intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

43
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực "Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các doanh nghiệp; Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trong phạm vi TP Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LÊ QUANG MINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HÀ NỘI, NĂM 2023
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LÊ QUANG MINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 9 34 04 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Vũ Quang Thọ 2. TS. Vũ Hồng Phong HÀ NỘI, NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ «Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội» là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Thọ và TS. Vũ Hồng Phong. Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận án tiến sĩ. Nghiên cứu sinh Lê Quang Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS. TS Vũ Quang Thọ và TS. Vũ Hồng Phong đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng tôi trong quá trình hoàn thiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Quản trị nhân lực, Khoa Kinh tế trường Đại học Công Đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, các chuyên gia, các doanh nghiệp, các cá nhân liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp số liệu và tham gia trả lời phỏng vấn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian và vật chất trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh Lê Quang Minh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ............................................................... 5 6.1. Về mặt lý luận, học thuật .............................................................................5 6.2. Về mặt thực tiễn ...........................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ........................... 7 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu về tiền lương trong doanh nghiệp ...................................7 1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ..............................9 1.2. Các nghiên cứu ở trong nước...................................................................... 21 1.2.1. Các nghiên cứu về tiền lương trong doanh nghiệp .................................21 1.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương .....................26 1.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài ......................................... 30 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 32
  6. iv CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................... 33 2.1. Cơ sở lý luận về tiền lương, bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ............................................................................................................. 33 2.1.1. Một số khái niệm liên quan .....................................................................33 2.1.2. Bản chất của tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ........45 2.2. Các lý thuyết nền có liên quan .................................................................... 45 2.2.1. Lý thuyết tiền lương khác biệt ................................................................45 2.2.2. Lý thuyết vốn nhân lực............................................................................46 2.2.3. Lý thuyết tiền lương thoả thuận ..............................................................47 2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 49 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................49 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................55 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 58 3.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể ...................................................................... 58 3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 58 3.3. Nghiên cứu định tính ................................................................................... 61 3.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính ..........................................................61 3.3.2. Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu.................................................61 3.4. Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 65 3.4.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng .............................................................65 3.4.2. Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu.................................................65 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 70 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 71 4.1. Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................... 71 4.1.1. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội .......71 4.1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ..............................................................73 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 78 4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................... 80 4.3.1. Thực trạng việc làm của lao động trực tiếp .............................................80
  7. v 4.3.2. Thực trạng tiền lương của lao động trực tiếp ..........................................81 4.3.4. Kiểm định sự tin cậy của thang đo ..........................................................92 4.3.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................95 4.3.6. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .........................................................97 4.3.7. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .........................................100 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 113 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................ 114 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ................................................................ 114 5.2. Một số giải pháp và khuyến nghị.............................................................. 114 5.2.1. Giải pháp đối với với nhà quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa115 5.2.2. Giải pháp đối với với người lao động ...................................................120 5.2.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước .............................122 5.2.4. Khuyến nghị đối với công đoàn ............................................................125 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 128 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................128 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................128 Tiểu kết chương 5 .................................................................................................. 130 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 133 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................................... 154 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 155
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CC Chứng chỉ CĐ Cao đẳng CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐH Đại học HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế KCN Khu công nghiệp KT Kinh tế LĐ Lao động LĐPT Lao động phổ thông LĐTT LĐTT NLĐ Người lao động NNK Những người khác NSDLĐ Người sử dụng lao động SXKD Sản xuất kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TL TL TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TPHN TP Hà Nội XH Xã hội
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Định nghĩa của IFC về DNNVV ....................................................... 39 Bảng 2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 41 Bảng 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội .................................................... 63 Bảng 3.2. Phân bổ phiếu theo số lượng khu công nghiệp .................................. 66 Bảng 3.3. Tổng hợp mẫu nghiên cứu ................................................................. 68 Bảng 4.1. Các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội ................................... 71 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2018 – 2021 ........... 73 Bảng 4.3: Phân bố doanh nghiệp và số lao động trong doanh nghiệp ............... 74 Bảng 4.4: Cơ cấu quy mô lao động .................................................................... 75 Bảng 4.5: Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật lao động ............... 76 Bảng 4.6: Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 77 Bảng 4.7. Số lượng lao động các DNNVV TP Hà Nội,..................................... 78 Bảng 4.8. Sự phù hợp của công việc với lĩnh vực được đào tạo........................ 80 Bảng 4.9. Thời gian làm việc của NLĐ ............................................................. 81 Bảng 4.10. TL của NLĐ ..................................................................................... 82 Bảng 4.11. TL và tổng thu nhập phân theo quy mô doanh nghiệp .................... 82 Bảng 4.12. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp .......................................................... 83 Bảng 4.13. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp theo đơn vị hành chính ........................................................................... 83 Bảng 4.14. TL của lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ................................................................................ 84 Bảng 4.15. Đánh giá của NLĐ về tình hình sản xuất kinh doanh...................... 84 của doanh nghiệp ................................................................................................ 84 Bảng 4.16. Đánh giá của NLĐ về triết lý trả lương của doanh nghiệp .............. 85 Bảng 4.17. Đánh giá của NLĐ về yêu cầu công việc ........................................ 86 Bảng 4.18. Đánh giá của NLĐ về khả năng hoàn thành công việc ................... 87 Bảng 4.19. Đánh giá của NLĐ về ảnh hưởng của nhân tố môi trường kinh tế -xã hội ....................................................................................................................... 88
  10. viii Bảng 4.20. Đánh giá của NLĐ về tình hình dịch bệnh tại doanh nghiệp .......... 89 Bảng 4.21. Đánh giá của NLĐ về Công đoàn thúc đẩy tăng TL của người lao động tại doanh nghiệp ........................................................................................ 90 Bảng 4.22. Hình thức HĐLĐ đã được ký kết .................................................... 90 Bảng 4.23. Ảnh hưởng của hình thức HĐLĐ đã được ký kết đến mức lương .. 91 Bảng 4.24. Những yêu cầu về trình độ chuyên môn của NLĐ tại doanh nghiệp đối với công việc hiện tại ................................................................................... 91 Bảng 4.25. Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo ......................... 93 các nhân tố độc lập ............................................................................................. 93 Bảng 4.26. Ma trận xoay nhân tố ....................................................................... 96 Bảng 4.27. Mối quan hệ giữa các biến quan sát trong trong mô hình .............. 99 Bảng 4.28. Kết quả phân tích SEM các nhân tố ảnh hưởng đến TL ................ 102 của NLĐ ........................................................................................................... 102 Bảng 4.29. Mô hình hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến TL của NLĐ............ 103 Bảng 4.30: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ................................................. 104
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ phân loại LĐTT và lao động gián tiếp ............................................37 Hình 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu .....................................................................56 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................59 Hình 4.1 Kết quả mô hình CFA ................................................................................98 Hình 4.2. Kết quả phân tích SEM các nhân tố ảnh hưởng đến TL .........................101 của NLĐ ..................................................................................................................101
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực, tiền lương (TL) được coi là một trong những công cụ có ý nghĩa đặc biệt cả với người lao động (NLĐ) lẫn người sử dụng lao động (NSDLĐ). Đối với NLĐ, TL là nguồn thu nhập chủ yếu dùng bù đắp, tái tạo sức lao động. NLĐ luôn mong muốn đạt mức TL cao, xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Bên cạnh đó, TL còn là thước đo về sự phát triển nghề nghiệp của NLĐ. Đạt được mức TL cao chính là niềm kiêu hãnh của bất kỳ NLĐ nào. Đối với NDSLĐ, TL lại được coi là một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp (DN). NSDLĐ cần cân đối TL để vừa thu hút, giữ chân, phát triển đội ngũ lao động, tạo động lực cho NLĐ lại vừa phải kiểm soát chi phí, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), đảm bảo cho tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng TL. Nhờ đó, DN phát triển bền vững song hành với việc nâng cao TL cho NLĐ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam. «Ở Liên minh châu Âu, có hơn 25 triệu DNNVV, chiếm 99,8% tổng số doanh nghiệp trong khu vực kinh doanh phi tài chính EU-28, tạo ra 56,4% giá trị gia tăng và 66,6% việc làm. Thương mại quốc tế rất quan trọng đối với các DNNVV châu Âu. Các DNNVV chiếm 99% số lượng doanh nghiệp nhập khẩu và 98% doanh nghiệp xuất khẩu tại Liên minh châu Âu vào năm 2018» [6]. Tại Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong đó có DNNVV trong công cuộc phát triển kinh tế hiện đại, năng động đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam công nhận. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6/2017) đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế (KT) tư nhân trở thành động lực quan trọng trong nền KT thị trường định hướng XHCN. Trong đó, các DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng 98% trong tổng số DN thực tế đang hoạt động tại Việt Nam, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng KT. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Việt Nam hiện nay có khoảng 1,7 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Dự kiến đến năm 2030, con số này tăng lên khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp. Tại thành phố (TP) Hà Nội, các DNNVV cũng chiếm khoảng trên 97% tổng số DN, thu hút hơn một nửa tổng số lao động, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng KT.
  13. 2 Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, dịch bệnh đã tạo ra các biến động kinh tế thế giới rất khó lường như lạm phát tăng cao, chi phí nguyên vật liệu cũng như các loại chi phí sản xuất tăng …Kinh tế thế giới có dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu tiêu dùng của các nền KT lớn như Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… suy giảm, tạo ra sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu. Sự sụt giảm của nhu cầu từ nước ngoài cộng với sự sụt giảm của nhu cầu trong nước đã làm doanh thu của các các DNNVV trong khu công nghiệp (KCN) bị giảm mạnh. Các khó khăn trên kết hợp với các yếu điểm nội tại của DNNVV (đặc biệt là sở hữu nguồn lực rất hạn chế) đưa ra nhiều trở ngại cho các DNNVV trong quá trình SXKD nói chung và hoạt động nhân sự - TL nói riêng. Các DNNVV trong khu công nghiệp (CN) đã phải chật vật trong việc duy trì khả năng hoạt động, gặp vô số khó khăn trong việc duy trì quỹ lương đủ để thu hút, giữ chân lao động trực tiếp (LĐTT). Bên cạnh đó, nguồn LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN chủ yếu là từ các địa phương khác di cư đến sống và lao động trong phạm vi TP Hà Nội. Đa số LĐTT phải thuê nhà và gánh chịu nhiều khoản chi phí đắt đỏ vì Hà Nội là địa phương có chi phí sinh hoạt cao nhất cả nước. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ buộc các LĐTT trong các khu CN phải có mức TL cao trong khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân họ lại tương đối hạn chế. Đây là nút thắt rất khó để giải quyết đối với NLĐ. Mâu thuẫn giữa khả năng chi trả TL hạn chế của DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội với đòi hỏi về TL cao của LĐTT đã diễn ra dai dẳng và khó giải quyết. Thực trạng này đòi hỏi các DN nhỏ và vừa thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội phải tận dụng rất hiệu quả công cụ TL, để vượt qua các khó khăn, thách thức đến từ các nguyên nhân bên ngoài lẫn nguyên nhân bên trong DN. TL vừa phải tương xứng với công sức mà LĐTT bỏ ra, đủ để giữ chân, thu hút và tạo động lực cho NLĐ lại vừa phải duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho DN. Chính vì thế, TL cần được xây dựng khoa học dựa trên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, trở thành chất keo gắn kết NLĐ với doanh nghiệp. Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về TL. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về TL nói chung và các nhân tố ảnh hưởng đến TL của NLĐ còn chưa nhiều và chưa cập nhật trong bối cảnh biến động về chiến tranh – dịch bệnh như hiện nay. Hơn nữa là chưa có công trình nào nghiên
  14. 3 cứu về TL của LĐTT trong các DN nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp trong phạm vi TP Hà Nội. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến TL, trong DNNVV trong các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội với những đặc thù riêng, những khó khăn riêng vẫn là vấn đề chưa có câu trả lời thỏa đáng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài này là cũng là một cấp thiết khách quan. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn chủ đề «Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội» làm đề tài luận án nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TL của LĐTT trong các DN nhỏ và vừa thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị góp phần cải thiện mức TL cho LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐ trong DN. Đây là cơ sở để xây dựng khung lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức của tác giả. + Điều tra, thu thập thông tin của các đối tượng liên quan trong DNNVV về các nhân tố ảnh hưởng đến TL. Trên cơ sở đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. + Đo lường và kiểm định mô hình mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TL của LĐTT trong các DN nhỏ và vừa thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. + Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị để cải thiện mức TL cho LĐTT trong các DN nhỏ và vừa thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể được xác định gồm: - Thực trạng TL của LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội hiện nay như thế nào? - Các nhân tố ảnh hưởng đến TL là gì và mức độ tác động của các nhân tố này đến TL của LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà
  15. 4 Nội như thế nào? - Những giải pháp và khuyến nghị nào có thể cải thiện TL cho LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến TL của LĐTT trong DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2017 đến năm 2022; những đề xuất của tác giả luận án dành cho giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn 2030. - Không gian nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu tại các DNNVV thuộc 08 KCN trong phạm vi TP Hà Nội. Đây là toàn bộ các khu CN đang hoạt động trong thực tế trong phạm vi TP Hà Nội và hiện đang thuộc sự quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Một số KCN mặc dù đã được cấp giấy phép nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng; chưa có DN thuê sản xuất - kinh doanh nên tác giả loại không khảo sát. - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu TL của LĐTT trong trong DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án. Trong nghiên cứu định tính, tác giả đã kết hợp giữa tổng quan lý thuyết và phỏng vấn chuyên gia để xác định và khám phá thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến TL của LĐ trực tiếp trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê mô tả, phân tích so sánh, tổng hợp thông tin, điều tra, phỏng vấn, chuyên gia…
  16. 5 6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 6.1. Về mặt lý luận, học thuật So với các nghiên cứu trước đây, luận án đã có đóng góp, bổ sung thêm về mặt lý thuyết, học thuật trong lĩnh vực TL. Thứ nhất, luận án đã xây dựng các khái niệm mới về lao động trực tiếp, tiền lương của lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp. Luận án cũng đồng thời xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐ trực tiếp trong các DN nhỏ và vừa thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội gồm: (1) Kết quả SXKD; (2) Kết quả công việc; (3) Môi trường kinh tế - xã hội; (4) Triết lý trả lương; (5) Vị trí công việc; (6) Dịch bệnh; (7) Công đoàn. Kết quả nghiên cứu của luận án có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu trước khi khẳng định các nhân tố công đoàn, dịch bệnh có ảnh hưởng đến TL của người LĐ. Thứ hai, từ nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, luận án đã xây dựng thang đo đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trên đến TL của LĐTT trong DNNVV. Tác giả đã kiểm định độ tin cậy của thang đo và đây là nền tảng để phát triển thêm hay cá biệt hoá phục vụ cho các hướng nghiên cứu khác. Thứ ba, luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến TL. Luận án bổ sung thêm các nhân tố độc lập mới (mà các nghiên cứu trước trong điều kiện Việt Nam chưa đề cập đến) là dịch bệnh và công đoàn vào các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT. Đồng thời, luận án cũng kiểm định giả thuyết nghiên cứu mà các công trình nghiên cứu khác còn chưa thống nhất về nhân khẩu học và đặc điểm của DN ảnh hưởng đến TL (giả thuyết H8, H9, H10, H11). Thứ tư, nghiên cứu của luận án cho thấy các nhân tố liên quan đến doanh nghiệp như kết quả SXKD, triết lý trả lương có ảnh hưởng lớn đến TL của NLĐ. Phát hiện này thể hiện rõ thị trường LĐ của Việt Nam vẫn chưa phát triển, dẫn đến việc NLĐ của Việt Nam đang bị yếu thế trong các thoả thuận về TL với DN. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị góp phần đề cao các nhân tố về TL có ảnh hưởng tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực tới TL của NLĐ. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TL của LĐ trực tiếp trong các DNNVV thuộc các khu CN trong phạm vi TP Hà Nội. Dựa vào kết
  17. 6 quả thu được, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cho NLĐ, NSDLĐ và các cơ quan quản lý. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người hoạch định, những người chỉ đạo thực tiễn, các nhà quản lý… khi nghiên cứu về TL nói chung và TL cho NLĐ trong các DNNVV nói riêng. Kết quả của luận án còn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, học viên của các cơ sở giáo dục đang giảng dạy về TL; cho NLĐ trong các DN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TL của LĐTT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các khu công nghiệp trong phạm vi TP Hà Nội Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
  18. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về tiền lương trong doanh nghiệp Chính sách TL có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là động lực trong phát triển kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội… Trên thế giới, có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về TL như: W.Petty, Adam Smith, David Ricardo, F.Quesnay, K.Mark, Alfred Marshall, Nurkse, Rosenstein- Rodan,... đã xây dựng các lý thuyết cơ bản về TL trong kinh tế thị trường, điển hình là học thuyết TL đủ sống, học thuyết tổng quỹ TL, học thuyết năng suất giới hạn, học thuyết Alfred Marshall, học thuyết về TL thỏa thuận, học thuyết xem TL như là khoản vốn ứng trước, khoản đầu tư vào con người… Tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu về TL chính là lý thuyết về TL đủ sống dựa trên sự co giãn của cung và cầu của LĐ khi có sự thay đổi về TL của W.Petty. W.Petty là nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập tới quy luật về TL khi cho rằng, TL là khoản tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho LĐ và việc tăng lương trực tiếp sẽ gây thiệt hại cho xã hội. W.Petty nghiên cứu TL khi mà khoa học công nghệ còn lạc hậu, chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Vì vậy, nhiều chủ DN quan niệm: Trả lương là một sự tiêu tốn tiền vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp. Do đó, ông phản đối việc trả lương cao. Bởi theo ông, nếu lương cao, NLĐ sẽ không muốn làm việc mà chỉ thích uống rượu. Quan điểm trên được hai nhà nghiên cứu là F.Quesnay và D.Ricardo ủng hộ. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ phù hợp trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, năng suất lao động còn thấp, chỉ có hạ thấp TL của LĐ xuống mức tối thiểu mới đảm bảo lợi nhuận cho chủ DN. Sau này, Adam Smith đã có những quan điểm tiến bộ hơn, khi cho rằng, TL là thu nhập của NLĐ, gắn với hoạt động LĐ của họ. Ông cho rằng: TL không thể thấp hơn chi phí sống tối thiểu của NLĐ và TL cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế, bởi vì TL làm tăng năng suất lao động. Ông cũng xác định các nhân tố tác động đến mức lương của NLĐ, đó là: điều kiện kinh tế-xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng, quan hệ cung-cầu trên thị trường lao động, tương quan lực lượng
  19. 8 giữa NSDLĐ và NLĐ trong cuộc đấu tranh của NLĐ đòi tăng lương. Đồng quan điểm, GS. TSKH. Pogosian GP và GS. TSKH. Giucop trong cuốn Giáo trình kinh tế lao động (1991) đã phân tích cụ thể lợi ích của TL tối thiểu, trong đó đánh giá tác động của TL tối thiểu tới đời sống xã hội nói chung và đời sống của NLĐ nói riêng [224]. Hay A.Marshall quan niệm, TL phụ thuộc vào năng suất lao động cận biên của NLĐ và tỷ lệ thuận với năng suất lao động cận biên. Đây là cơ sở lý luận mà luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ hai chiều giữa năng suất lao động với TL, với vấn đề tranh chấp lao động về lợi ích. Tuy nhiên, A.Smith và các nhà kinh tế học cổ điển khác không chỉ ra được bản chất của TL là giá cả của sức LĐ, họ cho rằng, TL là giá cả của LĐ. Sau này, K.Mark trong phần 6, Chương 17-20, Quyển I, Bộ Tư bản đã phân tích bản chất của TL thông qua việc vạch rõ sự biến tướng của giá cả và giá trị sức lao động thành giá cả và giá trị lao động trong xã hội tư bản [16]. TL dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là giá cả (giá trị) của hàng hóa sức lao động chứ không phải là giá cả của lao động như A.Smith và D.Ricardo quan niệm. Tiếp theo là các công trình nghiên cứu TL trong nền kinh tế thị trường xã hội, Keynes đã đưa ra luận điểm gắn TL với việc làm. Đó là một bước tiến quan trọng trong phân phối TL công bằng. Nghiên cứu có giá trị gần đây là của Ho Chye Kok – chuyên gia tư vấn nhân lực của Bộ nhân lực Singapore, ông đưa ra hệ thống TL gắn với hệ thống đánh giá công việc và tương quan trong hệ thống đó. Bên cạnh đó, có những công trình nghiên cứu đã phân tích các nội dung liên quan đến TL như: các khái niệm, thang, bảng lương,... như: Tác động của việc làm với mức TL tối thiểu của Steward (2004) trình bày khá chi tiết về tác động của TL tối thiểu đối với việc phân phối TL, về tác động của TL tối thiểu đối với việc tuyển dụng lao động, về cách xác định mức lương tối thiểu. Từ các nghiên cứu trên cho thấy: TL của NLĐ trong DN cũng như những nội dung liên quan như lương tối thiểu, thang lương, bảng lương, định mức lao động… là những nội dung cần quan tâm trong quá trình quản trị doanh nghiệp, trong các đàm phán ba bên trong quan hệ lao động [238]. Các tác phẩm Kinh tế lao động hiện đại: Lí luận và chính sách công (1991) của tác giả Ronald G. Ehrenberg, Robert S. Smith, Gia tăng việc làm và hiệu quả kinh doanh ở các Bang có chính sách lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu của Liên bang (States with Minimum wage above the Federal level have had
  20. 9 faster small business and retail job growth) của Fiscal Policy Institute,…. tập trung vào tác động của các quy định pháp luật về TL tối thiểu của chính phủ, NSDLĐ sẽ dựa vào TL tối thiểu làm căn cứ để xây dựng mức TL tối thiểu trong chính sách TL của doanh nghiệp. Đồng thời cũng dựa trên mức TL tối thiểu để giải quyết các vấn đề liên quan đến trợ cấp thất nghiệp và/hoặc trợ cấp xã hội. Từ lý luận và thực tiễn đặt ra việc chính phủ phải ban hành luật quy định về TL tối thiểu để tránh việc NSDLĐ trả lương quá thấp cho NLĐ, đồng thời tránh khả năng NSDLĐ cấu kết với nhau trong việc trả lương cho NLĐ [145], [151]. 1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 1.1.2.1. Về nhóm nhân tố liên quan đến người lao động Polaski (2014) chỉ ra rằng, một trong các mục tiêu của mọi quốc gia là tạo ra đủ việc làm bền vững cho toàn bộ lực lượng lao động. Bởi vì cách tốt nhất để thoát khỏi nghèo đói là có được việc làm tốt. Và nhân tố chính để thu hút NLĐ đến với việc làm đó chính là tiền công, TL và thu nhập tăng thêm. Đây là vấn đề then chốt [225]. Nhóm nhân tố NLĐ ảnh hưởng đến TL mà tác giả đề cập đến bao gồm các nhân tố: Một là, độ tuổi Mincer (1974) đã đề cập đến nhân tố độ tuổi ảnh hưởng đến TL của NLĐ thông qua biến kinh nghiệm. Ở dạng ban đầu của phương trình lương Mincer chỉ ra rằng, thu nhập là một hàm của học vấn và kinh nghiệm. Trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm sau này, kinh nghiệm được chuyển thành kinh nghiệm tiềm năng, khi thời gian đi học toàn thời gian. Độ tuổi tăng lên làm kinh nghiệm tiềm năng tăng lên, qua đó làm mức TL tăng lên. Kinh nghiệm tích lũy mang lại lợi ích về TL cho NLĐ trong suốt cuộc đời làm việc [208]. Borjas (2013) cho rằng, TL phụ thuộc vào độ tuổi của NLĐ. TL tương đối thấp với NLĐ trẻ tuổi, tăng lên khi họ trưởng thành và tích lũy được vốn con người, rồi có thể giảm nhẹ đối với NLĐ lớn tuổi. Vấn đề này đã trình bày mối quan hệ về số năm đi học của một người bằng đồ thị TL theo trình độ học vấn cho thấy TL mà các doanh nghiệp sẵn sàng trả tương ứng cho mỗi trình độ học vấn, thể hiện mối quan hệ giữa TL và số năm đi học [116]. Các tác giả Mincer (1974), Borjas (2013) cho rằng thông thường NLĐ làm việc trong cùng một ngành nghề thì thu nhập của họ còn phụ thuộc vào chuyên môn (loại hình công việc) và kinh nghiệm làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2