intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm thương mại Sense city

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần làm sáng tỏ được sự cần thiết của nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các hoạt động của hệ thống Trung tâm thương mại Sense City, nhằm định hướng cho hệ thống Trung tâm thương mại Sense City có những bước đi đúng đắn ở hiện tại và tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm thương mại Sense city

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- Trần Nguyễn Hoàng Mỹ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SENSE CITY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- Trần Nguyễn Hoàng Mỹ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SENSE CITY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NHDKH: TS Lê Văn Tý TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC ...................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ ...................................................................... vii MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SENSE CITY ....................................... viii TÓM TẮT .................................................................................................................. viii SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE COMPETITIVENESS OF SENSE CITY TRADE CENTER SYSTEM ............................................................................ x ABSTRACT .................................................................................................................. x CHƯƠNG 1................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 3 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 3 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................... 5 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 8 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 8 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 8 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 9 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
  4. 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 9 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 9 1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 9 1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 9 1.5.2 Phương pháp phân tích, xử lý ..................................................................... 13 1.6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 14 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 14 CHƯƠNG 2................................................................................................................. 16 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................... 16 2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 16 2.1.1. Cạnh tranh .................................................................................................. 16 2.1.2. Lợi thế cạnh tranh ...................................................................................... 19 2.1.3. Năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................... 19 2.2. Tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh .................................... 22 2.3. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................ 23 2.3.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................... 23 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................... 26 2.3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................... 28 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............ 29 2.4.1 Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 29 2.4.2 Môi trường vi mô ........................................................................................ 30
  5. 2.5 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số TTTM và bài học cho hệ thống TTTM Sense City ............................................................................ 34 2.5.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số TTTM ................. 34 2.5.2 Bài học rút ra cho hệ thống TTTM Sense City ........................................... 37 CHƯƠNG 3................................................................................................................. 39 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SENSE CITY ....................................................................... 39 3.1. Tổng quan về hệ thống TTTM Sense City .................................................... 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống TTTM Sense City ................ 39 3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2016 – 2018 .............. 42 3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City ................................................................................................... 43 3.2.1 Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 43 3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ............................................................ 48 3.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City ............. 52 3.3.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City .. 52 3.3.2 Kết quả điều tra của nhóm chuyên gia nội bộ và khách hàng về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City so với đối thủ cạnh tranh ....................................................................................................... 64 3.3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City so với TTTM AEON MALL. ......................................................................................... 67 CHƯƠNG 4................................................................................................................. 73 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SENSE CITY ........................................................ 73 4.1 Dự báo về môi trường cạnh tranh của TTTM .............................................. 73
  6. 4.1.1 Dự báo về khách hàng ................................................................................. 73 4.1.2 Dự báo về nhà cung ứng ............................................................................. 73 4.1.3 Dự báo về đối thủ cạnh tranh hiện tại ......................................................... 74 4.2 Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................. 76 4.2.1 Định hướng phát triển của Hệ thống TTTM Sense City tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................ 76 4.2.2 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City .. 77 4.3 Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City .................................................................................. 77 4.3.1 Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước và với Saigon Co.op ............. 77 4.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City ................................................................................................. 79 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 1 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 3
  7. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Học viên Trần Nguyễn Hoàng Mỹ
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1. CTCP Công ty cổ phần 2. HĐQT Hội đồng quản trị 3. HLFIC Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp 4. HNR Hàng nhãn riêng 5. HTX Hợp tác xã 6. NLCT Năng lực cạnh tranh 7. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 8. ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 9. ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 10. TP Thành phố 11. TTTM Trung tâm thương mại 12. UBND Uỷ ban nhân dân 13. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mức độ quan trọng (trọng số) của các chỉ tiêu .......................................................................11 Bảng 2.1 Khung các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........27 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2016 – 2018 ...........................42 Bảng 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng ..............49 Bảng 3.3 Tình hình lao động của Hệ thống TTTM Sense City từ 2016 – 2018 .......54 Bảng 3.4 Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2016 – 2018 ................................................55 Bảng 3.5 Bảng so sánh giá thuê mặt bằng của Hệ thống TTTM Sense City với TTTM AEON MALL (tháng 4/2019) .......................................................................59 Bảng 3.6 Điểm trung bình của các chuyên gia nội bộ cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City .......................................................65 Bảng 3.7 Điểm trung bình của khách hàng cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City ......................................................................66 Bảng 3.8 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Hệ thống TTTM Sense City .................68 Hình vẽ Hình 2.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter .................................31
  10. TÓM TẮT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SENSE CITY Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức ép của hội nhập đang ngày càng trở nên rõ nét và mạnh mẽ đối với các ngành, các cấp. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Không nằm ngoài xu hướng trên, hệ thống TTTM Sense City đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh như Aeon Mall, Vincom, Diamond Plaza,…Thêm vào đó, thị phần kinh doanh của công ty đang giảm đi, ngay cả ở các tỉnh vốn là địa bàn hoạt động của TTTM Sense City như Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre. Như vậy, muốn chiếm lĩnh thị trường, hệ thống TTTM Sense City cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm thương mại Sense city” để làm luận văn thạc sỹ của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Sense City. Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích các dữ liệu thứ cấp và những đánh giá của chuyên gia nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Sense City trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hệ thống TTTM AEON MALL đến từ Nhật Bản. Thông qua nghiên cứu, luận văn đã rút ra được những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Sense City như quy mô nhỏ, khả năng quản lý điều hành và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng lực tài chính thấp, cách thức trưng bày sản phẩm chưa đẹp mắt,... Từ đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị khắc phục tình trạng trên. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và logic đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Sense City. Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo
  11. cho các cán bộ quản lý của hệ thống TTTM Sense City trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TTTM. Từ khóa: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, Sense City
  12. ABSTRACT SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE COMPETITIVENESS OF SENSE CITY TRADE CENTER SYSTEM Vietnam in the process of international economic integration, the pressure of integration is becoming clearer and stronger for sectors and levels. Therefore, improving the competitiveness of each business is essential. Not beyond this trend, Sense City shopping mall system is facing huge competitive pressure from competitors such as Aeon Mall, Vincom, Diamond Plaza, ... In addition, the company's market share of business. are decreasing, even in the provinces which are TTTM Sense City's operating areas such as Can Tho, Ca Mau and Ben Tre. So, to dominate the market, Sense City TTTM system needs to improve its competitiveness. Recognizing the importance of the above problem, I selected the topic: "Some solutions to improve the competitiveness of Sense City Trade Center system" for my master thesis.. The research objective of this topic is to propose solutions to improve the competitiveness of the Sense City TTTM system. To accomplish this goal, the dissertation uses statistical methods, compares, analyzes secondary data and assessments of experts to assess the competitiveness of TTTM Sense City system in relation. with direct competitors is the AEON MALL shopping center system from Japan. Through research, dissertation has drawn the limitations in the competitiveness of TTTM Sense City system such as small scale, low management capacity and quality of human resources, low financial capacity. , the way to display products is not beautiful, ... Since then, the thesis has proposed solutions and suggestions to overcome this situation.
  13. The thesis is a systematic and logical research project to evaluate the competitiveness of the TT City Sense City system. Thesis is a valuable reference document for the management of the TT City Sense City system in improving the competitiveness of the shopping center. Keywords: competition, competitiveness, Sense City
  14. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức ép của hội nhập đang ngày càng trở nên rõ nét và mạnh mẽ đối với các ngành, các cấp. “Điều này không chỉ mang lại cơ hội, mà còn mang đến nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó thách thức lớn nhất đến từ áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm hơn. Vì vậy, vấn đề cạnh tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác thực trạng, sự chủ động sắc bén khi đưa ra giải pháp hợp lý và kịp thời. Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có "ngách thị trường" đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy, các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới
  15. 2 của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.” Như vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hệ thống TTTM Sense City là hệ thống TTTM của Saigon Co.op. Không nằm ngoài xu hướng trên, “hệ thống TTTM Sense City đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh như Aeon Mall, Vincom, Diamond Plaza,…Thêm vào đó, hiện nay, hệ thống TTTM Sense City mới đang chiếm lĩnh thị phần tại các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre,… mà chưa chiếm lĩnh được thị phần ở TP.Hồ Chí Minh. Vì vậy, TTTM Sense City Phạm Văn Đồng vừa khai trương ngày 12/01/2019 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Thêm vào đó, mặc dù ban quản lý của hệ thống TTTM Sense City đã quan tâm đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng các chiến lược đưa ra chưa đạt hiệu quả mong muốn. Thị phần kinh doanh của công ty đang giảm đi, ngay cả ở các tỉnh vốn là địa bàn hoạt động của TTTM Sense City như Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre.” Thị phần của hệ thống TTTM giảm qua các năm. Cụ thể, thị phần của TTTM Sense city Cần Thơ giảm từ 15,24% xuống còn 8,96%, trong khi đó, thị phần của TTTM Sense city” Cà Mau và Bến Tre giảm từ 16% xuống còn 11,2%. (Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2015-2018, Hệ thống TTTM Sense City). Sự giảm các chỉ tiêu trên thể hiện kết quả kinh doanh của hệ thống TTTM Sense City đang kém đi. Nguyên nhân của sự giảm này là do TTTM Sense City đã thành lập được khá lâu, nhưng chưa tạo ra cho mình được một lợi thế cạnh tranh vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, TTTM Sense City gặp áp lực cạnh tranh rất lớn từ cả các đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Lịch sử phát triển TTTM ở Việt Nam ngắn hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, vì vậy, Sense City yếu hơn các đối thủ cạnh tranh cả về kinh nghiệm lẫn tiềm lực tài chính. Thêm vào đó, sự không đổi mới sản phẩm/dịch vụ kinh doanh khiến cho các sản phẩm/dịch vụ của hệ thống TTTM Sense City kém hấp dẫn đối với khách hàng.
  16. 3 Chính những nguyên nhân này đã khiến hệ thống TTTM Sense City gặp phải tình huống mất thị phần kinh doanh, giảm doanh thu và lợi nhuận.”Để giải quyết tình trạng trên, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống TTTM Sense City là việc cấp thiết, cần thực hiện ngay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Trung tâm thương mại Sense city” để nghiên cứu. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay, vì vậy, “đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Châu Kim Huệ (2015) đã đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Siêu thị Co.op Mart Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này tác giả đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của Siêu thị Co.op Mart Cần Thơ thông qua: (1) Tình hình tài chính của doanh nghiệp; (2) Tình hình nhân sự trong doanh nghiệp; (3) Hoạt động marketing; (4) Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (5) Trình độ công nghệ. Tác giả cũng nghiên cứu tác động của các nhân tố môi trường vĩ mô và môi trường ngành đến năng lực cạnh tranh của Siêu thị Co.op Mart Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập. Từ đó, tác giả đưa ra 4 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Siêu thị Co.op Mart Cần Thơ Thơ.” Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu đã lâu nên nghiên cứu hiện tại đã không còn phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Bài viết “Kinh nghiệm phát triển hệ thống TTTM và chuỗi TTTM Hệ thống TTTM Sense City” của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op chủ chuỗi hệ thống TTTM Sense City – Tài liệu hội thảo: “Chính sách phát triển mô
  17. 4 hình phân phối hiện đại năm 2014, đã đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thống TTTM nói chung và của chuỗi TTTM Sense City nói riêng. Bài báo “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm Tất Thắng, Tạp chí Cộng sản ngày 23/3/2016 đã nêu cụ thể các yếu tố làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay như: thiếu vốn, quy mô vốn còn nhỏ bé, công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, trình độ công nghệ lạc hậu, nhân lực chưa được đào tạo bài bản… từ đó đưa ra những việc phải làm để nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm: đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh. Bài báo “Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Quốc Phương, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại ngày 13/6/2017 đã nêu các khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh, các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam từ 2005 - 2016 để rút ra những hạn chế và nguyên nhân. Cuối cùng tác giả khuyến nghị những biện pháp đối với doanh nghiệp và nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sỹ (2016) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Hường đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTTM, năng lực cạnh tranh của TTTM, kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số TTTM trên thế giới, từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của TTTM, làm cơ sở để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh hệ thống TTTM Việt Nam. Tác giả đã khái quát tình hình phát triển và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 - 2015. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị đối với
  18. 5 Chính phủ và các cơ quan ban ngành để hoàn thiện các chính sách, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống TTTM Việt Nam. Luận án Tiến sĩ (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Trung Hiếu hệ thống hoá những cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ, đưa ra những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ, làm cơ sở để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phân phối bán lẻ ở Hải Phòng. Tác giả đã khái quát tình hình phát triển và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ 2008 - 2012. Trên cơ sở đó đánh giá những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ đó đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị đối với Chính phủ và Chính quyền thành phố Hải Phòng để hoàn thiện các chính sách,” góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng như trên phạm vi cả nước. Luận án có thể xem là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà quản lý trên địa bàn Hải Phòng nói riêng và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên cả nước nói chung. 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước Stalk G và cộng sự (1992) đã đưa ra chiến lược mới về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty. Vào những năm 1980, các công ty phát hiện ra thời gian là một nguồn lợi thế cạnh tranh mới. “Vào những năm 1990, họ sẽ khám phá ra rằng thời gian chỉ là một phần của sự biến đổi sâu rộng hơn trong logic cạnh tranh. Sử dụng các ví dụ từ Wal-Mart và các công ty rất thành công khác, Stalk, Evans và Shulman của Tập đoàn tư vấn Boston cung cấp cho các nhà quản lý một hướng dẫn về thế giới mới của "cạnh tranh dựa trên năng lực". Trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, chiến lược cũng phải trở nên năng động. Cạnh tranh là một "cuộc chiến của phong trào", trong đó thành công phụ thuộc vào dự đoán xu hướng
  19. 6 thị trường và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Trong một môi trường như vậy, bản chất của chiến lược không phải là cấu trúc của các sản phẩm và thị trường của công ty mà là sự năng động trong hành vi của nó. Để thành công, một công ty phải đề ra các quy trình kinh doanh chính của mình thành các khả năng chiến lược khó bắt chước để phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh trong mắt khách hàng. Khả năng là một tập hợp các quy trình kinh doanh được hiểu một cách chiến lược - ví dụ, chuyên môn của Wal-Mart về bổ sung hàng tồn kho, kỹ năng quản lý đại lý của Honda hoặc khả năng của Banc One để "vượt ra khỏi các ngân hàng quốc gia và ngoài ngân hàng địa phương." Những khả năng như vậy là tập thể và đa chức năng - một phần nhỏ trong công việc của nhiều người, không phải là một phần lớn trong số ít. Cuối cùng, cạnh tranh về khả năng đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào các hệ thống hỗ trợ trải rộng các SBU và chức năng truyền thống và vượt xa những gì các số liệu lợi ích chi phí truyền thống có thể biện minh. Vì vậy, các công ty cần kết hợp quy mô và tính linh hoạt để vượt trội so với đối thủ. Julian Birkinshaw và Neil Hood (1998) lại miêu tả các nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập Đoàn Đa Quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả phát triển một mô hình tiến hóa của công ty con để làm sáng tỏ các quá trình thúc đẩy thay đổi trong hoạt động của công ty con và các khả năng cơ bản của nó. Qua đó cho thấy sự phát triển của công ty con là (1) sự tăng cường / suy giảm các khả năng trong công ty con, cùng với (2) một sự thay đổi rõ ràng trong điều lệ của công ty con. Dựa trên định nghĩa này, tác giả phân tích sự tương tác giữa khả năng và thay đổi điều lệ và xác định năm quy trình tiến hóa công ty con chung, phát triển các đề xuất xung quanh các trình điều khiển cơ bản cho từng quy trình. Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các quy trình và sự nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty con trong các tập đoàn đa quốc gia. Luận văn thạc sỹ “Study of Competitiveness - A Case Study of DHL, Ji Liu & Yuanyuan Wen, University of Gavle, Master’s Thesis in Business Administration, 2012” tập trung nghiên cứu Công ty DHL - một trong những công ty logistic thành công nhất trên thế giới có mặt trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp toàn cầu
  20. 7 thông qua phân tích các yếu tố nội bộ (chất lượng, thương hiệu và marketing) và các yếu tố bên ngoài (phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường). Cuối cùng là phân tích SWOT để tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức làm căn cứ đưa ra một số các giải pháp về marketing, công nghệ, nhân sự để tiếp tục phát triển và bảo vệ vị trí dẫn đầu của mình. Bài viết “Five essential strategies to enhance competitiveness” của tác giả John Manzella ngày 01/4/2014 đã chỉ ra năm chiến lược cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế của doanh nghiệp đó là: tập trung vào năng lực cốt lõi (phát huy những gì đang làm tốt nhất); thu hút và giữ chân người tài (vì tập trung vào năng lực cốt lõi để trở thành tốt nhất phải đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao nhất với khả năng giải quyết vấn đề phân tích phức tạp, và vận dụng các công nghệ tinh vi); lấy khách hàng làm trung tâm (khách hàng ở mỗi quốc gia được tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ đa dạng với giá cả cạnh tranh, nhà sản xuất phải lấy khách hàng làm trung tâm mới có thể nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu và mong muốn của họ);” giảm chi phí và mở rộng hợp tác quốc tế. Công trình nghiên cứu “Using information technologies to raise the competitiveness of smes, Alexandru Nedelea, The USV Annals of Economics and Public Administration, 2012” cho rằng cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng. Nó quyết định, chỉ đạo và kiểm soát chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng với tình hình và liên tục cải tiến để giữ vững vị trí của mình cũng như để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Để tăng năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nổi bật là nâng cao năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên, ứng dụng công nghệ mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Công nghệ thông tin đem đến cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin các doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong tổ chức quá trình kinh doanh, “dòng chảy thông tin, cũng như cung cấp cho họ các phương tiện kiểm soát nguồn lực và chi phí quản lý tốt hơn. Nghiên cứu này xác định và đánh giá các khía cạnh quan trọng về năng lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2