Luận văn "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp"
lượt xem 152
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn "quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở lâm đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp"
- 1 ------
- 2 MỞ Đ ẦU ................................................................................................... 3 Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, V ĂN HÓA - XÃ HỘI CỦ A LÂM ĐỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ................................................................ .......................................... 7 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚ C ĐỐI V ỚI TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG ........................................................................................ 31 Ch ương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QU ẢN LÝ NHÀ NƯỚ C ĐỐ I VỚ I TÔN GIÁO Ở LÂM ĐỒNG TRONG GIAI Đ OẠN HIỆN NAY ......................................................................... 70 KẾT LUẬN ................................................................ .............................. 95
- 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Chưa kể vài chục triệu người khác vẫn giữ tín ngưỡng dân gian truyền thống, chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, ở nước ta đ ã có gần 1/3 dân số cả nước sinh hoạt tôn giáo thường xuyên. Tôn giáo trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước xác định phải tăng cường công tác tôn giáo để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân dân. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo là vấn đề hết sức quan trọng, nó phải được sự quan tâm của các ngành, các cấp và cần được tiến hành trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo, tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng pháp luật; hướng cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo trong đời sống nhân dân; kiên quyết uốn nắn nhận thức lệch lạc, những khuyết điểm nhằm thực hiện triệt để tinh thần đại đoàn kết to àn dân vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi với dân số khoảng một triệu người, nhưng có tới 60% dân số theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài. Ngoài ra, một bộ phận nhân dân còn theo tín ngưỡng truyền thống. Phần đông tín đồ các tôn giáo có trình độ dân trí thấp, còn mê tín, thậm chí cuồng tín, nên dễ bị các thế lực tiêu cực kích động, lợi dụng vào các mục đích chính trị xấu. Hiện nay, tuy hoạt động của các tôn giáo có xu hướng đồng hành với dân tộc, mang tính thuần túy tôn giáo, nhưng bên cạnh đó vẫn có tình trạng lúc này hay lúc khác hoạt động của một số tôn giáo diễn ra không bình thường, có phần lấn lướt chính quyền, vi phạm một số quy định của Nhà nước về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, in ấn, phát tán kinh sách; lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để khuếch trương thanh thế. Hiện tượng bói toán, mê tín còn diễn ra tràn lan. Một số chức sắc các tôn giáo ngấm ngầm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các dòng tu, hội đoàn và Gia đình phật tử thông qua các hình thức sinh hoạt phong phú đã thu hút khá đông thanh, thiếu niên tham gia sinh hoạt tôn giáo. Hoạt động truyền đạo trái phép của một số tôn giáo vào vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng gia tăng. Việc các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để kích động quần chúng chống đối chính quyền vẫn lẻ tẻ diễn ra ở một số nơi. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã tăng cường chỉ đạo quản lý nhà nước đối
- 4 với tôn giáo, nên đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo còn có nhiều hạn chế: sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu tập trung và đồng bộ; việc phân định chức năng quản lý của các cấp chính quyền không rõ ràng, còn đùn đẩy cho nhau. Điều đó vô tình đ ã tạo ra những sơ hở, thiếu chặt chẽ; giải quyết không đúng thẩm quyền. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo còn hạn chế. Do đó, một số cơ quan quản lý nhà nước cũng vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, việc tìm ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước trên địa bàn nhằm vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng, vừa đảm bảo cho chính sách tôn giáo không bị vi phạm, vừa đấu tranh có hiệu quả chống địch lợi dụng tôn giáo là việc làm cần thiết. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp" trở thành vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở Lâm Đồng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói riêng là một trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Cho nên, từ khi có Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, việc đi vào nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo ngày càng được nhiều nhà lý luận - chính trị quan tâm hơn. Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố. Chẳng hạn, "Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" của Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998; "Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết" của Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995; "Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam" của Trần Minh Thư, năm 1999... Song, các công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập công tác tôn giáo nói chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Ở Lâm Đồng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo. Thí dụ, "Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng và công tác tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 đến năm 2000 ", năm 1995; "Lịch sử hình thành phát triển của các tôn giáo ở Lâm Đồng", năm 1997; "Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng" năm 1997 của Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng; "Đổi mới những vấn đề cơ bản về công tác tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay", năm 2000 của
- 5 Trần Mai... Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu các tôn giáo trên đ ịa bàn của tỉnh, từ đó, b ước đầu đưa ra một số giải pháp chủ yếu để quản lý các tôn giáo đó. Các công trình này chưa đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với tôn giáo và làm rõ vấn đề đặt ra hiện nay trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng. Do vậy, một số giải pháp được đưa ra còn thiếu sát hợp và đồng bộ. Đề tài này góp phần ho àn thiện thêm công tác nghiên cứu đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng với tất cả các mặt mạnh và yếu của nó, luận văn góp phần đề xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo trên đ ịa bàn tỉnh trong thời gian trước mắt. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ những đặc điểm của tôn giáo ở Lâm Đồng. - Làm rõ những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng trong những năm gần đây, nguyên nhân của chúng. - Nêu lên một số vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay có liên quan tới quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng trong tình hình mới. 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đề tài này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay trên một số phương diện đang trong tình huống có vấn đề phức tạp nhất. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng thời gian qua. - Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu cùng phương pháp của xã hội học.. nhằm đạt mục đích và hoàn thành những nhiệm vụ mà luận văn đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận văn - Bước đầu phát hiện ra được một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng. - Đưa ra được một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
- 6 hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ trương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo và vận dụng vào thực tiễn của Lâm Đồng. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tôn giáo học... 7. K ết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
- 7 Chương 1 Đ IỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA LÂM ĐỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên, nằm giữa tọa độ 11 - 130 vĩ Bắc và 107 - 1090 kinh Đông, cách bờ biển phía Đông 110 km; phía Đông và Nam giáp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía Tây và Bắc giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Lắc. Trong số các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, từ đồng bằng Thanh - N ghệ trở vào đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có lãnh thổ nằm trọn trong miền nội địa của đất nước, không có đ ường b iên giới quốc gia, không có bờ biển [46, tr. 5]. V ị trí địa lý như vậy đ ã tạo cho Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan trọng: là điểm nối tiếp giữa Nam Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn b ằng đường quốc lộ 20, đường số 8 và đường xe lửa Đ à Lạt - Tháp Chàm. Vì thế, trước đây thực dân Pháp và đ ế quốc Mỹ đã xây dựng Lâm Đồng trong thế chiến lược liên hoàn nhằm bảo vệ từ xa cơ quan đầu não của chúng ở Sài Gòn, đồng thời, làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách mạng các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Tây N guyên [1, tr. 6]. Tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 976.274 ha, chiếm trên 3% diện tích cả nước, trong đó, đất rừng chiếm 70%. Trữ lượng gỗ các loại trên 30 triệu m 3, có trên 130.000 ha rừng thông thuần chủng, trên 150.000 ha rừng tre nứa. Đây là vùng nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp địa phương và khu vực. Đất có khả năng làm nông nghiệp trên 200.000 ha, chủ yếu là đất đỏ bazan và hơn 50.000 ha đất phù sa bồi tụ, thích hợp cho
- 8 việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, sản xuất lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc [54, tr. 14]. N goài tiềm năng để phát triển thủy điện rất đáng kể, Lâm Đồng còn là vùng giàu tài nguyên khoáng sản (như bô xít, thiếc, cao lanh, than, đá quý, vàng...). Sự tác động cộng hưởng của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và vị trí địa lý cùng địa hình đã hình thành ở Lâm Đồng một kiểu khí hậu đặc biệt: nhiệt đới gió mùa vùng sơn cao nguyên. Khí hậu ở Lâm Đồng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 160C đ ến 230C; lượng mưa từ 1.600 mm đến 3.000 mm/năm [53, tr. 21-22]. Lâm Đồng có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện, các quốc lộ 8, 20, 21, 27 nối liền với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Đường ô tô đã đ ến trung tâm các huyện và nhiều xã trong tỉnh. Tuy nhiên, ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, việc đi lại của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa. N hờ vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu ôn hòa, dịu mát quanh năm m à Lâm Đồng - Đ à Lạt đ ã sớm trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có tầm quan trọng cả về chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng. Đ ể hình thành địa giới hành chính của một tỉnh như hiện nay, Lâm Đồng đã trải qua một quá trình lịch sử đầy biến động, nhiều thay đổi, tách, nhập ở từng thời kỳ khác nhau.Trước năm 1899, vùng đất Lâm Đồng ngày nay thuộc hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Ngày 1 -1 -1899, Toàn quyền Paul Doumer ký quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính: Tánh Linh, cao nguyên Lang Bian. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ, vùng đất này lại trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
- 9 N gày 6-1- 1916 Toàn quyền E. Roume ký quyết định thành lập tỉnh Lang Bian. Ngày 24- 4-1916, Hội đồng nhiếp chính vua Duy Tân ra dụ thành lập tại vùng Lang Bian trung tâm đô thị Đà Lạt. N ăm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng lại được tái lập gồm ba quận: Djiring (Di Linh), Blao, Dran. Tỉnh lỵ đóng tại Djiring. Thị xã Đà Lạt, nơi nghỉ mát của người Pháp, đ ược thành lập. Cũng trong năm đó, Bảo Đại lập khu tự trị Lâm Viên (bao gồm cả Đà Lạt). N ăm 1941, tỉnh Lâm Viên được thành lập, Đà Lạt được chọn làm tỉnh lỵ. Ngày 23-8-1945, nhân dân Lâm Viên khởi nghĩa giành chính quyền. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Ủ y ban Việt Minh tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập. Để thống nhất sự chỉ đạo đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, theo đề nghị của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, ngày 22-2-1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số 73-TTg hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng [46, tr. 25]. N ăm 1958, Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Lâm Đồng (gồm quận Di Linh, Blao) và tỉnh Tuyên Đ ức (gồm thị xã Đ à Lạt và ba quận: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc D ương). Năm 1966, Đà Lạt được tách khỏi tỉnh Tuyên Đức, trực thuộc chính quyền Trung ương. Sau ngày miền Nam ho àn toàn giải phóng, thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/ TW ngày 20 -9 -1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ -TW ngày 20-12-1975 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh, hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam; tháng 12-1976, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đ ã ra Nghị định về việc giải thể khu hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo Nghị định này, ở miền Nam có 21 đơn vị hành chính, trong đó Lâm Đồng và Tuyên Đ ức hợp nhất lại và lấy tên là tỉnh Lâm Đồng [44, tr. 143].
- 10 H iện nay, tỉnh Lâm Đồng chia thành 11 đơn vị hành chính gồm các huyện Đức Trọng, Di Linh, Lâm H à, Lạc Dương, Đạ Hoai, Đ ạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Đơn Dương, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đ à Lạt. Thành phố Đ à Lạt - tỉnh lỵ Lâm Đồng là thành phố du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam và là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. V ề dân số, theo điều tra đầu năm 1999, toàn tỉnh Lâm Đồng có 996.745 người, trong đó, dân tộc thiểu số là 233.424 người; số người theo các tôn giáo là 591.701 người [56, tr. 1]. 1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 1.1.2.1. Điều kiện kinh tế N ền kinh tế cổ truyền của các dân tộc thiểu số dựa vào thiên nhiên và mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. Phương thức canh tác phổ biến là phát rẫy, chọc, tỉa. Sau vài ba năm, đ ất cằn cỗi, họ bỏ hoang, đi phát nương nơi đất mới. H ình thái kinh tế chiếm đoạt gắn với săn bắn và hái lượm vẫn có vai trò nhất định trong đời sống kinh tế gia đình. Ngoài ra, các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng còn có nghề dệt vải, thổ cẩm, đan lát đồ mây, tre, cói; rèn nông cụ, vũ khí truyền thống. Bảo tồn và phát huy truyền thống canh tác của cư dân nông nghiệp lâu đ ời. Khi di cư đến Lâm Đồng, cộng đồng người Kinh tiếp tục trồng lúa nước, thâm canh hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, rau ôn đới, trồng hoa, dâu tằm và cây dược liệu. Đây là nguồn thu nhập chính của cư dân người Kinh. Cùng với trồng trọt, các nghề thủ công nghiệp nhỏ (như nghề mộc, rèn, thêu, đan); thương nghiệp - dịch vụ du lịch ở Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc cũng phát triển. Sau ngày giải phóng, nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được những thành tựu nhất định. Về nông nghiệp: đã thực hiện chủ trương khôi phục các ngành sản xuất chính, như: chè, rau, mở rộng diện tích cây lương thực, thực phẩm; tiến hành khai
- 11 hoang, phục hóa; các phong trào làm thủy lợi, trồng rừng, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc... được phát động. Về công nghiệp: khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất nấm, tơ tằm, chè, cà phê... Bước sang thời kỳ đổi mới, Lâm Đồng có nhiều bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế. Thời kỳ 1990 - 1995, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gần 13% [46, tr. 25]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; các tiềm năng, thế mạnh được khai thác. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, xuất - nhập khẩu được khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngo ài. Nông nghiệp phát triển tương đối to àn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa quả đặc sản theo hướng đầu tư thâm canh; đất đai được sử dụng có hiệu quả, hình thành nhiều vùng chuyên canh. Bộ mặt nông thôn thay đổi, số hộ giàu và trung bình chiếm tỷ lệ trên 80%. Vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm đầu tư phát triển. Lâm nghiệp được phát triển trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và phát triển vốn rừng; công tác trồng, chăm sóc rừng đ ược ưu tiên. Quản lý bảo vệ rừng, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc được thực hiện. Công nghiệp tăng với tốc độ cao, sản phẩm đa dạng. Nhiều sản phẩm mới được sản xuất (như lụa, hàng đan len, cà phê, nhân hạt điều, thiếc tinh, nấm...). Chất lượng các sản phẩm được nâng lên và tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định, như chè xuất khẩu, tơ tằm... Giá trị xuất khẩu từ công nghiệp chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ sở vật chất kỹ - thuật hạ tầng được tập trung xây dựng, đáp ứng phần lớn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới điện đã đến được 80% số xã; đường giao thông mở đến tất cả các khu dân cư. Nước sạch được cấp cho trên 50% số dân; mạng lưới bưu chính viễn thông phủ kín đến tất cả các xã trong tỉnh và được đầu tư ngày càng hiện đại. Các công
- 12 trình thủy lợi tại các vùng nông nghiệp trọng điểm được xây dựng và phát huy có hiệu quả [46, tr. 84]. Trên bước đường xây dựng kinh tế, tỉnh Lâm Đồng gặp không ít trở ngại. Cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa chưa được phát triển. Riêng 27 xã đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; nạn đói giáp hạt vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một số nơi đồng bào trở về buôn làng cũ trong rừng sâu, sống chủ yếu bằng phát rừng làm rẫy; đời sống hết sức bấp bênh; bệnh tật, ốm đau xảy ra triền miên. Vào mùa mưa, việc đi lại vào vùng đồng bào dân tộc rất khó. 2.1.2.2. Đặc điểm xã hội N hư một bức tranh thu nhỏ của đất nước, hiện nay, ở Lâm Đồng cũng song song tồn tại hai thành phần dân cư - người Kinh và các dân tộc thiểu số. - Cộng đồng ng ười Kinh: năm 1979, dân số người Kinh là 299.969 nhân khẩu và phân bố trong cả 7 huyện, thị của Lâm Đồng. Hiện nay, dân số người Kinh là 762.795 nhân khẩu, phân bố ở 9 huyện, thị x ã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Cư dân người Kinh đang đóng vai trò là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa trên xứ sở này. Trong nửa đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình khai thác cao nguyên, thực dân Pháp đã đưa lên một số công nhân, viên chức người Kinh để phục vụ cho bộ máy cai trị và lao động trong các đồn điền trồng cây công nghiệp của tư bản. Trước năm 1945, một số nhóm lao động ở miền Bắc di dân đến Lâm Đ ồng lập nghiệp, xây dựng vùng quê mới. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ở cả vùng kháng chiến và vùng b ị tạm chiến, số người Kinh ở Lâm Đồng tăng lên một cách đáng kể. Đ ến nay, trong tổng số 135 đơn vị hành chính cơ sở của Lâm Đồng, có 32 xã, phường toàn là người Kinh, 30 xã người Kinh sống xen cư với các buôn dân tộc.
- 13 Mặc dù có cùng nguồn gốc là những cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung, song do các điều kiện lịch sử chi phối, nên trên thực tế, trong cộng đồng người Kinh ở Tây nguyên nói chung, ở Lâm Đồng nói riêng lại bao gồm hai bộ phận di dân: bộ phận di dân trong các giai đoạn của trước ngày giải phóng và bộ phận di dân sau năm 1975. Trước ngày giải phóng, người Kinh lẻ tẻ đến sinh cơ lập nghiệp ở Lâm Đồng từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Tới năm trước Cách mạng tháng Tám, tỷ lệ dân số người Kinh ngang bằng với đồng bào dân tộc tại chỗ. Trước năm 1945, bộ phận di dân chủ yếu là người từ các tỉnh miền Bắc (phía Bắc vĩ tuyến 17) vào Lâm Đồng. Địa bàn phân bố chủ yếu của dân cư này là thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và các huyện lỵ, thị trấn. Thực dân Pháp thuê những người này mở mang đường xá, xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, nước, công sở nhà nước, chợ, bưu điện, bệnh viện, trường học... Nổi bật trong đợt di dân này là Nhà nước tổ chức di chuyển một số người Nghệ Tĩnh, Hà Đông vào. Số còn lại chủ yếu là người lao động miền Trung tự vào kiếm việc làm. Lúc đ ầu là thời vụ, sau là định cư lập nghiệp lâu dài. Ngoài ra, trong thành phần dân cư này còn có một số ít là công chức nhà nước. Đ ến năm 1945, người Kinh tập trung nhiều ở vùng Đà Lạt, DRan (Đơn Dương), một ít ở Bảo Lộc, Di Linh, ven quốc lộ 20; một số ở ven quốc lộ 18 đi Đắc Lắc hoặc từng cụm nhỏ trên đường Di Linh - Kim Đa. Từ 1945 - 1954, sự di dân đến Lâm Đồng bị hạn chế. Trong giai đoạn 1954 - 1975 đã diễn ra một đợt di dân ồ ạt đến Lâm Đồng. Chủ yếu là người có gốc Bắc (ở các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa...và một ít ở Cao Bằng, Lạng Sơn). Phần lớn trong số họ là giáo dân, gia đình quân nhân được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức di dân tập thể. Họ đến ở những địa bàn được chuẩn bị trước và hình thành nên những
- 14 vùng tập trung người Kinh mới, như: Thanh Bình (Đức Trọng), Kim Phát (Bảo Lộc). Các năm tiếp theo là sự di dân tự do, chủ yếu là người ven biển miền Trung từ Quảng Trị trở vào. Số đông là người bốn tỉnh: Nam, Nghĩa, Bình, Phú. Một số trong những người này là lánh nạn, một số khác mưu cầu một cuộc sống đảm bảo hơn. Cuộc di dân tự do trong giai đoạn này sôi động và liên tục, đã góp p hần làm thay đổi thành phần dân cư và để lại nhiều kết quả tích cực lẫn tiêu cực trên lãnh thổ này. Bộ phận di dân sau năm 1975 chủ yếu là những gia đình cán bộ, quân đội, công nhân, viên chức do yêu cầu của công tác, do muốn gia đình đoàn tụ nên đã di chuyển đến Lâm Đồng để sinh sống lâu dài. Phần đông những người này cư trú tại các thành thị, vùng ven thị, các huyện lỵ, thị trấn, các cơ sở kinh tế quốc doanh, các đơn vị hành chính và khu gia đình của một số doanh trại quân đội. Cư dân kinh tế mới được di chuyển theo con đường tổ chức của Nhà nước thông qua chính quyền địa phương nơi dân đi và nơi dân đến. Dân kinh tế mới tại Lâm Đồng chủ yếu là những nhóm lao động thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (như Nam Hà, Nam Đ ịnh, Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội). Qua 12 năm (1976 - 1988), dân kinh tế mới ở Lâm Đồng có khoảng 100.000 nhân khẩu. Họ phân bố tại 16 điểm kinh tế mới thuộc các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên [56, tr. 50]. Sự di cư quy mô lớn của người Kinh diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến nay đã đưa số lượng người Kinh vượt hẳn tổng số dân tộc bản địa, nó cũng làm đ ảo lộn đời sống người bản địa. Trên lãnh thổ Lâm Đồng đang diễn ra một cuộc chung sống chưa từng có trong lịch sử giữa người dân tộc bản địa và người Kinh theo tình anh em, nhằm cùng nhau khai thác, xây dựng lãnh thổ này thành một địa phương giàu mạnh, một cuộc sống hạnh phúc lâu dài.
- 15 - Cộng đồng dân tộc thiểu số di cư đến N ếu tính cả những nhóm dân tộc có số lượng vài chục người thì tại Lâm Đ ồng hiện diện 7 nhóm: người Hoa, Nùng, Tày, Thái, Giáy, Mường, Dao [54, tr. 40]. Đó là những bộ phận nhỏ thuộc các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc di cư vào Nam và được điều động đến Lâm Đồng. Dưới thời Ngô Đ ình Diệm có hơn 20.000 người. Sau 25 năm lập nghiệp trên địa bàn này, dân số tăng lên 1/4. Các nhóm tộc người này phân bố chủ yếu ở ven quốc lộ 20 và 21, thuộc về những vùng kinh tế - xã hội đang phát triển. Đặc biệt ở xã Tùng Nghĩa, bên cạnh quốc lộ 20 thuộc huyện Đức Trọng là nơi có 11.873 nhân khẩu của các nhóm dân tộc di cư từ miền Bắc đến, chiếm 78,1% dân số chung toàn xã (15.207 nhân khẩu). Riêng người Hoa chiếm 39,2% dân số và là nơi tập trung đông nhất của cộng đồng này [56, tr. 51]. - Các dân tộc thiểu số tại chỗ N ăm 1979, tại Lâm Đồng có 9 tộc người và nhóm tộ c người cư trú lâu đời ở miền Nam Việt Nam. Nếu tính cả những nhóm tộc người có số dân vài chục người thì thời điểm đó có trên 92.339 nhân khẩu và phân bố ở 9 huyện, thị xã Bảo Lộc, và Thành phố Đ à Lạt. Trong 20 năm qua, dân số các tộc người tại chỗ của Lâm Đồng đã tăng lên, chủ yếu là tăng tự nhiên, một phần là tăng cơ học. Theo điều tra dân số năm 1999, dân số Cơ Ho là 112.737 người, Chu Ru là 14.000 người, Mạ là 25.298 người, Mnông là 9.679 người [54, tr. 12]. Địa bàn phân bố các dân tộc thiểu số rải rác trên mọi vùng của tỉnh. Song, nhiều nơi dân số tập trung đều xa những tụ điểm kinh tế - văn hóa, xa các quốc lộ và đường giao thông liên tỉnh. Cả tỉnh có 24/135 đơn vị xã, phường toàn là người dân tộc thiểu số;
- 16 trong đó có 4 xã nằm bên quốc lộ 20 là Tân Châu, Liên Đầm, Gung Ré (Di Linh) và Đạ Mri (Đạ Hoai), 2 xã nằm bên quốc lộ 21 là Đạ Đờng (Lâm Hà) và N'Thol Hạ (Đức Trọng). Còn lại đều là ở vùng núi xa hẻo lánh, như các tụ điểm cư dân Cơ Ho ở Đạ Long, Đạ Tông (Lạc D ương), Sơn Điền (Di Linh), Lộc Nam (Bảo Lộc) [41, tr. 44]. 2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa N goài người Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số từ miền Bắc di cư đến, hiện nay, ở Lâm Đồng chủ yếu có bốn dân tộc người bản địa Tây Nguyên. Đó là các dân tộc: Mạ, Cơ Ho, Chu Ru và Mnông. Người Mạ, Cơ Ho và Mnông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me (Nam Á), còn người Chu Ru thuộc ngôn ngữ Pôlynêdi (Nam Đảo). Do dân di cư từ cả ba miền về Lâm Đồng nên đã có sự giao lưu, hội nhập phong tục, tập quán của các cư dân; từ đó, tạo nên sự đa dạng của văn hóa các dân tộc ở Lâm Đồng. Đồng b ào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng có một kho tàng văn hóa dân gian hết sức phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và mang phong cách chung của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. Bản sắc văn hóa đó được thể hiện ở tín ngưỡng đa thần nguyên thủy. Tín ngưỡng dân gian này chi phối khá mạnh nền văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong kho tàng văn hóa dân gian còn chứa đựng một kho tàng văn học rất phong phú, trong đó có tục ngữ, thành ng ữ, ca dao, dân ca... Nói đến văn hóa cổ truyền của dân tộc thiểu số Lâm Đồng không thể không nói đến nghệ thuật biểu diễn và kiến trúc trang trí. Qua nghệ thuật trang trí, kiến trúc và biểu diễn, người dân tộc thiểu số thể hiện quan niệm sơ khai về vũ trụ, về nhân sinh, về tín ngưỡng và lịch sử. N goài ra, các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ. Đó là các lễ nghi nông nghiệp, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu. Văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Lâm
- 17 Đồng có một sức hút m ãnh liệt đối với các nhà nghiên cứu, khách tham quan du lịch. Nhưng lâu nay, không ít người đã nhìn nhận các lễ hội này là một hành vi mê tín, dị đoan và gây lãng phí sức người sức của. Do bị chi phối bởi những nhận thức phiến diện đó, một số nơi đã ngăn cấm các lễ hội, làm cho cuộc sống trở nên trần trụi, đoạn tuyệt với lịch sử các dân tộc, xâm phạm đến chủ quyền văn hóa của người dân [54, tr. 450 -452]. Trình đ ộ văn hóa của cư dân Lâm Đồng từ năm 1979 đến nay được nâng cao rõ rệt; số người có trình độ cao đẳng, đại học cũng tăng lên nhanh, (từ 1,52% lên 4,43%). Mặc dù vậy, vẫn cần thấy rằng số người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn còn thấp so với dân số. Riêng trình độ văn hóa của người dân tộc thiểu số quá thấp so với người Kinh và vùng nông thôn thấp hơn so với thành thị [46, tr. 104]. 1.2. TÔN GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÓ 1.2.1. B ức tranh khái quát tình hình tôn giáo ở Lâm Đồng Tôn giáo của Lâm Đồng là một bức tranh đa sắc. Điều đó biểu hiện ở chỗ, trong bức tranh tôn giáo đó có mặt gần như tất cả các mảng màu tôn giáo lớn ở Việt Nam. Đó là màu vàng của Phật giáo, màu đen của Công giáo và Tin lành, màu trắng của Cao Đài và một mảng màu lớn rực rỡ, nguyên sơ của các tôn giáo nguyên thủy đang được các dân tộc thiểu số và người Kinh tin và sống theo, như vật linh giáo, tô tem giáo, thờ cúng tổ tiên. 1.2.1.1. Đạo Công giáo N ăm 1917, Linh mục quản lý Hội thừa sai Paris tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đ ã đến Đ à Lạt với mục đích tìm nơi an dưỡng cho các giáo sĩ nên đã xây dựng một dưỡng viện giáo đồ. Tháng 4 năm 1920 thành lập giáo sở Đà Lạt [19, tr. 25]. Ngày 27/11/1960, theo sắc chỉ của Tòa thánh, Giáo phận Đà Lạt được thành lập trên cơ sở sát nhập bốn tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long và Quảng Đức.
- 18 Sau hơn 80 năm đ ạo Công giáo du nhập và phát triển, hiện nay, toàn tỉnh có 245.000 tín đồ. Riêng ở Đ à Lạt, Bảo Lộc và Đơn Dương số lượng tín đồ khá đông (thành phố Đà Lạt có 60.000 tín đồ, thị xã Bảo Lộc có 70.000 tín đồ, Đ ơn Dương 30.000), các huyện còn lại nơi nào cũng có từ 2000 đến 10.000 tín đồ. Trong số 135 xã, phường, thị trấn thì 61 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào theo đạo Công giáo với tỷ lệ 30% dân số trở lên; 30 xã, phường, thị trấn khác là những địa bàn trọng điểm về tôn giáo; trong đó, 10 xã, phường theo đạo Công giáo toàn tòng. Đ a số tín đồ theo đ ạo Công giáo là giáo dân ở các tỉnh phía Bắc di cư vào năm 1954. Giáo phận Đà Lạt được chia thành 5 giáo hạt: Hạt Đà Lạt (bao gồm thành phố Đ à Lạt, huyện Lạc Dương); hạt Đức Trọng (gồm Đức Trọng và Lâm Hà); hạt Đ ơn Dương; hạt Di Linh; hạt Bảo Lộc (bao gồm Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đ ạ Tẻh và Cát Tiên). Toàn tỉnh có 59 giáo xứ, 39 giáo họ [20, tr. 4]. Đội ngũ chức sắc có 01 Giám mục, 133 Linh mục (Linh mục Triều: 88, Linh mục Dòng: 45), trong đó có 85 Linh mục hoạt động tại các xứ đạo và 42 Linh mục sinh hoạt theo cộng đoàn. Nói chung, những Linh mục được đào tạo cơ bản, có trình độ học vấn cao, không chỉ hiểu biết về thần học mà còn am hiểu về nhiều lĩnh vực khoa học nên dễ gần gũi và thu hút được quần chúng. V ề cơ sở vật chất, có 01 tòa giám mục, 59 nhà thờ, 20 nhà nguyện, 19 tu viện (có 12 tu viện nữ), 10 đền thánh, 10 nhà thờ họ [54, tr. 3]. Về dòng tu, trước năm 1975, Giáo phận Đà Lạt có 32 dòng tu nam và nữ. Trong đó có cả dòng quốc tế và dòng địa phận. Dòng tu nam là 13, dòng tu nữ là 19 với tổng số nam, nữ tu sĩ là 1.368 người. Đến nay, cả giáo phận Đà Lạt chỉ còn 30 dòng tu, trong đó có 15 dòng tu quốc tế. Trong 9 dòng tu nam thì có 7 dòng tu quốc tế và 2 dòng tu địa phận, có 1 tu hội với 48 Linh mục và 104 tu sĩ, trong đó có 15 người đã tốt nghiệp Đại chủng viện. Có 21 dòng tu nữ (12 dòng địa phận và 9 dòng quốc tế) với 471 nữ tu.
- 19 H iện nay, đạo Công giáo ở Lâm Đồng có 21 hội đoàn được phân thành 3 loại: hội đoàn hoạt động thuần túy tôn giáo, hội đo àn hoạt động từ thiện - xã hội và hội đoàn tập hợp quần chúng rộng rãi [17, tr. 4]. H ầu hết các xứ đạo, nhà thờ Công giáo đều được chính quyền Pháp và Ngô Đ ình Diệm xây dựng ở những vị trí chiến lược quan trọng, như dọc quốc lộ 20, 27 và vành đai phía Tây, Tây Bắc Đà Lạt. Điểm đặc biệt là các xứ đạo ở Lâm Đồng đều mang tên các xứ đạo ở quê hương của giáo dân ở phía Bắc (Du Sinh, Thánh Mẫu, Hà Đông...). Trong thời Mỹ - N gụy, Ngô Đình Diệm đã đ ưa 30.000 giáo dân và 100 Linh m ục từ các tỉnh phía Bắc đến Lâm Đồng với mục đích làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đã xây dựng đồn bốt xen lẫn với nhà thờ và tập trung giáo dân xung quanh nhà thờ; chiếm lĩnh dọc trên các tuyến đường quan trọng như đường 20, 14, 21. Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo ở Lâm Đồng cũng ra sức thành lập các đảng phái chính trị phản động, đồng thời hoàn chỉnh về mặt tổ chức (như lập Hội đồng Linh mục, Hội tương tế). Mặt khác, Giáo hội cũng chủ trương dùng những tín đồ ngoan đạo và thông qua các tổ chức hội đoàn để chống phá cách mạng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là từ khi có Nghị định 69/HĐBT (nay là Chính phủ) quy định về các hoạt động tôn giáo, nhìn chung, đ ồng b ào Công giáo thật sự tin tưởng, ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới về kinh tế, văn hóa - xã hội. 1.2.1.2. Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo có đông tín đồ nhất của tỉnh. Theo thống kê đ ầu năm 1999, toàn tỉnh có 300.000 tín đồ, chiếm 30% dân số của tỉnh. Nhưng mật độ phân bố tín đồ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Đ à Lạt và thị xã Bảo Lộc. Phật giáo Lâm Đồng có hai hệ phái chính:
- 20 Phật giáo đại thừa (Bắc Tông) và Phật giáo tiểu thừa (Nam Tông). Giáo hội Phật giáo của tỉnh gồm 01 Ban trị sự với 30 thành viên, 09 Ban đại diện Phật giáo ở các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đ à Lạt. Đội ngũ chức sắc có 3 hòa thượng, 01 Ni sư trưởng, 19 Thượng tọa, 121 Đại đức, 17 Ni sư và 608 Ni cô. Ngoài ra, còn có 250 tăng, ni sinh khóa I và II trường cơ bản Phật học vừa mới ra trường và hàng trăm nam, nữ tu sĩ khác [20, tr. 5]. Về cơ sở thờ tự, có 80 chùa, 18 tịnh xá, 15 niệm phật đường, 01 thiền viện, 01 trường cơ bản Phật học và một số cơ sở Phật sự khác. Ở Lâm Đồng, tổ chức Gia đình phật tử được thành lập từ năm 1948 do Lê Văn Vinh làm trưởng Ban. Cho đ ến năm 1975, cả tỉnh có 3.000 đoàn sinh, 500 huynh trưởng, trong đó có 01 cấp dũng, 08 cấp tấn, 16 cấp tín, 71 cấp tập và 403 huynh trưởng không cấp. Từ năm 1975 đến năm 1986, vì nhiều lý do khác nhau, tổ chức Gia đình phật tử Lâm Đồng không còn hoạt động. Từ năm 1987 đến nay, lợi dụng chính sách đổi mới của Nhà nước, một số huynh trưởng cũ đ ã tập hợp thanh, thiếu niên trong các Gia đình phật tử trước đây trở lại sinh hoạt. Hiện nay, ở Lâm Đồng có 46 Gia đình phật tử, 500 huynh trưởng mới và cũ, trên 3000 đoàn sinh đang hoạt động [55, tr. 4]. Đ ể đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh, thiếu niên phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị Nhà nước cho phép Gia đình phật tử hoạt động dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương cho phép Gia đ ình phật tử hoạt động trở lại. Hiện nay, toàn tỉnh đã tổ chức ra mắt 28 Gia đình phật tử với 1.573 đoàn sinh, 189 huynh trưởng [55, tr. 3]. V ới phương châm "Đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội", đa số tăng, ni, và đồng bào phật tử yên tâm lo việc đạo, việc đời; gắn bó với cộng đồng; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo đ ã phát huy được vai trò trách nhiệm của mình, chỉ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp
10 p | 365 | 84
-
LUẬN VĂN: quản lý nhà nước vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa thiết lập kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, là điều kiện của ổn định và phát triển kinh tế
20 p | 162 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Giảm nghèo bền vững tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
107 p | 18 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
116 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên đại bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
120 p | 6 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
24 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
26 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (2024)
26 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 - 2030
43 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Xây dựng Nông thôn Mới Nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định
26 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
120 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về công nghiệp tại tỉnh Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
118 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
26 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các trường Trung cấp nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
107 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác tiếp dân trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 1 | 1
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
26 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn