Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, trong đó bao gồm việc xác định mức độ tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam và ngược lại là mức độ tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Phương Thảo. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 6 năm 2017 Phan Thị Thảo Trinh
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong thời gian học tại trường. Những kiến thức là nền tảng cơ bản để tôi hoàn thành luận văn này và giúp ích rất nhiều cho công việc của tôi sau này. Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Trần Phương Thảo, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cô là người đã định hướng và hướng dẫn rất nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 6 năm 2017 Phan Thị Thảo Trinh
- iii TÓM TẮT Khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng là vấn đề luôn được các nhà quản trị quan tâm do đó luận văn này được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), rủi ro gồm rủi ro thanh khoản (tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả) và rủi ro tín dụng (dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ). Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình các biến đóng vai trò là biến kiểm soát gồm: an toàn vốn, quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động và lạm phát. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích định lượng với cấu trúc dữ liệu dạng bảng, mẫu nghiên cứu gồm 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007-2014. Tác giả thực hiện các kiểm định giả thuyết thông qua phương pháp ước lượng hồi quy Generalized Method of Moment (GMM) nhằm kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE. Ngoài ra, ROA và ROE còn chịu tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng, cùng chiều của hiệu quả hoạt động; biến an toàn vốn lại có tác động cùng chiều đối với ROA nhưng ngược chiều đối với ROE. Ngược lại, ROA và ROE lại có tác động ngược chiều đến cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy khả năng sinh lời và rủi ro còn chịu tác động bởi giá trị của chúng trong kỳ trước. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời và tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro của ngân hàng. Từ đó nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc tăng khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro ở mức hợp lý.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4 1.5. Đóng góp của đề tài .......................................................................................4 1.6. Kết cấu của luận văn .....................................................................................4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ...6 2.1. Giới thiệu về khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng...............................6 2.1.1. Khả năng sinh lời ....................................................................................6 2.1.2. Rủi ro của ngân hàng ..............................................................................7 2.1.2.1. Rủi ro thanh khoản ...........................................................................7 2.1.2.2. Rủi ro tín dụng ..................................................................................8 2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro ...........................9 2.2.1. Lý thuyết nghịch lý rủi ro và lợi nhuận của Bowman (nghịch lý của Bowman) ...........................................................................................................9 2.2.2. Giả thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficiency structure) ..............................10 2.3. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..............................................................10 2.3.1. Tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng ....................10 2.3.2. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng ..........................15 2.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .................................................................21
- v 2.4.1. Rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ...............................................21 2.4.2. Khả năng sinh lời ảnh hưởng đến rủi ro ...............................................22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24 3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................24 3.1.1. Mô hình nghiên cứu tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng .................................................................................................................24 3.1.2. Mô hình nghiên cứu tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro của ngân hàng .................................................................................................................25 3.2. Các biến nghiên cứu ....................................................................................27 3.2.1. Biến đo lường khả năng sinh lời ...........................................................27 3.2.2. Biến đo lường rủi ro ..............................................................................27 3.2.3. Biến đo lường đặc thù ngân hàng .........................................................29 3.2.4. Biến vĩ mô .............................................................................................32 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................33 3.3.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................34 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................34 3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................35 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .........................37 4.1. Mô tả dữ liệu ...............................................................................................37 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả .........................................................................37 4.1.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến .................................................39 4.1.3. Kiểm định đa cộng tuyến và hiện tượng nội sinh của mô hình nghiên cứu ...................................................................................................................40 4.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................40 4.2.1. Kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng .................................................................................................................40 4.2.2. Kết quả nghiên cứu tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng .................................................................................................................45
- vi 4.2.2.1. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng .............................................................................................................45 4.2.2.2. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro tín dụng của ngân hàng .....................................................................................................................48 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................52 5.1. Kết luận .......................................................................................................52 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................53 5.3. Hạn chế của luận văn và các hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ NGHĨA TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng Nhà nước ctg Các tác giả TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần TIẾNG ANH TỪ NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT Generalized Method of Phương pháp hồi quy Mômen GMM Moment tổng quát ROA Return on Asset Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return on Equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu LIQR Liquidity Risk Rủi ro thanh khoản CRR Credit Risk Rủi ro tín dụng CAP Capital Adequacy An toàn vốn SIZE Size bank Quy mô ngân hàng CIR Operation Cost Efficiency Hiệu quả hoạt động CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng .......................................................................18 Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến của mô hình nghiên cứu........................................33 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số của các ngân hàng trong mẫu (2007-2014) .37 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ........39 Bảng 4.3: Kết quả chạy hồi quy mô hình 1 và mô hình 2 .........................................40 Bảng 4.4: Kết quả chạy hồi quy mô hình nghiên cứu 3 ............................................46 Bảng 4.5: Kết quả chạy hồi quy mô hình nghiên cứu 4 ............................................48
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông với mức rủi ro có thể chấp nhận như những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên hoạt động ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân và mức độ tác động khác nhau, có thể gây tổn thất về tài chính như thua lỗ, làm giảm giá trị vốn của ngân hàng hoặc làm ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến đỗ vỡ… Khác với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác, ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính cung ứng vốn cho mọi lĩnh vực kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nên với một sự bất ổn trong hoạt động cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam cả trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gây gắt, đặc biệt là với các ngân hàng nước ngoài. Để tồn tại và phát triển bền vững vấn đề tăng khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động luôn được các nhà quản trị quan tâm, chú trọng. Nhưng để gia tăng khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro là điều không phải dễ. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2011 trở lại đây đối mặt với sự giảm sút mạnh trong khả năng sinh lời và gia tăng nhanh về rủi ro, tình hình xáo trộn thanh khoản, nợ xấu tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trước tình hình hoạt động yếu kém của một số ngân hàng thương mại Việt Nam và tình hình nợ xấu tăng cao, Đề án “Tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” theo Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt. Với đặc điểm sự đổ vỡ của một ngân hàng có thể gây nên hiệu ứng lan truyền tác động đến toàn hệ thống, do đó để
- 2 đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam buộc phải mua lại với giá 0 đồng đối với 03 ngân hàng yếu kém và nhiều ngân hàng đã được cơ cấu lại thông qua hợp nhất, sáp nhập. Như vậy, đây là tiếng còi cảnh báo về rủi ro trong hoạt động và sự an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự hiểu biết về tác động của các rủi ro tài chính đến khả năng sinh lời của các ngân hàng là một vấn đề quan trọng bởi vì nó sẽ cho phép các ngân hàng quản trị các rủi ro có hiệu quả. Hơn nữa, một hệ thống ngân hàng vững mạnh và có lợi nhuận sẽ thúc đẩy sự ổn định tài chính rộng hơn và tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những cú sốc kinh tế vĩ mô bất lợi. Do đó, để tăng lợi nhuận, các ngân hàng nên biết rằng những yếu tố rủi ro nào có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời (Tafri và ctg, 2009). Bên cạnh đó, để biết được xu hướng chấp nhận rủi ro của ngân có chịu tác động của khả năng sinh lời mà ngân hàng đạt được hay không cần phải nghiên cứu tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng. Như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được sự tác động rủi ro đến khả năng sinh lời cũng như sự tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng để đưa ra các quyết định về kinh doanh và quản trị rủi ro sao cho với mức rủi ro chấp nhận sẽ làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tác động của một số loại rủi ro ngân hàng (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá…) đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại một quốc gia hay tại các quốc gia khác nhau vào những giai đoạn khác nhau và cho ra những kết quả không tương đồng như: Bourke (1989); Molyneux và Thornton (1992); Athanasoglous và ctg (2008), Tafri và ctg (2009), Shen và ctg (2009), Al-Khouri (2011), Ruziqa (2013)…. Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu về tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng tại các quốc gia khác nhau như: Behr và ctg (2010); Baselga- Pascual và ctg (2015); Rahman và ctg (2015)…. Tại Việt Nam, tính đến thời điểm luận văn được thực hiện có nhiều bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả
- 3 năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam hay nhiều nghiên cứu về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu đã được công bố nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dựa trên tình hình thực tế của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và các nghiên cứu trước của Tafri và ctg (2009), Ruziqa (2013) và Baselga-Pascual và ctg (2015), theo đó tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” cho luận văn Thạc sỹ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, trong đó bao gồm việc xác định mức độ tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam và ngược lại là mức độ tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Luận văn đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng không? Nếu có thì mức độ và chiều hướng tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng như thế nào? Câu hỏi 2: Khả năng sinh lời của ngân hàng có tác động đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng hay không? Nếu có thì mức độ và chiều hướng tác động của khả năng sinh lời đối với rủi ro của ngân hàng như thế nào? 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể
- 4 khả năng sinh lời được nghiên cứu qua 2 chỉ tiêu là Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); rủi ro được giới hạn nghiên cứu gồm hai rủi ro chính là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện đối với 20 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007-2014. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó phương pháp thống kê mô tả được thực hiện để khái quát về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp phân tích để phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình nghiên cứu và sau đó thực hiện kiểm định các giải thuyết. Nguồn dữ liệu: tác giả thu thập dữ liệu liên quan đến ngân hàng từ báo cáo tài chính kiểm toán được công bố của các ngân hàng, dữ liệu vĩ mô tác giả thu thập từ website Ngân hàng Nhà nước Việt nam. 1.5. Đóng góp của đề tài Luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro (rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng) của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sự hiểu biết về mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro này đến khả năng sinh lời cũng như sự tác động của khả năng sinh lời đến các loại rủi ro này của ngân hàng sẽ giúp nhà quản lý điều hành, nhà quản trị ngân hàng có sự chú trọng, điều chỉnh đối với công tác quản trị rủi ro để giảm tổn thất và tăng khả năng sinh lời một cách có hiệu quả. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ đưa ra những khuyến nghị phù hợp. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành năm chương, gồm:
- 5 Chương 1: Giới thiệu. Chương này nêu lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài. Chương 2: Tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Chương trình này trình bày tổng quan về khả năng sinh lời và rủi ro và các lý thuyết về mối quan hệ giữa chúng, các nghiên cứu trước về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời và tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày rõ mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến, cách thu thập dữ liệu và chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy cùng với kết quả kiểm định các giải thiết của mô hình và trình bày phần thảo luận về kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các khuyến nghị dựa trên các kết luận đã nêu. Trong chương cũng nêu lên hạn chế của luận văn trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 2.1. Giới thiệu về khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng 2.1.1. Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của ngân hàng được phản ánh qua các chỉ tiêu chủ yếu như: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM); tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên và một số tỷ lệ khác. ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng quản trị của ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROE là một chỉ tiêu đo lường tỉ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên là các thước đo chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của chi phí (Rose, 1999). Có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng của một quốc gia hay một nhóm các nước trong những khoảng thời gian khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng sinh lời của ngân hàng chịu tác động bởi các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố bên ngoài liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô. Yếu tố bên trong bao gồm rủi ro ngân hàng (rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất…) và các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng (quy mô ngân hàng, an toàn vốn, hiệu quả hoạt động, mức độ đa dạng hóa thu nhập…). Yếu tố bên ngoài là các yếu tố vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Trong các nghiên cứu trước đây, khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường qua các chỉ tiêu như: ROA, ROE (Athanasoglou và ctg, 2005; Athanasoglou và ctg, 2008; Tafri và ctg, 2009; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015); ROA (Sufia và Chong, 2008); ROAA, ROAE (Said và Tumin, 2011); ROA, ROE, NIM (Ruziqa, 2013). Như vậy, đa số các nghiên cứu về khả năng sinh lời thường được đo lường bằng 2 chỉ tiêu chính là ROA và ROE.
- 7 2.1.2. Rủi ro của ngân hàng Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định (Trần Huy Hoàng, 2011).Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp, rủi ro hối đoái, rủi ro vỡ nợ, rủi ro pháp lý và nhiều rủi ro khác. Theo Athonasoglou (2008) sự cần thiết của việc quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng là điều vốn có trong bản chất của kinh doanh ngân hàng, chất lượng tài sản thấp và mức độ thanh khoản thấp là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của ngân hàng. Hơn thế nữa, đây cũng là hai loại rủi ro đặc thù trong hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, luận văn chủ yếu tập trung vào hai loại rủi ro chính là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. 2.1.2.1. Rủi ro thanh khoản Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (1997) rủi ro thanh khoản phát sinh từ sự bất lực của một ngân hàng để ứng phó với sự sụt giảm của nợ phải trả hay để tài trợ cho sự tăng lên của tài sản. Khi một ngân hàng có thanh khoản không đầy đủ thì không thể có đủ nguồn tài trợ bằng việc tăng nợ phải trả hay bằng việc chuyển đổi các tài sản một cách nhanh chóng với một chi phí hợp lý do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Theo Tafri và ctg (2009), Dimitropoulos và ctg (2010) rủi ro thanh khoản là rủi ro của việc ngân hàng không đủ tiền mặt hay không có khả năng vay mượn để đáp ứng nhu cầu rút tiền gởi hay nhu cầu vay mới của khách hàng. Theo Trần Huy Hoàng (2011) rủi ro thanh khoản là rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng thanh toán. Theo Rose (1999) các ngân hàng cũng rất quan tâm tới sự nguy hiểm của tình trạng thiếu tiền mặt và không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu rút
- 8 tiền gửi, yêu cầu vay vốn và những yêu cầu về tiền mặt khác. Đối mặt với rủi ro thanh khoản, một ngân hàng có thể buộc phải vay “nóng” với mức chi phí quá cao để chi trả cho những yêu cầu tiền mặt cấp bách và do vậy làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền gửi tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm. Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng nhiều cách và qua các chỉ tiêu khác nhau. Theo Rose (1999) rủi ro thanh khoản được đo lường qua 04 chỉ tiêu sau: tỷ số giữa các khoản vay của ngân hàng so với tổng tài sản, tỷ số giữa cho vay ròng so với tổng tài sản, tỷ số giữa tiền mặt và số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác so với tổng tài sản, tỷ lệ giữa khoản mục tiền mặt và chứng khoán chính phủ so với tổng tài sản. Đặc biệt trong các nghiên cứu gần đây rủi ro thanh khoản được đo lường gián tiếp thông qua tỷ lệ thanh khoản như trong nghiên cứu của Tafri và ctg (2009) và Ruziqa (2013) rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả. Các nghiên cứu này cho rằng tỷ lệ tài sản thanh khoản càng cao cho thấy rủi ro thanh khoản càng thấp. 2.1.2.2. Rủi ro tín dụng Theo Trần Huy Hoàng (2011) rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi người vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn dẫn đến tổn thất tài chính cho ngân hàng. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/213 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Đối với một ngân hàng, cho vay là hoạt động chính và đem lại lợi nhuận chủ yếu nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Theo Dimitropoulos và ctg (2010) rủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Vì hầu hết tài sản của ngân hàng là dưới hình thức các khoản cho vay, do đó bất kể vấn đề nào phát sinh từ sự không có
- 9 khả năng thực hiện nghĩa vụ của người vay có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của ngân hàng. Các dấu hiệu của các khoản vay chất lượng kém bao gồm nợ xấu, khoản vay bị thiệt hại và khoản vay được phân loại ở nhóm cao. Cụ thể là một tỷ lệ cho vay cao so với tài sản hoặc sự tăng trưởng nhanh của danh mục cho vay có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề chất lượng các khoản cho vay. Theo Rose (1999) có 4 chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, bao gồm: Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay và cho thuê, tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với tổng cho vay và cho thuê, tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu, tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu. Khi 2 chỉ tiêu đầu tăng, rủi ro của ngân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản. Trong khi đó 2 chỉ tiêu cuối cùng lại nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại. Trong các nghiên cứu trước đây, rủi ro tín dụng thường được đo lường qua 02 chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu (Ruziqa, 2013; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Shen và ctg, 2009; Tafri và ctg, 2009; Athanasoglou và ctg, 2008; Sufian và Chong, 2008; Dietrich và Wanzenried, 2014). 2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro 2.2.1. Lý thuyết nghịch lý rủi ro và lợi nhuận của Bowman (nghịch lý của Bowman) Trong khi nghiên cứu về lợi nhuận và rủi ro của các công ty trong các ngành, lĩnh vực khác nhau, Bowman (1980) đã phát hiện ra rằng rủi ro không chỉ có mối tương quan thuận với lợi nhuận như các nghiên cứu trước đây mà nó còn có mối tương quan nghịch với lợi nhuận được gọi là nghịch lý Bowman, có nghĩa là một công ty có lợi nhuận cao và rủi ro thấp và ngược lại lợi nhuận thấp nhưng rủi ro lại cao. Để giải thích cho sự nghịch lý giữa lợi nhuận và rủi ro này ông đưa ra nhiều
- 10 hướng tiếp cận khác nhau trong đó có hướng tiếp cận về sự quản trị tốt (good management). Một công ty có sự quản trị tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn, một sự quản trị tốt vừa làm tăng lợi nhuận vừa bảo vệ công ty trước những thay đổi bất thường của thiên nhiên, thị trường, xã hội và sự cạnh tranh. Trong tất cả các ngành công nghiệp, công ty có lợi nhuận cao thì có nhiều hoạt động trên thị trường quốc tế, đây là một dạng đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro và có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Sự quản trị tốt cùng với một Hội đồng quản trị hoạt động hiệu quả có thể giải quyết và đối phó với những rủi ro và biến đổi cả bên trong lẫn bên ngoài của công ty. 2.2.2. Giả thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficiency structure) Demsetz (1973) là người đầu tiên xây dựng một cách giải thích khác về mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và khả năng sinh lời và đề xuất các giả thuyết hiệu quả. Áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng, giả thuyết này quy định rằng một ngân hàng mà hoạt động hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh thì đạt được lợi nhuận cao hơn do kết quả từ chi phí hoạt động thấp hơn. Berger (1995) chia giả thuyết cấu trúc hiệu quả thành giả thuyết hiệu quả X và giả thuyết hiệu quả theo quy mô. Theo giả thuyết hiệu quả X, chi phí phát sinh cho việc quản lý hiệu quả hay hiện đại công nghệ thấp hơn dẫn đến mang lại khả năng sinh lời cao hơn. Một ngân hàng có hiệu quả X càng cao thì có thị phần càng rộng và sự tập trung càng cao. Theo giả thuyết cấu trúc hiệu quả, sự khác biệt về hiệu quả giữa hai công ty không chỉ vì sự khác biệt về chất lượng quản lý mà còn ở sự khác biệt về mức độ hiệu quả về quy mô (Mensi và Zouari, 2010). Như vậy, việc ngân hàng tăng cường hiệu quả quản lý chi phí, rủi ro và tận dụng lợi thế quy mô có thể làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. 2.3. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 2.3.1. Tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng Bất kỳ hoạt động đầu tư, kinh doanh nào thì luôn có sự đánh đổi giữa khả năng sinh lời và rủi ro. Tuy nhiên chiều hướng và mức độ tác động như thế nào còn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn