intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu lý luận và chỉ rõ thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại các trại giam. Trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho phạm nhân nữ nâng cao khả năng thích ứng với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Phạm Thị Thục Oanh THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN NỮ VỚI VIỆC CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TẠI TRẠI GIAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Phạm Thị Thục Oanh THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN NỮ VỚI VIỆC CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TẠI TRẠI GIAM Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62310401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phan Thị Mai Hương 2. PGS. TS. Đặng Thanh Nga XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học Luận án Tiến sĩ GS.TS. Trần Thị Minh Đức PGS. TS. Phan Thị Mai Hương HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Phạm Thị Thục Oanh i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng và PGS.TS. Đặng Thanh Nga đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và nâng đỡ tinh thần khi tôi gặp khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ dạy sát sao, động viên kịp thời và luôn đƣa ra các yêu cầu cao về chất lƣợng cũng nhƣ tiến độ nghiên cứu mà tôi đã nỗ lực để hoàn thành luận án của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo khoa Tâm lý học và tập thể các thầy, cô, giảng viên khoa Tâm lý học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã quan tâm, giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu cho nghiên cứu của tôi. Những tình cảm quý báu và sự chia sẻ, động viên và tâm huyết khoa học của các thầy cô luôn là động lực giúp tôi hoàn thiện tốt nhất có thể nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; Ban lãnh đạo khoa Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp cùng các thầy cô trong đơn vị đã tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong thời gian tôi thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hỗ trợ tận tâm của các đồng nghiệp, Ban giám thị các trại giam: Trại giam Xuân Nguyên, Trại giam Phú Sơn và trại giam Thanh Phong. Các đồng chí Ban giám thị trại giam không những tạo điều kiện cho tôi đƣợc gặp gỡ, trao đổi với các phạm nhân nữ mà còn giúp tôi hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu. Đồng thời tôi trân trọng cảm ơn các chị là phạm nhân nữ đang chấp hành án phạt tù có thời hạn tại các trại giam đã tham gia nhiệt tình trong nghiên cứu của tôi; hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với tôi khi tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu cũng nhƣ quan sát, phỏng vấn và có những hoạt động trải nghiệm thực tế tại đây. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những ngƣời bạn học, bạn đồng hành thân thiết đã chia sẻ, động viên, hỗ trợ tôi khi gặp khó khăn trong nghiên cứu cũng nhƣ trong cuộc sống; giúp tôi vững tâm mỗi khi tôi nản lòng để tôi có thể tiếp tục thực hiện nghiên cứu và mong muốn của mình. ii
  5. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình nhƣ cha, mẹ kính yêu; chồng tôi và các con tôi đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, động viên cả về tinh thần và vật chất cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đƣợc công trình nghiên cứu mơ ƣớc của mình. Bản thân tôi nhận thấy kinh nghiệm nghiên cứu của mình còn hạn chế do đó đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và những điểm cần bổ sung cho luận án hoàn thiện hơn. Tôi kính mong đƣợc các thầy, cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến của mình để tôi hoàn thiện luận án một cách trọn vẹn nhất có thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả những tình cảm của mọi ngƣời. Tác giả luận án Phạm Thị Thục Oanh iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5 DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 6 DANH MỤC HỘP ...................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN NỮ VỚI VIỆC CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TẠI TRẠI GIAM ...................................................................................................... 15 1.1. Các nghiên cứu về thích ứng chung................................................................... 15 1.1.1. Thích ứng với môi trường văn hóa ........................................................... 15 1.1.2. Thích ứng với các dạng hoạt động đặc trưng .......................................... 22 1.2. Các nghiên cứu về thích ứng tâm lý của phạm nhân ......................................... 28 1.2.1. Hướng nghiên cứu về bản chất và cấu trúc thích ứng tâm lý của phạm nhân .......................................................................................................... 29 1.2.2. Hướng các nghiên cứu về các giai đoạn thích ứng tâm lý của phạm nhân................................................................................................................. 35 1.2.3. Hướng nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý của phạm nhân với chấp hành án phạt tù tại trại giam............................................ 38 Chƣơng 2. LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN NỮ VỚI VIỆC CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TẠI TRẠI GIAM ....... 48 2.1. Thích ứng tâm lý ................................................................................................ 48 2.1.1. Khái niệm thích ứng tâm lý ...................................................................... 48 2.1.2. Đặc điểm và tiêu chí đánh giá thích ứng tâm lý ...................................... 59 2.2. Phạm nhân nữ, án phạt tù có thời hạn, trại giam và những quy định đối với phạm nhân nữ khi chấp hành án phạt tù tại trại giam ............................................... 60 2.2.1. Phạm nhân nữ .......................................................................................... 60 1
  7. 2.2.2. Án phạt tù có thời hạn .............................................................................. 65 2.2.3. Trại giam .................................................................................................. 66 2.2.4. Các quy định pháp lý mà phạm nhân nữ phải thực hiện trong quá trình chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam ........................................................ 67 2.3. Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. .............................................................................................................. 71 2.3.1. Khái niệm thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam ............................................................................... 71 2.3.2. Các nội dung cơ bản của thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. ....................................................... 75 2.3.3. Các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam .......................................................................... 77 2.3.4. Các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. ........................ 81 Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 87 3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................................... 87 3.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 87 3.1.2. Về khách thể nghiên cứu .......................................................................... 88 3.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 88 3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ................................................................... 89 3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 89 3.2.3. Giai đoạn viết và hoàn thành luận án ...................................................... 90 3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 90 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................. 90 3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 90 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................... 92 3.3.4. Phương pháp quan sát ............................................................................. 93 3.3.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý ............................................... 94 3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu và thang đo.............................................................. 94 3.4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ thích ứng tâm lý ......... 94 3.4.2. Phân tích các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ ........... 98 2
  8. Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN NỮ VỚI VIỆC CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TẠI TRẠI GIAM ......................................................................... 102 4.1. Thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ .............................................. 102 4.1.1. Đánh giá chung về thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ...... 102 4.1.2. Thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ về mặt nhận thức ....... 108 4.1.3. Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ về mặt cảm xúc ............................ 118 4.1.4. Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ về mặt hành vi. ............................ 124 4.1.5. Tương quan giữa các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. ........................................................................................................ 134 4.1.6. So sánh mức độ thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với một số đặc điểm khách thể ................................................................................................. 137 4.2. Các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ................................... 140 4.2.1. Các yếu tố gắn với cá nhân dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. ........................................................................................................ 140 4.2.2. Các yếu tố gắn với môi trường dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ ......................................................................................................... 159 4.2.3. Tổng hợp mô hình các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ ......................................................................................................... 168 4.3. Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam qua một số trƣờng hợp điển hình. ........................................ 174 4.3.1. Trường hợp điển hình về thích ứng tâm lý ở mức độ cao. ..................... 174 4.3.2. Trường hợp điển hình về thích ứng tâm lý ở mức độ thấp ..................... 179 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 183 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 187 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 188 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 195 3
