Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng, thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HOÀNG LÊ HUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2020
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HOÀNG LÊ HUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH THÚY TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Thanh Thúy. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Hoàng Lê Huân
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng nhờ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Bùi Thị Thanh Thúy người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại hội Nội vụ Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Trong luận văn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Lê Huân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thống kê số tổ chức hành nghề công chứng và số công chứng viên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (từ 01/01/2015 đến 31/12/2019). Bảng 2. Thống kê kết quả thực hiện công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (từ 01/01/2015 đến 31/12/2019). Bảng 3. Thống kê về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (từ 01/01/2015 đến 31/12/2019). Bảng 4. Thống kê việc khởi kiện, bồi thường trong lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (từ 01/01/2015 đến 31/12/2019).
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các bảng Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ............................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 5 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................... 7 5.1. Phương pháp luận .................................................................................. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài............................................................ 7 6.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 8
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG .......................................... 9 1.1. Khái niệm công chứng, xã hội hóa công chứng, quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng ................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm và vị trí, vai trò của công chứng ........................................... 9 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của xã hội hóa công chứng ............................. 14 1.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng ...................................................................................................................... 16 1.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng 17 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng .. ...................................................................................................................... 18 1.3.1. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành và các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành ...................................................................................................................... 18 1.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản, chương trình, kế hoạch về xã hội hóa công chứng.. .......................................................................................................... 20 1.3.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng ...................................................................................................................... 25 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng ..................................................................................... 27 1.4.1. Yếu tố chính trị .................................................................................... 27 1.4.2. Yếu tố con người ................................................................................. 28 1.4.3. Yếu tố thể chế, pháp luật ..................................................................... 28 1.4.4. Yếu tố kinh tế....................................................................................... 29 1.4.5. Yếu tố khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế .................. 29
- Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ...................................................................................................................... 31 2.1. Khái quát tình hình tỉnh Lâm Đồng và tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn ................................................................................................. 31 2.1.1. Khái quát tình hình tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu. .............................................................................................................. 31 2.1.2. Khái quát các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh .... 32 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng giai đoạn 2015-2020 ......................................................................... 33 2.2.1. Ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch về hoạt động xã hội hóa công chứng ............................................................................................................ 33 2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản, chương trình, kế hoạch về xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............................................................... 35 2.2.3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ................................................................................. 41 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng ........................................................................................................... 44 2.3.1. Kết quả và nguyên nhân ...................................................................... 44 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 45 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 51 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ........................................................ 52
- 3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ................................................... 52 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............................................................ 53 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện thể chế về xã hội hóa công chứng ...................... 53 3.2.2. Nâng cao nhận thức về xã hội hóa công chứng ................................... 55 3.2.3. Nâng cao chất lượng về tổ chức và hoạt động của các Văn phòng công chứng ............................................................................................................ 55 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng ................................................ 57 3.2.5. Phát huy vai trò của Hội công chứng viên tỉnh.................................... 58 3.2.6. Thực hiện các chủ trương, chính sách để ưu tiên phát triển các văn phòng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn............................. 58 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 60 KẾT LUẬN ............................................................................................ 61-62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ PHẦN PHỤ LỤC
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hóa hoạt động công chứng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là quá trình nhà nước thực hiện đổi mới phương thức, hình thức tổ chức hoạt động công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa, chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện nhằm phát huy những tiền năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng, với tính chất là tổ chức dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm, phục vụ một cách thuận tiện cho nhu cầu ngày càng tăng cao của các tổ chức, cá nhân, góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách của các địa phương, giải quyết công việc cho nhiều người lao động. Trong thời gian qua, xã hội hóa hoạt động công chứng đã đi vào cuộc sống và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Các Văn phòng công chứng được thành lập đã giảm tải cho các Phòng công chứng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, các Văn phòng công chứng đã có sự đổi mới, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, tạo được niềm tin cho nhân dân. Việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian qua trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Lâm Đồng cơ bản đã rộng khắp và có sự phân bổ hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện công chứng; thực hiện đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng gắn liền việc tăng cường việc phát triển các Văn phòng công chứng. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong hoạt động công chứng, khắc phục những tồn tại, bất cập trong hoạt động công chứng, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng năm 2014 với nhiều điểm mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn như: Mở rộng phạm vi công chứng; quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên; khuyến khích phát triển văn phòng công chứng theo hướng xã hội hóa, chuyển đổi phòng công chứng nhà nước thành
- 2 văn phòng công chứng… việc thông qua Luật này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh xã hội hóa công chứng, khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của hoạt động công chứng, chức năng xã hội của công chứng viên trong sự nghiệp đổi mới, cải cách tư pháp, nêu cao vài trò quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng nói chung và xã hội hóa công chứng nói riêng. Tại địa bàn Lâm Đồng, trong thời gian công tác quản lý nhà nước về xã hội hoá công chứng đã được quan tâm, triển khai có hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xã hội hóa công chứng, ban hành các quy định, các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện, tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện xã hội hóa, Phòng công chứng nhà nước đã được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng, ưu tiên phát triển Văn phòng công chứng, chuyển đổi loại hình hoạt động Văn phòng công chứng, phát triển Hội Công chứng viên, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công chứng...Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng đặt ra nhiều vấn đề bất cập cần khắc phục để tăng cường công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, quá trình xã hội hóa, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng còn tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng phân bố còn chưa đồng đều, chủ yếu phát triển ở các thành phố, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng...; còn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển thì các tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch. Thứ hai, hoạt động của một số tổ chức hành nghề công chứng thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự ổn định, bền vững. Số lượng công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo theo yêu cầu, một số
- 3 Văn phòng công chứng còn thiếu công chứng viên hợp danh (trong thời hạn 6 tháng) ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Thứ ba, một số quy định trong Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng liên quan đến giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng, phương thức chuyển đổi Phòng công chứng chưa được cụ thể, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xã hội hóa, chuyển từ Phòng công chứng nhà nước thành Văn phòng công chứng tư nhân và cần được hướng dẫn để triển khai thực hiện. Thứ tư, theo quy định của Luật Công chứng 2014, Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Quyết định số 2250/QĐ-BTP ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng, tại các địa phương phải ban hành Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng, bảo đảm việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng công khai, minh bạch. Tuy nhiên, đến ngày 03/3/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng mới ban hành Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh. Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có lúc chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng còn có điểm chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xử lý vi phạm có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa nghiêm. Từ thực trạng như trên, với mong muốn đánh giá, làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công
- 4 chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý công theo định hướng ứng dụng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Có thể nói, vấn đề quản lý nhà nước về công chứng nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng nói riêng đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: Ở cấp độ tiến sĩ, có thể kể đến như: Trần Thu Hường (2017) “Hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học. Luận án đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có lĩnh vực xã hội hóa công chứng theo Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Ở cấp độ thạc sĩ, có các đề tài nghiên cứu về xã hội hóa công chứng ở Việt Nam như: Nguyễn Phương Hoa (2006), “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Luật học; Nguyễn Quang Minh (2009), “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sỹ Luật học; Phạm Thị Mai Trang (2011) “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học, các đề tài này đã nghiên cứu về những khái luận chung về xã hội hóa công chứng theo pháp luật Việt nam và đã có những kiến nghị nhằm hoàn thiện. Tuy nhiên, các đề tài này nghiên cứu dựa trên những quy định của Luật Công chứng 2006, trong khi đó Luật Công chứng 2014 đã có những sự thay đổi. Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về công chứng nói chung trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, trong đó có các nội dung về xã hội hóa công chứng, có các đề tài thạc sĩ như: Trần Xuân Tấn (2013), “Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nguyễn Cao Nguyên (2017),“Quản lý nhà
- 5 nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, Mai Hải Yến (2017), “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”. Các luận văn này đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ngãi, Hồ Chí Minh, tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng. Ngoài ra, có một số bài viết liên quan đăng trên các tạp chí chuyên ngành của Bộ Tư pháp như: Võ Đình Nho (2006), “Yêu cầu và thách thức xã hội hóa công chứng”, Tạp chí dân chủ và Pháp luật Số chuyên đề về công chứng, 11/2006; Trần Thu Hường (2013), “Pháp luật xã hội hóa dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp – Thừa trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí dân chủ và Pháp luật số 8, tháng 8/2013. Các bài viết đã nghiên cứu sâu hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về xã hội hóa công chứng. Các tài liệu trên là những nguồn tài liệu quan trọng, là nguồn nhận thức cơ bản giúp tác giả nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng từ sau khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành, chưa có đề tài nào nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên phạm vi tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề rất có ý nghĩa và cần thiết, đồng thời không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng, thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh
- 6 Lâm Đồng, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ phải tập trung và làm sáng tỏ những nội dung sau: - Nghiên cứu các khái niệm công chứng, xã hội hóa công chứng, quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng; chủ thể, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng. - Đánh giá tình hình tỉnh Lâm Đồng và thực trạng các tổ chức hành nghề công chứng có ảnh hưởng đền đề tài nghiên cứu; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra phương hướng và kiến nghị các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hoá công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hoá công chứng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đề tài này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu ở ba khía cạnh: (1) Việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành và các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; (2) Tổ chức thực
- 7 hiện các văn bản, chương trình, kế hoạch về xã hội hóa công chứng; (3) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 (khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành) đến nay. - Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Lâm Đồng 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về xã hội hóa công chứng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ Quản lý công. Với cách tiếp cận này những phương pháp chủ yếu được sử dụng gồm: + Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để tiếp cận các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng một cách có hệ thống. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong các chương của luận văn để phân tích, đánh giá về cơ sở lý luận, thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ những phân tích, tổng hợp thành những tiểu kết chương, kết luận chung của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu, các số liệu thống kê và các tài liệu có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về xã hội hóa công chứng, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng,
- 8 vấn đề nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa công chứng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những vấn đề được nghiên cứu trong đề tài sẽ làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, từ đó có thể đóng góp cho việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Kết quả của việc nghiên cứu đề tài có thể là một nguồn tài liệu cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham khảo khi cần. 7. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA CÔNG CHỨNG 1.1. Khái niệm công chứng, xã hội hóa công chứng, quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa công chứng 1.1.1. Khái niệm và vị trí, vai trò của công chứng 1.1.1.1. Khái niệm công chứng Do đặc điểm lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội đất nước qua mỗi thời kỳ, khái niệm công chứng ở nước ta cũng có sự thay đổi cho phù hợp và theo hướng ngày càng hoàn thiện. Việc tìm hiểu khái niệm công chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan đến công chứng. Ở nước ta, hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Hoạt động công chứng của nước ta ở giai đoạn này đều áp dụng theo mô hình của Pháp chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng: Người thực hiện công chứng là công chứng viên mang quốc tịch Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiểm và giữ chức vụ suốt đời. Quy chế công chứng viên do Nhà nước bổ nhiệm. Công chứng viên hoạt động với tư cách là người thi hành công vụ, hoạt động mang tính chất của người hành nghề tự do. Ngày 10/10/1987, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 574/QLTPK về công tác công chứng nhà nước, đến thời điểm này hệ thống công chứng Nhà nước Việt Nam mới được hình thành, công chứng nhà nước được xác định như sau: “là một hoạt động của Nhà nước với mục đích giúp các công dân, cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện”. Do đặc điểm tình hình đất nước, mới bước vào giai đoạn của
- 10 thời kỳ đổi mới, tuy đã đưa ra được những cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động của công chứng nhà nước nhưng Thông tư số 574/QLTPK cũng còn những điểm chưa rõ ràng như chưa xác định được chủ thể, đối tượng, nội dung hoạt động công chứng, chỉ quy định một cách chung chung nên qua quá trình phát triển, hoạt động công chứng cần có một cơ sở pháp lý đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao. Ngày 27/2/1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, công chứng nhà nước được xác định như sau: “Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Tiếp đến, Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước xác định công chứng như sau: “Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 và Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 đã đưa ra khái niệm công chứng nhưng việc quy định công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ còn mang tính chung chung. Khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế tại các quy định trước đây, đồng thời phát triển thêm cho phù hợp với quá trình phát triển của các giao dịch dân sự, theo xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng
- 11 thực. Nghị định này đã tách biệt 02 khái niệm công chứng và chứng thực, trong đó, công chứng là “việc phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này”)[6]. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ đã thay đổi tên gọi từ “Phòng công chứng nhà nước” thành “Phòng công chứng”, đây là tiền đề cho sự thành lập, phát triển của Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng năm 2006. Có thể nói, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ đã có những điểm mới phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, có ý nghĩa quan trọng cho việc xã hội hóa công chứng, đưa tổ chức và hoạt động công chứng theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, tách biệt giữa hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai cũng phát sinh những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và hơn thế nữa, yêu cầu, đòi hỏi chế định công chứng cần phải được nâng lên thành luật là cơ sở để Luật Công chứng năm 2006 ra đời. Theo quy định của Luật Công chứng năm 2006, công chứng là “việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Việc ban hành Luật Công chứng năm 2006 là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá nội dung về hoàn thiện thể chế về công chứng ở nước ta trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2015), công chứng là “việc công chứng viên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
121 p | 82 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
104 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
89 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
72 p | 56 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác văn thư - lưu trữ của Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự
138 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
72 p | 46 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay
104 p | 67 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
82 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
104 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện cơ chế tự chủ ở Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng
27 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển ngành nghề nông thôn ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
79 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn
81 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
69 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Chất lượng viên chức hành chính tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
99 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam
78 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
85 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Tổ chức và quản lý tài liệu lưu trữ của UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
69 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Định hướng ứng dụng: Hiện đại hóa công tác quản lý văn bản tại Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
81 p | 53 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn