Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở Việt Nam và Ba Lan. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm duy trì, phát huy bản sắc văn hóa và chính sách phù hợp với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời đại toàn cầu hóa, di cư, nhập cư diễn ra một cách phổ biến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI VĂN HẢI ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ BA LAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI VĂN HẢI ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI VIỆT NAM SỐNG TẠI VIỆT NAM VÀ BA LAN Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Hảo Hà Nội, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Mai Văn Hải
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin dành những lời tri ân chân thành đến PGS.TS. Lê Văn Hảo, người đã tận tình động viên, khuyến khích và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội, Ban Giám hiệu và các phòng ban chức năng đã tổ chức giảng dạy, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ bảo, góp ý cho tôi trong quá trình viết luận án. Tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. Tác giả luận án
- MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án................................................... 5 6. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 7 Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình .................................................................................................. 8 1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình ........................................................................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị gia đình .......................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình ...................................... 18 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình ........................................................................................................................... 28 12.1. Hướng nghiên cứu về các giá trị nói chung của người Việt Nam trong đó có có giá trị gia đình .............................................................................................. 28 1.2.2. Hướng nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị gia đình thể hiện ở các mối quan hệ trong gia đình ............................................................................... 31 Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về định hƣớng giá trị gia đình ............................. 35 2.1. Lý luận về các giá trị phổ quát trên thế giới.......................................... 35 2.1.1. Lý thuyết của Geert Hofstede .................................................................. 35 2.1.2. Lý thuyết của Shalom Schwartz .............................................................. 38 2.1.3. Lý thuyết của Inglehart ........................................................................... 39 2.2. Lý luận về giá trị....................................................................................... 41 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 41 2.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 43 2.2.3. Phân loại ................................................................................................. 45 2.3. Lý luận về định hƣớng giá trị.................................................................. 46 2.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 46 2.3.2. Đặc điểm ................................................................................................. 48 2.3.3. Vai trò của định hướng giá trị ................................................................ 50 2.4. Lý luận về gia đình ................................................................................... 51
- 2.4.1. Khái niệm ................................................................................................ 51 2.4.2. Phân loại ................................................................................................. 53 2.4.3. Một số chức năng cơ bản của gia đình ................................................... 53 2.5. Lý luận về định hƣớng giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình của Việt Nam........................................................................................................... 55 2.5.1. Khái niệm ................................................................................................ 55 2.5.2. Một số đặc điểm định hướng giá trị gia đình iệt Nam hiện nay ........... 55 2.5.3. Định hướng giá trị gia đình iệt Nam truyền thống ............................... 57 2.5.4. Định hướng giá trị gia đình của Ba Lan ................................................. 61 2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới định hƣớng giá trị gia đình ......................... 64 2.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 64 2.6.2. Yếu tố cá nhân ......................................................................................... 67 Chƣơng 3. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của ngƣời Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan ...................................... 72 3.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 72 3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận .................................................................. 72 3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 73 3.2. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng........................................................ 73 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 74 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 74 3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..................................................... 78 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 82 3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung ......................................................... 86 3.3.5. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học .................................. 86 Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hƣớng giá trị gia đình của ngƣời Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan ............................................. 89 4.1. Định hƣớng giá trị nói chung của hai nhóm khách thể ........................ 89 4.2. Định hƣớng giá trị gia đình thể hiện trong chức năng của gia đình ... 98 4.3. Định hƣớng giá trị gia đình thể hiện trong các mối quan hệ cơ bản của gia đình ................................................................................................................... 102 4.3.1. Mối quan hệ cha mẹ - con ....................................................................... 102 4.3.2. Mối quan hệ vợ - chồng........................................................................... 114 4.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến định hƣớng giá trị gia đình của hai nhóm ................................................................................................................. 126 4.4.1. Thời gian nhập cư và định hướng giá trị gia đình .................................. 126
- 4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, giới và tuổi đến định hướng giá trị gia đình .............................................................................................................. 131 4.5. Phân tích chân dung tâm lý ..................................................................... 132 4.5.1. Khách thể L ............................................................................................. 132 4.5.2. Khách thể Q ............................................................................................. 134 4.5.3. Khách thể K ............................................................................................. 136 Thảo luận và Kết luận..................................................................................... 141 1. Thảo luận ..................................................................................................... 141 2. Kết luận ........................................................................................................ 143 3. Kiến nghị ...................................................................................................... 146 4. Hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai .................... 147 Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 149 Công trình đã công bố Phụ lục
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Các giá trị phổ quát theo quan điểm của Hofstede 36 Bảng 2.2. Việt Nam và Ba Lan theo lý thuyết của Hofstede 37 Bảng 3.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu 74 Bảng 3.2. Thông tin về các khách thể tham gia phỏng vấn sâu 84 Bảng 4.1. Đánh giá của hai nhóm về 10 giá trị trên thế giới theo quan điểm của 89 Schwartz Bảng 4.2. Đánh giá của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư về các 91 giá trị phổ biến ở Việt Nam Bảng 4.3. Các giá trị quan trọng nhất theo nhận định của các khách thể 93 Bảng 4.4. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện khi nghĩ về gia đình của người nhập cư 96 Bảng 4.5. Niềm tin của hai nhóm khách thể về chức năng của gia đình 99 Bảng 4.6. Xu hướng hành vi thể hiện chức năng của gia đình của hai nhóm 101 Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi thể hiện chức năng của gia 102 đình Bảng 4.8. Niềm tin về mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm khách thể 103 Bảng 4.9. Xu hướng hành vi thể hiện mối quan hệ cha mẹ - con ở hai nhóm 106 khách thể Bảng 4.10. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ 107 cha mẹ - con Bảng 4.11. Niềm tin của hai nhóm về mong muốn có con trai 108 Bảng 4.12. Xu hướng hành vi ở hai nhóm về mong muốn có con trai 109 Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa niềm tin và xu hướng hành vi thể hiện việc mong 113 muốn có con trai Bảng 4.14. Niềm tin của hai nhóm về mối quan hệ vợ - chồng 115 Bảng 4.15. Xu hướng hành vi của hai nhóm về mối quan hệ vợ - chồng 117 Bảng 4.16. Tương quan giữa niềm tin và xu hướng hành vi trong mối quan hệ 120 vợ - chồng
- Bảng 4.17. Niềm tin và xu hướng hành vi của hai nhóm khách thể về vấn đề 122 tình dục Bảng 4.18. So sánh đánh giá của hai nhóm nhập cư về mối quan hệ cha mẹ - 127 con Bảng 4.19. So sánh đánh giá của hai nhóm nhập cư về mối quan hệ vợ - chồng 128
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết về giá trị 38 của Schwartz Biểu đồ 2.2. Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết của 39 Schwartz Biểu đồ 2.3: Lý thuyết của Inglehart về các giá trị trên thế giới 40 Biểu đồ 2.4. Khung lý thuyết của luận án 70 Biểu đồ 3.1. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về giá trị gia đình 75 của người nhập cư gốc Việt Biểu đồ 3.2. Kết quả tìm kiếm nghiên cứu về định hướng giá 77 trị gia đình của người nhập cư Biểu đồ 4.1. Lý do thúc đẩy nhóm khách thể nhập cư ra nước 97 ngoài
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Định hướng giá trị là một trong những khía cạnh quan trọng của con người. Nó quy định điều người ta hướng đến, tìm kiếm trong cuộc sống của mình. Có thể nói, hệ giá trị cá nhân hướng tới sẽ quyết định việc cá nhân sống, hoạt động như thế nào nhằm vươn tới, đạt được điều họ cho là quan trọng, là hữu ích trong cuộc đời. Mặt khác, khi cá nhân rơi vào tình huống có sự sự xung đột các giá trị như giữa các nền văn hóa, các thế hệ thì việc cá nhân đó đánh giá điều gì là quan trọng sẽ giúp họ xử lý, tìm kiếm cách thức ứng xử phù hợp. Gia đình luôn là một trong những giá trị quan trọng và thiêng liêng nhất với con người. Nhiều nghiên cứu về giá trị trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh điều đó [5], [65], [66]. Trong thời đại toàn cầu hóa, hiện tượng di cư, nhập cư, cũng như hôn nhân đa quốc gia đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư trên thế giới đã được tiến hành. Những nghiên cứu đó thường tập trung vào quá trình tiếp biến và thích nghi với nền văn hóa [96], [60]; bản sắc văn hóa của người nhập cư [93], [88]; sự thay đổi trong các mối quan hệ của gia đình nhập cư [105], [36]; sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình người nhập cư [50]; hành vi và sự thực hiện đạo hiếu của con cái với cha mẹ [81]… Có thế nói, những nghiên cứu này đã thực sự hữu ích trong việc nâng cao hiểu biết về người nhập cư cũng như về sự đa dạng văn hóa trên bình diện toàn cầu. Trong nhưng năm gần đây, một số nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại nước ngoài đã được tiến hành. Tingvold (2012) đã nghiên cứu về quá trình tiếp biến văn hóa của người Việt Nam tị nạn [108]. Rosenthal và đồng nghiệp (1996) đã nghiên cứu về trẻ vị thành niên Việt Nam sống tại Australia và chỉ ra thế hệ trẻ ít nhận mạnh vào các giá trị gia đình truyền thống hơn bố mẹ chúng [95]. Điểm qua một số công trình nghiên cứu như vậy, chúng ta có thể thấy dù người Việt Nam sống tại nước ngoài là một cộng đồng đông đảo và có bản sắc văn hóa rõ nét, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào so sánh giá trị 1
- gia đình của hai nhóm trong và ngoài nước, so sánh sự giống nhau và khác biệt trong giá trị gia đình hiện nay với giá trị gia đình Việt Nam truyền thống. Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam sống tại nước ngoài ước tính khoảng 5,3 triệu người tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo dangcongsan.vn, cập nhật lúc 17:22, Thứ ba, 24/11/2020). Vì vậy, người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài rất cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nhìn từ góc độ các giá trị văn hóa, gia đình của họ bởi gia đình không chỉ thiêng liêng với mỗi cá nhân, đặc biệt với người nhập cư, mà còn là một trong những thiết chế mang đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc, nhóm người. Xuất phát từ những lý do trên, luận án tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan nhằm đóng góp vào hiểu biết chung về giá trị gia đình của người nhập cư nói chung và người Việt Nam nói riêng trên thế giới. Sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm bản sắc văn hóa người Việt Nam trong quá trình giao thoa văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở Việt Nam và Ba Lan. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm duy trì, phát huy bản sắc văn hóa và chính sách phù hợp với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời đại toàn cầu hóa, di cư, nhập cư diễn ra một cách phổ biến. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. - Xây dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và tại Ba Lan. - Nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại Việt Nam và tại Ba Lan. - Đề xuất một số kiến nghị góp phần xây dựng chính sách duy trì và phát huy bản sắc văn hóa và định hướng giá trị gia đình phù hợp với người Việt Nam nhập cư. 2
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở Việt Nam và Ba Lan thông qua hai mối quan hệ cha mẹ - con, vợ - chồng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu chỉ ra biểu hiện và xu thế định hướng giá trị gia đình của 2 nhóm nhập cư và không nhập cư thể hiện qua 2 mối quan hệ cơ bản trong gia đình (cha mẹ - con và vợ - chồng). - Về khách thể khảo sát: Đối với nhóm khách thể nhập cư tác giả luận án đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan để tìm hiểu về thống kê nhân khẩu về cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Tuy nhiên, họ không có bản thống kê như vậy mà chỉ ước lượng số người Việt Nam tại Ba Lan. Mặt khác, nhóm khách thể là người Việt Nam tại Ba Lan vốn có nhiều khó khăn trong tiếp cận như họ làm việc ở nước ngoài, không sẵn sàng trong tiếp xúc, chia sẻ. Chính vì vậy, nhóm khách thể tại Ba Lan được lựa chọn theo nguyên tắc mẫu thuận tiện. - Khách thể nghiên cứu: + 110 người Việt nam sống tại Việt Nam, 106 người Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Ba Lan (đề tài chỉ lựa chọn những người đã sống tại Ba Lan từ 03 năm trở lên). + 17 người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan từ 03 năm trở lên. + Phân tích chân dung tâm lý với 03 người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan. - Về địa bàn nghiên cứu: Với nhóm khách thể là người nhập cư, đề tài khảo sát tại Ba Lan. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Các cách tiếp cận - Tiếp cận hoạt động: Tiếp cận hoạt động cho phép luận án nghiên cứu, đánh giá, lý giải các biểu hiện định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu từ góc độ hoạt động của họ. Chỉ trên cơ sở làm rõ đặc thù công việc, hoạt động của các khách thể nghiên cứu, luận án mới có thể lý giải được quá trình phát triển, sự 3
- thay đổi của định hướng giá trị gia đình của các khách thể, đặc biệt là với nhóm khách thể nhập cư. - Tiếp cận hệ thống: Định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu là sự lựa chọn, hướng tới hệ thống giá trị nhất định liên quan đến gia đình. Chính vì vậy, luận án tiếp cận định hướng giá trị gia đình từ góc độ hệ thống, lý giải những thay đổi, khác biệt giữa hai nhóm không chỉ từ những biểu hiện cụ thể mà còn có cái nhìn toàn diện, hệ thống các biểu hiện, nhóm nội dung nghiên cứu. - Tiếp cận lịch sử - xã hội: Cách tiếp cận này cho phép luận án nghiên cứu, lý giải các biểu hiện, chiều hướng phát triển của định hướng giá trị từ góc độ môi trường xã hội cụ thể. Nhóm khách thể là người Việt Nam sống tại Ba Lan với tư cách là nhóm nhập cư, sống trong nền văn hóa khác sẽ có những thay đổi, biến đổi nhất định so với nhóm khách thể trong nước. Việc xem xét, phân tích định hướng giá trị gia đình của hai nhóm từ góc nhìn lịch sử - xã hội cụ thể sẽ cho phép luận án hiểu đầy đủ và chính xác những đặc điểm định hướng giá trị gia đình của hai nhóm. - Tiếp cận phát triển: Định hướng giá trị gia đình với tư cách là một hiện tượng tâm lý phản ánh đời sống, hoạt động của hai nhóm khách thể trong các mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, định hướng giá trị gia đình cũng có quá trình phát triển, biểu hiện phù hợp với đặc thù công việc, hoạt động, môi trường văn hóa xã hội – lịch sử của các nhóm mẫu nghiên cứu. - Tiếp cận liên ngành: định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị gia đình nói riêng của người nhập cư và không nhập cư là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng các tri thức của các lĩnh vực không chỉ tâm lý học mà còn xã hội học, văn hóa học, triết học… Chính vì vậy, luận án này có cách tiếp cận liên ngành, trên cơ sở các phương pháp tiếp cận của tâm lý học là chủ đạo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài sử dụng các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư cũng như của người Việt Nam ở nước ngoài được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu EBSCOweb. Bên cạnh đó, các nghiên cứu 4
- về giá trị văn hóa gia đình, định hướng giá trị gia đình tại Việt Nam cũng được quan tâm tìm hiểu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Khảo sát bằng bảng hỏi với người Việt Nam đang sống tại Việt Nam và Ba Lan. Nội dung bảng hỏi đề cập đến các vấn đề như: Đánh giá của hai nhóm khách thể về các giá trị phổ quát trên toàn cầu, các giá trị phổ biến ở Việt Nam. Định hướng giá trị trong các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành với người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan hiện đang sống ở cả Việt Nam và Ba Lan. Phỏng vấn sâu sẽ giúp làm sáng tỏ các nội dung vốn khó để có thể khai thác bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi như sự yêu thích con trai, việc sống chung với nhau như vợ chồng giữa người Việt Nam ở nước ngoài dù đã có gia đình ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích chân dung tâm lý: Luận án tiến hành phân tích chân dung tâm lý với 3 trường hợp là người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan. - Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư có nhiều tương đồng trong định hướng giá trị gia đình như thủy chung trong mối quan hệ vợ - chồng; bố mẹ hết lòng chăm sóc con, con hiếu thảo với bố mẹ trong mối quan hệ cha mẹ - con. Bên cạnh đó, quá trình giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa cũng khiến hai nhóm có những khác biệt trong định hướng giá trị như bố mẹ nhập cư ít áp đặt con cái, vợ chồng bình đẳng hơn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài nghiên cứu đã xây dựng hệ thống khái niệm có liên quan như giá trị, định hướng giá trị, gia đình, định hướng giá trị gia đình, giá trị gia đình Việt Nam và Ba Lan, các lý thuyết về giá trị văn hóa phổ quát trên thế giới. Những khái niệm này góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, đóng góp vào dòng chảy các nghiên cứu về giá trị văn hóa gia đình của người nhập cư cả trong và ngoài nước. 5
- Kết quả nghiên cứu của đề tài vừa là những biểu hiện sinh động, minh chứng cho thực tiễn phong phú về cuộc sống và giá trị văn hóa Việt Nam ở trong và ngoài nước đồng thời là đóng góp cho các nghiên cứu xuyên văn hóa trên thế giới về định hướng giá trị gia đình ở các nền văn hóa khác nhau, trong các bối cảnh nhập cư và không nhập cư. Trên cơ sở sử dụng giá trị gia đình Việt Nam truyền thống như nội dung nền tảng, luận án không chỉ chỉ ra thực trạng định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể mà còn làm rõ hơn sự khác biệt trong định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể. Thông qua đó, ta thấy được quá trình thay đổi, thích nghi và tiếp biến văn hóa của Việt Nam trong mối quan hệ với các nền văn hóa khác. 6. Đóng góp mới của luận án Luận án đã làm phong phú thêm các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước. Thông qua việc tìm hiểu các giá trị phổ quát trên thế giới và Việt Nam, luận án đã định vị được giá trị gia đình trong các giá trị chung. Từ đó luận án tiếp tục làm rõ hơn giá trị gia đình thông qua các mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ - chồng. Về mặt lý luận, luận án có đóng góp ở hai phương diện: (1) tiến hành tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình của người nhập cư theo chuẩn PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-Analyses); (2) xây dựng cơ sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị và định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nghiên cứu. Đây cũng là một nghiên cứu mới về tâm lý học gia đình, tâm lý học giá trị theo hướng tiếp biến và giao thoa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về giá trị học, và định hướng giá trị về tâm lý học gia đình. Về mặt thực tiễn, thông qua sự so sánh định hướng giá trị gia đình của hai nhóm, cũng như sự giống và khác nhau trong định hướng giá trị gia đình so với quan điểm và niềm tin truyền thống, nghiên cứu cung cấp bức tranh đa dạng, nhiều chiều về bản sắc văn hóa – gia đình của Việt Nam không chỉ trong quá trình phát 6
- triển trong nước mà còn cả ở nhóm nhập cư, vốn luôn diễn ra quá trình thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa tại đất nước họ di cư đến. Nghiên cứu này cũng đã nêu lên một hiện trạng về định hướng gia đình thể hiện ở chức năng gia đình và được bộc lộ ở 2 mối quan hệ cơ bản trong gia đình là mối quan hệ cha mẹ - con và mối quan hệ vợ chồng ở hai nhóm khách thể. Vì vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn vừa đóng góp, bổ sung cho lý luận về tâm lý học xuyên văn hóa với giá trị và định hướng giá trị của người nhập cư, đồng thời làm rõ thêm thực tiễn cuộc sống, gia đình người nhập cư trên thế giới. 7. Cấu trúc của luận án Luận án có cấu trúc như sau: Mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình đã công bố và phụ lục. Nội dung của luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình Chương 2. Cơ sở lý luận về định hướng giá trị gia đình Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH 1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình 1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị gia đình a. Hƣớng nghiên cứu về quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa Trong quá trình sinh sống và làm việc tại nước ngoài, người nhập cư nói chung và người Việt Nam nhập cư nói riêng luôn diễn ra quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa. Sam (2000) đã nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới hạnh phúc của người nhập cư tại nước ngoài và nhận thấy sự cân bằng giữa hai nền văn hóa, văn hóa gốc của người nhập cư và văn hóa của nước đến, đóng vai trò quan trọng [96]; nhờ đó, người nhập cư có thể hòa nhập tốt hơn [84]. Nguyên nhân khiến trẻ em nhập cư rơi vào trạng thái stress là do các em gặp khó khăn trong việc cân bằng hai nền văn hóa khác nhau [84]. Ví dụ, trong gia đình nhập cư, trẻ ít chú ý đến các giá trị văn hóa truyền thống, trong khi bố mẹ lại luôn chú trọng và việc giữ gìn và hướng con cái đến các giá trị này [95]. Sự khác biệt này gây ra tình trạng căng thẳng ở người Việt Nam nhập cư [88]. Như vậy, quá trình thích nghi và tiếp biến luôn đòi hỏi người nhập cư phải linh hoạt và điều chỉnh các giá trị sống cho phù hợp với bối cảnh cụ thể. Quá trình này được coi là thành công khi người nhập cư hòa nhập tốt và xã hội và nền văn hóa mới nhưng cũng đồng thời duy trì được các giá trị văn hóa bản sắc của họ. Zhou và Bankston (1994) đã nghiên cứu và khẳng định văn hóa truyền thống của người nhập cư có vai trò rất quan trọng, là vốn xã hội (social capital) giúp người nhập cư hòa nhập tốt và vươn lên trong cuộc sống. Những sinh viên nhập cư khẳng định sự gắn bó với các giá trị gia đình truyền thống của dân tộc họ thường đạt thành tích cao trong học tập [123]. Liên quan đến vấn đề thành thích học tập của trẻ em nhập cư, Caplan (1985) trên cơ sở so sánh trẻ em nhập cư gốc Việt và trẻ em trong các gia đình bản địa và nhận thấy trẻ nhập cư thực hiện rất tốt các nhiệm vụ học tập của mình dù ngôn ngữ của chúng có thể kém 8
- hơn nhóm trẻ bản xứ [46]. Hsin (2010) đã khẳng định việc biết nhiều ngôn ngữ là một biểu hiện rõ nét của quá trình tiếp biến văn hóa ở trẻ và gia đình nhập cư. Những điều kiện giúp trẻ có thể học tốt ngôn ngữ và biết nhiều thứ tiếng như môi trường đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung), những trải nghiệm xuyên quốc gia như nghe nhạc và các bài hát Việt, về thăm quê hương cũng như gọi điện về cho họ hàng ở Việt Nam [71]. Bên cạnh việc nghiên cứu định hướng giá trị văn hóa của trẻ em nhập cư, một số nghiên cứu cũng đã tập trung tìm hiểu về các giá trị văn hóa với người già, vai trò giới trong gia đình nhập cư. Vo-Thanh-Xuan và Rice (2000) đã phỏng vấn sâu với 36 ông bà gốc Việt đang sống cùng con cháu tại Úc và nhận thấy, đối với người cao tuổi, để có cuộc sống hạnh phúc trong điều kiện giao tiếp xã hội bị hạn chế, rào cản về ngôn ngữ… những người già nhập cư cũng cần tích cực học hỏi điều mới mẻ từ con cháu, trau dồi thêm về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, vai trò của người cao tuổi trong gia đình vẫn được khẳng định như là sử gia trong gia đình, người duy trì và truyền bá các giá trị văn hóa Việt Nam, là cầu nối giữa các thế hệ, hỗ trợ chăm sóc con cháu, là tấm đệm cho các xung đột trong gia đình [115]. Giới và vai trò giới trong gia đình nhập cư là một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa. Thông qua việc làm rõ vai trò giới, các nhà nghiên cứu có thể thấy được người nhập cư gốc Việt hướng đến các giá trị và vai trò giới truyền thống hay tiếp thu các giá trị bình đẳng giới hiện đại. Zhou và Bankston (2001) đã nghiên cứu về sự thay đổi của vai trò giới thể hiện trong lĩnh vực giáo dục cho bé gái gốc Việt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy bố mẹ nhập cư người Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ và đầu tư cho con gái học tập để có học vấn cao vì điều đó giúp con họ có khả năng có thu nhập cao hơn và có thể lập gia đình với những người đàn ông có địa vị xã hội tốt [124]. Để làm rõ hơn vấn đề này, Bankston (2004) đã phỏng vấn và rút ra một số lý do để giải thích cho thành tích học tập cao của trẻ em gốc Việt, bao gồm: sự gắn bó chặt chẽ trong các mối quan hệ gia đình và cộng đồng vốn luôn ủng hộ cho niềm tin về việc vươn lên trong cuộc sống, các giáo viên dạy trẻ đã hình thành những định khuôn tích cực về trẻ em gốc Việt và những định khuôn này tạo ra những phản ứng tích cực của giáo 9
- viên với học sinh và cuối cùng, vai trò của cha mẹ gốc Việt cũng là một yếu tố quan trọng theo hướng các cha mẹ luôn đặt kỳ vọng cao ở con cái họ vì họ cũng có những trải nghiệm tích cực về thành tích tốt trong học tập ở cộng đồng mình [37]. So sánh cha mẹ gốc Việt và gốc Trung Quốc tại Úc, Dandy và Nettelbeck (2002) cũng cho rằng: sự kỳ vọng và ủng hộ của cha mẹ với con cái là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc con cái họ đạt thành tích cao trong học tập [55]. Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, người phụ nữ luôn được nhìn nhận phải hi sinh và chịu đựng vì chồng con, gia đình. Những niềm tin này đã định hướng vai trò và hành vi ứng xử của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, luôn phải tuân theo “tam tòng – tứ đức”. Hoang (2016) đã nghiên cứu những giá trị cốt lỗi về người phụ nữ liên quan đến niềm tin về sự hi sinh (self-sacrifice) và chịu đựng (endurance) ở những người phụ nữ Việt Nam sống và làm việc tại Đài Loan. Trong điều kiện sống và làm việc tại nước ngoài, những người phụ nữ Việt tại Đài Loan phải đối mặt với nhiều khó khăn như chồng không chung thủy và cờ bạc, xa cách và thiếu sự gắn bó với con… Tuy vậy, những người phụ nữ Việt tại Đài Loan vẫn khẳng định các giá trị nói trên và coi đó như sự chuẩn bị cho tương lai và chăm sóc cho gia đình [68]. Năm 2001, Kwak và Berry đã tiến hành so sánh thái độ tiếp biến văn hóa ở các nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ nhập cư đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. Đối với nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ Việt Nam, kết quả nghiên cứu khẳng định sự khác biệt trong tiếp biến văn hóa giữa hai nhóm con cái và cha mẹ theo hướng bố mẹ khẳng định mạnh mẽ các giá trị văn hóa truyền thống hơn con, trong khi nhóm con lại khẳng định tầm quan trọng của việc thành thạo tiếng Anh hơn nhóm cha mẹ. Cũng tương tự như thế, nhóm cha mẹ có xu hướng mong muốn con cái họ lập gia đình với người cùng dân tộc với mình nhiều hơn con cái [83]. Nói tóm lại, một vài nghiên cứu nói trên đã khẳng định rõ nét quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa của người nhập cư gốc Việt. Quá trình đó thể hiện trong việc người nhập cư học ngôn ngữ, cân bằng và hài lòng với cuộc sống tại đất nước sở tại, linh hoạt trong vai trò giới, hỗ trợ con cháu các công việc trong gia đình… 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 340 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 239 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 159 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 48 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 61 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 39 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 29 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
241 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
229 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 48 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 18 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 42 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
27 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn