intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH __________________________ TRIỆU PHƯƠNG HỒNG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________________ TRIỆU PHƯƠNG HỒNG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ “Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong các nghiên cứu nào khác trước đây. Học viên Triệu Phương Hồng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới. ............................................................................... 5 1.2. Các nghiên cứu trong nước. ................................................................................. 6 1.3 Khe hổng nghiên cứu. ........................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 9 2.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ. ............................................................ 9 2.1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển các lý thuyết kiểm soát nội bộ. ..................... 9 2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai ..................................................................................... 9 2.1.1.2. Giai đoạn hình thành.............................................................................. 10 2.1.1.3. Giai đoạn phát triển ............................................................................... 10 2.1.1.4. Thời kỳ hiện đại (thời kỳ hậu COSO – từ 1992 đến nay) ..................... 11 2.1.2. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ. ......................................................... 12 2.1.3 Các thành phần của hệ thống Kiểm Soát Nội Bộ. ........................................ 14 2.1.3.1 Môi trường kiểm soát ............................................................................. 14 2.1.3.2. Đánh giá rủi ro ....................................................................................... 15 2.1.3.3. Hoạt động kiểm soát .............................................................................. 16 2.1.3.4. Thông tin truyền thông .......................................................................... 16 2.1.3.5. Hoạt động giám sát ................................................................................ 18 2.1.4. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ. ...................................... 19 2.1.4.1. Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ. .................................................. 19 2.1.4.2. Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ. ................................................ 19
  5. 2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. .................................................................. 20 2.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. ...................................... 20 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. . 21 2.2.2.1. Môi trường kiểm soát. ........................................................................... 21 2.2.2.2. Đánh giá rủi ro. ...................................................................................... 22 2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát. ............................................................................. 22 2.2.2.4. Thông tin và truyền thông...................................................................... 22 2.2.2.5. Hoạt động giám sát. ............................................................................... 23 2.2.2.6. Công nghệ thông tin. ............................................................................. 23 2.3 Lý thuyết nền....................................................................................................... 23 2.3.1 Lý thuyết hỗn độn. ........................................................................................ 24 2.3.2 Lý thuyết ngẫu nhiên .................................................................................... 24 2.4 Đặc điểm hoạt động của ngành xây dựng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ. ............................................................................................ 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29 3.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 29 3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 29 3.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 31 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng. ................................... 31 3.3.2. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 31 3.3.3. Thang đo ...................................................................................................... 32 3.3.3.1 Thang đo môi trường kiểm soát .............................................................. 32 3.3.3.2 Thang đo đánh giá rủi ro ......................................................................... 33 3.3.3.3 Thang đo hoạt động kiểm soát. ............................................................... 34 3.3.3.4 Thang đo thông tin và truyền thông........................................................ 34 3.3.3.5 Thang do hoạt động giám sát. ................................................................. 34 3.3.3.6 Thang đo công nghệ thông tin. ............................................................... 35 3.3.3.7 Thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB. .................................................. 35 3.3.4. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 36
  6. 3.3.5. Phân tích dữ liệu .......................................................................................... 36 3.4. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 37 3.4.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 37 3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 41 4.1 Thực trạng ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay............................................. 41 4.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 42 4.2.1 Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 42 4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................ 42 4.2.3 Đánh giá thang đo. ........................................................................................ 43 4.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo. .......................................................... 43 4.2.3.2 Đánh giá giá trị thang đo. ....................................................................... 47 4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................. 51 4.2.4.1 Mô hình hồi quy tổng thể. ...................................................................... 51 4.2.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 52 4.2.4.3 Kiểm định trọng số hồi quy .................................................................... 53 4.2.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. .................................................... 53 4.2.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư. ................................ 54 4.2.4.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư. ......................................... 54 4.2.4.7 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ............ 56 4.2.4.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. .................................................... 59 4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ........................................................ 63 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 63 5.2 Kiến nghị. ............................................................................................................ 63 5.2.1 Đối với môi trường kiểm soát. ...................................................................... 64 5.2.2 Đối với hoạt động đánh giá rủi ro. ................................................................ 65 5.2.3 Đối với hoạt động kiểm soát. ........................................................................ 66 5.2.4 Đối với thông tin và truyền thông. ................................................................ 67
  7. 5.2.5 Đối với hoạt động giám sát. .......................................................................... 68 5.2.6 Đối với công nghệ thông tin. ........................................................................ 69 5.3 Hạn chế và định hướng trong tương lai .............................................................. 71 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AICPA : American Institute of Certified Public Accountants - Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ. BCTC : Báo cáo tài chính. CNTT : Công nghệ thông tin. COBIT : Control Objectives for Infomation and Related Technology – Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liên quan. COSO : Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Ủy ban chống gian lận báo cáo tài chính. HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ. KSNB : Kiểm soát nội bộ. Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu. Bảng 4.1 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập Bảng 4.4 Bảng phương sai trích cho thang đo biến độc lập Bảng 4.5 Ma trận nhân tố xoay Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc Bảng 4.7 Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc Bảng 4.8 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc Bảng 4.9 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy Bảng 4.10 Bảng ANOVA Bảng 4.11 Bảng trọng số hồi quy Bảng 4.12 Kết quả phân tích tương quan Spearman giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa Hĩnh 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân. Ngành xây dựng tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và những tài sản cố định mới, phục vụ đời sống con người và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Những báo cáo gần đây nhất cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi, ngành Xây dựng đang có được những cơ hội phát triển tốt. Theo số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng (2016), trong năm 2015, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm của ngành đạt mức cao nhất kể từ năm 2010. Cụ thể, theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 974 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014); tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 778 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014, tăng 40,2% so với cuối năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 7%/năm) (Bộ xây dựng, 2016). Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 172 nghìn tỷ đồng, tăng 10,82% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,9% GDP cả nước và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 (Bộ xây dựng, 2016). Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển thị trường ngành Xây dựng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng cũng diễn ra ngày càng khốc liệt, nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro cũng ngày càng tăng. Do đó, nếu các doanh nghiệp không có biện pháp kiểm soát và đối phó hiệu quả, chắc chắn sẽ bị thua lỗ, thiệt hại lớn. Hiện nay, đa số các sự thua lỗ trong các doanh nghiệp xây dựng đều có nguyên nhân từ sự yếu kém và hệ thống kiểm soát nội bộ lõng lẽo. Các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp về khía cạnh hoạt động và ngăn cản doanh nghiệp đạt được nhiệm vụ, mục tiêu của mình. Chính vì vậy, một hệ thống Kiểm soát nội bộ hữu hiệu đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều
  12. 2 hành của Ban điều hành doanh nghiệp cũng như kịp thời nắm bắt hiệu quả hoạt đông. Theo sự tìm hiểu của tác giả, có rất ít các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng. Trong khi đó, kiểm soát nội bộ - một khái niệm ra đời từ rất lâu, đã ngày càng trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được thể hiện rõ rệt trong việc phát hiện, ngăn chặn các rủi ro, sai sót, gian lận…, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, phần lớn các luận văn liên quan đến kiểm soát nội bộ hiện nay chỉ dừng lại ở việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại một doanh nghiệp cụ thể, tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được nhận thức và quan tâm đúng mức tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác điều hành quản lý và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể: (1) Đo lường mức độ tác động của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. (2) Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau:
  13. 3 (1) Mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn Tp. HCM như thế nào? (2) Các biện pháp nào để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB và các thành tố ảnh hưởng đến tính hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. + Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2016 đến tháng 10/2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. - Phương pháp định tính: Tổng kết các lý thuyết có liên quan, xây dựng dàn bài thảo luận và tiến hành các cuộc thảo luận tay đôi (phỏng vấn các chuyên gia có liên quan đến vấn đề nghiên cứu), phân tích dữ liệu định tính, từ đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu. Những giả thuyết được xây dựng trong phần này sẽ được kiểm định bằng nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai. - Phương pháp định lượng: Dựa vào các lý thuyết và những nghiên cứu trước đây để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu. Từ đó xây dựng thang đo, bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý, phân tích bởi phần mềm thống kê SPSS. 5. Ý nghĩa đề tài. Ý nghĩa khoa học - Khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận về hệ thống KSNB, đóng góp về mặt lý luận xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn Tp. HCM. - Vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức
  14. 4 độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ý nghĩa thực tiễn: Đo lường được mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của HTKSB. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn Tp. HCM. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau: Phần mở đầu Trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài, và kết cấu của đề tài. Phần nội dung: bao gồm 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và Kiến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới. - Amudo, A & Inanga, E.L (2009), Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda. Interational Research Journal of Fiance and Econmics – Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: trường hợp nghiên cứu tại Uganda. Tạp chí nghiên cứu quốc tế về Kinh tế Tài Chính. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nước thành viên khu vực (RMCs) của Tổ chức Ngân Hàng Phát Triển Châu Phi (AFDB) tập trung vào Uganda ở Đông Phi. Nghiên cứu này được tiến hành đối với 11 dự án, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Uganda và đưa ra các đề xuất khác nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong hệ thống. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả có 6 thành phần ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ngoài 5 thành phần của hệ thống KSNB, nhân tố công nghệ thông tin cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. - Annukka Jokipii (2010), Determinants and consequences of internal control in firms: A contingency theory based analysis – Các yếu tố và tầm quan trọng của kiểm soát nột bộ trong các công ty: Lý thuyết ngẫu nhiên trên cơ sở sự phân tích. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu 741 công ty có quy mô vừa và lớn ở Phần Lan. Nghiên cứu tập trung vào kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát thang đo likert 7 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy để đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, phải dựa trên việc đạt được các mục tiêu của nó, bao gồm sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, thông tin đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định, đồng thời, sự hiện diện đầy đủ và thực hiện đúng chức năng của năm thành phần liên quan đến từng loại mục tiêu của tổ chức sẽ đảm bảo cho sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Philip Ayagre (2014), The effectiveness of Internal Control Systems of banks:
  16. 6 The case of Ghanaian banks – Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng: Trường hợp tại các ngân hàng Ghana. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu ở các ngân hàng tại quốc gia Ghana. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu đượng thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo likert 5 điểm. Tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá về 2 thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự kiểm soát vững chắc tồn tại trong thành phần môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát trong hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng tại Ghana. 1.2. Các nghiên cứu trong nước. - Chung Ngọc Quế Chi (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Sản xuất giày – xây dựng An Thịnh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, kết hợp với việc khảo sát, tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH sản xuất giầy - Xây dựng An Thịnh trong điều kiện sản xuất hiện tại, và dựa vào những đặc điểm của ngành xây lắp. Qua nghiên cứu, tác giả đã rút kết được những nhược điểm trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty An Thịnh, đồng thời đưa các giải pháp tăng cường, hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ cho công ty, giúp công ty phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. - Nguyễn Hữu Bình (2014), “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được tiến hành tại các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp tổng kết và so sánh, phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Qua nghiên cứu thực trạng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xây dựng được thang đo (sơ bộ) cho các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và xác định được ảnh hưởng của những thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất
  17. 7 lượng hệ thống thông tin kế toán và xác định ảnh hưởng của mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. - Nguyễn Thanh Trang (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính. Luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa thông tin. Qua nghiên cứu, luận án đã trình khá đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam có ảnh hưởng tới hệ thống KSNB và đề cập đến một số rủi ro mà các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam phải đối mặt, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB được mở rộng gồm 05 bộ phận là: môi trường kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và truyền thông; các hoạt động kiểm soát; và giám sát các kiểm soát. - Hồ Tuấn Vũ (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đó là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, thể chế chính trị và lợi ích nhóm. 1.3 Khe hổng nghiên cứu. Kết quả tổng kết các nghiên cứu có liên quan cho thấy tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó cho thấy nhu cầu cần thiết phải xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu. Các nghiên cứu đều cho rằng sự hiện hữu và hữu hiệu của năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ chính là những nhân tố quyết định, ảnh hưởng đến sự hữu
  18. 8 hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Amudo, A & Inanga, E.L (2009) cũng cho thấy rằng nhân tố công nghệ thông tin cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ở Việt Nam, tuy có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ, nhưng chủ yếu là nghiên cứu định tính, và có rất ít các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng. Nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) là một trong những nghiên cứu định lượng hiếm hoi về các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTKSNB. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trên các ngân hàng thương mại, câu hỏi đặt ra là liệu có phù hợp khi đem kết quả này áp dụng cho các doanh nghiệp phi tài chính, cụ thể là các công ty xây dựng? Vì vậy, từ mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB của các tác giả trước, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng, xây dựng mô hình và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 này tác giả giới thiệu một cách tổng quát các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến đề tài. Từ đó, làm cơ sở để tác giả xác định vấn đề nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận văn. Kết quả tổng kết nghiên cứu cũng hỗ trợ cho tác giả trong việc xây dựng nên các giả thuyết nghiên cứu, cũng như đánh giá được các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng. Sau đó, dựa trên cơ sở những nghiên cứu đã tổng kết, tác giả tiến hành đánh giá các nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cũng như định hướng nghiên cứu cho luận văn. Ngoài ra, chương này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Đề tài “Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề cấp thiết.
  19. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ. 2.1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển các lý thuyết kiểm soát nội bộ. 2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ, quyền sở hữu của các cổ đông tách rời quyền quản lý, các kênh cung cấp vốn cũng phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của các doanh nghiệp. Để có thế cung cấp vốn, các kênh cung cấp vốn cần có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính có thể tin cậy được của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán đảm nhiệm chức năng xác nhận tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính. Khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài chính, các kiểm toán viên đã sớm nhận thức rằng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà chỉ chọn mẫu, và dựa vào sự tin tưởng vào hệ thống KSNB do đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập hợp các thông tin để lập BCTC. Vì vậy các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB. Thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này. Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền và từ cuộc cách mạng công nghiệp. Đến năm 1905, Robert Montgomery, đồng thời cũng là sáng lập viên, của công ty kiểm toán Lybrand, Ross Bros & Montgomery, đã đưa ra ý kiến về một số vấn đề liên quan đến KSNB trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”. Đến năm 1929, thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), theo đó KSNB được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) cũng đã đưa ra định nghĩa về KSNB. Đặc biệt là sau vụ phá sản của các công ty lớn có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán như công ty Mc Kesson & Robbins, Drayer Hanson… thì việc nghiên cứu và đánh giá về KSNB ngày càng được chú trọng.
  20. 10 2.1.1.2. Giai đoạn hình thành Vào năm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề là: “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và với kiểm toán viên độc lập”. Sau đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB như SAP 29 (1958), SAP 33 (1962), SAP 54 (1972), SAS 1 (1973)… Như vậy, trong suốt thời kỳ trên, khái niệm về KSNB đã không ngừng được mở rộng và ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên, KSNB vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời. 2.1.1.3. Giai đoạn phát triển Vào những thập niên 1970-1980, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác đã phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các vụ gian lận cũng ngày càng tăng, với quy mô ngày càng lớn, gây ra tổn thất đáng kể cho nền kinh tế. Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về KSNB đối với công tác kế toán ở đơn vị mình. Yêu cầu về báo cáo kiểm soát nội bộ của công ty cho công chúng là một chủ đề gây ra nhiều tranh luận. Các tranh luận cuối cùng đã đưa đến việc thành lập Ủy ban COSO vào năm 1985. COSO (The Committtee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commisson) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (The National Commisson on Fraudulent Financial Reporting hay còn gọi là Treadway Commission). Hội đồng quốc gia này được thành lập dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA), Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA). Sau một thời gian dài làm việc, đến năm 1992, COSO đã phát hành báo cáo. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1