Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An
lượt xem 8
download
Mục tiêu chung của đề tài là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng, tác giả đề ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen, tỉnh Long An trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- TRẦN THIỆN PHÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU VỰC GÕ ĐEN, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- TRẦN THIỆN PHÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU VỰC GÕ ĐEN, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG NGỌC DUYÊN Long An, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Trần Thiện Phát
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập làm việc và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trƣờng Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả trong quá trình học tập tại trƣờng. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Dƣơng Ngọc Duyên đã nhiệt tình hƣớng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tác giả trong cả quá trình nghiên cứu này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Agribank Gò Đen, tỉnh Long An đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tác giả rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến nhận xét, đánh giá của các Thầy/ Cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Trần Thiện Phát
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, làm các dịch vụ ngân hàng với các nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Trong đó hoạt động tín dụng là nghiệp vụ truyền thống mang lại lợi nhuận chủ yếu nhƣng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của một ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất cứ ngân hàng thƣơng mại nào nhằm đạt đƣợc “ Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngâng hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An” đã đạt đƣợc các kết quả sau đây. Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 - 2019, rút ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân chính của những hạn chế trong hoạt động tín dụng; Thứ hai, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đƣa ra một số giải pháp và một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen trong thời gian tới. Tác giả hy vọng luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này.
- iv ABSTRACT Commercial banks are organizations dealing in currencies, providing banking services with contents of accepting deposits for credit extension and provision of payment services. In particular, credit activities are traditionally profitable, but also contain the most potential risks of a commercial bank. Therefore, improving credit performance is extremely important for any commercial bank. "Credit performance at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Go Den Sector, Long An Province ”achieved the following results. Firstly, analyze and evaluate the current situation of credit performance at Agribank Go Den in the period of 2016 - 2019, draw out the achieved results, the limitations and the main cause of the limitations in the operation. credit activity; Secondly, based on these limitations, the thesis proposes a number of solutions and recommendations to relevant agencies in order to improve credit performance at Agribank Go Den in the near future. The author hopes the thesis is a useful reference for researchers interested in this field..
- v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................iii ABSTRACT ..................................................................................................................iv MỤC LỤC.......................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU......................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 4 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thƣơng mại............................................................4 1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ......................................................6 1.2. Tín dụng ngân hàng ..............................................................................................7 1.2.1. Khái niệm tín dụng .........................................................................................7 1.2.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng ........................................................................8
- vi 1.2.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ..................................................................8 1.2.4. Phân loại tín dụng ngân hàng .......................................................................8 1.2.5. Vai trò của tín dụng đối với ngân hàng thƣơng mại ....................................9 1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..............................10 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ......10 1.3.2. Vai trò của hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..........11 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ......................................................................................................................12 1.3.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong hoạt động ngân hàng ............................................................................................16 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại..................................................................................................17 1.4.1. Nhân tố khách quan ......................................................................................17 1.4.2. Nhân tố chủ quan ..........................................................................................19 1 5 Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại khác ......................................................................................20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..............................................................................................24 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC GÕ ĐEN, TỈNH LONG AN...................................................................25 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An ..................................25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ..................................................26 2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An ...............................27 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An ......31
- vii 2.2.1. Cơ cấu dƣ nợ phân theo thời gian .................................................................31 2.2.2. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng ....................................................32 2.2.3. Cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế .................................................................33 2.2.4. Thực trạng hiệu quả tín dụng .......................................................................34 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An ..........................................................................................................................39 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ...........................................................................................39 2.3.2. Những hạn chế ..............................................................................................40 2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế ........................................................................40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..............................................................................................43 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC GÕ ĐEN, TỈNH LONG AN ..........................................44 3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An và mục tiêu thực hiện của Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An .......................................................44 3.1.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt chi nhánh tỉnh Long An .......................................................................44 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An ...................................44 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An ..........................................................................................................................46 3.2.1. Giải pháp để tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng ......................................................47 3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng...............................................................................................................48 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng ...........................................................56 3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................................57
- viii 3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An .......................................................................................57 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Tỉnh Long An ..............................57 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện Bến Lức ...................................................59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................60 KẾT LUẬN ..................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT STT NỘI DUNG VIẾT ĐẦY ĐỦ TẮT - Bank for Agriculture and Rural Development Viet Nam 1 Agribank - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Agribank Long Long An Branch 2 An - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An - Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Go Agribank Gò Den regional branch, Long An province. 3 Đen - Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh khu vực Gò Đen, tỉnh Long An - Center Information Credit 4 CIC - Trung tâm thông tin tín dụng 5 ĐVT Đơn vị tính 6 HDKH Hƣớng dẫn khoa học 7 KH Khách hang 8 NH Ngân hàng 9 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 10 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 11 QĐ Quyết định 12 QH Quốc hội 13 TCKT Tổ chức kinh tế 14 TS Tiến sĩ 15 TT Thông tƣ
- x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Số hiệu Tên bảng Trang Cơ cấu vốn huy động của Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – Bảng 2 1 29 2019 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Agribank Gò Đen Bảng 2 2 31 giai đoạn 2016 – 2019 Thu phí dịch vụ ngân hàng của Agribank Gò Đen giai đoạn Bảng 2 3 31 2016 – 2019 Tình hình chi phí và lợi nhuận của Agribank Gò Đen giai đoạn Bảng 2 4 32 2016 -2019 Cơ cấu dƣ nợ phân theo thời gian của ngân hàng giai đoạn Bảng 2 5 33 2016 – 2019 Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng của ngân hàng giai đoạn 2016 – Bảng 2 6 34 2019 Cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng giai đoạn 2016 Bảng 2 7 35 – 2019 Bảng 2 8 Phân loại nợ tại Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – 2019 37 Giá trị lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và tỷ trọng thu nhập từ Bảng 2 9 hoạt động tín dụng của Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – 37 2019 Bảng 2 10 Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2016 – 2019 38 Bảng 2 11 Hệ số sử dụng vốn tại Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – 2019 38 Tỷ lệ thu lãi cho vay tại Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – Bảng 2 12 39 2019 Vòng quay tín dụng tại Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – Bảng 2 13 40 2019
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Chức năng cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 5 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 27 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gò Đen giai đoạn Hình 2.2 33 2016 – 2019 Thực trạng nợ xấu và lợi nhuận kinh doanh tại Agribank Gò Hình 2.3 36 Đen giai đoạn 2016 – 2019 Hệ số rủi ro, tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy dộng và tỷ lệ thu lãi tại Hình 2.4 39 Agribank Gò Đen giai đoạn 2016 – 2019 Thực trạng vòng quay tín dụng tại Agribank Gò Đen giai đoạn Hình 2.5 40 2016 – 2019
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đƣợc giao nhiệm vụ chính là phục vụ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong suốt gần 30 năm qua với biết bao thăng trầm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình với các chỉ tiêu chủ yếu đều có mức tăng trƣởng đáng kể. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng phục vụ nông nghiệp và nông dân đã góp phần đáng kể trong sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp, từng bƣớc cải thiện, đổi mới bộ mặt nông thôn, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nƣớc. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngƣời bạn đồng hành, trợ thủ đắt lực của nông dân, không có sự trợ lực này, ngƣời nông dân có thể gặp khó khăn về tài chính, nhiều khi phải đi vay nặng lãi với lãi suất cao không tiến hành sản xuất đƣợc. Mối quan hệ đó không dừng lại ở việc nông dân đi vay tiền ngân hàng mà qua thời gian có không ít ngƣời vay khá lên hoặc khi có tiền tạm thời nhàn rỗi đã cho ngân hàng vay lại, thể hiện qua việc nông dân quan hệ gửi tiền lại. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động cho vay là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhƣng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Tín dụng trong điều kiện trong nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Cũng nhƣ các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng của Agribank Gò Đen, tỉnh Long An trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực trên cả hai phƣơng diện tăng trƣởng tín dụng, thu dịch vụ và Agribank Gò Đen hiện là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn của địa phƣơng. Trong đó, hoạt động cho vay của chi nhánh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Tuy vậy, hoạt động cho vay của chi nhánh trong những năm vừa qua bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt đƣợc, vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động cho vay chƣa đƣợc cao và chƣa xứng
- 2 với qui mô của Chi nhánh, chƣa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu: “Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An'' đƣợc lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng, tác giả đề ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen, tỉnh Long An trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen, tỉnh Long An. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen, tỉnh Long An 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại và thực tiến hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen tỉnh Long An. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Nghiên cứu tại Agribank Gò Đen, tỉnh Long An. Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng giai đoạn 2016 – 2019 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2023. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank Gò Đen, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2019 ra sao? Câu hỏi 2: Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của đơn vị trong giai đoạn 2020-2023? 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là: - Phƣơng pháp kế thừa lý luận cơ bản để nghiên cứu về tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng;
- 3 - Phƣơng pháp thống kê để phân tích, phân loại số liệu thực tế. - Tổng hợp, đối chiếu và so sánh để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Gò Đen, tỉnh Long An qua các năm 2016 – 2019; - Phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp hữu ích.
- 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, tại Điều 4 có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” và “Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một NHTM, chức năng này không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này - NHTM đóng vai trò là ngƣời trung gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cƣ, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tƣ cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phƣơng tiện thanh toán là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa ngƣời mua, ngƣời bán... để hoàn tất các quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa họ với nhau. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành ngƣời thủ quỹ và là trung tâm thanh toán của xã hội.
- 5 Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ƣu thế của nó mới có thể thực hiện đƣợc một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. Một số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến nhƣ các dịch vụ về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tƣ vấn đầu tƣ, ngân hàng điện tử (E-banking),… Hình 1.1. Chức năng cơ bản của ngân hàng thƣơng mại Các chức năng cơ bản của NHTM Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian thanh toán Hoạt động huy Hoạt động sử - Dịch vụ thanh toán và ngân động vốn dụng vốn quỹ - Bảo lãnh - Kinh doanh ngoại tệ - Vốn chủ sở hữu - Hoạt động tín dụng - Ủy thác, đại lý - Tiền gửi tiết kiệm - Hoạt động đầu tƣ - Kinh doanh chứng khoán. - Tiền gửi giao dịch - Phát hành chứng khoán - Vay các NH khác - Hoạt động khác Nguồn: Tổng hợp của tác giả 1.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và thƣờng xuyên của các NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM. NHTM đƣợc huy động vốn dƣới những hình thức: Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho ngƣời gửi tiền theo thỏa thuận để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của NHNN Việt Nam và quy định của pháp luật.
- 6 1.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng Hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động cơ bản của NHTM, đồng thời đây chính là hoạt động cung cấp một khối lƣợng vốn khổng lồ cho nền kinh tế. NHTM đƣợc phép cấp tín dụng dƣới những hình thức sau đây: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác: Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác đã đƣợc chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh toán. Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đƣợc NHNN Việt Nam chấp thuận. 1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Dịch vụ cung ứng các phƣơng tiện thanh toán; - Dịch vụ thanh toán trong nƣớc bao gồm; séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thƣ tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; - Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các các tổ chức và cá nhân; - Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử; - Các sản phẩm khác nhƣ tƣ vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc... 1.1.3.4. Các hoạt động khác Các hoạt động khác của NHTM: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tƣ vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp, tƣ vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tƣ vấn đầu tƣ; Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ; Lƣu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt
- 7 động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo văn bản chấp thuận của NHNN Việt Nam và các quy định của pháp luật. 1.2. Tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ vay mƣợn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, ngƣời cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang ngƣời vay và ngƣời vay có nghĩa vụ hoàn trả lại ngƣời cho vay một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu đã nhận. [2] (1) Cho vay vốn Chủ thể cho vay Chủ thể đi vay (Lender) (Borrower) Hoàn trả cả gốc lẫn lãi (2) 1.2.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân đƣợc thực hiện dƣới hình thức: ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay với các đối tƣợng trên. Tín dụng ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Đối tƣợng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, trong đó: ngân hàng là ngƣời cho vay còn tổ chức, cá nhân là ngƣời đi vay. Tín dụng ngân hàng là hoạt động sinh lời lớn nhất cho NHTM song rủi ro cao nhất. Đây là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sổ tài sản và tạo thu nhập từ lãi lớn. Tín dụng còn là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng. Quan hệ tín dụng phần lớn đƣợc xác định thông qua hợp đồng tín dụng với trọng tâm là xác định khả năng và ý muốn của ngƣời nhận tín dụng trong việc thực hiện hợp đồng. [2]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn