường hợp điển hình là Tập đoàn Bảo Việt, một doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng đặc biệt của Bộ Tài chính đã được cổ phần hóa để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc cổ phần hóa và quản trị công ty trong các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước trong thời gian tới. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến khái niệm quản trị công ty. Một trong những nghiên cứu sớm nhất là tác phẩm The Modern Corporation and Private Property của Berle and Means (1932): “Quản trị công ty là thuật ngữ mô tả quá trình, các thủ tục, chính sách, quy định, luật pháp và thể chế để định hướng cho tổ chức và doanh nghiệp cách thức hành động, điều hành và kiểm soát các hoạt động của mình để đạt được mục tiêu đề ra”. Shleifer và Vishny (1997) cũng định nghĩa “quản trị công ty là cách thức mà các nhà cung cấp vốn của công ty đảm bảo họ có thể nhận được lợi tức từ khoản đầu tư vào công ty của mình”. Khái niệm này chủ yếu giới hạn ở quan hệ giữa nhà cung cấp vốn (chủ sở hữu) và công ty nhằm đảm bảo các khoản đầu tư được sinh lời. La Porta, Silanes và Shliefer (2000) cho rằng quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế mà qua đó các nhà đầu tư bên ngoài (các cổ đông) bảo vệ lợi ích của họ trước nhà đầu tư bên trong doanh nghiệp (nhà quản lý). Khái niệm này lại nhấn mạnh đến quan hệ giữa người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tổ chức OECD cũng đưa ra khái niệm về QTCT trong Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty, lần đầu ban hành vào năm 1999 như sau: “Quản trị công ty là hệ thống mà các doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị công ty quy định việc phân phối quyền lợi và trách nhiệm của các thành phần khác nhau tham gia vào doanh nghiệp như HĐQT, nhà quản lý, cổ đông, các bên có quyền lợi liên quan và việc đặt ra các quy định, thủ tục để ra quyết định đối với các vấn đề của công ty. Bằng cách này, QTCT tạo ra một cơ cấu mà theo đó, xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, cách thức thực hiện mục tiêu và duy trì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”. Có thể nói
- 6 đây là một trong những khái niệm tổng quát nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Liên quan tới hoạt động QTCT đối với các doanh nghiệp nhà nước, OECD, 2006, Bộ Hướng dẫn Quản trị công ty đối với DNNN, trong đó đưa ra 6 hướng dẫn cơ bản bao gồm: (i) Đảm bảo khuôn khổ luật pháp hiệu quả cho các DNNN: đảm bảo thị trường cạnh tranh công bằng giữa DNNN và DN tư nhân, tránh bóp méo thị trường; (ii) Nhà nước đóng vai trò là chủ sở hữu: Nhà nước là chủ sở hữu chủ động, có thông tin, thiết lập một chính sách sở hữu nhất quán, đảm bảo việc quản trị DNNN được tiến hanh một cách minh bạch và có trách nhiệm, với mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả cần thiết; (iii) Đối xử công bằng giữa các cổ đông; (iv) Quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan: Chính sách sở hữu của nàh nước phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của DNNN đối với các bên liên quan cũng như báo cáo về quan hệ với các bên liên quan; (v) Minh bạch và công bố thông tin: đáp ứng yêu cầu của Quản trị công ty nói chung của OECD; (vi) Trách nhiệm của HĐQT các DNNN: có quyền hạn, khả năng, tính khách quan để thực hiện vai trò tư vấn chiến lược và kiểm soát quản lý với sự chính trực và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đây có thể coi là bộ hướng dẫn hoàn chỉnh nhất mà rất nhiều quốc gia tham khảo và xây dựng bộ hướng dẫn quản trị công ty cho riêng các DNNN của họ. Trên cơ sở bộ hướng dẫn trên, OECD cũng đưa ra các báo cáo đánh giá về tình hình quản trị công ty của các DNNN tại các quốc gia thành viên trong báo cáo “OECD comparative report on corporate governance of state-owned enterprises” (2006). Báo cáo ngoài việc đánh giá chung về các doanh nghiệp nhà nước trong khối OECD còn tổng hợp các đặc điểm chính về quản trị công ty DNNN tại các nước như quan hệ của cổ đông Nhà nước với các cổ đông khác, mối quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan, việc