intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thu nhập lên hạnh phúc của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu phân tích tác động của thu nhập lên hạnh phúc. Đồng thời tìm hiểu các tác động khác ảnh hưởng lên hạnh phúc dài hạn, qua đó có được các chính sách phù hợp nhằm cải thiện đời sống tinh thần của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thu nhập lên hạnh phúc của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ LÊ MINH LỘC TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP LÊN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ LÊ MINH LỘC TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP LÊN HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THANH LOAN Tp. Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2018 Tác giả Luận văn Lê Minh Lộc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU .....................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................ 2 1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 2 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.3.3 Không gian và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4 Cấu trúc luận văn ................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................4 2.1 Lược khảo lý thuyết ............................................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm thu nhập ........................................................................................................ 4 2.1.2 Khái niệm hạnh phúc ...................................................................................................... 4 2.1.3 Mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc .................................................................... 6 2.2 Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ............................................................... 8 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................13 3.1. Khung phân tích .................................................................................................................. 13 3.2 Mô hình phân tích ................................................................................................................ 13 3.2.1 Mô hình kinh tế lượng .................................................................................................. 13 3.2.2 Thực hiện mô hình ........................................................................................................ 17 3.2.3 Đo lường các biến số ..................................................................................................... 18 3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................................. 18 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................20 4.1 Tổng quan về các chỉ tiêu phân tích tại Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác tại Việt Nam ....................................................................................................................... 20
  5. 4.1.1 Tổng quan về thu nhập bình quân đầu người từ năm 2010 đến 2016 ở Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước .................................................................................................. 20 4.1.2 Tổng quan về chỉ số hạnh phúc ở Việt Nam ............................................................... 21 4.2 Thống kê mô tả mẫu ............................................................................................................ 23 4.2.1 Đặc điểm chung của mẫu .............................................................................................. 23 4.2.2 Những khác biệt giữa cá nhân có thu nhập và không có thu nhập........................... 29 4.3 Kết quả hồi quy .................................................................................................................... 32 4.3.1 Mô hình ordered probit ................................................................................................ 32 4.3.2 Kết luận ý nghĩa các biến độc lập của mô hình hồi quy ordered probit .................. 37 4.3.3 So sánh sự thay đổi mức độ hài lòng về cuộc sống khi gia tăng thu nhập................ 42 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................45 5.1 Kết luận ................................................................................................................................. 45 5.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................................. 45 5.3 Giới hạn của nghiên cứu ...................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.2: Các biến số trong mô hình ordered probit ..............................................15 Bảng 4.3: Đặc điểm chung của mẫu dữ liệu ...........................................................24 Bảng 4.5: So sánh giữa cá nhân có thu nhập và không có thu nhập .......................29 Bảng 4.6: Kết quả chạy mô hình ordered probit với biến phụ thuộc HP ................32 Bảng 4.7: So sánh giá trị R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh ................33 Bảng 4.8: Kết quả chạy mô hình ordered probit đã loại bỏ biến Age2...................34 Bảng 4.9: So sánh giá trị của sai số chuẩn ..............................................................35 Bảng 4.10: So sánh mức độ hài lòng về cuộc sống ở vấn đề sức khỏe...................36 Bảng 4.11: So sánh dấu kỳ vọng và kết quả mô hình .............................................37
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Khung phân tích ........................................................................................ 13 Hình 4.1: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh 2010- 2016 ........................................................................................................................... 20 Hình 4.2: Chỉ số HPI Việt Nam 2006-2016 .............................................................. 22 Hình 4.4: Mức độ phân bổ thu nhập của người tham gia phỏng vấn ........................ 28 Hình 4.12: Mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ hài lòng trong cuộc sống ........... 43
  8. TÓM TẮT Hạnh phúc là một khái niệm khá đa dạng, với hạnh phúc ngắn hạn biểu hiện cho những cảm xúc vui vẻ trong một thời gian ngắn, trong khi hạnh phúc dài hạn lại mang ý nghĩa trừu tượng hơn, bởi nó thể hiện nguyện vọng, ước mơ khác nhau của cuộc đời mỗi con người như có được sự tôn trọng trong xã hội, đạt được các thành tựu to lớn, được cống hiến sức mình cho cộng đồng, hay đơn giản là có được một mái ấm hạnh phúc. Bài nghiên cứu phân tích về tác động của thu nhập lên hạnh phúc dài hạn, ảnh hưởng của các yếu tố khác lên hạnh phúc dài hạn của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu STEP 2012 của World Bank và mô hình ordered probit nhằm phù hợp với thang đo thứ bậc của mức độ hài lòng về cuộc sống của người tham gia khảo sát. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy, thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc trong ngắn hạn hơn là so với hạnh phúc dài hạn, các yếu tố khác như sức khỏe, giáo dục, tính cách cũng có ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc dài hạn.
  9. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hạnh phúc có nhiều định nghĩa khác nhau đối với mỗi người, mỗi nơi và ở mỗi thời điểm. Theo như Kahneman và Deaton (2010) có hai loại hạnh phúc. Thứ nhất là hạnh phúc trong ngắn hạn, hay còn gọi là hạnh phúc ngày qua ngày, biểu thị cho cảm xúc thỏa mãn trong một khoảng thời gian như ăn một bữa ăn ngon, trúng xổ số hay nhặt được tiền. Thứ hai là hạnh phúc trong dài hạn. Loại này nhằm trả lời câu hỏi “Nhìn lại cuộc đời mình, bạn có cảm thấy hài lòng, hay có tìm được mục đích và ý nghĩa sống không?”. Hạnh phúc trong dài hạn mang ý nghĩa trừu tượng và khó nắm bắt hơn loại hạnh phúc ngắn hạn. Có một câu nói nổi tiếng: “Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc”. Tuy nhiên tiền bạc có thể mua được các đồ đạc, của cải, vật chất thỏa mãn được các nhu cầu thiết yếu của con người. Tiền bạc có thể mua được bảo hiểm sức khỏe, dịch vụ y tế, giáo dục nhằm mang lại sự yên tâm trước các rủi ro bệnh tật, tai nạn trong tương lai. Như vậy tiền bạc có thể làm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của con người, từ cơ bản đến xa hoa, xa xỉ. Theo một cuốn sách nổi tiếng của Graham (2010) Happiness Around the World: The Paradox of Happy Peasants and Miserable Millionaires, về hạnh phúc của mọi người trên toàn thế giới. Tại sao có những người tuy nghèo nàn về vật chất nhưng họ vẫn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng với cuộc sống của mình. Và ngược lại, có những triệu phú nhưng khi được hỏi họ lại trả lời cuộc sống của mình không hạnh phúc. Như vậy, có thật sự tồn tại tác động của tiền bạc hay thu nhập lên hạnh phúc của con người hay không? Nếu như thu nhập có tác động lên hạnh phúc thì sự ảnh hưởng này là lên hạnh phúc ngắn hạn hay dài hạn? Và khi thu nhập không còn là một yếu tố quan trọng để tác động lên hạnh phúc nữa, thì yếu tố nào sẽ là tác nhân mang đến sự hạnh phúc của người dân. Bài nghiên cứu phân tích tác động của thu nhập lên hạnh phúc. Đồng thời tìm hiểu các tác động khác ảnh hưởng lên hạnh phúc dài hạn, qua đó có được các
  10. 2 chính sách phù hợp nhằm cải thiện đời sống tinh thần của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu -Mục tiêu chính: Phân tích tác động của thu nhập ảnh hưởng đến hạnh phúc dài hạn của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. -Mục tiêu cụ thể: + Thu nhập có tác động tiêu cực hay tác động tích cực đến hạnh phúc đối với những người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Phân tích tác động của các yếu tố khác gồm giới tính, sức khỏe, học vấn, gia đình, tính cách có ảnh hưởng đến hạnh phúc dài hạn của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh không? 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Khái niệm Hạnh phúc trong bài nghiên cứu này được định nghĩa qua mức độ hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống thông qua các giá trị đạt được trong cuộc đời của người được phỏng vấn. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của thu nhập (thể hiện qua thu nhập của cá nhân từ tiền lương, tiền công, hoạt động kinh doanh trong một năm) lên sự hạnh phúc. Khách thể của bài nghiên cứu là người dân đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh tuổi từ 15 đến 64. 1.3.3 Không gian và thời gian nghiên cứu Dữ liệu của bài nghiên cứu được lấy tại website: http://microdata.worldbank.org/index.php/catalog/2018/study-description của World Bank (2012). Bộ dữ liệu này được thự hiện khảo sát trên địa bàn hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thời gian thu thập là từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2012. Bài nghiên cứu chỉ sử dụng số liệu thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  11. 3 1.4 Cấu trúc luận văn Chương 1: Trình bày cơ bản về vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Nội dung lược khảo lý thuyết, trình bày khái niệm thu nhập và hạnh phúc cũng như nói lên mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc. Nêu các nghiên cứu khác có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của bài viết này. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu trong bài đề cập đến khung phân tích thể hiện các yếu tố tác động đến hạnh phúc, giới thiệu sơ lược về mô hình phân tích, loại mô hình được thực hiện, ý nghĩa các biến giải thích, lý do lựa chọn và kỳ vọng dấu của các biến độc lập, trình bày nội dung của bộ dữ liệu mà bài nghiên cứu sử dụng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu được trình bày bao gồm thông tin nền về hạnh phúc và thu nhập, thực hiện thống kê mô tả bộ dữ liệu, kết quả hồi quy cũng như kiểm định mô hình hồi quy của bài nghiên cứu. Chương 5: Kết luận về kết quả mô hình và đưa ra hàm ý chính sách dựa trên nghiên cứu đạt được.
  12. 4 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lược khảo lý thuyết 2.1.1 Khái niệm thu nhập Thu nhập thường có nhiều định nghĩa. Trong kinh tế học, thu nhập đối với cá nhân được hiểu là tất cả các khoản thu bằng tiền hay bằng hiện vật mà người lao động nhận được trong một khoảng thời gian làm việc nhất định. Thu nhập đối với doanh nghiệp là khoản lợi nhuận ròng (doanh thu trừ đi chi phí) nhận được trong một khoảng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh. Khái niệm thu nhập cá nhân trong bài nghiên cứu được hiểu là toàn bộ các khoản thu nhập mà cá nhân đó đã kiếm được trong năm qua. Thu nhập được đo lường từ thu nhập mà cá nhân kiếm được trong một đơn vị thời gian nhân với số lượng thời gian mà cá nhân đó đã làm trong năm. Ví dụ: cá nhân kiếm được thu nhập 10 triệu một tháng và trong năm chỉ làm 9 tháng thì thu nhập của cá nhân này là 90 triệu một năm. 2.1.2 Khái niệm hạnh phúc Hạnh phúc thường được khái niệm trên các quan điểm chủ quan dựa trên kinh nghiệm trong cuộc sống. Với người này, hạnh phúc là có chỗ ăn chỗ ở, một cuộc sống bình yên qua ngày. Với người khác, hạnh phúc là phải cống hiến cho xã hội, được lưu danh tên mình trong sử sách. Vì vậy, có thể thấy rằng nếu mục tiêu của cuộc đời khác nhau thì giá trị hạnh phúc ở mỗi người cũng khác nhau. Và việc hoàn thành được mục đích sống của bản thân hay không ảnh hưởng không nhỏ đến việc người đó có cảm thấy hạnh phúc hay không. Quan niệm về hạnh phúc cũng khác nhau giữa các tôn giáo. Như trong Kito giáo: “Hạnh phúc của người công giáo chính là được làm con Thiên Chúa, là Cha đầy lòng yêu thương, và được làm con trong cung lòng Mẹ Hội Thánh.” Thể hiện rằng đối với người công giáo, hạnh phúc đơn giản là được sinh ra, được sống, được cảm nhận về tình thương Thiên Chúa. Hay trong Phật giáo, hạnh phúc là khi con người làm chủ được ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), chỉ xem tiền bạc vật chất là
  13. 5 phương tiện sống, chọn lối sống hướng thiện, yêu thương con người sinh vật, tu dưỡng tâm tính để bản thân cảm thấy thanh tịnh, bình an. Hạnh phúc trong nghiên cứu khoa học lần đầu tiên được thể hiện qua cuốn sách The Science of Happiness của nhiều tác giả vào năm 1861. Từ đó, đề tài về hạnh phúc của con người được nghiên cứu trong nhiều công trình, bài báo và được xem như một đối tượng của kinh tế học. Một nghiên cứu của Chan và Joseph (2000) cho thấy hạnh phúc là được thỏa mãn các khát vọng, nhu cầu mà bản thân họ mong muốn. Các nhu cầu của con người được thể hiện rõ nét qua học thuyết tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1943). Cụ thể, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs), nhu cầu bậc cao (meta needs) và được sắp xếp trong năm tầng: - Tầng thứ nhất: Các nhu cầu sinh lý như ăn, uống, nơi trú ngụ, bài tiết. - Tầng thứ hai: Các nhu cầu an toàn mang lại cảm giác yên tâm như đảm bảo về sức khỏe, công việc, gia đình, tài sản. - Tầng thứ ba: Các nhu cầu về xã hội như có một gia đình yên ấm, người thân bạn bè thân thiết, sinh sống trong một cộng đồng văn minh. - Tầng thứ tư: Các nhu cầu được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng. - Tầng thứ năm: Các nhu cầu được tự thể hiện mình như muốn được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, được mọi người công nhận là sự thành công. Con người chỉ có thể thỏa mãn các nhu cầu ở tầng trên khi đã thỏa mãn nhu cầu ở các tầng phía dưới đáy. Ví dụ một người sẽ không quan tâm đến việc được tôn trọng hay thể hiện bản thân nếu như họ không có đầy đủ thức ăn, nơi ở. Và việc đáp ứng được các nhu cầu ở các tầng cao thì mang đến một sự thỏa mãn mãnh liệt hơn, hạnh phúc hơn so với các tầng dưới. Nghiên cứu về hạnh phúc của con người sẽ dựa trên mức độ thỏa mãn trong cuộc sống của họ. Khái niệm hạnh phúc trong bài nghiên cứu được hiểu như hạnh phúc dài hạn của con người, hay nói về mức độ hài lòng hoặc thỏa mãn của con người về cuộc sống của họ. Con người khi nhìn nhận về cuộc đời mình, thì cảm thấy hạnh phúc,
  14. 6 hay hài lòng về cuộc sống ở một mức độ như thế nào. Khái niệm hạnh phúc trong bài nghiên cứu được đo lường qua câu hỏi “Theo thang từ 1 đến 10 với 10 là hoàn toàn thỏa mãn, bạn hiện tại đang thỏa mãn đến đâu với cuộc sống của mình?” được lấy từ website: http://microdata.worldbank.org/index.php/catalog/2018/study- description của World Bank (2012). Qua đó, theo diễn giải về ý nghĩa của câu hỏi này, hạnh phúc được đo bằng việc người này cảm thấy hài lòng, hay thỏa mãn về cuộc đời mình ở mức độ như thế nào, bởi người có mức độ hài lòng càng cao thì mức độ hạnh phúc dài hạn của họ cũng cao tương ứng. 2.1.3 Mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc Theo nghiên cứu của Diener (1984) và Graham (2010), hạnh phúc có hai khái niệm cần phải được phân biệt rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn. Đầu tiên, con người thường bị cảm xúc về mặt tình cảm làm ảnh hưởng đến suy nghĩ về sự hạnh phúc. Các cảm giác thường ngày như buồn bã, vui vẻ, lo lắng, áp lực, tức giận chỉ biểu thị lên mặt cảm xúc trong thời gian ngắn, và được định nghĩa là loại hạnh phúc ngắn hạn. Loại thứ hai, hạnh phúc trong dài hạn, đề cập đến suy nghĩ của bản thân về cuộc đời của chính mình. Thường thông qua những câu hỏi như: “Bạn đã làm được điều gì để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn?”. Tác giả sẽ lựa chọn loại hạnh phúc thứ hai này làm thước đo để sử dụng trong bài nghiên cứu này. Ngoài ra, một nghiên cứu của Howell (2008) khi nghiên cứu về thước đo hạnh phúc tại 54 quốc gia đang phát triển. Ông đã chứng minh rằng SWB (subjective well-being) nên được đo lường bằng sự hài lòng, thỏa mãn trong cuộc sống (thông qua nhận thức, suy ngẫm và trải nghiệm) hơn là sử dụng các thang đo hạnh phúc (thông qua đánh giá cảm xúc, tình cảm). Điều này củng cố thêm giả thiết về việc lựa chọn hạnh phúc dài hạn làm thang đo trong bài nghiên cứu. Và câu hỏi: “Theo thang từ 1 đến 10 với 10 là hoàn toàn thỏa mãn, bạn hiện tại đang thỏa mãn đến đâu với cuộc sống của mình?” trong cuộc khảo sát STEP (2012) sẽ được chọn làm cơ sở để đánh giá hạnh phúc của người dân sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của Diener và Biswas (2002) đã chứng minh được rằng có mối quan hệ giữa thu nhập với hạnh phúc. Khi thu nhập tăng lên sẽ kéo theo hạnh phúc
  15. 7 của họ cũng tăng theo. Điều này được lý giải qua việc khi có nhiều tiền hơn, con người ta có thể trang trải được cho cuộc sống, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản thiết yếu (đối với những cá nhân nghèo đói), hay đáp ứng được các sở thích, ham muốn vật chất của con người. Ngoài ra, bài nghiên cứu này còn đưa ra nhận định rằng, với những người có thu nhập cao, việc thu nhập tăng lên cũng làm tăng mức độ hạnh phúc của họ. Sự tác động của thu nhập lên hạnh phúc còn được nêu qua nghiên cứu của Headey và Muffels (2008) khi sử dụng bộ dữ liệu kinh tế hộ gia đình ở 5 quốc gia là Anh, Úc, Đức, Hungary và Hà Lan. Thông qua đánh giá lại tác động của phúc lợi kinh tế lên hạnh phúc, tác giả đã kết luận rằng sự giàu có ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng về cuộc sống, kể cả tại các quốc gia có chi tiêu tiêu dùng không bền vững ( như Anh và Hungary), thu nhập cũng ảnh hưởng lên hạnh phúc. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, việc hạnh phúc tăng lên không phải do tác động của thu nhập mà là do sự giàu có lên của một quốc gia, hay một nền kinh tế. Nghiên cứu của Clark (2009) tại Đan Mạch, qua phân tích hồi quy bảng cho thấy rằng tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình, người trả lời báo cáo đều có mức độ hài lòng về cuộc sống tăng lên khi thu nhập trung bình của khu vực lân cận tăng lên. Hay nghiên cứu của Shields (2008) nhằm giải thích nghịch lý Easterlin (Hạnh phúc trung bình sẽ không thay đổi theo thời gian bất chấp sự tăng mạnh của GNP trên đầu người) đã nêu lên mối quan hệ giữa hạnh phúc và độ hữu dụng. Qua đó, con người cảm thấy hạnh phúc hơn khi độ hữu dụng cao hơn, thông qua việc tiêu dùng hàng hóa, đầu tư và tiết kiệm, mà điều này lại đến từ việc tăng trưởng nền kinh tế dẫn đến tăng thu nhập. Chủ nhân của giải Nobel kinh tế năm 2015 là Angus Deaton và cộng sự của mình là Daniel Kahneman trong tác phẩm “Does Money Buy Happiness?” (2010) đã nêu lên mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc, liệu tiền bạc có thể mua được hạnh phúc hay không. Kết quả của bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiền bạc mang đến cho con người sự cải thiện về cuộc sống vật chất, họ cảm thấy hạnh phúc hơn khi
  16. 8 được thỏa mãn các nhu cầu mà khi thu nhập thấp không thể mang lại cho họ, nói cách khác thu nhập tăng làm hạnh phúc ngắn hạn của họ tăng theo. Ngoài ra, Deaton và Kahneman đã chứng minh được rằng, khi thu nhập tăng lên qua một mức nhất định, mà cụ thể là khoảng 75.000 USD trong năm tại Mỹ, thì ảnh hưởng của thu nhập là không còn đáng kể, nghĩa là thu nhập tăng chỉ làm cho hạnh phúc tăng rất ít hoặc không tăng. Giải thích cho điều này, khi một người dân có mức thu nhập vượt ngưỡng 75.000 USD trong năm, các nhu cầu vật chất cơ bản của họ đều đã được đáp ứng, khi đó họ sẽ muốn thỏa mãn các nhu cầu cao cấp hơn trong tháp nhu cầu của Maslow như nhu cầu được tôn trọng, được cống hiến. Khi đó, thu nhập sẽ không còn ảnh hưởng đến mức thỏa mãn trong cuộc sống, hay hạnh phúc dài hạn nữa, mà yếu tố hạnh phúc sẽ được tác động bởi các biến số khác. Bài nghiên cứu sẽ sử dụng lý thuyết này để tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc, cũng như tìm ngưỡng thu nhập mà tại đó ít tác động lên hạnh phúc của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Ngoài các nghiên cứu về sự tác động của thu nhập lên hạnh phúc đã được trình bày ở phần trên. Hạnh phúc của con người còn bị ảnh hưởng bởi một số các biến liên quan khác. Nghiên cứu của Gerdtham (2001) cho thấy rằng hạnh phúc gia tăng khi sức khỏe được cải thiện tốt hơn (Dễ dàng thấy được rằng một người khỏe mạnh thì sẽ tận hưởng cuộc sống tốt hơn là một người hay nằm viện). Tuy nhiên, kết quả của cuộc thăm dò ảnh hưởng của sức khỏe lên sự hài lòng về cuộc sống của Deaton (2008) lại chỉ ra rằng không có một sự ảnh hưởng rõ rệt giữa tuổi thọ kéo dài và sự hạnh phúc trong cuộc sống. Theo giải thích của Deaton, rằng khi được tận hưởng một nền y học tốt, sức khỏe tăng lên và tuổi thọ trung bình sẽ được kéo dài ra. Tuổi thọ tăng chắc chắn sẽ giúp cho con người làm được nhiều việc hơn, và họ sẽ hài lòng về cuộc sống của mình hơn? Không, điều này chỉ làm thay đổi kỳ vọng trong cuộc sống. Minh chứng rõ nét được thể hiện ở các quốc gia có thu nhập cao, khi người ở độ tuổi 50 lại không cảm thấy thỏa mãn về cuộc sống của mình so với
  17. 9 những người ở độ tuổi 60, 70. Giải thích rằng, ở độ tuổi 50 đây là độ tuổi bắt đầu gặp các vấn đề về sức khỏe, trong khi những người ở độ tuổi lớn hơn đã quen với bệnh tật. Ngoài ra, mối quan hệ giữa sức khỏe và hạnh phúc cũng được chứng minh qua nghiên cứu khác của Miquelon ( 2006). Một nghiên cứu của Veenhoven (2008) đã chỉ ra sức khỏe cộng đồng được thúc đẩy khi các chính sách về y tế (bảo hiểm xã hội, an sinh…) được đảm bảo, do vậy việc người dân mua bảo hiểm y tế có thể được xem như cách để tăng cường sức khỏe của mình, mang lại sự an tâm trong tương lai. Qua nghiên cứu của Mechanic (1961) rằng những người đang mắc hay mới trải qua bệnh tật thì thường có xu hướng căng thẳng hơn so với người khỏe mạnh, và nghiên cứu của Schiffrin (2010) nêu lên mối quan hệ giữa căng thẳng và hạnh phúc thông qua việc giảm căng thẳng để có được hạnh phúc. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng tính cách của cá nhân có thể giải thích đáng kể ý nghĩa của hạnh phúc chủ quan (Lucas 2003). Cảm giác căng thẳng mang đến một dấu hiệu tiêu cực đến cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống (Harter 2009). Và việc hút thuốc (thường được sự dụng như một thang đo trong chỉ số sức khỏe) theo nghiên cứu của Munafò (2008) và Clark (2007) lại là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ về sự không thỏa mãn trong cuộc sống. Nguyên nhân trong các nghiên cứu này đã nói lên rằng việc hút thuốc ảnh hưởng một phần của gen di truyền, và những người hút thuốc có các đặc điểm tính cách ảnh hưởng tiêu cực lên việc cảm thấy thỏa mãn về cuộc sống. Ngoài ra, tác động của tuổi tác lên hạnh phúc chủ quan cũng cần được quan tâm và xem xét. Cụ thể, trong nghiên cứu của David (1980) đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của tuổi tác lên mức độ hạnh phúc, tuy rằng sự ảnh hưởng này là không nhiều. Hay nghiên cứu của Stone (2010) nói lên mối quan hệ giữa hạnh phúc và tuổi tác. Ở đây, kết quả nghiên cứu là đường sơ đồ hình dạng U với hạnh phúc tăng lên sau năm 50 tuổi. Giải thích điều này, tác giả nhận định khi một người bắt đầu vào tuổi trưởng thành với áp lực từ công việc đời sống dẫn đến căng thẳng, giận dữ,
  18. 10 điều này tăng dần ở tuổi trung niên và sau đó giảm đi khi đến tuổi an nhàn trong cuộc sống. Nghiên cứu về các yếu tố tác động lên hạnh phúc trong đó có trình độ giáo dục cũng được đề cập trong nghiên cứu của Oreopoulos (2007). Oreopoulos đã đưa ra kết luận rằng cứ một năm học tăng lên thì thu nhập lại tăng lên 15%, ngoài ra việc bỏ học sẽ mang lại sự thỏa mãn trong cuộc sống thấp hơn là người đi học đầy đủ. Mối quan hệ giữa giáo dục và hạnh phúc cũng được nhắc đến trong nghiên cứu của Hartog và Oosterbeek (1998), nghiên cứu sử dụng thang đo chỉ số IQ lúc nhỏ và hoàn cảnh gia đình của một nhóm người ở Hà Lan sinh khoảng năm 1940 để làm thước đo cho giáo dục, kết quả cho thấy rằng chỉ số IQ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn là sự giàu có và sự hạnh phúc, và có chút khác biệt ở giới tính như người phụ nữ thì không giàu có và khỏe mạnh hơn đàn ông nhưng họ lại sống hạnh phúc hơn. Tình trạng hôn nhân cũng được xem là một nhân tố tác động lên hạnh phúc của con người. Một nghiên cứu của Glenn (1975) từ dữ liệu của ba cuộc điều tra tại Mỹ đã đưa ra kết luận rằng những người kết hôn thì có cuộc sống hạnh phúc hơn những người chưa kết hôn, trong đó phụ nữ thì có cuộc sống hạnh phúc hơn đàn ông, nguyên nhân có thể đến từ tâm sinh lý của phụ nữ giúp cho họ dễ dàng cảm thấy hài lòng về cuộc sống hôn nhân hơn đàn ông. Ngược lại với điều này, nghiên cứu của Gove và Hughes (1983) thì nói rằng phải là một cuộc hôn nhân thành công hay cuộc sống độc thân thì mới mang lại giá trị hạnh phúc trong cuộc sống. Đồng ý với quan điểm này còn có nghiên cứu của Williams (2003), bổ sung thêm rằng tình trạng hôn nhân và chất lượng cuộc hôn nhân ảnh hưởng lên tâm lý là như nhau ở cả nam và nữ, ngoài ra việc ly hôn còn mang lại hạnh phúc nhiều hơn là các cặp vợ chồng vẫn cố gắng chung sống với nhau trong một cuộc hôn nhân không trọn vẹn. Làm việc giúp cho con người thỏa mãn trong cuộc sống. Như nghiên cứu của Fisher (2010) nói lên mối quan hệ giữa công việc và hạnh phúc, mà trong đó công việc được đo bằng cam kết về việc làm, sự hài lòng trong công việc, mà kết quả là khi công việc đạt được các yêu cầu của người lao động như môi trường làm việc,
  19. 11 đảm bảo công việc trong dài hạn thì có ý nghĩa tích cực lên hạnh phúc. Tương tự như một nghiên cứu ở Nam Phi của Field và Buitendach (2011) một công việc đảm bảo cùng với chính sách đào tạo dạy nghề sẽ có tác động tích cực lên hạnh phúc của người lao động. Ngoài ra, việc tham gia vào các công việc tình nguyện cũng có tác động lên hạnh phúc, qua nghiên cứu của Thoits và Hewitt (2001) trên dữ liệu bảng Americans' Changing Lives (House 1995) (N = 2681), đã chỉ ra công việc tình nguyện thực sự nâng cao hạnh phúc cá nhân và ngược lại, những người có hạnh phúc cá nhân cao sẽ đầu tư nhiều giờ hơn cho việc đi làm tình nguyện. Một nghiên cứu khác của Schaufeli và các cộng sự (2009) trên mẫu 2115 bác sĩ ở Hà Lan, cho thấy nghiện công việc có tác động tích cực đến sự hạnh phúc và tác động tiêu cực đến sự kiệt sức (ví dụ như tình cảm kiệt sức, làm mất nhân cách và giảm thành tích y tế). Vì vậy, các hoạt động tình nguyện làm tăng sự hạnh phúc của những người tham gia, và ngược lại những người có cuộc sống hạnh phúc thì thường đầu tư nhiều thời gian hơn cho các hoạt động này. Theo nghiên cứu của Yellen (1995) về quyết định điều trị bệnh ung thư của bệnh nhân, thì người bệnh có xu hướng đồng ý điều trị khi sống chung với gia đình, thay vì bỏ cuộc. Có thể hiểu, việc sống chung với người thân mang lại cho họ một động lực sống, và với việc tìm ra mục đích sống, họ sẽ cảm thấy thỏa mãn về cuộc đời của mình hơn. Nghiên cứu của Parks (2012) đã thể hiện các hành vi tự nhiên và tính cách của con người có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc trong cuộc sống. Như nghiên cứu của Maltby (2005) về mối quan hệ giữa sự sẵn lòng tha thứ và hạnh phúc, kết quả qua khảo sát với 224 sinh viên Anh Quốc đã cho thấy lòng vị tha có tác động lên hạnh phúc, tuy ý nghĩa thống kê không được cao. Nguyên nhân là do sự sẵn lòng tha thứ ít tác động đến hạnh phúc ngắn hạn, nhưng lại được xem là một phần đánh giá cho hạnh phúc dài hạn. Có thể hiểu, khi tha thứ cho việc làm của một ai đó, bản thân họ chỉ nhận ra đây là việc nên làm trong khoảng thời gian dài sau này. Kết quả tương tự với nghiên cứu của Eldeleklioğlu (2015), người có lòng vị tha thì có cuộc sống hạnh phúc hơn, có thể hiểu việc tha thứ cho người khác giúp cho bản thân họ
  20. 12 cảm thấy nhẹ nhàng, yên bình trong lòng hơn, từ đó dẫn đến việc sống hạnh phúc hơn. Hay nghiên cứu của Kim và Lee (2011) mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc, với mối quan hệ xã hội được đo lường bằng số bạn bè thực tế trên facebook, kết quả cho thấy lượng bạn bè trên facebook tác động lên hạnh phúc là một đồ thị dạng chữ U ngược, cho thấy rằng ban đầu khi mối quan hệ xã hội tăng thì hạnh phúc tăng nhưng khi đến một điểm thì việc tăng bạn bè lại làm cho niềm hạnh phúc giảm xuống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2