intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ lý luận về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn; xác định các nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn; đề xuất các giải pháp thúc đẩy và tư duy tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== ĐẶNG PHI TRƯỜNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== ĐẶNG PHI TRƯỜNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: KINH TẾ LAO ĐỘNG Mã số: 9340404 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ HOÀNG NGÂN HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Đặng Phi Trường
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. NCS xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Hoàng Ngân về sự hướng dẫn, chỉ bảo tỉ mỉ, tận tình và tâm huyết trong suốt quá trình học tập và làm luận án của NCS. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, các giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và góp ý để luận án được hoàn thiện. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn thủ tục hành chính, quy trình thực hiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, Khoa Quản lý - Luật kinh tế, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Đặng Phi Trường
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................7 1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm...............................................7 1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm .....................................................................8 1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế ............................8 1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm ...................................9 1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm...................16 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................22 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................23 2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn ...................................................23 2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn ........................................23 2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn ..............................................24 b, Một số đặc điểm riêng của thanh niên nông thôn Việt Nam ...............................26 2.1.3. Vai trò của tự tạo việc làm đối với thanh niên nông thôn .............................27 2.2. Các vấn đề cơ bản về tự tạo việc làm ...............................................................29 2.2.1. Lý luận chung về tự tạo việc làm ..................................................................29 2.2.2. Ý định, quyết định và quyết định duy trì tự tại việc làm của thanh niên ......33 2.2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm ..........................34 2.3. Lý thuyết cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm .....42 2.4. Khung nghiên cứu .............................................................................................43 2.5. Cơ sở thực tiễn về tự tạo việc làm của thanh niên..........................................46 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................50 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................51 3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................51
  6. iv Quy trình nghiên cứu được thực hiện gồm các bước:..............................................51 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................52 3.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ...................................................52 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................52 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................56 3.4. Biến nghiên cứu và kỳ vọng ..............................................................................63 3.5. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................69 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................70 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ...................................70 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................70 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................72 4.2. Thực trạng việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................................74 4.2.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...........74 4.2.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......77 4.2.3. Cơ cấu về giới của lực lượng lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................................................78 4.2.4. Cơ cấu về trình độ đào tạo, học vấn ..............................................................80 4.2.5. Cơ cấu ngành .................................................................................................82 4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................84 4.3.1. Đặc điểm cá nhân với tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .....................................................................................................................84 4.3.2. Thái độ đối với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................89 4.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi với quyết định tự tạo việc làm ........................90 4.3.4. Khả năng huy động tài chính cá nhân với quyết định tự tạo việc làm ..........91 4.3.5. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm .............................91 4.3.6. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể tới quyết định tự tạo việc làm .................................................................................................................................92 4.3.7. Chính sách hỗ trợ của nhà nước với quyết định tự tạo việc làm ...................93
  7. v 4.4. Đánh giá chung về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................................................95 4.5. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên ....................................................98 4.5.1. Kết quả phân tích nhân tố (EFA)...................................................................98 4.5.2. Ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........101 4.5.3. Quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...106 4.5.4. Quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................................................................110 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................115 CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ................................................................................117 5.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................117 5.1.1. Mục tiêu, định hướng giải quyết việc làm và tự tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................................117 5.1.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................118 5.2. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................119 5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tinh thần doanh nhân là cơ sở hình thành nhận thức về tự tạo việc làm, lợi ích tự tạo việc làm ............................................119 5.2.2. Tạo cơ chế để thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn tài chính hỗ trợ tự tạo việc làm ...................................................................120 5.2.3. Phát triển các dịch vụ đào tạo nghề, kỹ năng nghề và công việc tự tạo ......122 5.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, và cải thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ Thanh niên tự tạo việc làm ..............................................................................123 5.2.5. Phát huy vai trò của gia đình các mối quan hệ thân cận khác đối với tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn ........................................................................124 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................126 KẾT LUẬN ................................................................................................................127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....130 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải CS Chính sách EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis) EU Liên minh Châu Âu NCS Nghiên cứu sinh NT Nhận thức kiểm soát hành vi QĐ Quyết định SWOT Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức TC Khả năng huy động tài chính TD Thái độ TPB Theory of planned behavior TTVL Tự tạo việc làm TW Trung Ương YK Ý kiến người xung quanh
  9. vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý .........................................55 Bảng 3.2. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến ...................63 Bảng 3.3. Thông tin về đối tượng điều tra.....................................................................66 Bảng 4.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........74 Bảng 4.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên ........................78 Bảng 4.3. Lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên ........................................79 Bảng 4.4. Cơ cấu về trình độ đàotạo, học vấn của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (tuổi 15 - 30) ..............................................................................................................81 Bảng 4.5. Cơ cấu ngành nghề của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (tuổi 15 - 30) ............83 Bảng 4.6. Giới tính của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm...............................84 Bảng 4.7. Trình độ học vấn của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm..................85 Bảng 4.8. Tuổi của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm......................................86 Bảng 4.9. Thành phần dân tộc của thanh niên trong quyết định tự tạo việc làm ..........86 Bảng 4.10. Tham gia vào các tổ CTXH của thanh niên ................................................87 Bảng 4.11. Tình trạng hôn nhân của thanh niên ............................................................87 Bảng 4.12. Tình trạng sức khỏe của thanh niên ............................................................88 Bảng 4.13. Lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên ở các địa bàn nghiên cứu ...........88 Bảng 4.14. Thái độ đối với tự tạo việc làm của thanh niên ...........................................89 Bảng 4.15. Nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân ...................................................90 Bảng 4.16. Khả năng huy động tài chính ......................................................................91 Bảng 4.17. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên .92 Bảng 4.18. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể .........................................92 Bảng 4.19. Chính sách nhà nước trong hỗ trợ tự tạo việc làm của thanh niên..............93 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo .......................................................99 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sự phù hợp và tương quan các thang đo .......................99 Bảng 4.22. Kết quả kiểm định phương sai trích ..........................................................100 Bảng 4.23. Kết quả EFA Rotated component matrix ..................................................101
  10. viii Bảng 4.24. Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................102 Bảng 4.25. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................106 Bảng 4.26. Tác động biên của các biến tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ......................................................................108 Bảng 4.27. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................111 Bảng 4.28. Tác động biên của các biến tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................112 Hình: Hình 2.1. Lý thuyết về nhận thức xã hội Bandura 1986................................................35 Hình 2.2. Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh SEE (Shapero và Sokol, 1982) ...........37 Hình 2.3. Mô hình khởi sự kinh doanh của Shapero (1984) .........................................38 Hình 2.4. Mô hình lý thuyết ý định của Shapero- Krueger (2000) ..............................39 Hình 2.5. Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen & Fishbein, 1975 ..................................40 Hình 2.6. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) ...............................................41 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................51 Hình 3.2. Mô hình quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................................60 Hình 3.3. Mối quan hệ giữa ý định TTVL, QĐ TTVL và QĐ duy trì TTVL ...............63 Hình 4.2. Nguyên nhân thanh niên lựa chọn Tự tạo việc làm .......................................75 Hình 4. 3. Nguyên nhân thanh niên từ bỏ Tự tạo việc làm ...........................................76 Hình 4.4. Nguyên nhân thanh niên duy trì việc làm tự tạo ...........................................77 Hình 4.5. Xu hướng biến động hoạt động tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2013-2018 ..................82
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội đáng chú ý. Sau hơn 33 năm đổi mới, kề từ năm 1986, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước đã được đẩy nhanh. Ngoài những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không ổn định, năng suất lao động thấp, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vẫn còn cao. Việc làm là một trong các vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tỷ lệ lao động thuộc lứa tuổi 15 - 64 chiếm 69,3%, chính vì vậy mà vấn đề giải quyết việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng là mối quan tâm đặc biệt của Việt Nam hiện nay. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vị trí, vai trò của Thanh niên luôn được coi trọng, đề cao trong suốt quá trình lịch sử của Việt Nam. “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên… công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” (Nghị quyết TW4, khóa VII). “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, tự khẳng định mình” (Nghị quyết TW7, khóa X). Theo dự thảo quốc gia về thanh niên Việt nam (2018), số lượng thanh niên ước tính vào năm 2018 là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số cả nước. Trong đó tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng Thanh niên luôn chiếm vị trí cao và cao nhất trong tỉ lệ thất nghiệp của cả nước (đặc biệt nhóm Thanh niên thuộc nhóm tuổi 20-24), tỉ lệ này có xu hướng tăng qua các năm. Tình trạng không có việc làm kéo dài làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Đứng trước thực trạng này, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết việc làm, tuy nhiên các biện pháp chưa thực sự hiệu quả. Giải quyết vấn đề việc làm cho Thanh niên không thể chỉ trông chờ vào các chương trình của nhà nước, mà bản thân mỗi Thanh niên cần phải chủ động, trực tiếp
  12. 2 và tiên quyết tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân mình. Tự tạo việc làm không những giúp giải quyết việc làm cho chính người lao động mà còn góp phần kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp, phát huy tinh thần tự lực tự cường và phát huy trí sáng tạo đặc biệt của thế hệ Thanh niên hiện nay. Thanh niên là một lực lượng đang trong giai đoạn sung sức nhất về thể chất, trí tuệ, về tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm. Nhưng thanh niên cũng còn một số yếu điểm nhất định, đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn. Trình độ học vấn thấp, tỷ lệ được đào tạo nghề chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp yếu, thiếu vốn khởi nghiệp… trong khi bức tranh về thị trường việc làm ngày càng trở nên khó khăn hơn. “Các công ty hiện nay hầu hết đều có xu hướng tìm các nguồn lao động giá rẻ, như vậy một mặt sẽ là cơ hội việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn, mặt khác cũng sẽ tạo ra mặc định cho thanh niên nông thôn đó là trở thành lực lượng lao động giá rẻ”. Các lợi thế trên cũng sẽ không còn được duy trì lâu dài, khi khoa học công nghệ phát triển không ngừng, trí tuệ nhân tạo ra đời thì nguy cơ mất việc làm cho các đối tượng lao động giản đơn, giá rẻ sẽ ngày càng rõ ràng. Tình trạng dư cung lao động trên thị trường sẽ cho phép các nhà tuyển dụng đòi hỏi lao động nhiều hơn và với mức lương thấp hơn, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trực tiếp đối với đời sống của thanh niên nông thôn. Nghiên cứu về vấn đề việc làm, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động đã nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, kể đến như các nghiên cứu của Jokela và cộng sự (2017), Breitkreuz và cộng sự (2017), Hu An-gang (2001), Gold và cộng sự (2000)… Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu vấn đề việc làm của lao động nói chung. Ở trong nước, các nghiên cứu hiện nay đang tập trung về khía cạnh nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm của lao động thanh niên (Ngô Quỳnh An (2011)), hoặc tự tạo việc làm của lao động ở khu vực nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Triệu Đức Hạnh (2012)…) có rất ít các nghiên cứu về lựa chọn tự tạo việc làm đối với đối tượng là thanh niên khu vực nông thôn, lực lượng lao động gặp nhiều khó khăn khi tìm việc làm, tự tạo việc làm và có thể đối diện với nhiều nguy cơ việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, đa số các công trình đi trước tập trung nghiên cứu ở khía cạnh ý định, hoặc quyết định, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn trên cơ sở ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn, và nghiên cứu quyết định có tiếp tục hay từ bỏ tự tạo việc làm của thanh niên khu vực nông thôn, đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận án thực hiện. “Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền Núi
  13. 3 phía Bắc và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Với khoảng 1268 nghìn người dân sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân sinh sống tại khu vực nông thôn (chiếm 64,7%) (Cục Thống kê Thái Nguyên, 2019). Trong những năm gần đân, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ tại tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên phát triển và xây dựng nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Sông Công, Điềm Thụy, Yên Bình. Bên cạnh những lợi ích đem lại như đô thị được phát triển, thu hút nhiều lao động, giải quyết được việc làm cho lao động… sinh kế của nhiều lao động nông thôn cũng bị ảnh hưởng. Nhiều hộ gia đình bị mất đất, nhiều nghề truyền thống gia đình không giữ được. Sản xuất công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân, nguy cơ mất việc làm khi doanh nghiệp rời bỏ khu công nghiệp của tỉnh để sang một tỉnh khác khi thời gian ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp đã hết hoặc bị loại thải khi đã làm việc sau 1 khoảng thời gian nhất định. Những vấn đề này đã và đang trở thành thách thức cho tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho người lao động (mất đất, mất việc…). Sự bất ổn của việc làm ở khu vực công nghiệp, thu nhập thấp ở khu vực làm công ăn lương… đã bắt đầu tạo ra một xu thế tự tạo việc làm cho chính bản thân mình của lao động khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm và phát triển kinh tế truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên, đây là một xu hướng cần được khuyến khích, nhân rộng và duy trì.” Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên” để xác định, phân tích và lượng hóa các nhân tố đó, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung “Luận án xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn nghiên cứu tại khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên lựa chọn và duy trì tự tạo việc làm.” Mục tiêu cụ thể (i) Làm rõ vấn đề lý luận về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn (ii) Xác định thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
  14. 4 (iii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. (iv) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. (v) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. (vi) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy và duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng nghiên cứu “Đối tượng nghiên cứu của luận án là ý định, quyết định (lựa chọn và duy trì) tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên; những nhân tố ảnh hưởng đến ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.” 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp về việc làm, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017. Số liệu khảo sát về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ 1/2017 - 10/2018. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được triển khai tại ba khu vực đại diện theo vùng địa lý gồm vùng núi cao, vùng trung du bằng phẳng xen đồi núi thấp, và vùng trung du trung tâm của tỉnh. Cụ thể các địa phương được chọn tương ứng với các vùng là: huyện Đại Từ, huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên. Phạm vi về nội dung: phạm vi của nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm, quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn. Các quan sát trong nghiên cứu là thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm cả thanh niên tự tạo việc làm và không tự tạo việc làm. 5. Đóng góp của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố: (1) Nhóm nhân tố bên trong (Đặc điểm cá nhân): tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân; (2) Nhóm nhân tố bên ngoài: Ý kiến người xung quanh, Hỗ trợ từ tổ chức -
  15. 5 đoàn thể; Hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và lý thuyết ý định & hành vi của Shapero (1984, 2000). Luận án phát triển thêm so với các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm trên cơ sở có mối tương quan chặt với ý định tự tạo việc làm, tương tự luận án tiếp tục mở rộng nghiên cứu quyết định duy trì tự tạo việc làm trên cơ sở đã có quyết định tự tạo việc làm. Luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit để ước lượng tác động của các nhân tố tới quyết định tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm. Mô hình này giúp cung cấp kết quả ước lượng có độ chính xác cao, phân định được mối tương quan của các giai đoạn trong quá trình ra quyết định (ý định tác động đến quyết định tự tạo việc; quyết định tác động đến quyết định duy trì tự tạo việc làm). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án có các hàm ý sau: Ý định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định tự tạo việc làm, quyết định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định duy trì tự tạo việc làm. Các yếu tố ảnh hưởng tới cả ý định, quyết định tự tạo việc làm, quyết định duy trì tự tạo việc làm bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân; Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Khả năng huy động tài chính, Ý kiến người xung quanh. Luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần tạo điều kiện thúc đẩy thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên tự tạo việc làm. Trong đó, một số giải pháp chính như tuyên truyền thay đổi nhận thức, quan niệm về tự tạo việc làm; Tạo cơ chế để thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn; Hoàn thiện hệ thống chính sách và cải thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
  16. 6 Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Khuyến nghị
  17. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm Việc làm, giải quyết việc làm thường xuyên là vấn đề nóng bỏng, nhận được sự quan tâm của xã hội và các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình và bài viết liên quan, đề cập đến vấn đề việc làm. Về việc làm nói chung, các nghiên cứu chủ yếu đưa ra các phân tích về thực trạng thất nghiệp, việc làm, thiếu việc làm và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Phương pháp chủ yếu là phân tích số liệu theo thời gian, số liệu mảng của một khu vực hay vùng, từ đó chỉ ra các nguyên nhân, và đưa ra các khuyến nghị. Có thể kể đến một số công trình như: Jokela và cộng sự (2017) so sánh các cách tiếp cận chính sách liên quan đến việc làm trong nước ở các nước giàu và xem xét tác động của chúng đối với việc làm, nghiên cứu này xác định các phương pháp tiếp cận chính sách thường được áp dụng ở các nước giàu để điều chỉnh và phát triển việc làm trong nước là: (1) dịch vụ giá cả phải chăng; (2) đơn giản hóa việc sử dụng; (3) điều chỉnh việc làm; (4) điều chỉnh di cư lao động; Breitkreuz và cộng sự (2017) nghiên cứu về ảnh hưởng của Đạo luật đảm bảo việc làm nông thôn quốc gia Mahatma Gandhi (MGNREGA) được chính phủ Ấn Độ xây dựng để giảm nghèo ở nông thôn thông qua 100 ngày làm việc được đảm bảo mỗi năm. Hu An-gang (2001) đã phân tích thực trạng việc làm của Trung Quốc đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình; Gold và cộng sự (2000) chỉ ra thực trạng thất nghiệp ở Liên minh châu Âu năm 1999, nghiên cứu cũng cho rằng tạo việc làm vẫn là một mối quan tâm chính cho tất cả các đối tác xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của các hiệp ước việc làm trên tất cả các quốc gia thành viên EU và ở tất cả các cấp vẫn còn chắp vá, phản ánh khi họ thực hiện sự tương tác của các lực lượng phức tạp - kinh tế, thể chế, chính trị và xã hội. Ở Việt Nam một số nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng làm thế nào để giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, như nghiên cứu của Đồng Văn Tuấn (2011); Nguyễn Thị Thơm và cộng sự (2012). Các nghiên cứu này đứng từ góc nhìn từ phía Nhà nước, chỉ ra các vấn đề thực trạng còn tồn tại về việc làm, thu nhập cho lao động, lao động nông thôn. Điểm chung của một số nghiên cứu này là việc sử dụng gần như giống nhau về các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và vận dụng ma trận SWOT trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề nghiên cứu từ đó
  18. 8 đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị. Những nghiên cứu này mang hướng diễn giải những luận cứ cho vấn đề nghiên cứu dựa trên lý thuyết về lao động, việc làm, chính sách giải quyết việc làm để đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Trong bối cảnh mức độ đô thị hóa, công nghiệp ở mức độ vừa phải, với hệ thống chính sách còn chưa đầy đủ, các nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho Nhà nước, với vai trò điều hành, quản lý và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các khuyến nghị để Nhà nước đưa ra các biện pháp, hay chính sách thúc đẩy để người dân tự tạo việc làm còn bỏ ngỏ, giải pháp như vậy sẽ chỉ giải quyết được một khía cạnh của vấn đề việc làm. “Một nghiên cứu khác liên quan đến giải quyết việc làm, cụ thể là việc làm bền vững cho lao động nông thôn, tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) dưới góc nhìn phân tích chính sách đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn bao gồm 15 tiêu chí đánh giá được sắp xếp tương ứng với 5 yếu tố cấu thành của việc làm bền vững là: các quyền tại nơi làm việc, ổn định việc làm và thu nhập, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội. Tuy nhiên, về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu nên chưa thật sự có tính đột phá, thêm vào đó cách tiếp cận là từ phía người xây dựng chính sách, tức là từ phía Nhà nước, vẫn là một góc nhìn cũ, không phải góc nhìn từ người chịu tác động của chính sách, những người có nhu cầu làm việc và tự tạo việc làm.” 1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm 1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế Tự tạo việc làm cũng chính là một trong các biện pháp để nhằm giải quyết việc làm và nâng cao tính chủ động của người lao động, vì vậy tự tạo việc làm chắc chắn có tác động tới nền kinh tế. Một số các nghiên cứu được thực hiện theo hướng này như nghiên cứu của Reynolds (1994), Malecki (1997), Audretsch (2004), Sandeep Mohapatra và cộng sự (2007), Saima Bashir và cộng sự (2011)… Các nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của tự tạo việc làm với toàn bộ nền kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Malecki (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004) (trích dẫn trong Carree and Thurik (2003)) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa tự tạo việc làm với tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương. Chính vì lẽ đó chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh viên, khuyến khích họ không đi làm thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh tế.
  19. 9 Sandeep Mohapatra và cộng sự (2007) đánh giá vai trò của việc tự làm chủ trong nền kinh tế nông thôn Trung Quốc, đồng thời đã chỉ ra sự gia tăng của tự tạo việc làm sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đó là dấu hiệu của sự phát triển. Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu về lịch sử thị trường lao động trong 20 năm, từ năm 1981 đến 2001, và cung cấp bằng chứng cho thấy đã có sự gia tăng nhanh chóng về tầm quan trọng của hoạt động tự làm chủ trong giai đoạn này. Tự làm chủ, tự tạo việc làm (Self-employment) đã tăng nhanh trong suốt những năm 1980 và những năm 1990, một giai đoạn đặc trưng bởi những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Saima Bashir và cộng sự (2011) đề cao vai trò của tự tạo việc làm với sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của việc tự làm chủ trong phát triển kinh tế bằng cách phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tăng trưởng mật độ dân số, việc làm, thu nhập bình quân đầu người, và tự làm chủ. Sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng, phân tích phát hiện ra một hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh bằng cách sử dụng đồng thời bốn phương trình mô hình tăng trưởng khu vực, xuất phát từ mô hình tăng trưởng của Deller và cộng sự, (2001). Cụ thể mục tiêu là xác định và ước tính tác động của việc tự làm chủ trong nền kinh tế. Kết quả đã cho thấy tự tạo việc làm như một cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Bắc nước Mỹ. Cùng kết luận về tác động của tự tạo việc làm với phát triển kinh tế, Blanchflower (2000) và Parker (2005) cho rằng: “Tự tạo việc làm giúp tạo ra nhiều các công ty mới, tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy các phát minh và sự đổi mới, cuối cùng mang lại sự thịnh vượng cho xã hội”. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tự tạo việc làm với phát triển kinh tế. Vì vậy để tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải thúc đẩy hoạt động tự tạo việc làm. 1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm Trong những thập kỷ gần đây, tự tạo việc làm được coi là một vấn đề trung tâm của thị trường lao động. Trên thực tế, tự tạo việc làm (tự làm chủ) không chỉ là một giải pháp cho những cá nhân có ít cơ hội trong lĩnh vực làm công ăn lương hoặc kiếm được ít tiền lương hơn những người khác mà còn là cơ hội cho những cá nhân năng động hơn tìm kiếm, xây dựng con đường sự nghiệp của riêng mình (Nadia và cộng sự, 2013). Việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm ở góc độ ý định, hay đã tự tạo việc làm hoặc khả năng tự tạo việc làm cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới. Kể đến như các nghiên cứu
  20. 10 của Borjas (1986), Van Praag and Van Ophem (1995), Clark (1997), Ekelund và cộng sự (2005), Zissimopoulos và Karoly (2007), Colombier và cộng sự (2008), Leoni và Falk (2010), Muhammad và cộng sự (2011), Brown và cộng sự (2011), Ngô Quỳnh An (2012), Solinge (2012), Beihl và cộng sự (2013), Nadia và cộng sự (2013), Cahill và cộng sự (2013), IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014), Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Fisher và cộng sự (2018),… * Nghiên cứu về ý định tự tạo việc làm Chung-Min Lo và Jun-ren Wang (2007) sử dụng mô hình hồi quy phân cấp. Trong đó sử dụng lý thuyết khởi sự của Shapero (1984) để thảo luận ý định khởi nghiệp của các doanh nhân có kinh nghiệm kinh doanh trong một môi trường không chắc chắn, trong đó biến nghiên cứu “Ý định kinh doanh” lại được đo bằng cách sử dụng thang đo được phát triển bởi Krueger (1993), các doanh nhân được yêu cầu trả lời các câu hỏi bằng cách nhớ lại: “Ông/bà có thực sự muốn xây dựng doanh nghiệp của riêng mình trước khi bắt đầu kinh doanh hiện tại không?. Như vậy, ngoài cách đo lường ý định tự tạo việc làm/khởi sự kinh doanh bằng các biến likert khá phổ biến, thì nghiên cứu này đã sử dụng thang đo nhị phân (0,1) để đo lường ý định tự làm của các cá nhân. Kết luận từ mô hình cho thấy trong một thị trường thiếu ổn định, nếu các doanh nhân nhận thấy tính khả thi, họ vẫn có ý định đầu tư vào kinh doanh. Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2014) đã công bố một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp, với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thanh niên, sinh viên tại Cần Thơ, vận dụng Lý thuyết hành vi kế hoạch Ajzen. Kết quả của nghiên cứu được xác định dựa trên dữ liệu được thu thập từ 180 thanh niên là sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh, đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp là: động lực trở thành doanh nhân, nền tảng gia đình, chính sách chính phủ và địa phương, tố chất doanh nhân, khả năng tài chính, đặc điểm cá nhân. Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ dừng ở nghiên cứu ý định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên mà chưa nghiên cứu đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên, trong khi đã có nhiều trường hợp thanh niên, sinh viên khởi nghiệp thành công và có thể quan sát được. * Nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm “Ngô Quỳnh An (2012), bằng cách tiếp cận vi mô, đã kiểm định vai trò của vốn con người và vốn xã hội đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0