intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng kiểm toán đến ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán - Bằng chứng thực nghiệm tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

31
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhận diện các nhân tố cấu thành CLKiT mà có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT; kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc tiếp tục sử dụng CTKiT của các khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tìm hiểu nguyên nhân khách hàng muốn thay đổi công ty kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng kiểm toán đến ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán - Bằng chứng thực nghiệm tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- HÀ HOÀNG NHÂN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG CÔNG TY KIỂM TOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- HÀ HOÀNG NHÂN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG CÔNG TY KIỂM TOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tài liệu tham khảo đã được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Hồ Chí Minh, ngày......tháng......năm 2018 Tác giả Hà Hoàng Nhân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu...........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.............................................................................3 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................................4 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................6 6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG CÔNG TY KIỂM TOÁN ........................................................................................................7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến chất lượng kiểm toán và ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán .....................................................................7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................14 1.2. Khe hổng nghiên cứu .........................................................................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................18
  5. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................19 2.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu...........................................................19 2.1.1. Chất lượng dịch vụ ..........................................................................................19 2.1.2. Chất lượng kiểm toán và chất lượng dịch vụ kiểm toán .................................19 2.2. Lý thuyết về về chất lượng dịch vụ và sự ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành của khách hàng ..............................................................................21 2.2.1. Lý thuyết về mô hình chất lượng dịch vụ (Mô hình SERVQUAL) ...............21 2.2.2. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng ...23 2.3. Chất lượng dịch vụ kiểm toán và ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng dịch vụ kiểm toán đến ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán của khách hàng ..............25 2.3.1. Mô hình chất lượng dịch vụ kiểm toán của Duff (2004) ................................25 2.3.2. Mô hình chất lượng kiểm toán Duff (2009) ....................................................27 2.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng kiểm toán đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán- mô hình của Butcher và cộng sự (2012) ................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................33 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................33 3.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................35 3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................35 3.2.2. Dữ liệu thu thập và quy trình phân tích dữ liệu ..............................................35 3.3. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................36 3.3.1. Thiết kế mẫu ...................................................................................................36 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................................37 3.3.3. Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu .............................................................38
  6. 3.3.3.1. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu .................................................................38 3.3.3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo .......................................................................39 3.3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................40 3.3.3.4. Phân tích hồi quy nhị phân – Hồi quy Binary logistics ...............................41 3.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...................................................42 3.4.1. Mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ ...........................................................42 3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................50 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................51 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................................51 4.1.1. Ghi nhận các ý kiến từ các cuộc phỏng vấn và khảo sát sơ bộ chuyên gia ....51 4.1.2. Hình thành mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức ................................52 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ..........................................................................56 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................................56 4.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ...........57 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................62 4.2.3.1. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s ..........................................................62 4.2.3.2. Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax .....................................................................................................................63 4.2.3.3. Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax .........................63 4.2.4. Mô hình nghiên cứu, thang đo và giả thuyết nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh .65 4.2.5. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................67 4.2.5.1. Đánh giá mức độ phù hợp và ý nghĩa toàn diện của mô hình ......................67 4.2.5.2. Đánh giá khả năng dự báo của mô hình .......................................................68
  7. 4.2.5.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................70 4.2.5.4. Nhận xét về hệ số hồi quy của các biến độc lập ..........................................71 4.2.6. Kiểm định sự khác biệt trong cảm nhận chất lượng kiểm toán giữa nhóm khách hàng có ý định tiếp tục sử dụng và nhóm khách hàng thay đổi CTKiT .........72 4.3. Bàn luận và so sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu đã thực hiện ..............75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................77 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...........78 5.1. Kết luận chung ...................................................................................................78 5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện các khía cạnh chất lượng dịch vụ kiểm toán để tăng cường khả năng duy trì khách hàng tại các công ty kiểm toán trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ................................................................................................78 5.2.1. Cải thiện khả năng đáp ứng dịch vụ kiểm toán theo hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của mỗi khách hàng .............................................................................................79 5.2.2. Nâng cao uy tín công ty kiểm toán trên thị trường để tạo niềm tin về chất lượng kiểm toán cho khách hàng và người sử dụng báo cáo tài chính .....................79 5.2.3. Tăng cường tính độc lập trong các cuộc kiểm toán ........................................80 5.2.4. Nâng cao khảng năng chuyên môn liên quan đến quá trình kiểm toán tại từng đơn vị cụ thể ..............................................................................................................80 5.2.5. Nâng cao khả năng thực hiện công việc kiểm toán của kiểm toán viên và nhóm kiểm toán .........................................................................................................81 5.2.6. Các hàm ý chính sách khác liên quan đến sự đảm bảo chất lượng kiểm toán ở mức độ cao và kinh nghiệm làm việc của kiểm toán viên ........................................81 5.3. Một số hàm ý chính sách đối với các công ty đang sử dụng dịch vụ kiểm toán trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. ..................................................................................82 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bộ tài chính BCTC Báo cáo tài chính CTKiT Công ty kiểm toán CLDVKiT Chất lượng dịch vụ kiểm toán CLKiT Chất lượng kiểm toán KiTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985) 21 Bảng 2.2. Mô hình SERVQUAL hiệu chỉnh của Parasuraman và cộng sự (1988) 22 Bảng 2.3. Các nhân tố mô hình CLKiT của Duff (2004) 25 Bảng 3.1. Thang đo nghiên cứu sơ bộ 43 Bảng 4.1: Thang đo chính thức 51 Bảng 4.2: Mô tả mẫu nghiên cứu 55 Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 56 Bảng 4.4. Kết quả phân tích lần hai độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại các biến quan sát 59 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s 61 Bảng 4 6. Bảng eigenvalues và phương sai trích 62 Bảng 4.7. Bảng ma trận xoay nhân tố 63 Bảng 4.8. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 67 Bảng 4.9. Kiểm định ý nghĩa toàn diện của mô hình 67 Bảng 4.10. Mức độ dự báo của mô hình 68 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định giả thuyết 70 Bảng 4.12. Hồi qui của các biến độc lập 71 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tiếp tục sử dụn và thay đổi CTKiT 72
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Mô hình CLKiT Duff (2009) 28 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 33 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu sơ bộ 42 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 65 Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn các điểm thực tế và dự báo của biến phụ thuộc 69
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong các nghiên cứu hàn lâm, từ khái niệm kiểm toán cổ điển mà DeAngelo (1981) đưa ra, nhiều nghiên cứu đã xây dựng mô hình và đo lường CLKiT gồm hai thành phần chính: khả năng KiTV phát hiện ra sai sót và việc KiTV báo cáo chúng. Theo Duff (2004, 2009) và Caneghem (2004), định nghĩa CLKiT của DeAngelo (1981) bao gồm hai khía cạnh: thứ nhất, khả năng kiểm toán viên có thể phát hiện ra các sai sót trong hệ thống kế toán và đưa ra các đánh giá đúng đắn bằng các kiến thức chuyên môn (năng lực); thứ hai, mức độ sẵn sàng mà kiểm toán viên công bố các vấn đề sai phạm (tính độc lập). Theo Duff (2004, 2009), các nghiên cứu theo cách tiếp cận này chủ yếu xem xét CLKiT trên khía cạnh các KiTV hoàn thành công việc của họ và đưa ra các báo cáo kiểm toán. Tiếp cận trên quan điểm truyền thống, nhiệm vụ của KiTV là đưa ra được báo cáo kiểm toán có ý kiến khách quan về BCTC và người sử dụng BCTC là “khách hàng cuối cùng” của KiTV. Điều này dẫn đến, hầu hết các nghiên cứu đo lường CLKiT thông qua các BCTC hoặc khảo sát quan điểm của người sử dụng BCTC, KiTV và một số bên liên quan khác về CLKiT. Tuy nhiên, để tồn tại các CTKiT tham gia vào thị trường với vai trò cung cấp dịch vụ kiểm toán và nguồn thu của họ do chính các “khách hàng trực tiếp” – các đơn vị ký hợp đồng thuê kiểm toán độc lập – chi trả. Việc CTKiT có lợi nhuận hay không, có phát triển hay có khả năng cạnh tranh trên thị trường được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc khách hàng đánh giá dịch vụ của họ như thế nào. Các nhà nghiên cứu theo quan điểm chất lượng dịch vụ như Duff (2004, 2009) đã mở rộng khái niệm CLKiT truyền thống theo một hướng mới toàn diện và đầy đủ hơn. Định nghĩa về “CLKiT” hay “CLDVKiT” theo trường phái này bao gồm hai yếu tố: Chất lượng kỹ thuật (tức là CLKiT theo quan điểm của DeAngelo (1981) và Chất lượng dịch vụ (các đặc điểm theo mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985).
  13. 2 Việc nghiên cứu về chất lượng đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ chất lượng dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, và sự hài lòng này sẽ quyết định chủ yếu tới việc khách hàng có muốn tiếp tục tiếp tục sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp hay không. Ismail (2006), và Butcher (2012) đã dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến lòng trung thành để xây dựng các mô hình cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của CLKiT đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng sử dụng dịch vụ của CTKiT. Với bối cảnh cụ thể tại Việt Nam, thị trường kiểm toán được hình thành và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, và được đánh giá là một thị trường khá non trẻ. Đa số các CTKiT của Việt Nam là các CTKiT với quy mô vừa và nhỏ. Tính đến thời điểm tháng 5/2018, theo BTC (2018)1, có 175 doanh nghiệp kiểm toán hành nghề được chấp thuận. Tuy nhiên về cơ cấu doanh thu, thị phần chủ yếu tập trung vào nhóm một số công ty lớn (Phan Văn Dũng, 2015). Cụ thể theo số liệu thống kê năm 20142, số lượng CTKiT nước ngoài là 11, các CTKiT Việt Nam thuộc các hãng thành viên là 12 trong tổng số 140 CTKiT. Mặc dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 16% số lượng CTKiT của thị trường nhưng doanh thu chiếm đến hơn 3.400 tỷ đồng tương đương với 75% thị phần của toàn thị trường. Theo số liệu công khai mới nhất được công bố của VACPA (do công ty kiểm toán AASC3 đăng tải), nhóm 10 công ty lớn nhất cũng đạt doanh thu từ 400-900 tỷ đồng với nhóm Big4 và từ hơn 50 tỷ đến 150 tỷ đồng với 6 công ty còn lại, điều này cho thấy thị phần kiểm toán vẫn bị kiểm soát bởi một số nhỏ công ty. Sự cạnh tranh trong thị trường kiểm toán diễn ra khá gay gắt nhằm giữ chân khách hàng và mở rộng các khách hàng mới từ công ty đối thủ. Duy trì được nền 1 Bộ tài chính (2018), Danh sách Kiểm toán viên hành nghề đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (cập nhật đến ngày 01/06/2018) http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/ktkt/ckdsktvhnvdnkt?_afrLoop=4318622372770976#! %40%40%3F_afrLoop%3D4318622372770976%26centerWidth%3D100%2525%26leftWidth%3D0%2525%2 6rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Djthf0n7cm_108 2 Phan Văn Dũng (2015), tổng hợp từ báo cáo tổng kết của BTC và VACPA 2010-2014. 3 AASC (2017), Xếp hạng doanh nghiệp kiểm toán theo số liệu thống kê của BTC và VACPA https://aasc.com.vn/web/index.php/tin-tuc/tin-aasc/item/694-x-p-h-ng-doanh-nghi-p-ki-m-toan-theo-s-li-u-th- ng-ke-c-a-b-tai-chinh-va-vacpa
  14. 3 khách hàng ổn định cũng giúp các công ty duy trì được doanh thu để trang trải chi phí và có được lợi nhuận. Vì vậy việc tìm hiểu quan điểm của khách hàng về CLDVKiT là vô cùng quan trọng với các CTKiT, điều này giúp các công ty hiểu được đối với khách hàng tại Việt Nam, CLKiT được thể hiện qua các khía cạnh nào, cần cải thiện khía cạnh nào để nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng khách hàng hơn, qua đó khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán tại đơn vị mình. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào thực hiện về chủ đề ảnh hưởng của các nhân tố CLKiT đến việc các khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán, chỉ có một số tác giả như Bùi Thị Thủy (2014), Phan Văn Dũng (2015), Lại Thị Thu Thủy & Phạm Đức Hiếu (2017) tìm hiểu về CLKiT nhưng cũng chưa sử dụng cách tiếp cận mới. Tóm lại, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trường phái tiếp cận kiểm toán theo hướng chất lượng dịch vụ còn khá hạn chế, hầu hết các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu theo trường phái CLKiT truyền thống. Chỉ có số ít các tác giả xây dựng mô hình các nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực kiểm toán như Butcher và cộng sự (2012). Tương tự, tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu hàn lâm vẫn thực hiện theo trường phái định nghĩa kiểm toán truyền thống, chưa có nghiên cứu về CLKiT theo quan điểm chất lượng dịch vụ dựa trên quan điểm của khách hàng, đồng thời chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố CLKiT đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng CTKiT trong bối cạnh thị trường cạnh tranh và các công ty cần phải hiểu về cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ mà mình đang cung cấp. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng kiểm toán đến ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.” 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
  15. 4 Nhận diện các nhân tố cấu thành CLKiT mà có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT; kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc tiếp tục sử dụng CTKiT của các khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tìm hiểu nguyên nhân khách hàng muốn thay đổi công ty kiểm toán. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Nhận diện các nhân tố CLKiT mà có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT theo quan điểm của khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. - Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố CLKiT đến việc khách hàng có ý định tiếp tục sử dụng CTKiT. - Xác định nhân tố CLKiT nào có sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ giữa hai nhóm đối tượng là khách hàng có ý định tiếp tục sử dụng và nhóm khách hàng muốn thay đổi CTKiT. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố CLKiT nào có ảnh hưởng đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng CTKiT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố CLKiT đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng CTKiT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Giữa nhóm khách hàng có ý định tiếp tục sử dụng và nhóm khách hàng muốn thay đổi CTKiT, nhân tố CLKiT nào có sự cảm nhận khác biệt giữa hai nhóm? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố CLKiT có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT của khách hàng. - Phạm vi nghiên cứu
  16. 5 Nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố CLKiT có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng CTKiT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Khảo sát cảm nhận của khách hàng về các nhân tố CLKiT cho dịch vụ kiểm toán BCTC được thực hiện cho năm tài chính 2017 và ý định của khách hàng có tiếp tục sử dụng hay thay đổi CTKiT năm 2018. Thời gian khảo sát từ 31/01/2018 đến 30/04/2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo. - Phương pháp định tính: Tác giả thực hiện khảo sát chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu; đồng thời tiến hành phỏng vấn, khảo sát quan điểm của các công ty đang sử dụng dịch vụ kiểm toán qua các thành viên Ban giám đốc, các cá nhân phụ trách công việc tại bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ. Từ đó, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh đối chiếu các lý thuyết về các nhân tố CLKiT và ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT của khách hàng. Bằng việc tổng hợp các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình và thang đo sơ bộ. Thông qua các bước nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận và khảo sát với chuyên gia, tác giả đưa ra các điều chỉnh phù hợp để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức. - Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng các kiểm định để đánh giá độ tin cậy của thang đo tìm ra mô hình và thang đo nghiên cứu phù hợp. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các kiểm định để đánh giá mức độ phù hợp, ý nghĩa toàn diện và khả năng dự báo của mô hình
  17. 6 nghiên cứu. Sau đó, tiến hành kiểm định các nhân tố CLKiT đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định tiếp tục sử dụng CTKiT của khách hàng. Đối tượng khảo sát là các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán và nộp BCTC đã kiểm toán cho năm tài chính 2017 tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh theo danh sách mà Cục thuế cung cấp. Cụ thể, mỗi công ty sẽ phân công cá nhân có liên quan thuộc các phòng kế toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, Ban giám đốc để thực hiện trả lời phiếu khảo sát. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn đã nhận diện được các nhân tố CLKiT ảnh hưởng đến việc khách hàng tiếp tục sử dụng CTKiT tại TP. Hồ Chí Minh, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tìm ra sự khác biệt của nhóm khách hàng muốn tiếp tục sử dụng CTKiT và nhóm khách hàng muốn thay đổi CTKiT tại các nhân tố cụ thể. Từ đó, luận văn đưa ra các hàm ý chính sách tương ứng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và nhằm tăng cường khả năng khách hàng tiếp tục sử dụng CTKiT. Điều này là vô cùng quan trọng trong bối cảnh thị trường kiểm toán năng động và cạnh tranh tại địa bàn nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn thạc sĩ có kết cấu gồm năm chương như sau: - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến chất lượng kiểm toán và ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương 5: Kết luận chung và một số hàm ý chính sách
  18. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG CÔNG TY KIỂM TOÁN 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến chất lượng kiểm toán và ý định tiếp tục sử dụng công ty kiểm toán 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Duff (2009) nhận định rằng các vấn đề liên quan đến toàn cầu hóa, thương mại hóa và sự không hài lòng của các bên liên quan đối với CLKiT… đang khiến tâm trí của các KiTV tập trung vào việc phải nâng cao chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, Morton và Scott (2007) cho rằng nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ có mối tương quan với ý định hoặc quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ từ cùng một nhà cung cấp. Do đó, để tăng khả năng được duy trì việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, CTKiT cần phải quan tâm đến cả hai khía cạnh bao gồm chất lượng dịch vụ cung cấp và cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ đó (Guy, Harris & Williams, 1979). Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm xác định cảm nhận khách hàng về các thuộc tính của CLKiT (Schroeder và cộng sự, 1986; Carcello và cộng sự, 1992; Aldhizer, Miller và Moraglio, 1995; Davis, 1995; Behn và cộng sự, 1997; Chen, Shome và Su, 2001; Kilgore, 2010). Bên cạnh đó, cũng hiện diện nhiều nghiên cứu thực hiện kiểm định cảm nhận của khách hàng về các thuộc tính CLKiT trong mối tương quan với sự thay đổi và sự luân chuyển CTKiT (Healy và Lys, 1986; Williams, 1988; Haskins và Williams, 1990; Johnson và Lys, 1990; Woo và Koh, 2001), hoặc trong mối liên hệ với việc lựa chọn CTKiT (George và Solomon, 1980; Addams và Davis, 1994; Abbott và Parker, 2000; Velury, Reisch và O’Reilly, 2003; Godfrey và Hamilton, 2005). Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi CTKiT được đưa ra trong kết luận của nhiều nghiên cứu đó chính là sự không hài lòng về chất lượng của CTKiT đương nhiệm (Burton và Roberts, 1967; Bedingfield và Loeb, 1974; Williams, 1988; Beattie và Fearnley, 1995; Behn và cộng sự, 1997). Hệ quả của kết luận này là nếu
  19. 8 khách hàng hài lòng hoặc có cảm nhận tích cực với các thuộc tính CLKiT nhất định của CTKiT đương nhiệm thì họ sẽ duy trì (Pandit, 1999). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm trực tiếp kiểm định mối tương quan giữa các thuộc tính CLKiT và quyết định tiếp tục sử dụng CTKiT ngoại trừ các nghiên cứu của Pandit (1999), Morton and Scott (2007) và Butcher và cộng sự (2012) Cụ thể, Pandit (1999) đã kiểm định mối tương quan giữa năm khía cạnh của CLKiT (CTKiT đáp ứng nhu cầu của khách hàng; chuyên môn trong ngành của CTKiT; giám đốc điều hành của CTKiT tham gia kiểm toán; tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng; chất lượng của nhân viên kiểm toán) và ý định tiếp tục sử dụng CTKiT của khách hàng. Năm khía cạnh của CLKiT trong nghiên cứu này được kế thừa từ 12 yếu tố được Carcello và cộng sự (1992) xác định trong danh sách 41 thuộc tính ảnh hưởng đến cảm nhận về CLKiT. Pandit (1999) tìm thấy rằng hai trong số năm khía cạnh (sự tham gia của giám đốc điều hành CTKiT và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng) có tương quan với ý định tiếp tục sử dụng CTKiT đương nhiệm. Ngược lại, các khía cạnh liên quan đến chuyên môn trong ngành của CTKiT và việc tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng không có mối liên hệ nào với ý định tiếp tục sử dụng CTKiT của khách hàng. Ngoài ra, do hệ số tải nhân tố thấp nên nghiên cứu này không thực hiện việc kiểm định giả thuyết về mối tương quan giữa ý định tiếp tục sử dụng CTKiT và chất lượng nhân viên kiểm toán. Morton và Scott (2007) đã phát triển một thang đo CLDVKiT gồm 28 nhân tố dựa trên tài liệu khảo sát kiểm toán hành vi, nghiên cứu khám phá và mô hình SERVQUAL của Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985). Sử dụng mẫu khảo sát gồm 136 giám đốc tài chính của các công ty Úc, Morton và Scott (2007) chỉ tìm thấy mối tương quan thấp giữa cảm nhận CLDVKiT và việc tiếp tục sử dụng CTKiT. Họ lập luận rằng kết quả này là hợp lý là do không có ràng buộc về mặt pháp lý nào liên quan đến nhiệm kỳ của CTKiT và việc thay đổi CTKiT sẽ tốn chi phí cao cho công ty sử dụng dịch vụ.
  20. 9 Butcher và cộng sự (2012) đã khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu của Pandit (1999) và Morton & Scott (2007) và thực hiện kiểm định mối tương quan giữa CLDVKiT và việc tiếp tục sử dụng CTKiT của khách hàng trong bối cảnh bắt buộc đấu thầu kiểm toán (compulsory audit tendering) tại tiểu bang New South Wales của Úc. Nghiên cứu này đã khắc phục được những hạn chế mà các nghiên cứu trước đây gặp phải đó chính là nhiệm kỳ kiểm toán không giới hạn và chi phí cao trong việc thay đổi KiTV trong bối cảnh kiểm toán tự nguyện. Nhóm tác giả sử dụng một bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 48 thuộc tính CLDVKiT được rút ra từ các nghiên cứu về CLDVKiT. Đối tượng khảo sát là các chuyên gia tài chính và kiểm toán nội bộ trên khắp tiểu bang New South Wales. Nghiên cứu phát triển các giả thuyết dựa trên mô hình của Ismail và cộng sự (2006) và mô hình của Duff (2009) để đo lường CLDVKiT. Butcher và cộng sự (2012) đưa ra giả thuyết tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa cảm nhận CLDVKiT và sự tiếp tục sử dụng CTKiT xuất phát từ sự hài lòng về CLKiT. Các học giả tính toán nhân số đại diện cho từng nhân tố (factor scores) và đưa vào mô hình hồi quy nhị phân như là các biến độc lập để kiểm định các giả thuyết đặt ra. Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố về chuyên môn (expertise) và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng (responsiveness) có mối liên hệ dương và có ý nghĩa thống kê với việc tiếp tục sử dụng CTKiT. Kết luận này thu hút sự chú ý của các CTKiT trên khía cạnh tăng cường cam kết của khách hàng và khả năng CTKiT được giữ lại như một kiểm toán viên đương nhiệm. Cụ thể, nội dung tóm tắt các nghiên cứu chính và chủ yếu liên quan đến đề tài được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1.1. Tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước đây STT Tên tác giả Phương pháp nghiên Kết quả nghiên cứu cứu 1 Mock và Samet Thực hiện khảo sát các Xác định 5 khía cạnh (1982) KiTV tại Mỹ thông qua CLKiT bao gồm: lập kế hoạch, quản trị, quy trình,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0