công bố và minh bạch thông tin, hoạt động của HĐQT trong DNNN. Đây có thể coi là tài liệu tổng hợp và chi tiết về tình hình quản trị công ty của các DNNN tại các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới mà luận án có thể tham khảo. Nghiên cứu sâu hơn về vai trò của HĐQT trong DNNN, OECD (2013) cho rằng vai trò của HĐQT đối với việc quản trị công ty DNNN là vô cùng quan trọng và đã đi sâu đánh giá hoạt động của HĐQT của các DNNN tại trên 30 quốc gia thành viên OECD trên các phương diện như quá trình tuyển chọn, chế độ đãi ngộ, thành phần HĐQT… Căn cứ đánh giá chính là thông lệ của OECD về quản trị công ty đối với
- 7 DNNN. Tuy vậy, báo cáo chỉ đánh giá chủ yếu hoạt động của các thành viên HĐQT không tham gia điều hành chứ không nghiên cứu về các thành viên tham gia điều hành và vai trò của CEO. Một nghiên cứu khác của Frederick (2011) cũng chỉ ra các giải pháp hiệu quả để tăng cường vai trò của HĐQT trong DNNN là việc xác định chính sách và mục tiêu của DNNN một cách rõ ràng, giảm sự can thiệp chính trị và xây dựng các chương trình đào tạo tốt cho các thành viên HĐQT cũng như những cá nhân đại diện vốn nhà nước, tăng cường các kênh truyền thông giữa CEO, HĐQT và chức năng sở hữu, tăng cường minh bạch trong hoạt động của HĐQT, ban điều hành và chức năng sở hữu của nhà nước. Christiansen (2013) nghiên cứu về vấn đề xác định mục tiêu ưu tiên trong các DNNN trong khi thực hiện quản trị công ty và làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu thương mại và phi thương mại. Báo cáo cũng đưa ra các dẫn chứng cụ thể tại 5 quốc gia là New Zealand, Hungari, Israel, Hà Lan và Na Uy đối với việc thực hiện các mục tiêu phi thương mại. Báo cáo cho rằng, mặc dù 5 quốc gia đã thực hiện khá tốt Bộ hướng dẫn QTCT đối với DNNN của OECD nhưng việc đánh giá hiệu quả thực hiện các mục tiêu phi thương mại và lợi ích của các DNNN khi thực hiện các mục tiêu phi thương mại này vẫn chưa đồng đều giữa các quốc gia và tương ứng với bộ hướng dẫn. World Bank (2006) cũng đã đánh giá tổng quát về tình hình quản trị công ty của các DNNN tại các thị trường mới nổi bao gồm các nội dung liên quan đến thực trạng của các DNNN, tình hình sở hữu tại các DN này, việc công bố thông tin, vai trò và trách nhiệm của HĐQT, quan hệ với các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan… Báo cáo đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình quản trị công ty tại các DNNN thuộc các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và là một tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo. Về giải pháp để tăng cường hiệu quả QTCT của các DNNN, Wong (2004) cũng đề cập đến các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động quản trị công ty tại các DNNN trong đó nhấn mạnh đến 3 giải pháp: xác định mục tiêu rõ ràng, tách biệt DNNN khỏi sự sự can thiệp chính trị, nâng cao tính minh bạch thông tin. Có thể thấy, các nghiên cứu về quản trị công ty trên thế giới rất phổ biến trong thời gian qua, đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây khi thực tiễn quản trị công ty trên thế giới phát sinh nhiều vấn đề và hoạt động của các công ty cổ phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Các nghiên cứu trên đã tạo nên một hệ thống cơ sở lý luận khá
- 8 hoàn chỉnh về quản trị công ty và tạo tiền đề tốt cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản trị công ty, cụ thể là các DNNN. Đây cũng là một căn cứ tốt để nghiên cứu về quản trị công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập đến tình hình cổ phần hóa các DNNN tại Việt Nam trong thời quan qua, phân tích thực trạng quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chú trọng đến các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu về QTCT đối với các DNNN sau cổ phần hóa chiếm hầu như rất khiêm tốn và được đề cập một cách chưa đầy đủ, toàn diện. Về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Các nghiên cứu về cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam sau là cơ sở tham khảo tốt để xây dựng quản trị công ty đối với DNNN với những đặc điểm đặc thù của loại hình doanh nghiệp này. Trần Xuân Long (2012) đã khái quát lý luận chung về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, một số vấn đề liên quan đến quản trị công ty như đặc điểm của vốn chủ sở hữa trong DNNN được cổ phần hóa, vấn đề sở hữu, người đại diện trong doanh nghiệp NN, người đại diện trong DNNN, việc quản lý vốn trong DNNN… Tuy nhiên, luận án không đề cập đến các vấn đề khác liên quan đến QTCT như vai trò của HĐQT, ban kiểm soát, tính độc lập của HĐQT, việc công bố thông tin… Nguyễn Lê Quý Hiển (2012) tổng hợp lý luận chung về cổ phần hóa DNNN, phân tích thực trạng chuyển biến quan hệ sở hữu của DNNN sau cổ phấn hóa từ năm 1992 đến nay, đánh giá tác động việc chuyển biến quan hệ sở hữu khi cổ phần hóa DNNN đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển biến này đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Phạm Thị Thanh Hòa (2012) tổng hợp cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư, phân tích thực trạng cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp Việt Nam đồng thời đề cập đến một số cách thức để quản lý vốn do Nhà nước sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Về quản trị công ty nói chung tại Việt Nam Le Minh Toan và Gordon (2008) đánh giá khái quát về tình hình quản trị công ty ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp để tăng cường tính minh bạch thông tin, bảo vệ nhà đầu tư và tăng hiệu quả ban điều hành nhằm đảm bảo phát triển thị trường chứng
- 9 khoán ở Việt Nam. Bài viết chủ yếu phân tích các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. IFC (2011) đã đánh giá tình hình thực hiện quản trị công ty của các DN Việt Nam nói chung dựa trên căn cứ là bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD, chỉ ra các lĩnh vực cần được cải thiện để giúp các công ty ở Việt Nam có thể xây dựng và thực hiện một hệ thống quản trị công ty hiệu quả. Kết quả khảo sát 2 năm 2009, 2010 của báo cáo cho thấy, các lĩnh vực thực hiện tốt trong quản trị công ty của các công ty niêm yết là việc đối xử công bằng với cổ đông. Các nội dung còn lại đều ở mức trung bình hoặc khá yếu kém như việc đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan, trách nhiệm của HĐQT và Ban Kiểm soát và minh bạch và công bố thông tin. Nguyễn Trường Sơn (2010) trên cơ sở khảo sát thực tiễn đã đi sâu phân tích thực trạng quản trị công ty trong các doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh: khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của doanh nghiệp, tính minh bạch trong hoạt động, vấn đề bảo vệ quyền của cổ đông và người lao động… từ đó đưa ra những nhận định tổng quát và các đề xuất nhằm tăng cường năng lực quản trị công ty ở Việt Nam. Trần Thị Hồng Liên và Văn Hoàng Hải (2012) đánh giá về chất lượng quản trị công ty của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Bài nghiên cứu lựa chọn mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với các tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị công ty là chỉ số Gov-Score. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty niêm yết ở VN đáp ứng mức trung bình của chất lượng QTCT (25.73/51) Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp để cải thiện chất lượng QTCT ở các công ty là cải thiện khuôn khổ các quy định về QTCT đối với các công ty niêm yết và tăng cường giáo dục về quản trị công ty cho các đối tượng có quyền lợi liên quan, đặc biệt trong chương trình đào tạo đại học đối với ngành học về kinh doanh. Mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động/giá trị doanh nghiệp Tung Thanh Dao (2008) đánh giá hiệu quả của quản trị công ty tại các công ty cổ phần hóa trên cơ sở thiết lập chỉ số đo lường hiệu quả quản trị công ty V-Index và mối liên hệ của chỉ số này với hiệu quả hoạt động của những công ty này. Kết quả rút ra từ nghiên cứu cho thấy các nhân tố như vai trò của HĐQT, việc minh bạch thông tin, kết quả hoạt động của ngành có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần hóa, trong khi đó, cơ cấu sở hữu có tác động ngược
- 10 chiều, và từ đó rút ra một số gợi ý chính sách để tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị công ty của các công ty cổ phần hóa. Kết quả nghiên cứu dựa trên điều tra 183 công ty cổ phần hóa tại 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hà nội, tp HCM, Hải Phòng trong thời gian 2005-2006. Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2014) nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của các công ty tại Việt Nam. Quản trị công ty trong bài nghiên cứu bao gồm các nhân tố sau: (i) quy mô HĐQT; (ii) đại diện thành viên nữ trong HĐQT; (iii) việc Chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO; (iv) trình độ học vấn của thành viên HĐQT;(v) kinh nghiệm làm việc của HĐQT;(vi) thành viên HĐQT độc lập (bên ngoai);(vii) chế độ đãi ngộ đối với HĐQT; (viii) việc sở hữu của HĐQT; (ix) cổ đông lớn. Sử dụng dữ liệu của 77 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian từ 2006 đến 2011, nghiên cứu cho thấy đại diện của thành viên nữ, việc đồng thời là chủ tịch HĐQT và CEO, kinh nghiệm làm việc của HĐQT, chế độ đãi ngộ của HĐQT có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (được đo lường bởi chỉ số ROA) trong khi quy mô HĐQT có quan hệ ngược chiều. Võ Xuân Vinh (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM và kết quả cho thấy quy mô HĐQT có quan hệ thuận chiều với giá trị doanh nghiệp, việc cổ đông tập trung cao và việc đồng thời là chủ tịch HĐQT và CEO có quan hệ ngược chiều với giá trị doanh nghiệp.
- 11 Về quản trị công ty đối với DNNN sau cổ phần hóa Nguyễn Đình Cung (2008) nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng quản trị công ty của các công ty cổ phần tại Việt Nam, trên cơ sở so sánh với Nhật và Trung Quốc. Nghiên cứu có đề cập đến các DNNN với vai trò là nhóm doanh nghiệp được cổ phần hóa chiếm số lượng lớn trong tổng số các công ty cổ phần ở Việt Nam, luận giải đặc điểm của các DNNN này ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị công ty nói chung tại Việt Nam. Báo cáo cũng rút ra một số hạn chế về QTCT tại Việt Nam như: quyền tiếp cận thông tin của cổ đông không công bằng, các quyền lợi khác chưa được thực hiện đầy đủ, cơ cấu HĐQT chưa độc lập, các công cụ kiểm soát các giao dịch của các bên liên quan còn yếu kém, hoạt động của ban kiểm soát chưa hiệu quả và chưa đảm bảo tính độc lập…Nguyễn Thế Anh (2013) đề cập đến quản trị công ty tại các DNNN Việt Nam và đi sâu nghiên cứu vào vai trò của HĐQT trong các doanh nghiệp này. Lê Việt Anh (2013) trên cơ sở tập hợp lý luận về DNNN và quá trình cổ phần hóa của DNNN Việt Nam, đề tài đã phân tích thực trạng khuôn khổ pháp luật liên quan đến quản trị công ty đối với các DNNN sau cổ phần hóa và một phần đánh giá được thực trạng của quản trị công ty đối với loại hình doanh nghiệp này trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị đồng thời đề xuất được một số giải pháp làm cơ sở cho các bên liên quan tham khảo, vận dụng, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần. Tuy vậy, đề tài chưa nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về các nội dung quản trị công ty của các DNNN cũng như không có một nghiên cứu trường hợp điển hình về một DNNN đã cổ phần hóa tại Việt Nam, do đó các luận giải chưa mang tính thuyết phục cao. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu tại Việt Nam Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra một vài nhận định như sau: Các nghiên cứu lý luận về quản trị công ty trên thế giới rất phong phú và đa dạng, bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm QTCT, vai trò của QTCT, các nhân tố tác động đến QTCT, các nội dung cơ bản của QTCT… Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về QTCT của từng quốc gia, từng ngành cụ thể cũng như từng nội dung cụ thể trong QTCT như chế độ đãi ngộ, việc minh bạch thông tin, việc đảm bảo lợi ích của cổ đông, cơ cấu của HĐQT… Đây là cơ sở lý luận tốt để thực hiện luận án của tác giả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 162 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn