intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:271

53
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài làm mới lý luận, nhận diện thực trạng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên, từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần cải thiện các yếu tố gia đình nhằm tăng cảm nhận hạnh phúc ở thanh thiếu niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO LAN HƯƠNG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA THANH THIẾU NIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO LAN HƯƠNG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA THANH THIẾU NIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận án tiến sĩ “Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập, xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính bảo mật và quyền được thông tin của người tham gia nghiên cứu. Các dẫn chứng và kết quả từ những nghiên cứu khác để so sánh, phân tích đều được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả trong phần nghiên cứu chính thức chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác từ trước đến nay. Tác giả luận án Đào Lan Hương
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng. Nhờ sự gần gũi và sự dạy bảo nhiệt tình của cô dành cho tôi mà tôi đã trưởng thành hơn trên con đường chinh phục khoa học cũng như có động lực để hoàn thành luận án. Trong quá trình làm nghiên cứu sinh tôi có cơ hội được học tập từ PGS.TS Lê Văn Hảo, PGS.TS Phan Thị Mai Hương, GS.TS Phạm Thành Nghị. Nhờ những kiến thức và những lời động viên của thầy cô mà tôi được học từ thầy cô đã giúp tôi có động lực trong quá trình hoàn thiện ý tưởng, tìm tài liệu và xử lý số liệu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy các cô đã có những góp ý, đưa ra những ý tưởng giúp tôi có thể hoàn thiện hơn luận án của mình sau mỗi giai đoạn thực hiện luận án cũng như trong các hội đồng bảo vệ. Tôi luôn cảm ơn nụ cười hiền hòa, những lời góp ý chân tình của GS.TS Trần Thị Minh Đức; những ý tưởng và lời khuyên giá trị của PGS.TS Lã Thị Thu Thủy, PGS.TS Trần Thu Hương, PGS.TS Trịnh Thị Linh cho luận án; sự động viên, khích lệ của PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, GS.TS Nguyễn Hữu Thụ; sự dí dỏm của PSG.TS Nguyễn Sinh Phúc. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội. Đối với tôi, các thầy cô trong khoa cũng như các thầy cô cộng tác, giảng dạy tại đây là tấm gương sáng về niềm đam mê khoa học, nhiệt huyết với chuyên môn và giàu lòng nhân ái với học trò. Các thầy cô là động lực lớn giúp tôi có thể hoàn thành luận án và gắn bó lâu dài với ngành Tâm lý học. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh, các thầy cô giáo khoa Lý luận chính trị - Tâm lý giáo dục, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để có thể hoàn thành luận án của mình. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn trong lớp NCS khóa 2016 và bạn bè thân thiết. Nhờ sự giúp đỡ, động viên cả về học thuật và các khía cạnh khác trong cuộc sống mà tôi có thêm động lực để hoàn thành tốt nhất luận án. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cha mẹ, gia đình luôn tạo điều kiện, động viên và là động lực để tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thiện luận án của mình. Tác giả luận án Đào Lan Hương
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 9 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 11 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 11 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 11 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 12 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 12 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 12 9. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 14 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA THANH THIẾU NIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH .. 17 1.1. Những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên .............. 18 1.2. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình ............................................................................................ 25 1.2.1. Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và kiểu gia đình .......................... 26 1.2.2. Hướng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và môi trường tâm lý gia đình ........................................................................................................... 30 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 41 1
  6. Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA THANH THIẾU NIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH .................. 43 2.1. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ................................. 43 2.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc .............................................. 43 2.1.2. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên .................................... 52 2.2. Mô hình nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ................ 60 2.2.1. Hài lòng với cuộc sống ................................................................................... 60 2.2.2. Hạnh phúc tinh thần ........................................................................................ 61 2.2.3. Hạnh phúc phụ thuộc ...................................................................................... 62 2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ................................................................................................................. 63 2.3.1. Chất lượng cuộc sống cảm xúc ....................................................................... 63 2.3.2. Chất lượng cuộc sống vật chất........................................................................ 64 2.3.3. Quyền tham gia của con trong gia đình .......................................................... 65 2.3.4. Kiểm soát tâm lý của cha mẹ........................................................................... 67 2.3.5. Mối quan hệ của cha mẹ ................................................................................. 70 2.3.6. Hành vi làm cha mẹ......................................................................................... 71 2.3.7. Gắn kết gia đình .............................................................................................. 73 2.3.8. Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ, gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ................................................................................................................. 74 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 76 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 78 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................. 78 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 78 3.1.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 79 3.2. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 80 3.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận ..................................................................... 80 3.2.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị công cụ nghiên cứu .................................................... 81 3.2.3. Giai đoạn 3: Điều tra chính thức .................................................................... 81 3.2.4. Giai đoạn 4: Xử lí dữ liệu và viết luận án...................................................... 82 2
  7. 3.3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 82 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................... 82 3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................................. 83 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu........................................................................... 92 3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học......................................... 93 3.3.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý nhóm .......................................... 100 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 101 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA THANH THIẾU NIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH 102 4.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ............................. 102 4.1.1. Đánh giá chung về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên .................... 102 4.1.2. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ................................................................................................................ 107 4.1.3. Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên theo các biến nhân khẩu .......... 109 4.2. Thực trạng các yếu tố gia đình của thanh thiếu niên ....................................... 115 4.2.1. Hành vi làm cha mẹ....................................................................................... 115 4.2.2. Chất lượng cuộc sống cảm xúc ..................................................................... 117 4.2.3. Chất lượng cuộc sống vật chất...................................................................... 118 4.2.4. Gắn kết gia đình ............................................................................................ 119 4.2.5. Quyền tham gia của con trong gia đình ........................................................ 120 4.2.6. Kiểm soát tâm lý của cha mẹ......................................................................... 122 4.2.7. Mối quan hệ của cha mẹ của thanh thiếu niên ............................................. 124 4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ................................................................................................................ 126 4.3.1. Tương quan giữa các yếu tố trong gia đình của thanh thiếu niên ................ 126 4.3.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và các yếu tố gia đình ................................................................................................................... 130 4.3.3. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ............................................................................................................... 140 3
  8. 4.4. Chân dung tâm lý nhóm thanh thiếu niên rất hạnh phúc và nhóm thanh thiếu niên không hạnh phúc ................................................................................. 154 4.4.1. Cách thức lựa chọn hai nhóm ....................................................................... 154 4.4.2. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm hạnh phúc và nhóm không hạnh phúc ... 156 4.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến nhóm thanh thiếu niên hạnh phúc và nhóm thanh thiếu niên không hạnh phúc ................................................................ 160 Tiểu kết chương 4 và bàn luận chung ................................................................. 167 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 171 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 171 2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 174 3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................... 177 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 179 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 192 4
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CLCS Chất lượng cuộc sống CNHPC Cảm nhận hạnh phúc chung CS Cộng sự HLVCS Hài lòng với cuộc sống HPPT Hạnh phúc phụ thuộc HPTT Hạnh phúc tinh thần KSTL Kiểm soát tâm lý M/ĐTB Điểm trung bình SD/ĐLC Độ lệch chuẩn TBC Trung bình chung THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông 5
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nghiên cứu về kiểu gia đình và cảm nhận hạnh phúc ........................ 28 của thanh thiếu niên .................................................................................................. 28 Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu................................................................ 79 Bảng 3.2. Thông số của các thang đo dựa trên dữ liệu điều tra thử .......................... 86 Bảng 3.3. Độ tin cậy của thang đo dựa trên dữ liệu điều tra chính thức................... 94 Bảng 3.4. Độ tin cậy của thang đo cảm nhận hạnh phúc .......................................... 95 Bảng 3.5. Phân phối chuẩn của các thang đo dựa trên dữ liệu điều tra chính thức ....... 96 Bảng 4.1. Hạnh phúc tinh thần của thanh thiếu niên .............................................. 105 Bảng 4.2. Hạnh phúc phụ thuộc của thanh thiếu niên............................................. 106 Bảng 4.3. Sự khác biệt về điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của thanh .......... 110 thiếu niên theo độ tuổi ............................................................................................. 110 Bảng 4.4. So sánh điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên về biến số kinh tế ......................................................................................................... 113 Bảng 4.5. Điểm trung bình cảm nhận của thanh thiếu niên về ............................... 116 hành vi làm cha mẹ ................................................................................................. 116 Bảng 4.6. Điểm trung bình đánh giá của thanh thiếu niên về chất lượng cuộc sống cảm xúc trong gia đình ............................................................................................ 117 Bảng 4.7. Điểm trung bình đánh giá của thanh thiếu niên về chất lượng cuộc sống vật chất trong gia đình ............................................................................................. 118 Bảng 4.8. Điểm trung bình đánh giá của thanh thiếu niên về gắn kết gia đình ...... 119 Bảng 4.9. Điểm trung bình đánh giá của thanh thiếu niên về quyền tham gia của con trong gia đình .......................................................................................................... 121 Bảng 4.10. Điểm trung bình đánh giá của thanh thiếu niên về mức độ kiểm soát tâm lý của cha mẹ ........................................................................................................... 123 Bảng 4.11. Điểm trung bình đánh giá của thanh thiếu niên về mối quan hệ của cha mẹ.... 124 Bảng 4.12. Tương quan giữa các yếu tố gia đình của thanh thiếu niên .................. 127 Bảng 4.13. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ............... 130 và các yếu tố gia đình .............................................................................................. 130 6
  11. Bảng 4.14. Mô hình hồi quy đơn biến dự báo cảm nhận hạnh phúc ...................... 141 Bảng 4. 15. Mức độ biến thiên dự báo của từng yếu tố gia đình tới các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc ................................................................................................ 143 Bảng 4.16. Dự báo cảm nhận hạnh phúc chung của thanh thiếu niên .................... 147 Bảng 4.17. Dự báo hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên ............................ 148 Bảng 4.18. Dự báo cảm nhận hạnh phúc tinh thần của thanh thiếu niên ................ 149 Bảng 4.19. Dự báo cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc của thanh thiếu niên .............. 150 Bảng 4.20. Điểm trung bình của các nhóm cảm nhận hạnh phúc thấp và cao ....... 154 Bảng 4.21. Bảng phân chia các nhóm thanh thiếu niên hạnh phúc ........................ 155 Bảng 4.22. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm hạnh phúc ............................. 157 Bảng 4.23. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm không hạnh phúc .................. 158 Bảng 4.24. Dự báo các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc chung ở nhóm thanh thiếu niên hạnh phúc ..................................................................................... 161 7
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Hạnh phúc gia đình (Theo Newlan, 2014) ........................................... 72 Biểu đồ 4.1. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ............................ 103 Biểu đồ 4.2. Điểm trung bình hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên.................. 104 Biểu đồ 4.3. Điểm trung bình hạnh phúc của các nhóm thanh thiếu niên sau phân chia nhóm ................................................................................................................ 156 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc..................... 107 Sơ đồ 4.2. Tương quan giữa hành vi làm cha mẹ với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ........................................................................................ 131 Sơ đồ 4.3. Tương quan giữa chất lượng cuộc sống cảm xúc với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ...................................................................... 132 Sơ đồ 4.4. Tương quan giữa chất lượng cuộc sống vật chất với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ...................................................................... 133 Sơ đồ 4.5. Tương quan giữa gắn kết gia đình với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ........................................................................................ 134 Sơ đồ 4.6. Tương quan giữa quyền tham gia với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ........................................................................................ 135 Sơ đồ 4.7. Tương quan giữa kiểm soát tâm lý với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ........................................................................................ 136 Sơ đồ 4.8. Tương quan giữa mối quan hệ cha mẹ với các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ........................................................................................ 138 Sơ đồ 4.9. Dự báo ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới cảm nhận hạnh phúc chung của thanh thiếu niên ............................................................................................... 148 Sơ đồ 4.10. Tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố gia đình tới các chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ...................................................................... 151 Sơ đồ 4.11. Biến trung gian gắn kết gia đình .......................................................... 153 Sơ đồ 4.12. Tương quan giữa các yếu tố gia đình với cảm nhận hạnh phúc của nhóm thanh thiếu niên hạnh phúc ..................................................................................... 160 8
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ xa xưa, con người đã có nhu cầu đi tìm câu trả lời hạnh phúc là gì, làm thế nào để có được hạnh phúc. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng nâng cao hơn. Hạnh phúc chính là mục tiêu và là động lực thúc đẩy con người phát triển. Chính vì vậy, hạnh phúc không chỉ là ước muốn của mỗi cá nhân mà còn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu của các nhà triết học, tôn giáo học, xã hội học, kinh tế học…và tất nhiên là cả trong lĩnh vực tâm lý học. Phạm trù hạnh phúc là một phạm trù nghiên cứu phức tạp và được tranh luận nhiều (Ryan & Deci, 2001a, b). Trong tâm lý học, các hướng nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc khởi nguồn từ đầu thế kỷ thứ XX và cho đến những năm 1980 – 1990 mới bắt đầu nở rộ. Nổi bật là các nghiên cứu của các tác giả như Diener (1984,1985, 2000, 2009, 2010), Keyes (1998, 2004), Ryff (1989, 1995, 2013), Hitokoto & Uchida (2015) với các hướng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc ở nhiều chiều cạnh khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc mới chỉ tập trung nhiều ở các nước có nền kinh tế rất phát triển. Còn ở Việt Nam, vấn đề này mới được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Chính vì vậy mà rất cần thêm các nghiên cứu mới để đánh giá cảm nhận hạnh phúc của người dân nhằm góp phần nâng cao chất lượng tinh thần. Cùng với việc quan tâm đến cảm nhận hạnh phúc chung của con người, các nhà nghiên cứu còn quan tâm rất lớn đến hạnh phúc của thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động về sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức xã hội. Đây là lứa tuổi đang trong quá trình xã hội hóa mạnh mẽ nhất để từng bước định hình về nhân cách. Trong quá trình đó, những cảm nhận về cuộc sống, về hạnh phúc cũng bị ảnh hưởng và thay đổi bởi mối quan hệ của các em với những người xung quanh, đặc biệt là mối quan hệ trong gia đình. Gia đình được coi là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ em nói riêng và thanh thiếu niên nói chung. Gia đình là môi trường trong đó trẻ em nhận được sự ấm áp, chăm sóc, yêu thương chu đáo nhất và cũng là 9
  14. nơi trẻ em cảm thấy an toàn về mặt tâm lý và thể chất đảm bảo cho sự phát triển. Nếu các yếu tố trong gia đình không thuận lợi sẽ làm cho thanh thiếu niên cảm thấy bất hạnh, thiếu tình yêu thương. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, thanh thiếu niên sống trong các gia đình không thuận lợi dễ mắc các rối loạn tâm lý, bao gồm cả rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi. Trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn gặp nhiều vấn đề về học vấn, tâm lý và hành vi hơn những người bạn cùng trang lứa sống trong gia đình có đầy đủ cha và mẹ (Sun, 2001). Ngược lại, những thanh thiếu niên sống trong môi trường gia đình lành mạnh, lạc quan thì năng lực bản thân cũng được nâng cao và có những trải nghiệm về cảm nhận hạnh phúc (Antony & Manikandan, 2015). Một số nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố gia đình như gắn kết gia đình, hành vi làm cha mẹ, sự hỗ trợ từ phía gia đình…làm tăng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên (Cripps & Zyromski, 2009; Hassan, Yusoof & Alavi, 2012, Telzer & Fuligni, 2009…) Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu như vậy còn ít về số lượng và hạn chế về kết quả phát hiện được. Trong khi đó, cảm nhận hạnh phúc còn là một phạm trù văn hóa. Nhiều nhà tâm lý học đã nhận định rằng, có khá nhiều khác biệt trong cảm nhận hạnh phúc của những người thuộc nền văn hóa mang tính cá nhân và những người thuộc nền văn hóa mang tính cộng đồng (Kitayama, Mesquita và Karasawa, 2006; Kitayama, Ishii, Imada, Takemura và Ramaswamy, 2006; Oishi và Denier, 2001). Cùng với đó, gia đình với cách vận hành các mối quan hệ, cách thức làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống gia đình…cũng là những phạm trù văn hóa. Vì vậy, mặc dù trên thế giới đã có một số bằng chứng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên, song, rất cần thiết phải thực hiện những nghiên cứu này ở Việt Nam. Từ ý tưởng đó, một số câu hỏi được đặt ra là: thanh thiếu niên Việt Nam cảm thấy hạnh phúc như thế nào? Những yếu tố nào trong gia đình ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận hạnh phúc của các em? …Những câu hỏi này dẫn dắt chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án là “Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình” với kỳ vọng thu được một số kết quả có giá trị khoa học và thực tiễn nhằm bổ sung nhận thức lý luận về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và là cơ sở để đề xuất những biện pháp nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho thanh thiếu niên. 10
  15. 2. Mục đích nghiên cứu Làm mới lý luận, nhận diện thực trạng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên, từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần cải thiện các yếu tố gia đình nhằm tăng cảm nhận hạnh phúc ở thanh thiếu niên. 3. Đối tượng nghiên cứu Mức độ, biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của các em. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lý luận - Tổng quan các hướng nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. - Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của các em. 4.2. Nghiên cứu thực tiễn - Làm rõ thực trạng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho thanh thiếu niên. 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Mẫu điều tra của luận án là 664 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi đang học ở các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung cụ thể như sau - Nghiên cứu thực trạng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên bằng tiếp cận tổng hợp ba lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc: hạnh phúc hưởng lạc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc phụ thuộc trong đó hài lòng với cuộc sống là một chiều cạnh 11
  16. biểu hiện cơ bản của lý thuyết hạnh phúc hưởng lạc, hạnh phúc tinh thần là biểu hiện cơ bản của tiếp cận hạnh phúc tâm lý còn hạnh phúc phụ thuộc chỉ có một chiều cạnh đo lường chung như lý thuyết gốc. Cách tiếp cận này không chỉ dùng trong nghiên cứu thực trạng, trước khi nghiên cứu thực trạng, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng công cụ nghiên cứu theo hướng này. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên bao gồm: hành vi hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống cảm xúc trong gia đình, chất lượng cuộc sống vật chất trong gia đình, gắn kết gia đình, quyền tham gia của con, kiểm soát tâm lý của cha mẹ và mối quan hệ của cha mẹ. Cụ thể, làm rõ mức độ tương quan và khả năng dự báo của các yếu tố nêu trên đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát thanh thiếu niên trên địa bàn Bắc Ninh và Hà Nội 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1. Mức độ và biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên như thế nào? 6.2. Có sự khác biệt hay không về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm thanh thiếu niên xét theo các biến số nhân khẩu - xã hội 6.3. Những yếu tố gia đình ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên? 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên biểu hiện các mức độ khác nhau ở ba chiều cạnh: hài lòng với cuộc sống, hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc phụ thuộc. 7.2. Có sự khác biệt đáng kể về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên xét theo các biến nhân khẩu - xã hội. 7.3. Các yếu tố gia đình có mối tương quan và có khả năng dự báo cho cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ở các mức độ khác nhau. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Quan điểm phương pháp luận 12
  17. Phương pháp luận nghiên cứu được hiểu là lý thuyết về các nguyên tắc để tiến hành các phương pháp nghiên cứu khoa học, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của người nghiên cứu. Vì vậy, luận án được thực hiện dựa trên nguyên tắc tiếp cận liên chuyên ngành của tâm lý học mà trong đó cơ bản là bốn tiếp cận dưới đây. 8.1.1. Tiếp cận tâm lý học hoạt động Quan điểm của Tâm lí học hoạt động khẳng định rằng tâm lí – ý thức con người được hình thành và biểu hiện và phát triển thông qua qua hoạt động và giao tiếp. Như vậy, cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình tới cảm nhận hạnh phúc này được biểu hiện thông qua mối quan hệ hoạt động và giao tiếp của thanh thiếu niên với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Trong giai đoạn thanh thiếu niên thì hoạt động và giao tiếp giữa cha mẹ và con cái được thể hiện thông qua hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống vật chất, chất lượng cuộc sống cảm xúc, kiểm soát tâm lý của cha mẹ, quyền tham gia của con trong gia đình. Chính vì vậy, nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình tới cảm nhận đó chính là nghiên cứu sự tác động qua lại của các yếu tố nêu trên đến hạnh phúc của thanh thiếu niên. 8.1.2. Tiếp cận tâm lý học phát triển Theo tiếp cận của tâm lý học phát triển, mọi hiện tượng tâm lí đều có quá trình nảy sinh, vận động, phát triển và biến đổi chứ không bất biến, cố định. Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên cũng thay đổi theo sự phát triển ở từng giai đoạn lứa tuổi. Do đó, để nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên cũng cần nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của họ trong từng giai đoạn phát triển lứa tuổi. Chính vì vậy, nội dung của luận án sẽ phân tích và so sánh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ở từng nhóm lứa tuổi khác nhau, từ tuổi đầu thiếu niên đến đầu thanh niên. 8.1.3. Tiếp cận tâm lý học tích cực Theo tiếp cận của tâm lý học tích cực thì nghiên cứu tâm lý con người là nghiên cứu về những gì tạo nên cuộc sống dễ chịu, cuộc sống gắn kết và cuộc sống có ý nghĩa. Tâm lý học tích cực hướng vào việc tìm ra các điểm mạnh, làm mạnh lên và khơi dậy các điểm mạnh trong đời sống tinh thần của con người. Từ tiếp cận 13
  18. này, luận án tập trung vào các đánh giá và cảm xúc tích cực của thanh thiếu niên cũng như ảnh hưởng của các yếu tố gia đình tới cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Từ đó, đề xuất các biện pháp làm tăng ảnh hưởng tích cực của các yếu tố gia đình để nâng cao cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. 8.1.4. Tiếp cận tâm lý học văn hóa Luận án sử dụng các lý thuyết không chỉ của tâm lý học phương Tây mà còn của Tâm lý học phương Đông. Điều này rất có giá trị khi thực hiện nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên Việt Nam. Cụ thể, cảm nhận hạnh phúc là những cảm nhận rất chủ quan của cá nhân nhưng đồng thời phản ánh màu sắc văn hóa mà cá nhân đó thuộc về. Do đó, cảm nhận hạnh phúc chủ quan của cá nhân ở các nền văn hóa khác nhau vừa có những đặc điểm giống nhau đồng thời có những đặc điểm riêng biệt. Văn hóa Việt Nam được coi là nền văn hóa cộng đồng (Trần Ngọc Thêm, 2000), do vậy cảm nhận hạnh phúc của người Việt Nam vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính cộng đồng. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý nhóm Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 3 của luận án. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận (1) Luận án đã hệ thống hóa được các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc trên thế giới và bổ sung vào hệ thống nghiên cứu lý luận hiện mới chỉ đang bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể, luận án đã chỉ ra rằng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên dựa vào mô hình đa tiếp 14
  19. cận (hạnh phúc hưởng lạc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc phụ thuộc) là phù hợp. Trên cơ sở của mô hình đa tiếp cận như trên, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên Việt Nam với ba chiều cạnh đo lường, đó là hài lòng với cuộc sống, hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc phụ thuộc. (2) Luận án đã xác định và làm rõ ảnh hưởng của một số yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. 9.2. Về phương pháp Luận án cũng đã sử dụng các phép phân tích và kiểm định thống kê để thích ứng thang đo đánh giá cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trên cơ sở của ba thang đo có sẵn là: Hài lòng với cuộc sống (Diener, Emmons, Larsen và Griffin,1985), Hạnh phúc tinh thần (Clarke và cs, 2011) và Hạnh phúc phụ thuộc (Hitokoto và Uchida, 2015). Ngoài ra, luận án cũng đã thích ứng các thang đo sau: hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống vật chất, chất lượng cuộc sống cảm xúc, kiểm soát tâm lý. Đồng thời tác giả cũng đã xây dựng thang đo gắn kết gia đình, quyền tham gia của con, mối quan hệ của cha mẹ. Các thang đo đều có độ tin cậy cao. 9.3. Về thực tiễn Luận án đã đánh giá được mức độ cảm nhận hạnh phúc chung của thanh thiếu niên Việt Nam và đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên biểu hiện thông qua ba chiều cạnh: hài lòng với cuộc sống, hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc phụ thuộc. Trong đó chiều cạnh hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên biểu hiện ở mức độ cao nhất, sau đó đến hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc phụ thuộc. Luận án cũng chỉ ra được mối tương quan chặt chẽ giữa ba chiều cạnh biểu hiện cảm nhận hạnh phúc với cảm nhận hạnh phúc chung. Kết quả của luận án cho phép nhận định rằng, có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ở các biến giới tính, độ tuổi, thứ tự con trong gia đình, kiểu gia đình, điều kiện kinh tế gia đình và địa bàn sinh sống trong đó thanh thiếu niên nam ở đầu tuổi thiếu niên, điều kiện kinh tế khá giả, sống trong những gia đình mở rộng tại thành phố thì có điểm cảm nhận hạnh phúc cao hơn thanh thiếu niên là nữ giới, ở độ tuổi cuối tuổi thiếu niên, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, sống trong những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt ở nông thôn. 15
  20. Luận án cũng đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng và mức độ dự báo của các yếu tố gia đình như hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống vật chất, chất lượng cuộc sống tinh thần, gắn kết gia đình, quyền tham gia của con, kiểm soát tâm lý của cha, kiểm soát tâm lý của mẹ, mối quan hệ cha mẹ tích cực, mối quan hệ cha mẹ tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc chung và ba chiều cạnh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Thêm vào đó, luận án đã chỉ ra được yếu tố gắn kết gia đình là biến trung gian trong mô hình ảnh hưởng của hành vi làm cha mẹ tới cảm nhận hạnh phúc chung. Luận án cũng đã mô tả được chân dung tâm lý của những thanh thiếu niên rất hạnh phúc và những yếu tố gia đình ảnh hưởng đến nhóm thanh thiếu niên này. Từ các kết quả nghiên cứu như trên, luận án có cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên như trao cho con cái quyền tham gia trong gia đình, tạo sự gắn kết gia đình, chăm lo chất lượng vật chất và tinh thần cho thanh thiếu niên trong gia đình… Cấu trúc của luận án Ngoài các mục như phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình. Chương 2: Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình. Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên và ảnh hưởng của các yếu tố gia đình. Phần sau của luận án có các nội dung: Kết luận, kiến nghị, danh mục công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0