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn 4
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 88 Bảng 3.2. Bảng mô tả cách tính điểm thích ứng của từng biểu hiện ........................ 96 Bảng 4.1. Tỉ lệ mức độ thích ứng tâm lý chung của phạm nhân nữ thống kê trong tổng số 79 tiêu chí đƣợc đƣa ra trong bảng hỏi nghiên cứu .......................... 103 Bảng 4.2. Thực trạng thích ứng nhận thức với việc thực hiện nội quy trại giam ... 110 Bảng 4.3. Thực trạng thích ứng nhận thức với hoạt động học tập ......................... 112 Bảng 4.4. Thực trạng thích ứng nhận thức với hoạt động lao động ....................... 114 Bảng 4.5. Thực trạng thích ứng cảm xúc gắn với thực hiện nội quy trại giam ...... 119 Bảng 4.6. Thực trạng thích ứng cảm xúc gắn với hoạt động học tập ..................... 121 Bảng 4.7. Thực trạng thích ứng cảm xúc gắn với hoạt động lao động ................... 122 Bảng 4.8. Thực trạng thích ứng hành vi gắn với việc thực hiện nội quy trại giam......126 Bảng 4.9. Thực trạng thích ứng hành vi gắn với hoạt động học tập....................... 129 Bảng 4.10. Thực trạng thích ứng mặt hành vi gắn với hoạt động lao động ........... 131 Bảng 4.11. Tƣơng quan giữa các khía cạnh thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ .... 135 Bảng 4.12. Dự báo các yếu tố gắn với cá nhân tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ .......................................................................................................... 141 Bảng 4.13. Yếu tố nhận thức pháp luật dự báo tới các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ ........................................................................................ 146 Bảng 4.14. Yếu tố niềm tin dự báo các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ .......................................................................................................... 148 Bảng 4.15. Xác suất thích ứng khá - tốt theo mức độ trầm cảm - lo âu - stress ..... 152 Bảng 4.16. Yếu tố trầm cảm- lo âu dự báo tới thích ứng nhận thức của phạm nhân nữ .......................................................................................................... 154 Bảng 4.17. Trầm cảm- lo âu dự báo tới thích ứng cảm xúc của phạm nhân nữ ..... 156 Bảng 4.18. Trầm cảm- stress dự báo tới thích ứng hành vi của phạm nhân nữ ..... 157 Bảng 4.19. Yếu tố gắn với môi trƣờng dự báo thích ứng tâm lý chung của phạm nhân nữ .......................................................................................................... 159 Bảng 4.20. Yếu tố gắn với môi trƣờng dự báo các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ ................................................................................................... 161 Bảng 4.21. Tổng hợp các yếu tố dự báo tới thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ .......................................................................................................... 171 5
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ về sự thích ứng của Tremblay (1992) ............................................ 51 Hình 2.2. Mô hình thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với chấp hành án phạt tù tại trại giam ............................................................................................................... 85 Hình 4.1. Biểu đồ tổng điểm thích ứng tâm lý chung............................................. 102 Hình 4.2. Phân bố trung bình điểm thích ứng nhận thức, cảm xúc và hành vi ...... 104 Hình 4.3. Tỉ lệ mức độ thích ứng tâm lý về mặt nhận thức .................................... 109 Hình 4.4. Tỉ lệ mức độ thích ứng tâm lý về mặt cảm xúc ...................................... 118 Hình 4.5. Tỉ lệ mức độ thích ứng về mặt hành vi ................................................... 125 Hình 4.6. Sơ đồ tổng hợp các yếu tố dự báo tới thích ứng tâm lý chung của phạm nhân nữ .......................................................................................................... 169 6
  12. DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Những biểu hiện không thích ứng nhận thức của phạm nhân nữ ............ 117 Hộp 4.2. Một số biểu hiện thích ứng thấp về cảm xúc ........................................... 124 Hộp 4.3. Một số biểu hiện điển hình của thích ứng ở mức độ thấp gắn với thực hiện nội quy trại giam của phạm nhân nữ....................................................... 129 7
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo báo cáo của Bộ Công an, số lƣợng phạm nhân nữ hiện đang chấp hành án tại các trại giam tính đến hết năm 2018 chiếm tỉ lệ khoảng 11% [44].Việc bị cách ly khỏi đời sống xã hội vào trại giam chấp hành án buộc phạm nhân nữ phải sống trong môi trƣờng mới và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống xã hội bên ngoài. Mục đích của việc chấp hành án phạt tù là nhằm giúp phạm nhân nhận thức rõ tội lỗi của bản thân, chấp hành pháp luật, thực hiện những quy định của chấp hành án phạt tù để tích cực cải tạo, thay đổi những nét tâm lý lệch chuẩn để phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật và điều kiện giam giữ hiện nay, môi trƣờng trại giam với đặc trƣng là có cơ sở vật chất hạn chế so với đời sống xã hội bên ngoài, với những quy định nghiêm ngặt về ăn, mặc, ở, đi lại và chấp hành nội quy trại giam buộc phạm nhân nữ khi đến chấp hành án phạt tù phải tuân thủ dƣới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Tình trạng đó làm nảy sinh những sức ép, khó khăn tâm lý nhất định, buộc phạm nhân nữ phải thích nghi, hòa nhập với môi trƣờng và các quy định của trại giam một cách vô điều kiện và nhanh chóng. Điều này khiến thích ứng tâm lý đối với phạm nhân nữ có phần đặc biệt hơn cả. Trong khi đó, việc phải chấp hành án phạt tù tại trại giam khiến họ có sự lo lắng về sự bền vững của gia đình, về trách nhiệm chăm sóc con cái. Thực tiễn cho thấy việc bị giam giữ là thực tế mà không phải phạm nhân nào cũng sẵn sàng đón nhận, không phải phạm nhân nữ nào cũng có thể làm quen, thích ứng đƣợc với cuộc sống trong trại giam một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu đã chỉ ra phạm nhân nữ khi không thích ứng đƣợc với chấp hành án phạt tù tại trại giam đã tồn tại những biểu hiện về rối nhiễu tâm lý, cảm xúc nhƣ trầm cảm, xung đột tâm lý [62], dễ bị kích động, trở nên tức giận [95] hay trở nên mất kiểm soát [68], có những phạm nhân phản ứng quyết liệt nhƣ tự gây thƣơng tích, trốn trại, vi phạm kỷ luật trong quá trình chấp hành án phạt tù [44]; thậm chí có tới 38% phạm nhân nữ gặp vấn đề về trầm cảm, 62,2% phạm nhân nữ có rối loạn lo âu và 49,5% phạm nhân nữ rơi vào tình trạng stress khi chấp hành án tại trại giam. Các nghiên cứu thực tiễn trên cho thấy thích ứng tâm lý với chấp 8
  14. hành án phạt tù khác với thích ứng với môi trƣờng văn hóa mới đơn thuần ở chỗ phạm nhân nữ luôn phải sống, sinh hoạt theo những quy định của pháp luật, trong môi trƣờng đặc biệt và bị cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Thực tế này đặt ra cho các nhà khoa học, các cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết vấn đề thích ứng tâm lý cho những phạm nhân nữ trên cơ sở đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng của phạm nhân nữ. Về mặt lý luận, hiện nay những nghiên cứu về thích ứng của phạm nhân, đặc biệt là phạm nhân nữ vẫn chƣa đƣợc các nhà tâm lý học ở Việt Nam tập trung nghiên cứu nhiều, đặc biệt là dƣới góc độ khoa học tâm lý học, dƣới góc độ giới và chính sách đối với phạm nhân nữ. Hơn nữa, việc nghiên cứu về phạm nhân nói chung và phạm nhân nữ nói riêng để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu về Tâm lý học tội phạm, tâm lý học pháp lý còn hạn chế và chƣa đƣợc tập trung đi sâu tìm hiểu. Các nghiên cứu chủ yếu nhìn nhận dƣới góc độ Khoa học an ninh, Điều tra tội phạm hoặc Luật học mà chƣa đề cập sâu ở lĩnh vực Tâm lý học. Chính vì vậy, cơ sở lý luận về tâm lý học tội phạm, tâm lý học pháp lý gắn với vấn đề giáo dục, cải tạo phạm nhân còn thiếu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam” nhằm làm rõ thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù và các yếu tố dự báo thích ứng của phạm nhân nữ. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm tác động, giáo dục nâng cao khả năng thích ứng tâm lý cho các phạm nhân nữ khi chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và chỉ rõ thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại các trại giam. Trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho phạm nhân nữ nâng cao khả năng thích ứng với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù và các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. 9
  15. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 555 phạm nhân nữ hiện đang chấp hành án phạt tù tại 3 trại giam: trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng), Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) và trại giam Thanh Phong (Thanh Hóa) thuộc Bộ Công an tại khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan tài liệu về tình hình nghiên cứu thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam ở trong và ngoài nƣớc. Trên cơ sở đó hệ thống hoá một số vấn đề lý luận nhƣ: khái niệm thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù tại trại giam; cấu trúc thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ; các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. - Khảo sát và phân tích thực trạng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam; các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. - Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao khả năng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung - Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam đƣợc coi là hiện tƣợng tâm lý với cấu trúc gồm ba thành phần: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong phạm vi của luận án, tác giả chỉ nghiên cứu sự thích ứng mang tính tích cực của phạm nhân nữ đối với những quy định của chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. - Án phạt tù có thời hạn theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và đƣợc bổ sung, sửa đổi năm 2017. - Có nhiều yếu tố khác nhau dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ đi sâu phân tích một số yếu tố chủ yếu sau: những yếu tố gắn với cá nhân (nhận thức sai lệch về pháp luật; niềm tin; mức độ trầm cảm- lo âu và stress; một số biến nhân khẩu xã hội) và những yếu tố gắn với môi trƣờng (gia đình; mối quan hệ với phạm nhân khác; mối quan hệ với cán bộ trại giam). 10
  16. 5.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp lựa chọn mẫu thuận tiện gồm 555 phạm nhân nữ đang chấp hành án phạt tù có thời hạn tại 3 trại giam: trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng), Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) và trại giam Thanh Phong (Thanh Hóa) thuộc Bộ Công an ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ. - Địa bàn nghiên cứu là 3 trại giam của Bộ Công an thuộc các khu vực khác nhau của miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Các trại giam này đều có điểm chung là đều ở cách xa các khu dân cƣ đông đúc, thậm chí ở những khu vực vùng sâu vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn. Cơ cấu trung bình số phạm nhân nữ hiện đang giam giữ tại 3 trại giam chiến tỉ lệ khoảng 1/5 tổng số phạm nhân đang chấp hành án ở các trại giam này. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp luận Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phƣơng pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: 6.1.1. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành Thích ứng tâm lý là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và đƣợc xem xét, phân tích, tìm hiểu trong mối quan hệ với các ngành khoa học khác nhau. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào các quyết định luận trong tâm lý học, nhƣng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ sẽ đƣợc nhìn nhận trong mối quan hệ với các ngành khoa học khác nhƣ giáo dục học, quản lý giáo dục phạm nhân,...Bởi giáo dục nói chung và giáo dục phạm nhân nói riêng đều dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của khoa học giáo dục. Trong đó, giáo dục phạm nhân cần tuân thủ những nguyên tắc, phƣơng pháp điển hình của giáo dục học. Những tác động của cán bộ trại giam có mối liên hệ nhất định đến thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù cũng nhƣ kết quả thi đua chấp hành án của phạm nhân nữ. Do đó, có thể căn cứ vào mối liên hệ liên ngành này để đề xuất một số kiến nghị với cán bộ trại giam nhằm tác động tới phạm nhân nữ thông qua hoạt động giáo dục phạm nhân để nâng cao hơn nữa khả năng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 11
  17. 6.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động- nhân cách Nghiên cứu thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ đƣợc thể hiện ở cả ba thành phần trong cấu trúc thích ứng tâm lý: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Đây là những thành phần căn bản trong mối quan hệ với hoạt động và giao tiếp cũng nhƣ các đặc điểm tâm lý của phạm nhân nữ. Trong đó, hoạt động là nhân tố quyết định hình thành tâm lý, nhân cách của con ngƣời. Khi phạm nhân nữ chấp hành án phạt tù tại trại giam, tham gia vào các hoạt động đƣợc trại giam tổ chức phải thể hiện bằng hành vi cụ thể, biểu hiện trong những hoạt động của phạm nhân nữ khi chấp hành án phạt tù. Khi phạm nhân nữ không thích ứng hoặc thích ứng kém thì sẽ biểu hiện ở sự mất cân bằng giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi; có sự nhận thức sai lệch về việc thực hiện nội quy trại giam, hoạt động lao động hoặc có cảm xúc tiêu cực, khó chịu khi thực hiện các quy định bắt buộc theo yêu cầu của chấp hành án phạt tù. Chính vì vậy, cần có sự hỗ trợ, tác động từ phía cán bộ để phạm nhân nữ thích ứng tốt hơn với những nội quy trại giam và những quy định đối với phạm nhân trong hoạt động giáo dục và tổ chức lao động cho phạm nhân. 6.1.3. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Trong luận án này, tác giả luận án xem xét thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ có sự thống nhất giữa ba thành phần cơ bản trong cấu trúc đời sống tâm lý nói chung là: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Nếu một trong ba thành phần này ở phạm nhân nữ có sự khác biệt, không đồng đều hoặc thiếu sự tƣơng đồng thì đồng nghĩa với phạm nhân nữ có sự thích ứng kém hoặc thích ứng thấp hoặc là không thích ứng với việc chấp hành án phạt tù. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu; - Phƣơng pháp quan sát; - Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình; - Phƣơng pháp thống kê toán học. 12
  18. 7. Giả thuyết nghiên cứu - Phạm nhân nữ thích ứng tâm lý ở mức độ thấp với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam ở cả ba thành phần: nhận thức, cảm xúc và hành vi. - Có sự khác nhau về mức độ thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù tại trại giam ở các thành phần và các nội dung của sự thích ứng tâm lý. - Các yếu tố gắn với cá nhân và môi trƣờng có khả năng dự báo tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án đã khái quát và chỉ ra đƣợc những xu hƣớng nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về thích ứng tâm lý, thích ứng tâm lý với việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân nữ nhƣ: hƣớng nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của thích ứng tâm lý; hƣớng nghiên cứu về các giai đoạn thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ và hƣớng nghiên cứu về những yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. Đồng thời, tác giả luận án đã bổ sung và làm rõ thêm lý luận về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ nhƣ: khái niệm thích ứng tâm lý, thích ứng tâm lý với việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân nữ, đặc điểm thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù; những quy định đối với phạm nhân nữ khi phải chấp hành án phạt tù tại trại giam. Tác giả đã làm rõ đƣợc nội dung và các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. Bên cạnh đó, tác giả xác định đƣợc nội dung của một số yếu tố dự báo tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam bao gồm các yếu tố gắn với cá nhân và các yếu tố gắn với môi trƣờng. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã chỉ ra đƣợc thực trạng thích ứng tâm lý với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn của phạm nhân nữ ở mức độ trung bình. Trong đó phạm nhân nữ thích ứng về hành vi cao hơn so với thích ứng về nhận thức và thích ứng về cảm xúc. 13
  19. Đồng thời luận án cho thấy phạm nhân nữ thích ứng tốt hơn ở hoạt động lao động, sau đó là thích ứng với việc thực hiện nội quy trại giam và thấp nhất là thích ứng với hoạt động học tập. Trong các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý thì các yếu tố gắn với cá nhân có mức độ dự báo hơn cả tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu về tâm lý học tội phạm, tâm lý học pháp lý, các cán bộ trại giam, đặc biệt là cán bộ làm công tác giáo dục phạm nhân để có thêm kênh thông tin, kiến thức về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. Từ đó nêu ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 9. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Thông qua việc phân tích, khái quát và hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và Việt Nam đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học, bổ sung thêm cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam cho những nghiên cứu tiếp theo về phạm nhân nữ nói riêng và phạm nhân chấp hành án phạt tù tại trại giam nói chung. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên, các nhà nghiên cứu về chính sách, chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học pháp lý, quản lý và giáo dục phạm nhân. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam Chƣơng 3: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam. 14
  20. Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN NỮ VỚI VIỆC CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TẠI TRẠI GIAM Vấn đề thích ứng tâm lý từ lâu đã đƣợc nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nƣớc quan tâm, nghiên cứu. Ban đầu, thích ứng đƣợc nghiên cứu chủ yếu dƣới góc độ sinh học và xuất phát từ cơ chế phản xạ có điều kiện theo nghiên cứu của I.Paplov. Sau này, các nhà khoa học khi nghiên cứu về thích ứng tâm lý thƣờng đề cập đến nhiều vấn đề thuộc về thích ứng tâm lý trong học tập, thích ứng với nghề nghiệp và rộng hơn là thích ứng với môi trƣờng văn hóa và môi trƣờng xã hội của những ngƣời nhập cƣ, di cƣ. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, khái quát lại tác giả luận án tập trung chỉ ra một số hƣớng nghiên cứu sau: - Các nghiên cứu về thích ứng chung - Các nghiên cứu về thích ứng của phạm nhân. 1.1. Các nghiên cứu về thích ứng chung 1.1.1. Thích ứng với môi trường văn hóa Môi trƣờng văn hóa mà chúng tôi đề cập ở đây là môi trƣờng văn hóa mới nói chung; khi cá nhân tham gia vào một nền văn hóa mới do di cƣ, hay chuyển địa điểm sinh sống buộc phải tham gia vào môi trƣờng văn hóa mới này. Xét về tổng thể, con ngƣời khi thay đổi môi trƣờng văn hóa, xã hội nói chung đều có những thay đổi nhất định trong đời sống tâm lý của bản thân để thích ứng với môi trƣờng văn hóa mới đó. Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc thƣờng tập trung vào một số điểm chính nhƣ sau: H. Spencer có thể đƣợc coi là một trong những ngƣời nghiên cứu đầu tiên về thích ứng, ông nghiên cứu về thích ứng của con ngƣời với môi trƣờng. Trong các nghiên cứu của mình, ông đã chỉ ra con ngƣời sống trong xã hội, giống nhƣ các loài vật trong môi trƣờng tự nhiên, tranh đấu để tồn tại và chỉ những ngƣời thích hợp nhất với môi trƣờng mới sống sót. Môi trƣờng ở đây có thể hiểu bao gồm cả hai yếu tố cấu thành là môi trƣờng sinh học và môi trƣờng xã hội. Ông cho rằng, sự thích ứng với điều kiện sống của môi trƣờng nào cũng đều quan trọng và có ý nghĩa với 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2