Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc; phương pháp nghiên cứu; thực trạng tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên; một số giải pháp khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2024
- 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trần Anh Tài 2. PGS.TS Đinh Văn Toàn HÀ NỘI - 2024 2
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận trong luận án chưa từng được công bố trong các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN VŨ THỊ YẾN
- 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận án này, NCS đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Trước hết, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Trần Anh Tài và PGS.TS Đinh Văn Toàn, người hướng dẫn tôi về mặt khoa học để hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Viện Quản trị kinh doanh, phòng Đào tạo và trường Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo và các giảng viên tại Học viện Ngân hàng đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin cảm ơn các giảng viên, bạn bè tại các trường đại học đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi đặc biệt biết ơn gia đình và bạn bè đã thường xuyên động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn ! 4
- MỤC LỤC
- 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữ CV Công việc GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên KQTHCV Kết quả thực hiện công việc NCKH Nghiên cứu khoa học NLĐ Người lao động NV Nhân viên MTCV Mô tả công việc 6
- DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH
- 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Nguồn nhân lực có chất lượng cao và chủ động trong công việc sẽ tạo ra nguồn lực cạnh tranh, đáp ứng với sự thay đổi của công nghệ, của nhu cầu khách hàng. Các tổ chức trong bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào cũng đều nỗ lực thay đổi các hệ thống chính sách để tạo ra giá trị cao thông qua kết quả thực hiện công việc (KQTHCV) của người lao động (NLĐ), phù hợp với điều kiện và yêu cầu của tổ chức. KQTHCV của NLĐ chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố thuộc về bản thân NLĐ như năng lực trình độ, đặc điểm tính cách; các yếu tố thuộc về công việc như đặc điểm công việc, điều kiện làm việc; các yếu tố thuộc về tổ chức như văn hóa tổ chức. Khi người lao động phù hợp với công việc và tổ chức sẽ tạo ra động lực để nâng cao KQTHCV, và ngược lại khi NLĐ không phù hợp sẽ tạo ra stress trong công việc cho NLĐ (Brick và cộng sự, 2002) (D.Werbel và J.Johnson, 2001). Các nghiên cứu trước đây tập trung vào đề xuất các giải pháp tạo động lực cho người lao động nhằm nâng cao KQTHCV và cho thấy kết quả tác động tích cực đến NLĐ, rất ít đề tài nghiên cứu tập trung vào khía cạnh tiêu cực của công việc và tổ chức mang lại cho người lao động đó chính là stress trong công việc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress có tác động tiêu cực đến KQTHCV của người lao động (Ablanedo-Rosas và cộng sự, 2011) (Abramis, 1994) (Ahsan và cộng sự, 2009). Do đó, các tổ chức và các nhà quản lý các cấp cần tìm hiểu tác động của stress đến KQTHCV của người lao động trong tổ chức của mình như thế nào? Nguồn gốc, nguyên nhân của stress từ đâu? nhằm đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của stress trong công việc, từ đó nâng cao KQTHCV của người lao động và hiệu quả của tổ chức. Trong quá trình làm việc, con người và môi trường thường xuyên tác động qua lại (Vianen, 2018). Quá trình tương tác đó làm thay đổi những trạng thái tâm lý, hành vi và tạo ra stress trong CV của con người (Vianen, 2018). Như vậy, stress
- 9 trong CV đến từ môi trường làm việc, từ những cá nhân và nhóm trong tổ chức và từ các yếu tố cá nhân của NLĐ (Park và cộng sự, 2012). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những yếu tố thuộc về tổ chức như các chế độ chính sách, các nội quy quy định trong CV, quyền hạn trách nhiệm thực hiện CV và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến stress trong CV của NLĐ (Karasek, 1979) (Johnson và Hall, 1988), (Ahsan và cộng sự, 2009), (Diamantidis và Chatzoglou, 2019). Do đó, đề tài luận án tập trung tìm hiểu tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của NLĐ nhằm đề xuất các giải pháp cho các nhà quản lý nâng cao KQTHCV của NLĐ thông qua việc làm giảm tác động tiêu cực của stress trong công việc. Những nghiên cứu trước đây tập trung vào nghiên cứu stress trong CV của NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân như ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít nhà nghiên cứu tập trung hướng đến đối tượng giảng viên (Nghi, 2018) (My, và cộng sự, 2015). Đối với các trường đại học, KQTHCV của GV đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển và thành công của một trường đại học. Quá trình giảng dạy và đào tạo của GV tác động trực tiếp đến NLĐ trong tương lai- là những sinh viên (Tín và Loan, 2011). Thông qua việc truyền đạt kiến thức, khuyến khích tư duy sáng tạo và hướng dẫn sinh viên, GV góp phần quan trọng vào sự thành công của sinh viên và uy tín của trường (Stronge và công sự, 2004). Kết quả tích cực từ CV giảng dạy không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực mà còn làm tăng giá trị và uy tín của trường đại học trong cộng đồng giáo dục và xã hội. Điều này thể hiện sự cam kết của trường đối với việc cung cấp giáo dục chất lượng và định hình tương lai cho sinh viên, đồng thời cũng là một yếu tố quyết định trong việc thu hút và giữ chân sinh viên, cũng như thu hút GV và nghiên cứu viên có năng lực. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới quốc tế hoá giáo dục đại học như hiện nay, stress trong thực hiện CV của GV đang ngày càng tăng cao. Nghị quyết 29-NQ/TW đã đưa ra yêu cầu về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã định hướng rõ mục tiêu “nâng cao chất lượng, chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo” (Ban chấp hành trung ương, 2013). Theo xu thế này, các cơ sở giáo dục sẽ tiến hành thay đổi toàn diện từ
- 10 yêu cầu CV đối với GV như thay đổi nội dung giảng dạy và phương pháp dạy học (Tùng và Tuần, 2018). Các cơ chế chính sách của Nhà nước đều thể hiện rõ đường lối chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho trường đại học và doanh nghiệp liên kết hợp tác trao đổi đào tạo, chuyên gia và chuyển giao công nghệ, đưa khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội (Quốc hội, 2005) (Quốc hội, 2012). Tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV phụ thuộc vào nhiều yếu tố đa dạng, từ môi trường làm việc đến tầm nhìn và năng lực cá nhân, một trong những yếu tố quan trọng nhất là mức độ hỗ trợ và phản hồi từ cấp quản lý và đồng nghiệp. Sự động viên và hỗ trợ từ cấp quản lý giúp GV cảm thấy động viên và tin tưởng hơn trong CV của mình. Ngoài ra, môi trường làm việc và điều kiện CV cũng ảnh hưởng đáng kể đến stress trong công việc và kết quả của GV. Một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ có thể thúc đẩy sự sáng tạo và KQTHCV của GV. Những tương tác đó ảnh hưởng đến stress cho GV và hiệu quả tiếp thu bài giảng cũng như thái độ hành vi của sinh viên. Do đó đề tài luận án cũng tìm hiểu tác động hỗ trợ từ phía sinh viên nằm trong nhóm các yếu tố hỗ trợ xã hội có ảnh hưởng đến tác động của stress trong CV và KQTHCV của GV. Bên cạnh đó, Luật số 34/2018/QH14 và Chính phủ đã ban hành hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 “Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập”, đó là một bước tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện cho các trường đại học đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ tài chính. Những yêu cầu này đẩy mạnh tự chủ đại học trong các cơ sở GDĐH công lập đã thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của các trường đại học. Điều này đòi hỏi các trường đại học công lập nâng cao chất lượng, tự chủ tài chính, cạnh tranh với các trường tư thục do nhà đầu tư trong và ngoài nước sở hữu. Tự chủ của các trường đại học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình xã hội hóa giáo dục, nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở giáo dục để đáp ứng một cách đầy đủ hơn các yêu cầu về giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Kết quả báo cáo tự chủ đại học cũng cho thấy các trường đại học tự chủ đã nâng cao được hiệu quả hoạt động, thay đổi chương trình đào tạo, số lượng và chất lượng của các công bố quốc tế cũng
- 11 tăng lên 3,5 lần sau 4 năm (Bộ GD&ĐT, 2022). Do đó đề tài luận án tập trung nghiên cứu tại các trường đại học công lập trong bối cảnh đổi mới GDĐH. Ngoài ra, các nghiên cứu trwocs đây tại Việt Nam tập trung vào các trường đại học tại TPHCM, chưa có nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Trong khi đó, Hà Nội là thủ đô nơi tập trung 1/3 số trường đại học và hơn 30% tổng số sinh viên. Đồng thời do giới hạn về thời gian và nguồn lực, NCS tập trung vào khu vực Hà Nội (ngoại trừ các trường đại học thuộc khối an ninh, quốc phòng do có đặc thù riêng và không thu thập được dữ liệu). Do đó nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án “Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.” 2. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát Mục đích nghiên cứu tổng quát của đề tài luận án là đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của stress trong công việc đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục đích nghiên cứu, NCS tiến hành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên trong sự cảm nhận của giảng viên, và từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kết quả thực hiện công việc của giảng viên, stress trong công việc của giảng viên. - Nghiên cứu tác động của stress trong công việc đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên.
- 12 - Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của stress trong công việc đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên và nâng cao kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học. Câu hỏi nghiên cứu: Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận án trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Stress trong công việc có tác động như thế nào đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học? 2. Thực trạng kết quả thực hiện công việc và stress trong công việc của giảng viên trong bối cảnh của các trường đại học công lập hiện nay là gì? 3. Các giải pháp, khuyến nghị nào nhằm giảm tác động tiêu cực của stress trong công việc để nâng cao kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên. Cụ thể, các thành phần của stress trong CV bao gồm: stress do quá tải công việc, mâu thuẫn vai trò, sự không rõ ràng trong vai trò; Kết quả thực hiện công việc của giảng viên do giảng viên tự đánh giá; Sự hỗ trợ xã hội bao gồm : sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, sự hỗ trợ của cấp trên, sự hỗ trợ của sinh viên, sự hỗ trợ của tổ chức hợp tác. - Phạm vi không gian: tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội ngoại trừ các trường đại học thuộc ngành an ninh, quốc phòng. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2019 đến 2024; thu thập
- 13 dữ liệu khảo sát được thực hiện từ tháng 07 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, NCS sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể: - Nghiên cứu định tính: Tổng hợp các nghiên cứu trước đó về KQTHCV của GV, stress trong công việc của giảng viên và tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV nhằm xây dựng khung nghiên cứu và đề xuất thang đo nghiên cứu. Đồng thời, NCS tiến hành phỏng vấn sâu những giảng viên có chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm hoàn thiện khung nghiên cứu và bảng hỏi phục vụ cho khảo sát thu thập dữ liệu của nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định lượng: NCS tiến hành kết hợp nghiên cứu định lượng bằng việc đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. NCS tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu và phân tích định lượng sử dụng công cụ phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả phân tích định lượng sau đó được sử dụng để phân tích thực tiễn về KQTHCV của GV, đánh giá tác động của stress trong CV đến KQTHCV với vai trò điều tiết của sự hỗ trợ xã hội, thông qua đó đề xuất giải pháp nhằm giảm tác động tiêu cực của stress trong công việc và nâng cao KQTHCV của giảng viên. Quy trình nghiên cứu NCS tiến hành nghiên cứu theo gợi ý của De Vaus (2013) cho điều tra bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học. Trong đó De Vaus (2013) gợi ý có 4 giai đoạn của nghiên cứu bảng hỏi bao gồm: giai đoạn 1: Nghiên cứu tổng quan; giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu; giai đoạn 3: Thiết lập dữ liệu cho phân tích; và giai đoạn 4: Phân tích dữ liệu và viết báo cáo. - Bước 1: Nghiên cứu tổng quan Tác giả đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu tổng quan về các lý thuyết nền tảng, thu thập kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước mà có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó thiết lập các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các giải thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
- 14 - Bước 2: Thu thập dữ liệu NCS tiến hành thu thập dữ liệu từ các báo cáo, kết quả nghiên cứu thực tiễn về KQTHCV, bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam. Đồng thời NCS tiến hành phỏng vấn 5 giảng viên là những người có thâm niên và trình độ nhằm làm rõ thực trạng về KQTHCV, stress trong công việc, sự hỗ trợ xã hội mà giảng viên nhận được. Đồng thời, thang đo cho từng biến trong mô hình được lựa chọn từ các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đó. Tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi dựa trên các thang đo sẵn có và tiến hành dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát là GV. Bảng hỏi được đưa lên google form để dễ dàng gửi cho các GV và thu nhận kết quả. Bảng hỏi sau đó được dùng để khảo sát thử nghiệm với 5 GV và điều chỉnh cho hợp lý và rõ ràng cho người trả lời nhằm thu được câu trả lời xác thực nhất. Bảng hỏi sau khi được điều chỉnh, được tiến hành thu thập dựa trên phương pháp điều tra thuận tiện nhằm thu được dữ liệu một cách nhanh chóng và ngẫu nhiên. Các GV nhận được bảng hỏi sẽ tiến hành trả lời và gửi cho các GV khác mà mình quen biết. Phiếu trả lời sau khi thu thập được loại bỏ những phiếu không hợp lệ như trả lời thiếu câu hỏi. Cuối giai đoạn này, tác giả đã có bảng hỏi chính thức. Tác giả tiến hành tạo bảng hỏi online trên google form và in bảng hỏi trực tiếp (chi tiết có trong phụ lục 1). Bộ kết quả sau đó được đưa vào bước 3 để tiến hành phân tích. - Bước 3: Thiết lập dữ liệu cho phân tích Câu trả lời thu nhận về được tiến hành mã hoá, xử lý thiếu dữ liệu, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố kiểm định. - Bước 4: Phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Kết quả dữ liệu thu thập được mã hoá và sử dụng phần mềm SPSS22 và AMOS để tiến hành phân tích dữ liệu và luận giải kết quả nghiên cứu 5. Đóng góp mới của luận án. Đóng góp về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần đóng góp làm rõ cơ sở lý luận về KQTHCV của giảng viên, stress trong công việc của giảng viên, nguồn gốc
- 15 stress trong công việc của giảng viên, tác động của stress đến KQTHCV của GV tại các trường đại học công lập. Luận án đã khái quát được cơ sở lý luận về tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV, mô hình nghiên cứu về tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên với sự điều tiết của sự hỗ trợ xã hội. Thông qua tổng quan nghiên cứu trước dó trong và ngoài nước, NCS đã tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu và xác định các khái niệm của những vấn đề cơ của stress, stress trong công việc, các yếu tố tạo thành stress trong công việc. Đồng thời, NCS tiến hành khái quát các khái niệm về KQTHCV, phương pháp cách thức đo lường KQTHCV. Các mô hình nghiên cứu về tác động của stress trong công việc đến KQTHCV được phân tích nhằm xây dựng khung phân tích và nghiên cứu. Luận án đã bổ sung lý luận về vai trò điều tiết của sự hỗ trợ xã hội trong mô hình nghiên cứu về tác động của stress trong công việc đến KQTHCV. Với sự điều tiết của sự hỗ trợ xã hội đã làm giảm tác động tiêu cực của stress trong công việc đến KQTHCV. Luận án đã bổ sung lý luận và đề xuất vai trò sự hỗ trợ của sinh viên và sự hỗ trợ của tổ chức hợp tác đến tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên. Thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ bằng phỏng vấn sâu đối với 5 giảng viên, luận án đã bổ sung hai thang đo về sự hỗ trợ của sinh viên và sự hỗ trợ của tổ chức đối tác. Việc bổ sung các thang đo có độ tin cậy phù hợp này đã giúp cho NCS đánh giá được vai trò điều tiết của sự hỗ trợ xã hội đến tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của giảng viên một cách toàn diện. Đóng góp về mặt thực tiễn Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá được bối cảnh giáo dục đại học và thực trạng đánh giá KQTHCV của GV tại các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay nói chung và tại Hà Nội nói riêng. Bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam đã được phân tích thông qua các dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá đặc điểm bối cảnh chung của các trường đại học tại Việt Nam nói chung và cụ thể đối với các trường
- 16 đại học công lập. Luận án cũng trình bày được thực trạng công tác đánh giá KQTHCV của giảng viên tại các trường đại học hiện nay. Thông qua đó, xác định những đặc điểm chung và khác biệt giữa các trường đại học. Luận án đã phân tích được nguồn gốc của stress trong công việc của giảng viên tại các trường đại học công lập bao gồm : Quá tải công việc, Mâu thuẫn vai trò, Sự không rõ ràng về vai trò. Thông qua nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu các chuyên gia và nghiên cứu định lượng bằng việc đề xuất mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Luận án đã khẳng định được trong số các yếu tố tạo thành stress trong công việc của giảng viên thì mâu thuẫn vai trò là yếu tố có vai trò mạnh mẽ nhất. Luận án đã đánh giá thực trạng tác động tiêu cực của stress trong công việc đến KQTHCV của GV. Kết quả phỏng vấn sâu và phân tích định lượng đã khẳng định được tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV là tác động tiêu cực. Đồng thời, có sự so sánh tác động này giữa các trường đại học đã tự chủ và chưa tự chủ, so sánh sự khác nhau của tác động này thông qua các đặc điểm nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra được tác động của streess trong công việc đến KQTHCV của GV tại các trường đại học đã tự chủ cao hơn so với các trường đại học chưa tự chủ. Kết quả này đóng góp vào thực tiễn đặc điểm công việc và yêu cầu công việc của GV giữa hai nhóm trường này có sự khác biệt. Luận án đã bổ sung sự hỗ trợ xã hội và xây dựng thang đo sự hỗ trợ của sinh viên, sự hỗ trợ của tổ chức đối tác vào nhóm sự hỗ trợ xã hội có vai trò điều tiết tác động của stress trong công việc đến KQTHCV của GV. Luận án đã đánh giá được độ tin cậy của thang đo về sự hỗ trợ từ sinh viên và sự hỗ trợ từ tổ chức đối tác. Đồng thời khẳng định vai trò của sự hỗ trợ xã hội này đến tác động của stress trong công việc đến KQTHCV. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp cho các trường đại học công lập nhằm hạn chế tác động tiêu cực của stress trong công việc đến KQTHCV của GV. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được giải pháp cho các nhà quản
- 17 lý tại các trường đại học. Đồng thời đưa ra những kiến nghị cho Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành chủ quản các trường đại học. 6. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án bao gồm 3 phần với phần một trình bày các nội dung mở đầu về tính cấp thiết của luận án, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, và trình bày ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu. Phần hai của luận án trình bày kết cấu chính của luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tác động của stress trong công việc đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của stress trong công việc đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Một số giải pháp và khuyến nghị Phần ba của luận án trình bày về các tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo.
- 18 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA STRESS TRONG CÔNG VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN 1.1. Tổng quan các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc Việc xác định các yếu tố đo lường KQTHCV và từ đó tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến KQTHCV có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CV. Các nghiên cứu trước đây trong nước và ngoài nước đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KQTHCV của NLĐ ở đa dạng ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KQTHCV của người lao động. Cụ thể: Prasad và Vaidya (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KQTHCV thông qua việc đề xuất mô hình nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi có cấu trúc. Dữ liệu thu về 756 phiếu trả lời từ NV của Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế và lĩnh vực công nghệ thông tin tại Metro Ấn Độ, bao gồm 381 nữ và 375 nam đã được đưa vào phần mềm SPSS để phân tích (Prasad & Vaidya, 2018). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố tác động đến KQTHCV bao gồm: quá tải CV, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, sự hỗ trợ của cấp dưới, sự không rõ ràng về vai trò, mâu thuẫn vai trò, các yếu tố về tâm lý, kiểm soát CV, tuy nhiên chiều hướng tác động lại khác nhau (Prasad & Vaidya, 2018). Tác giả Prasad và Vaidya (2018) cũng đề xuất một số đề xuất sẽ cải thiện KQTHCV của NV trong IARI và NV lĩnh vực CNTT, đó là thiết kế lại CV, làm việc theo giờ linh hoạt, quan hệ giữa các cá nhân, hỗ trợ xã hội và dịch vụ nhà trẻ. Ban quản lý nên tập trung tổ chức các buổi tập thể dục và dùng thuốc để cải thiện sức
- 19 khỏe của NV. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện đối với nhóm đối tượng làm việc tại Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế và lĩnh vực công nghệ thông tin tại Metro Ấn Độ. Mathangi Vijayan (2017) đã tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về CV đến KQTHCV tại công ty Aavin dựa trên sự so sánh giới tính, độ tuổi, trình độ. Nghiên cứu đã cho thấy khối lượng CV là yếu tố chính tác động đến KQTHCV (Vijayan, 2017). Nghiên cứu cũng đề xuất các yếu tố cấu thành và tạo ra stress trong CV để từ đó để xuất các giải pháp cho các nhà quản lý trong hoạt động quản trị nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CV (Vijayan, 2017). Nghiên cứu của Engin và Serdar (2021) nghiên cứu về tác động của các yếu tố Sự mơ hồ về vai trò và vai trò xung đột đến KQTHCV. Mô hình nghiên cứu áp dụng lý thuyết Vai trò của Kahn và cộng sự (Kahn, et al., 1964) để xác định tác động của từng yếu tố của stress trong CV tác động đến sự hài lòng trong CV và KQTHCV. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả đề cập đến thực trạng stress trong CV hiện nay tại các doanh nghiệp lưu trú là nơi làm việc stress do môi trường làm việc năng động và khắt khe (Unguren & Arslan, 2021). Sự mơ hồ về vai trò và vai trò xung đột là yếu tố gây stress lớn cho NV khách sạn, gây ra mức độ về sự hài lòng và KQTHCV (Unguren & Arslan, 2021). Mục đích của nghiên cứu này là khám phá tác động trung gian của sự hài lòng trong CV đối với mối quan hệ giữa mâu thuẫn vai trò, sự mơ hồ về vai trò, và KQTHCV (Unguren & Arslan, 2021). Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi từ NV làm việc tại các khách sạn 3, 4 và 5 sao ở Alanya, một trong những điểm đến du lịch hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu đã được được phân tích thông qua mô hình phương trình cấu trúc. Kết quả cho thấy rằng cả mâu thuẫn vai trò và sự mơ hồ về vai trò đều có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến kết quả CV và sự hài lòng trong
- 20 CV của NV khách sạn (Unguren & Arslan, 2021). Hơn nữa, nó cũng được chứng minh rằng sự hài lòng trong CV làm trung gian cho tác động của mâu thuẫn vai trò và sự mơ hồ về vai trò đối với KQTHCV. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với những phát hiện, ý nghĩa lý thuyết và quản lý, những đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai đã được thảo luận. Vai trò đó đã được ngụ ý các yếu tố gây stress phải được giải quyết một cách nghiêm túc bởi các nhà quản lý khách sạn để tăng hiệu quả CV. Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố stress vai trò, đó là mâu thuẫn vai trò và sự mơ hồ về vai trò, đối với KQTHCV, cũng như qua sự hài lòng trong CV trong bối cảnh du lịch và lòng hiếu khách (Unguren & Arslan, 2021). Kết quả thực nghiệm ủng hộ mô hình đề xuất của nghiên cứu. Cụ thể hơn, kết quả cho thấy cả vai trò xung đột và sự mơ hồ về vai trò có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến kết quả CV và sự hài lòng trong CV của NV khách sạn. Những phát hiện này có những đóng góp nhất định cho cơ sở lý luận hiện nay. Quan trọng nhất là thu thập những phát hiện thực nghiệm liên quan đến kết quả của các yếu tố stress vai trò trong bối cảnh kinh doanh lưu trú là quan trọng để thúc đẩy hiện du lịch và khách sạn. Nghiên cứu này đã xác nhận kết quả từ những nghiên cứu trước đây cho thấy khách sạn là một CV stress, môi trường làm việc phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Nghiên cứu của Hussein và cộng sự (2016) tiến hành đánh giá đo lường tác động của stress trong CV đến KQTHCV của các NV của Tập đoàn Jordan Telecom (JTG). Vì mục đích đó, các yếu tố gây stress trong CV được nghiên cứu là: quá tải CV, mâu thuẫn vai trò, sự mơ hồ về vai trò và điều kiện vật chất của CV, trong khi các khía cạnh của KQTHCV là: Cam kết CV, Lòng trung thành với CV, Hoàn thành chức năng và Kỷ luật CV. Mẫu nghiên cứu bao gồm 4155 NV của (JTG), từ đó một mẫu ngẫu nhiên đơn giản gồm 351 NV đã được chọn. Một bảng câu hỏi tự điền đã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn