intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: Hao999 Hao999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019, Luận văn đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này giai đoạn 2020-2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRẦN THANH XUÂN CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, tháng 3 năm 2021
  2. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRẦN THANH XUÂN CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 83.40.403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC VÂN Hà Nội, tháng 3 năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi nhận được sự giúp đỡ từ phía Nhà trường, thầy giáo hướng dẫn và một số cơ quan, chuyên gia. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, khoa Hành chính học, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và các quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy giúp tôi hoàn thành khoá học. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được tích lũy trong quá trình học tập tại Trường thời gian qua giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc. Tôi xin cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Vân đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tôi khắc phục được những thiếu sót và hoàn thành luận văn đảm bảo tiến độ và chất lượng. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của người thân, bạn bè, chuyên gia để hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ cán bộ phòng Tổ chức cán bộ, phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Học viên Trần Thanh Xuân
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu được sử dụng trong nội dung luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Học viên Trần Thanh Xuân
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1 Tổng hợp tiêu chí chất lượng giảng viên 21 Bảng 2 Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên 27 Bảng 3 Số lượng, cơ cấu giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 29 giai đoạn 2014-2019 Bảng 4 Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội 31 vụ Hà Nội theo tiêu chí phẩm chất đạo đức Bảng 5 Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên Trường Đại 32 học Nội vụ Hà Nội Bảng 6 Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội 33 vụ Hà Nội qua tiêu chí trình độ chuyên môn Bảng 7 Thống kê kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên 35 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Bảng 8 Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội 37 vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học Bảng 9 Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội 39 vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực giảng dạy Bảng 10 Kết quả khảo sát về sự chủ động nghiên cứu khoa học của 44 giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Bảng 11 Kết quả khảo sát về sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ 45 năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Bảng 12 Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về điều kiện làm việc 46 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
  6. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của luận văn 9 7. Cấu trúc của luận văn 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN 1.1. Giảng viên 10 1.1.1. Khái niệm 10 1.1.2. Đặc điểm lao động của giảng viên 10 1.1.3. Nhiệm vụ cơ bản của giảng viên 12 1.2. Chất lượng giảng viên 14 1.2.1. Khái niệm 14 1.2.2. Ảnh hưởng của chất lượng giảng viên đến sự phát triển của cơ sở 16 đào tạo 1.2.3. Tiêu chí chất lượng giảng viên 16 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên 23 1.3.1. Sự chủ động học tập, rèn luyện của giảng viên 24 1.3.2. Môi trường làm việc và đặc điểm công việc chuyên môn của 25 giảng viên 1.3.3. Chính sách tạo động lực làm việc đối với giảng viên 26 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2019 2.1. Khái quát về đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 29 2.2. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội 30 vụ Hà Nội giai đoạn 2.2.1. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm 30 chất đạo đức 2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ 32 chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ
  7. 2.2.3. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực 34 nghiên cứu khoa học 2.2.4. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực 38 giảng dạy 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học 40 Nội vụ Hà Nội 2.3.1. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm 40 chất đạo đức 2.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ 41 chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ 2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực 42 nghiên cứu khoa học 2.3.4. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực 44 giảng dạy Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020-2025 3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học 48 Nội vụ Hà Nội 3.1.1. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được xác định là nhiệm vụ 48 thường xuyên 3.1.2. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những 49 chính sách cụ thể, đồng bộ 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học 49 Nội vụ Hà Nội 3.2.1. Giải pháp nâng cao phẩm chất đạo đức của giảng viên 49 3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ của 51 giảng viên 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên 55 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên 57 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong các trường đại học, học viện, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), giảng viên có vị trí, vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự phát triển của nhà trường. Bối cảnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo và cơ chế tự chủ đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi cơ sở đào tạo để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có chiến lược rõ ràng, bài bản, trong đó không thể không xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường - đội ngũ giảng viên. Thực tế những năm qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều đến việc quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên cả về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách lớn[1][10][20][21]. Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 đang được triển khai thực hiện góp phần làm tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trong các cơ sở đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam như đã đề ra trong mục tiêu của Đề án[5]. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đạo tạo đánh giá chất lượng của giảng viên các cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong xu hướng nền giáo dục hội nhập và cơ chế tự chủ đại học. Nghị quyết số 29/NQ-TW năm 2013 của Bộ chính trị nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 cho thấy tổng số giảng viên của các cơ sở đào tạo là 73.000 người, trong đó trên khoảng 60% không có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục trong xu hướng hội nhập và điều này cũng được nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục khẳng định[15]. Trong xu hướng phát triển chung của giáo dục, đào tạo Việt Nam, cùng với đó là thực hiện cơ chế tự chủ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng đang có những bước đi mang tính chất thay đổi để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng và chất lượng cung ứng dịch vụ công nói chung. Chiến lược phát triển giai đoạn 2014-2020 của Nhà trường đã chỉ rõ thực trạng chất lượng giảng viên và nhấn mạnh đến việc phát triển, nâng cao chất lượng giảng viên là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng: Năm 2014 có 165 giảng viên, trong đó 03 phó giáo 1
  9. sư, 21 tiến sĩ, 107 thạc sĩ, 34 đại học[34]; đến năm 2019, số lượng và mặt bằng trình độ chuyên môn của giảng viên Nhà trường được nâng lên với 249 giảng viên, trong đó 06 phó giáo sư, 45 tiến sĩ, 173 thạc sĩ, 25 đại học[34]. Tuy nhiên, chất lượng giảng viên vẫn chưa đồng đều ở các ngành đào tạo và hạn chế lớn ở khía cạnh nghiên cứu khoa học: Nhiều giảng viên chưa khẳng định được năng lực và uy tín giảng dạy và nghiên cứu khoa học cả ở phạm vi trong và ngoài Nhà trường; tỷ lệ giảng viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm cũng như số lần tham gia rất hạn chế[25]; nhiều giảng viên lên lớp với cường độ cao nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ[30]. Những hạn chế trên đây đã và đang đặt ra vấn đề quản lý đối với Lãnh đạo Nhà trường, rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng viên đáp ứng được những yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội và trong bối cảnh tự chủ, cạnh tranh hiện nay. Để giúp giải quyết vấn đề này, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Nhà trường rất cần thiết, qua đó thấy được những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân để cung cấp thông tin kịp thời cho Lãnh đạo trong việc ra quyết định điều chỉnh chính sách một cách phù hợp. Với lý do trên, cùng với vai trò là viên chức làm việc trong lĩnh vực quản lý đào tạo của Nhà trường, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài Liên quan đến vấn đề giảng viên và chất lượng giảng viên, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài được công bố. Trong giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng tiếp cận thông tin, tác giả tập trung giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Berliner, D.C. (2005), “The near impossibility of testing for teacher quality”, Journal of Teacher Education, 56. Tác giả Berliner nghiên cứu chất lượng giảng viên dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình năng lực (Mô hình KSA)[57], đã xây dựng thang đo về tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ để đánh giá chất lượng giảng viên, bao gồm, năng lực nắm bắt vấn đề, năng lực thu thập thông tin, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá, năng lực giảng bài, triển khai vấn đề nghiên cứu, niềm tin, giá trị, v.v. - Arnon, S. and Reichel, N. (2007), “Who is ideal teacher? Am I? Teachers and teaching”, Theory and practice, 13 (5). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra hai yếu tố đánh giá giảng viên giỏi - hàm ý rất cụ thể về mức độ đánh giá chất lượng giảng viên, đó là kiến thức chuyên môn và nhân cách nhà giáo. Hai tiêu chí trên được các tác giả lượng hóa bằng các thang đo như sự hiểu biết, sự kiến nhẫn, sự khiêm nhường và lịch sự, khả năng chú ý đến người học, v.v. 2
  10. - Christopher B. Mugimu, Mary Goretti Nakabugo, Eli Katunguka- Rwakishaya (2013), “Developing Capacity for Research and Teaching in Higher Education: A Case of Makerere University”, World Journal of Education, Vol. 3, No. 6. Nghiên cứu này bàn về chất lượng giảng viên thông qua hai nội dung chính, đó việc phát triển năng lực nghiên cứu và giảng dạy. Một số công trình nghiên cứu liên quan khác như: (1) Strong, M. (2012), “What do we mean by teacher quality? In: M.Strong (Ed), The highly qualified teacher: what is teacher quality and how do we measure it?”, Teachers College, Columbia University, pp.12-17; (2) Fenstermacher, G.D. and Richardson, V. (2005), “On making determinations of quality in teaching”, Teaching College Record, 107; (3) Davies, S.M.B. and Salisbury, J. (2009 in press) “Building educational research capacity through inter-institutional collaboration: An evaluation of the first year of the Welsh Education Research Network”, Welsh Journal of Education. Các công trình nghiên cứu này bàn về chất lượng giảng viên ở trên những khía cạnh cụ thể như: Chất lượng giảng dạy (Fenstermacher, G.D. and Richardson, V., 2005); tính chuyên nghiệp của giảng viên (Strong, M., 2012); khả năng nghiên cứu (Davies, S.M.B. and Salisbury, J., 2009). Kết luận được đưa ra từ các công trình nghiên cứu trên có giá trị tham khảo đối với tác giả trong việc triển khai đề tài nghiên cứu đề tài luận văn, chẳng hạn: Để nâng cao chất lượng giảng viên ở phương diện nghiên cứu khoa học, cần xây dựng mô hình thực hành xã hội trong hoạt động nghiên cứu với các cam kết từ tất cả các bên liên quan khi tham gia hoạt động nghiên cứu (Davies, S.M.B. and Salisbury, J., 2009), v.v. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giảng viên, chất lượng giảng viên được công bố với ý nghĩa, giá trị khoa học được đánh giá ở mức cao. Một số công trình tiêu biểu như: - Trần Mai Ước (2013), “Nghiên cứu khoa học của giảng viên - Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 8/2013. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính thể hiện thành hai tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng giảng viên, trong đó tác giả nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chỉ ra những lợi ích thiết thực của nhiệm vụ này: Giúp giảng viên cập nhật, trau dồi tri thức; phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của giảng viên; giúp giảng viên gắn kết lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành. - Phan Xuân Dũng (2012), “Một số biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 28. Tác giả của nghiên cứu này phân tích, đánh giá chất lượng giảng viên của một Trung tâm Giáo dục quốc phòng dựa trên khía cạnh năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa 3
  11. học. Từ kết quả phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã kết luận rằng: Năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học là hai yếu tố song hành, cần phải được đảm bảo tốt ở mỗi giảng viên; đồng thời mỗi cơ sở đào tạo cần coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giảng viên. - Nguyễn Minh Đức (2013), “Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên để thực hiện vai trò sáng tạo tri thức của các trường đại học”, Sách chuyên khảo Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Nxb. Thanh niên. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng chất lượng giảng viên thông qua tiêu chí năng lực nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy năng lực nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng viên, trong đó nhấn mạnh đến hai giải pháp: Thiết lập môi trường và văn hoá nghiên cứu trong trường đại học; sử dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá năng lực giảng viên. - Ngô Sỹ Trung (2017), “Phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 11. Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, tác giả của nghiên cứu này đã làm sáng tỏ đặc điểm lao động của giảng viên, thực trạng chất lượng giảng viên tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam dựa trên các tiêu chí: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Với những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đã góp phần cung cấp thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý giáo dục để tiếp tục có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện chính sách liên quan đến giảng viên trong thời gian tới. Một số nghiên cứu khác như (1) Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 28. (2) Nguyễn Danh Nam (2015), “Chuẩn năng lực của giảng viên sư phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nxb. Thông tin và Truyền thông; (3) Nguyễn Đức Hiển (2013), “Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học kinh tế quốc dân hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 197: Các nghiên cứu này cũng bàn về vấn đề giảng viên và chất lượng giảng viên ở nội dung, phạm vi cụ thể, góp phần làm sáng tỏ một số tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên thông qua các năng lực cơ bản và cần thiết; góp phần làm sáng tỏ thực trạng năng lực làm việc của giảng viên của cơ sở đào tạo cụ thể được xác định, mang tính ứng dụng cao. 2.3. Những nội dung kế thừa từ các nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu đề tài luận văn 2.3.1. Những nội dung kế thừa từ các nghiên cứu liên quan a) Về phương diện lý luận Các công trình nghiên cứu trên phân tích khá rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên, trong đó đáng chú ý là các tiêu chí cơ bản và chủ yếu để đánh giá chất lượng đội ngũ này, bao gồm trình độ chuyên môn; năng lực giảng dạy; 4
  12. năng lực nghiên cứu khoa học với hệ thống thang đo khá phong phú. Những vấn đề lý luận trên được tác giả tổng hợp, kế thừa có chọn lọc các thang đo để nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết cho đề tài luận văn. Và trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam[4][10][19][20], phù hợp với năng lực và khả năng tiếp cận thông tin, tác giả kế thừa ở khía cạnh lý thuyết bao gồm các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng giảng viên như đã nêu trên, đó là: (1) Phẩm chất đạo đức; (2) Trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; (3) Năng lực nghiên cứu khoa học; (4) Năng lực giảng dạy. b) Về phương diện thực tiễn Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích làm sáng tỏ thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên, trong đó tập trung vào một số nội dung như: Thiết lập môi trường và văn hoá nghiên cứu trong trường đại học; sử dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá năng lực giảng viên; cần có sự hợp tác giữa các tổ chức khoa học, mở rộng phạm vi cơ hội học tập, sự tham gia với các cộng đồng nghiên cứu và hỗ trợ giữa các cá nhân trong hoạt động nghiên cứu; cần xây dựng mô hình thực hành xã hội trong hoạt động nghiên cứu với các cam kết từ tất cả các bên liên quan khi tham gia hoạt động nghiên cứu, v.v. Các giải pháp trên có ý nghĩa thiết thực đối với cơ sở đào tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và có thể làm cơ sở tham khảo để nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận văn Bên cạnh những ưu điểm và những vấn đề được kế thừa nêu trên, các công trình nghiên cứu trước cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế cơ bản đó là chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng giảng viên mang tính chuyên sâu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn và gắn với một trường đại học cụ thể trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hạn chế trên đang tạo ra khoảng trống nghiên cứu, thu hút sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu sau khi bàn về chủ đề chất lượng giảng viên. Do đó đề tài luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên và phân tích, đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng viên của một sơ cở đào tạo cụ thể của Việt Nam - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lương đội ngũ nhân lực này. Đây chính là điểm mới và là hướng nghiên cứu trọng tâm của đề tài luận văn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019, Luận văn đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này giai đoạn 2020-2025. 5
  13. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên: Thu thập, nghiên cứu tài liệu khoa học, văn bản của Đảng, Nhà nước và của một số cơ quan liên quan đến giảng viên; phân tích lý giải rõ đặc điểm lao động, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên; tiêu chí chất lượng giảng viên; yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. + Khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019; làm rõ những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục liên quan đến chất lượng giảng viên của Nhà trường. + Nghiên cứu giải pháp phù hợp và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện giải pháp đó trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2020-2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng giảng viên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. Các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập, sử dụng tính đến ngày 31/12/2019. Các số liệu sơ cấp được tác giả thu thập qua khảo sát trong năm 2020. - Phạm vi nội dung: Chất lượng giảng viên được thể hiện ở nhiều nội dung, bao gồm cả khía cạnh phẩm chất, đạo đức; năng lực tư duy; trình độ chuyên môn; năng lực giảng dạy; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực tư vấn, …. với hệ thống thang đo khá phong phú, được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và phân tích làm sáng tỏ nội dung, tiêu chí đánh giá như đã nêu trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả kế thừa có chọn lọc một số tiêu chí cơ bản về chất lượng giảng viên liên quan đến phẩm chất, trình độ, năng lực của đối tượng nhân lực này phù hợp với quy định chung của pháp luật của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm: Phẩm chất đạo đức; Trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực giảng dạy. Việc xác định có chọn lọc các tiêu chí trên vừa vừa đảm bảo những nội dung cơ bản nhất thể hiện chất lượng giảng viên quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành về viên chức, giảng viên; phù hợp với công việc chuyên môn, năng lực nghiên cứu, khả năng tiếp cận thông tin của tác giả phục vụ nghiên cứu triển khai đề tài luận văn, đồng thời cũng phù hợp với thời gian triển khai thực hiện đề tài luận văn. 6
  14. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Để có được thông tin thứ cấp cần thiết, tác giả thu thập nhiều công trình nghiên cứu trước có liên quan đến giảng viên, chất lượng giảng viên đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, sách xuất bản, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên diễn đàn internet, văn bản pháp luật, văn bản quản lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số cơ quan liên quan. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa thông tin. 5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tượng điều tra, khảo sát bao gồm các giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ở cả ba khu vực (Hà Nội, Quảng Nam, Tp. Hồ Chí Minh) - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng hỏi, tác giả phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc việc đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo một số tiêu chí: Phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực giảng dạy. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây: - Về mẫu bảng hỏi: Tính đến hết năm 2019, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 249 giảng viên và trong việc thiết kế mẫu điều tra, khảo sát, tác giả dự kiến khảo sát ý kiến của tất cả giảng viên Nhà trường. Như vậy, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện trên diện rộng, với 100% giảng viên và trên phương diện nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp[Phụ lục 2]. Đối với các thông tin sơ cấp thu được từ các bảng hỏi, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh… để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực trạng chất lượng giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. - Về nội dung bảng hỏi: Gồm phần giới thiệu của tác giả và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát. + Phần giới thiệu của tác giả về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát. 7
  15. + Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng, được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của tác giả. Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, tác hoàn thiện phiếu điều tra, khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 5.2. Phương pháp xử lý thông tin a) Phương pháp thống kê Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu khái quát được đặc trưng của tổng thể và trong nghiên cứu điều tra chỉ cần nghiên cứu một bộ phận mang tính điển hình, đặc trưng của tổng thể, có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. Thông tin được thu ban đầu - những ý kiến đánh giá của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có tính rời rạc, khó có thể đưa vào sử dụng phục vụ nghiên cứu nếu không qua xử lý thống kê. Do vậy, tác giả trình bày lại một cách có hệ thống làm cho thông tin thu thập được trở nên gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. b) Phương pháp phân tích Phương pháp này được dùng để làm rõ nội hàm của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các số liệu thu thập, thống kê được thông qua phân tích sẽ chỉ ra được điểm mạnh, hạn chế về đội ngũ giảng viên của Trường, lý giải được nguyên nhân và làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị, giải pháp phát triển đội ngũ. c) Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng xã hội được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, từ đó có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo các năm trong giai đoạn 2014-2019 gắn với nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên. Từ kết quả đó, tác giả có cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý, phát triển nâng cao chất lượng giảng viên của Nhà trường. Ngoài ra, để kiểm chứng, khẳng định thêm mức độ tin cậy của thông tin, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, theo đó trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả xin ý kiến chuyên gia là một số nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng dạy 8
  16. của một số cơ sở đào tạo đại học liên quan để thu thập, bổ sung thông tin đánh giá, ý tưởng mới nhằm hoàn thiện nội dung luận văn. Như vậy, nguồn thông tin được sử dụng trong đề tài luận văn bao gồm cả thông tin thứ cấp (thông qua thu thập, tổng quan tài liệu) và thông tin sơ cấp (thông qua điều tra xã hội học). Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác sẽ sử dụng một số kỹ thuật phân tích, thống kê, so sánh,... nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề được nêu ra. 6. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn bổ sung và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên: Khái niệm, đặc điểm lao động của giảng viên, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên; tiêu chí chất lượng giảng viên…, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần cung cấp thông tin khoa học cho Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nghiên cứu, tham khảo để tiếp tục có những điều chỉnh kịp thời trong vấn đề quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài luận văn còn có ý nghĩa tham khảo hữu ích trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu đối với nhiều người nghiên cứu sau khi quan tâm đến vấn đề chất lượng giảng viên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên Chương 2: Thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2020-2025. 9
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN 1.1. Giảng viên 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “giảng viên” được tiếp cận và giải nghĩa trên cả phương diện nghiên cứu và quản lý với ý nghĩa là người làm công tác chuyên môn giảng dạy, nghiên cứu của trường đại học, trường cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu và một số đơn vị khác được quy định cụ thể (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo). Đây cũng là quan niệm phổ biến, khái niệm rộng khi xem xét ở trên phạm vi toàn xã hội. Theo nhiều nhà từ điển học Việt Nam, “giảng viên là tên gọi chung những người làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, ở các lớp đào tạo, huấn luyện”[52]. Các nhà quản lý của Việt Nam khẳng định “giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng”[2]. Một số nhà nghiên cứu lại có quan điểm về giảng viên theo cách tiếp cận từ góc độ dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo đó “giảng viên được định nghĩa là nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng”[12]. Như vậy, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý có cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa về giảng viên, song điểm chung trong các quan điểm đó là những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm rằng: Giảng viên là chức danh chuyên môn của những người làm công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo đại học. 1.1.2. Đặc điểm lao động của giảng viên Hoạt động của các cơ sở đào tạo chủ yếu là đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó giảng viên là lực lượng đóng vai trò hạt nhân, lao động của giảng viên trực tiếp tạo ra sản phẩm và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cơ sở đào tạo. Xuất phát từ vị trí, vai trò của giảng viên trong cơ sở đào tạo, có thể nhận thấy những đặc điểm lao động cơ bản của giảng viên, đó là lao động trí tuệ, lao động có tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo, lao động được thể hiện qua sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách (phẩm chất và năng lực) người học. Đây cũng là những đặc điểm cơ bản được nhiều công trình nghiên cứu đề cập[24][67]. - Thứ nhất, lao động của giảng viên là lao động trí tuệ. Trên thực tế, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn người học tiếp cận, lĩnh hội kiến thức thông qua việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu phù hợp và công cụ hỗ trợ thích hợp. Do đó, các hoạt động nghiệp vụ của giảng viên phải thể hiện được quá trình tích luỹ kiến thức, phương pháp giảng dạy và trau dồi kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp của cá nhân mỗi giảng viên để khẳng định năng lực nghề nghiệp của 10
  18. mình. Pháp luật của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới cũng đều có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ kiến thức chuyên môn đối với những người làm nghề giảng viên, theo đó, họ phải là những người đã trải qua thời kỳ tích luỹ kiến thức chuyên môn ở mức độ cao và được đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy trước khi bước vào nghề[20]. Điều đó cho chúng ta thấy những tiền đề cần thiết mà mỗi cá nhân phải chuẩn bị trước khi thực hiện lao động trí tuệ. - Thứ hai, lao động của giảng viên có tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo. Tính khoa học trong lao động của giảng viên là tư duy khoa học - yếu tố cần thiết phải có ở mỗi giảng viên để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nội dung này thể hiện ở chỗ giảng viên phải biết chắt lọc kiến thức từ sự tích luỹ của mình để dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức một cách nhanh và phù hợp với khả năng của họ thông qua bài giảng, hướng dẫn khoa học của giảng viên. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch, lịch trình giảng dạy, nghiên cứu một cách lôgíc, khiến cho người học lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi nhất. Tính nghệ thuật trong lao động của giảng viên là sự vận dụng khéo léo các yếu tố mang tính quy tắc để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động nghiệp vụ của giảng viên. Tính nghệ thuật này thể hiện ở chỗ, hoạt động giảng dạy bị chi phối bởi nhiều quy tắc phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục, v.v. của mỗi quốc gia, nhưng vấn đề là ở chỗ giảng viên phải biết vận dụng khéo léo các quy tắc đó trong các tình huống dạy học để đạt được hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu cao nhất. Bên cạnh đó, đối tượng của hoạt động lao động của giảng viên là con người có mặt bằng kiến thức tương đối tốt với những đặc điểm tâm lý khác nhau và trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giảng viên phải tiến hành giao tiếp trực tiếp với họ, đòi hỏi giảng viên phải có hành vi ứng xử khéo léo, tế nhị để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả cao, phục vụ tốt nhất cho mục đích truyền đạt kiến thức, hướng dẫn tiếp cận kiến thức của mình. Tính sáng tạo trong lao động của giảng viên là sự vận dụng linh hoạt các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên. Tính sáng tạo này thể hiện ở chỗ, giảng viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học, từng tình huống, tránh dập khuôn, máy móc trong việc cung cấp, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho người học. - Thứ ba, lao động của giảng viên được thể hiện qua sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách (phẩm chất và năng lực) người học. Trên thực tế, đối tượng tác động trong lao động của giảng viên là con người trong môi trường đào tạo, nghiên cứu. Đó là những con người có kiến thức giáo dục nền tảng, đang trong quá trình học tập chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện nhân cách để trở thành nguồn lao động có chất lượng 11
  19. đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chính vì thế, giảng viên cần phải có ý thức tự hoàn thiện mình để xây dựng hình ảnh người thầy và tạo được uy tín đối với người học bằng chính phẩm chất và năng lực của mình; không ngừng trau dồi kiến thức khoa học và công phu rèn luyện phẩm chất tốt đẹp để trở thành tấm gương sáng trong mắt người học. Một trong những tấm gương thường được nhắc đến trong xã hội đó là tâm gương “tự học và sáng tạo”, tấm gương “rèn đức luyện tài”. 1.1.3. Nhiệm vụ cơ bản của giảng viên Giảng viên là chức danh chuyên môn của những người làm công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, cho nên có thể thấy ngay nhiệm vụ của giảng viên là thực hiện hoạt động giảng dạy - truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này, giảng viên cần phải có cả một quá trình học tập, nghiên cứu tích lũy kiến thức để có thể có đủ lượng thông tin cần truyền đạt. Do đó, có thể thấy nhiệm vụ chính của giảng viên là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Bên cạnh đó, tuỳ vào vị trí, vai trò cụ thể trong cơ sở đào tạo hoặc đặc thù của môn giảng dạy hay đặc thù của cơ sở đào tạo mà giảng viên còn được giao thực hiện những nhiệm vụ khác như: Cố vấn học tập, tổ chức hoạt động ngoại khoá, tư vấn định hướng nghề nghiệp, v.v. Luật Giáo dục đại học năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018), Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định nhiều nhiệm vụ của giảng viên, trong đó hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tác giả xây dựng nội dung lý luận về nhiệm vụ của giảng viên phục vụ cho việc nghiên cứu khung lý thuyết về chất lượng giảng viên. 1.1.3.1. Nhiệm vụ giảng dạy Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên thể hiện qua việc truyền đạt kiến thức tới người học; dẫn dắt người học tìm kiếm, khám phá tri thức; định hướng về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu cho người học. Nhiệm vụ này bao gồm nhiều nội dung: - Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học. - Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống. - Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học; hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định). 12
  20. - Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học; tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học, giúp người học phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn người học thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở đào tạo. - Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác; tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. - Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành. Trên thực tế, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ giảng dạy không chỉ là nhiệm vụ chính của giảng viên, mà còn là những nhiệm vụ mang tính thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ sở đào tạo. Do đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ sở đào tạo liên quan trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giảng viên. 1.1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thể hiện qua việc giảng viên chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá tri thức để bổ trợ cho công tác giảng dạy và hướng dẫn người học tiếp cận tri thức mới của chuyên ngành giảng dạy. Nhiệm vụ này bao gồm nhiều nội dung: - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phục vụ xây dựng giáo trình, tập bài giảng, tài liệu giảng dạy. - Công bố kết quả nghiên liên quan đến lĩnh vực chuyên môn phục vụ hoạt động giảng dạy: Sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài viết tạp chí khoa học. - Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước. - Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; hợp đồng tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên. - Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ; tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2