Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận và chỉ rõ thực trạng hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay; từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi hung tính một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ THUÝ HẰNG HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương Hà Nội, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Hồ Thị Thuý Hằng
- LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thu Hương, người đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn sâu sắc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và các thầy cô giáo đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án đã chỉ báo cho tôi những điều quý giá để tôi hoàn thiện luận án. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Hồ Thị Thuý Hằng
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình HVHT Hành vi hung tính MGL Mẫu giáo lớn GV Giáo viên NXB Nhà xuất bản tr Trang TT Thứ tự
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN ................................................................................................. 10 1.1. Những nghiên cứu lý luận về hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo .......................................................................................................................... 10 1.2. Nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ .............................................................................................................................. 19 1.3. Nghiên cứu biện pháp giảm thiểu hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ . 25 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN .................................................................................................................... 33 2.1. Hành vi hung tính ..................................................................................................... 33 2.2. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ................................................................... 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ......................... 57 CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 67 3.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................................. 67 3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 75 3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá ........................................................................ 80 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................... 87 4.1. Thực trạng mức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ......................... 87 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ....................... 113 4.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình về biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................... 119 4.4. Một số biện pháp tâm lý – giáo dục giảm thiểu hành vi hung tính cho trẻ mẫu giáo lớn .......................................................................................................................... 125 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ................................................................................................ 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 145 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 1
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các biểu hiện được xem xét là hành vi hung tính (theo DSM-IV) 20 Bảng 2.1. Phân loại hành vi hung tính ........................................................... 47 Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là trẻ mẫu giáo lớn (N=207) ...... 72 Bảng 3.2. Các nhóm biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ........ 85 Bảng 3.2. Các nhóm biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn theo ba thang đo .......................................................................................................... 85 Bảng 4.1. Mức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ................. 87 Bảng 4.2. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn biểu hiện qua ngôn ngữ (Số liệu từ bản quan sát của nhà nghiên cứu) ................................................ 92 Bảng 4.3. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn biểu hiện qua hành vi phi ngôn ngữ (số liệu từ bản quan sát của nhà nghiên cứu) ................................. 95 Bảng 4.4. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn qua hành vi ngôn ngữ so sánh theo giới tính ............................................................................ 102 Bảng 4.5. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn qua hành vi phi ngôn ngữ theo giới tính ................................................................................ 103 Bảng 4.6. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn qua hành vi ngôn ngữ theo khu vực trường học ....................................................................... 106 Bảng 4.7. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn qua hành vi phi ngôn ngữ theo khu vực trường học .............................................................. 109 Bảng 4.8. So sánh biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn theo mối quan hệ anh chị em trong gia đình ............................................................... 110 Bảng 4.9. Hệ số hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn ............................................................................................ 114
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm số về biểu hiện hành vi hung tính theo kết quả từ giáo viên ............................................................................................................. 83 Biểu đồ 3.3. Phân bố điểm số về biểu hiện hành vi hung tính theo kết quả quan sát trên trẻ của phụ huynh ......................................................................... 83 Biểu đồ 4.1. Các khía cạnh biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn . 90 Biểu đồ 4.2. Cách xử lý của giáo viên khi trẻ có hành vi hung tính .................. 98 Biểu đồ 4.3. So sánh biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn theo giới tính ............................................................................................................ 100 Biểu đồ 4.4. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn theo khu vực trường ................................................................................................. 106 Biểu đồ 4.5. So sánh hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn theo nghề nghiệp của mẹ .......................................................................................... 112
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hành vi hung tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột và phần lớn mang tính bạo lực với các biểu hiện: gây gổ, hung hăng, dễ dàng bị kích động, cáu kỉnh, bực bội, cứng đầu, thù địch với người khác. Mối quan hệ của trẻ có hành vi hung tính với gia đình, bạn bè và thầy cô giáo luôn luôn căng thẳng và mâu thuẫn. Điều đó có thể làm suy yếu sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, hung tính có thể trở thành một đặc điểm tính cách ổn định, tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách và xã hội của các em trong các giai đoạn tuổi sau đó. Một số nghiên cứu theo chiều dọc đã khẳng định những trẻ có hành vi hung tính sẽ có nguy cơ lạm dụng chất, điều chỉnh cảm xúc nghèo nàn, thất bại ở trường học, phạm pháp... (Shaw D, Gillion M, Ingoldsby E, Nagin D; 2003) [97]. Nếu trong những năm học mẫu giáo trẻ xuất hiện hành vi hung tính thì khoảng 50% số trẻ này sẽ tiếp tục bộc lộ hành vi này ở tuổi thiếu niên, và một số lượng đáng kể sẽ tiếp tục tham gia vào các hành vi chống đối xã hội (Campbell, 1995, Campbell, 2000; William Bor và cộng sự, 2001) [52][56][58]. Theo thống kê của Bộ Giáo dục – đào tạo, từ đầu năm học 2009 – 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh. Tính bình quân, cứ 11,1 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau [dẫn theo 1]. Việc hạn chế bạo lực học đường trong các trường học đang được cả xã hội quan tâm như là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, quản lý giáo dục… Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường cho đến nay chưa có sự thống nhất đồng bộ và hiệu quả. Thiết nghĩ, muốn giải quyết được triệt để phải bắt nguồn từ hành vi hung tính và phải ở 1
- độ tuổi trẻ bắt đầu hình thành nên những ý thức về thế giới, về các giới hạn và về tính kỷ luật – lứa tuổi mẫu giáo. Do vậy, nghiên cứu hành vi hung tính ở lứa tuổi mẫu giáo mang lại những ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với vấn đề giáo dục trẻ ở thời điểm hiện tại mà còn có tầm quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của chính đứa trẻ đó. Hành vi hung tính đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau: Bandura A. (1986), Berkowitz L. (1989), Buss A.H (1961), Dollard Y. (1939), Feschbach S. (1970), Fromm E. (1973); Andreeva G. M (1999); Levitov N. D. (1967); Rean A. A. (1996; 2013; 2015); Zakharov A. I. (2006)... Những nghiên cứu này thường tập trung tới các yếu tố sinh học có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hung tính và các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội, … Hành vi hung tính không chỉ được hình thành do bối cảnh quan hệ mà còn do tiếp xúc với nguồn thông tin bạo lực (sách, báo, phim, trò chơi…). Tuy nhiên, nghiên cứu hành vi hung tính ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn nhằm đưa ra những biện pháp can thiệp hiệu quả hiện đang còn là vấn đề nghiên cứu chưa mang tính thống nhất. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là khía cạnh mang lại ý nghĩa thiết thực cho thực tiễn giáo dục, góp phần hạn chế hành vi bạo lực trong học đường; đồng thời, góp phần xây dựng biện pháp can thiệp sớm đối với trẻ có biểu hiện hành vi hung tính để giúp trẻ nhận thức được bản thân, quản lý được cảm xúc cũng như hành vi của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và chỉ rõ thực trạng hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay; từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi hung tính một cách hiệu quả. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Khái quát hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành vi, hành vi hung tính phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án. 2) Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiện tượng tâm lý này. 3) Làm rõ thực trạng biểu hiện và mức độ hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay; phân tích mức độ tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan tới hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn. 4) Đề xuất biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm giảm thiểu hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn một cách hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu - Hành vi hung tính (HVHT) là một vấn đề đa dạng và phức tạp, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện và một số nhân tố tác động đến hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn (MGL). - Đề tài chỉ nghiên cứu biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong thời gian ở trường. - Đề tài chỉ nghiên cứu những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi hung tính thông qua 2 hình thức là hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ. - Đề tài chỉ nghiên cứu khía cạnh tâm lý của hành vi hung tính chứ không nghiên cứu khía cạnh sinh lý của hành vi này, cụ thể là nghiên cứu biểu hiện của hành vi hung tính qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ. 3
- - Đề tài chỉ đề xuất biện pháp chứ không tổ chức thực nghiệm biện pháp. 3.2.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 2 trường mầm non công lập của Thành phố Đà Nẵng, bao gồm Trường Mầm non 20/10 và Trường Mẫu giáo Hoà Tiến 2. Hai trường được chọn thuộc 2 khu vực đại diện cho đặc trưng về điều kiện kinh tế - văn hoá- xã hội của Thành phố Đà Nẵng. Trường Mầm non 20/10 thuộc quận Hải Châu, một quận trung tâm có vai trò là trung tâm chính trị - hành chính – kinh tế - văn hoá – giáo dục và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. Trường Mầm non Hoà Tiến 2 thuộc huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. 3.2.3. Phạm vi về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công lập, giáo viên đứng lớp và cha mẹ của trẻ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu hành vi hung tính được thực hiện dựa trên các nguyên tắc có tính phương pháp luận sau: 4.1.1. Nguyên tắc hoạt động Nguyên tắc hoạt động cho rằng việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý một cách khách quan đòi hỏi phải nghiên cứu trong hoạt động và theo mô hình hoạt động với đối tượng. Tâm lý người được hình thành và biểu hiện thông qua hoạt động. Trọng tâm nghiên cứu của tâm lý học về hoạt động cá nhân chính là chủ thể của hoạt động đó. Tính tích cực hoạt động của chủ thể là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo cũng được hình thành, biểu hiện thông qua quá trình trẻ hoạt động, giao 4
- tiếp với những người xung quanh. Chính vì vậy, nghiên cứu hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn cần phải nghiên cứu qua hoạt động của trẻ. 4.1.2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật của các hiện tượng tâm lý Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử [39, tr 21]. Do đó, khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý cần phải tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội – lịch sử và các mối quan hệ xã hội cụ thể của con người. Bên cạnh đó, cần xem xét hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố sinh học, đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh cấp cao và các hiện tượng tâm lý khác. Các hiện tượng tâm lý không tồn tại biệt lập với nhau mà luôn nằm trong mối quan hệ qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Đồng thời, chúng cũng nằm trong mối quan hệ với các loại hiện tượng khác – chịu sự chi phối và chi phối các loại hiện tượng khác. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn cũng vậy. Nó không phải là một hiện tượng tâm lý tồn tại riêng rẽ mà có mối quan hệ qua lại với các hiện tượng tâm lý khác như nhận thức, tình cảm, tính cách... Hành vi hung tính của trẻ cũng chịu sự chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội và mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh. Do đó, khi nghiên cứu hành vi hung tính của trẻ cần xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các hiện tượng tâm lý này. 4.1.3. Nguyên tắc phát triển Quan điểm phát triển cho rằng mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy, sinh, vận động, phát triển và biến đổi chứ không bất biến, cố định [18, tr 18]. Khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý cần chỉ ra quy luật vận động của nó, trên cơ sở đó đưa ra những dự báo về kết quả trong tương lai. Khi nghiên cứu hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo cần chỉ ra sự phát triển và biến đổi hành vi hung tính ở trẻ, nguyên nhân của hiện tượng này, 5
- đưa ra những chỉ báo về mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi hung tính và hướng can thiệp hiệu quả. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (được trình bày ở chương 3) - Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Hành vi hung tính là một vấn đề đã được rất nhiều nhà Tâm lý học, Xã hội học, Công tác xã hội... trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta, cho đến nay, vấn đề này đã được một số nhà Tâm lý học, Công tác xã hội tìm hiểu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào hành vi hung tính của học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở. Có rất ít đề tài nghiên cứu hành vi hung tính ở lứa tuổi mẫu giáo lớn một cách có hệ thống. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 5.1. Về lý luận Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho phép hệ thống hóa các lý thuyết về biểu hiện hành vi hung tính nói chung và biểu hiện hành vi hung tính ở trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Luận án đã tìm hiểu được một số vấn đề lý luận về hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn, bao gồm cấu trúc tâm lý, đặc điểm, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Đây là vấn đề còn ít được nghiên cứu ở nước ta hiện nay từ góc độ tâm lý học. Đề tài đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu đánh giá mức độ biểu hiện, các dạng biểu hiện của hành vi hung tính. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho 6
- các nghiên cứu chuyên sâu và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu ứng dụng tiếp theo về biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về hành vi hung tính, hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn cho phân ngành Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Kết quả nghiên cứu của luận án bước đầu chứng minh cho khả năng có thể sử dụng bảng quan sát hành vi hung tính vào nghiên cứu hành vi hung tính ở trẻ mẫu giáo lớn. 5.2. Về thực tiễn Tính đến thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu về hành vi hung tính ở Việt Nam, đặc biệt là hành vi hung tính ở trẻ mẫu giáo lớn vẫn còn rất ít. Kết quả của đề tài cho phép nhận diện phạm vi, mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn, các dạng biểu hiện thông qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ. Từ đó đề tài đã chỉ ra các biện pháp can thiệp, phòng ngừa đối với biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn nhằm giúp các em có thể kiểm soát hành vi hung tính, củng cố các hành vi tích cực. Kết quả nghiên cứu của luận án cho đa số trẻ hiếm khi hoặc thỉnh thoảng biểu hiện hành vi hung tính ở trên lớp. Hành vi này được bộc lộ một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ. Có sự khác nhau về biểu hiện hành vi hung tính giữa bé trai và bé gái, giữa trẻ sống ở ngoại thành và trẻ sống ở nội thành, giữa trẻ là con một và trẻ có anh chị em, giữa trẻ có bố mẹ có nghề nghiệp khác nhau. Hành vi hung tính của trẻ chịu sự chi phối bởi những nguyên nhân chủ quan (đặc điểm tâm lý của trẻ) và khách quan (cách đối xử của cha mẹ với con cái, cách ứng xử của cô giáo). Những thực trạng này là tiền đề quan trọng để đề xuất các biện pháp nhằm can thiệp có hiệu quả đối với hành vi hung tính, bao gồm nâng cao nhận thức của cha mẹ, thầy cô về trẻ có biểu hiện hành vi hung tính và cách ứng phó phù hợp với hành vi 7
- này, xây dựng môi trường gia đình tích cực, xây dựng trường học thân thiện, an toàn, lành mạnh. Những kết quả này là những kết quả mới, ít xuất hiện trong các công trình nghiên cứu về hành vi hung tính. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy về Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non, là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong trường mầm non và cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc, giáo dục con cái. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng bước đầu mở ra hướng nghiên cứu chuyên sâu về các cơ chế tâm lý của hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt thiết thực 6.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về hành vi hung tính, hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn cho phân ngành Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Kết quả nghiên cứu của luận án bước đầu chứng minh cho khả năng có thể sử dụng bảng quan sát hành vi hung tính để nghiên cứu hành vi này ở trẻ mẫu giáo lớn. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu giảng dạy cho môn học Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng bước đầu mở ra hướng nghiên cứu chuyên sâu về các cơ chế tâm lý của hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn. 8
- 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn Chương 2: Cơ sở lý luận về hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn 9
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN 1.1. Những nghiên cứu lý luận về hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo Trên thế giới, hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ là vấn đề đã và đang thu hút nhiều công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau, cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn thực sự chưa nhiều. 1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về hành vi hung tính và hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo ở nước ngoài Nghiên cứu những biểu hiện của hành vi hung tính ở trẻ: Shentoub và Soulairac (1961) đưa ra những biểu hiện hung tính ở trẻ sơ sinh bao gồm sự tự làm đau mình, hoặc bằng sự gây hấn với người khác. Dần dần, số lượng những hành vi này giảm xuống và biến mất khoảng 24 tháng. Việc giậm chân, ném đồ vật xuống đất và đánh là những hành vi rất thường thấy lặp đi lặp lại ở 42% trẻ 4 tuổi [dẫn theo 86]. Các hành vi hung tính thân thể và ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường đã đặc biệt được Goodenough (1931) và Walters (1957) quan sát thấy. Họ nhận ra rằng từ 4 tuổi trở đi, những biểu hiện ngôn ngữ nhiều hơn những biểu hiện vận động. Những hành vi vận động xuất hiện ở trẻ trai nhiều hơn ở trẻ gái và tăng lên giữa khoảng 2 và 4 tuổi [dẫn theo 86]. Sand và cộng sự (1973) đã thực hiện một nghiên cứu trường diễn các hành vi hung tính ở 99 trẻ từ 3 đến 9 tuổi; những nét hành vi được giữ lại là các cơn giận dữ, xu hướng phá hủy những đối tượng, sự không vâng lời. Những cơn giận dữ được bộc lộ thường xuyên hơn trong ba năm đầu và giảm dần cho đến khi gần như mất hẳn giữa 7 đến 9 tuổi. Sự phá hủy tự nguyện đột 10
- nhiên xuất hiện vào khoảng 4 tuổi và tỷ lệ mắc các hành vi về sau giảm bớt. Sự không vâng lời là hành vi bền vững nhất. Smith và Green (1975) đã quan sát trong một nhóm 40 trẻ trước tuổi đến trường và thấy rằng các cuộc cãi vã xuất hiện nhiều hơn vào khoảng 3 tuổi và giảm dần khoảng từ 3 đến 5 tuổi. Các hành vi thiên về thể chất ở 2-3 tuổi và thiên về ngôn ngữ ở khoảng 4-5 tuổi [dẫn theo 86]. Michel Born (1988) đã xây dựng một danh sách các thành tố gây hấn ở trẻ mẫu giáo gồm: gây hấn thân thể và lời nói, tấn công thân thể, tấn công với một đồ vật nào đó, tấn công bằng lời nói hoặc mang tính tượng trưng, gây tổn hại đến tài sản hoặc lãnh thổ, hành vi ngăn chặn, các tiếp xúc thân thể, gây tổn hại đến lòng tự trọng và bạo lực thân thể, gây hấn gián tiếp, tính dễ bị kích thích, trạng thái phủ định, mối thù hận, sự ngờ vực, lời nói thù địch. Ông nhận thấy rằng các biểu hiện này ở trẻ là thường xuyên. Cũng theo Born, có một số biểu hiện hung tính hiếm xuất hiện ở trẻ mẫu giáo (diễn ra ở ít hơn 4%trẻ) gồm: ném đồ vật, bóp chặt, cắn, cào, lăn ra đất, tự đánh mình. [86] Danh sách các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo được Born (2014) sắp xếp thành các nhóm yếu tố với những biểu hiện cụ thể sau: - Mưu toan sử dụng sự chi phối, uy quyền, sự lãnh đạo với những biểu hiện như gièm pha, chỉ trích hành vi của một người khác, sai khiến, đòi hỏi điều gì đó, chê trách một người khác, chống lại một người khác, thu hút sự chú ý tới điểm yếu của ai đó khi cố tỏ ra nỗ lực hơn, chê trách một đứa trẻ khác, đòi hỏi một sự sở hữu nào đó, từ chối đặc quyền cho một người khác, đe dọa bằng lời nói, mách lẻo, thu hút sự chú ý tới lỗi của người khác, sử dụng đặc quyền, khoe khoang, độc quyền một đồ vật nào đó, nói xấu, cấm không cho vào một nơi nào đó. - Hung tính trực tiếp, sự biểu đạt sức mạnh thể chất theo kiểu nam tính với những biểu hiện như chơi trò đánh nhau, nhảy xổ vào người khác và tóm 11
- lấy người khác, đấm, làm ngã bạn, đuổi theo và giả vờ tấn công, xô đẩy, đá, ném đồ vật, - Hung tính thể chất trực tiếp mang tính nguyên thuỷ: kéo tóc, cấu, cào, đập tay, cắn, ném đồ vật, chọc ghẹo, chán nản. Những hành vi này thường xuất hiện ở trẻ từ 18 tháng đến 30 tháng tuổi. Nếu trẻ 5 – 6 tuổi có hành vi này thì thường đó là những trẻ yếu ớt hơn, lo sợ hơn, ít chủ động hơn, không dám tranh đua với những trẻ khác về sức mạnh thể chất, cũng không dám cáng đáng vai trò lãnh đạo độc đoán. - Hung tính bị động - các hành vi đối lập và những thái độ tiêu cực: trẻ sử dụng sự im lặng, sự căng cứng hoặc từ chối cử động, từ chối làm theo các hướng dẫn hoặc không thực hiện tốt một nhiệm vụ nào đó. - Hung tính không định hướng, sự giải phóng các cảm xúc tiêu cực: trẻ không hướng hành vi hung tính của mình đến một cá nhân cụ thể mà hướng tới bản thân, hướng tới các đồ vật hoặc hướng tới tập hợp nhóm hơn. Hung tính ở dạng này bao gồm các hành vi như nói những lời thô tục, giậm chân, đóng sập cửa, gào thét, nổi giận, lăn đùng ra đất, đập đồ vật, chửi rủa, lăng mạ…[86] Những nghiên cứu về sự khác biệt hành vi hung tính dưới góc độ giới tính Năm 1978, E.Maccoby và Corol Facklin qua quan sát các em bé vui chơi từ ba nền văn hoá khác nhau là Mỹ, Thuỵ Điển và Etiopia đã chứng minh rằng khi vui chơi, bé trai có nhiều hành động hung tính như xô đẩy, đánh nhau hơn là các bé gái. Xem xét về sự khác biệt giới tính trong hành vi hung tính, Các tác giả nhận thấy tuy các em trai hiếu chiến hơn các em gái theo xu hướng bạo lực, nhưng các em gái cũng bày tỏ sự hung tính của mình nhưng kín đáo hơn, theo xu hướng gián tiếp và chủ yếu bằng ngôn ngữ. [dẫn theo 6, tr. 114] [dẫn theo 7, tr. 490-491]. 12
- Stattin và Magnusson (1989) nghiên cứu tới những khác biệt nổi bật giữa bé gái và bé trai về hành vi hung tính. Theo đó, bé gái hay có những hành vi được gọi là gây hấn, đối với người khác và xã hội, tương tự với những hành vi được gây ra bởi nhóm bé trai, nhưng ở độ tuổi lớn hơn, nghĩa là ở tuổi dậy thì. Các tác giả đã đưa ra những giả thuyết mà trước thời kỳ này, các hành vi có vấn đề ở bé gái thường khác biệt và dẫn đến việc hình thành các item đánh giá cụ thể hơn vấn đề của chúng. [dẫn theo 86] Bogard (1990) và Harris (1992, 1994) cho biết nam giới có nhiều lần gây hấn hơn nữ giới. Osterman và nhóm nghiên cứu (1998) cho rằng nam giới khi có HVHT thường nhằm thẳng trực tiếp vào đối tượng gây cho anh ta những cảm giác gây hấn nhưng phụ nữ thường có xu hướng tấn công các đối tượng khiến họ bực bội qua kênh đi đường vòng (gây hấn gián tiếp) [dẫn theo 33, tr. 316]. Như vậy, các nghiên cứu kể trên đã em xét những khác biệt theo khía cạnh giới tính trong biểu hiện hành vi hung tính của trẻ. Những nghiên cứu về diễn biến và hậu quả của hành vi hung tính: Tremblay và cộng sự (1991) đặt ra vấn đề là phải biết được các bé trai vẫn có những hành vi bạo lực sau thời gian học mẫu giáo sẽ trở thành người như thế nào. Trên thực tế, họ cho rằng những hành vi hung tính ở mẫu giáo có thể được xem như những hành vi nhất thời. Dựa vào nghiên cứu trường diễn trên những bé trai theo học ở các trường học có môi trường bất lợi tại Montreal, họ đã có thể tìm hiểu những khác biệt giữa các bé trai mà đối với chúng hung tính ở mẫu giáo chỉ là một tình huống nhất thời và những bé trai mà đối với chúng, tính gây hấn là cố định. Các kết quả chỉ ra rõ rằng những cậu bé duy trì hành vi bạo lực của mình trong tất cả các nghiên cứu ban đầu (“bạo lực ổn định”) gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng trong thích ứng học đường và thích ứng xã hội. Trong số 916 trẻ trai thuộc cộng đồng Pháp ngữ theo học tại các trường ở những môi trường kinh tế xã hội thấp kém tại 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 843 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 326 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 209 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 145 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 35 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 166 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 17 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 31 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 38 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn