intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

78
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Tổng quan về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập; thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập; một số giải pháp và kiến nghị trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

  1. NGUYỄN SỸ NHÀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. NGUYỄN SỸ NHÀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Minh Hằng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  3. MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .................................................................................. 4 1.1 Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị giáo dục đại học ............................. 4 1.1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập .............................................................. 4 1.1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 4 1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................. 4 1.1.2 Đặc điểm của giáo dục đại học và xu hướng giáo dục đại học hiện nay .............. 6 1.1.2.1 Đặc điểm của giáo dục đại học ..................................................................... 6 1.1.2.2 Xu hướng thị trường hóa Giáo dục đại học .................................................. 7 1.2 Tự chủ tài chính của các trường đại học Việt Nam ....................................................... 7 1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính .................................................................... 7 1.2.2 Xu thế tất yếu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói chung và tự chủ tài chính nói riêng tại các trường đại học Việt Nam................................................ 8 1.2.3 Cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại học .................................................... 9 1.2.3.1 Quyền tự chủ của các trường đại học ........................................................... 9 1.2.3.2 Nội dung tự chủ tài chính tại các trường đại học ........................................ 10 1.2.4 Các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học ......................... 13 1.2.4.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước trong giáo dục đại học ................... 13 1.2.4.2 Sự phát triển của thị trường lao động ......................................................... 14 1.2.4.3 Năng lực của các trường đại học ................................................................ 14
  4. 1.2.5 Tác động của tự chủ tài chính đối với các trường đại học .................................. 15 1.2.5.1 Lợi ích của tự chủ tài chính ........................................................................ 15 1.2.5.2 Những khó khăn và thách thức ................................................................... 16 1.3 Kinh nghiệm về cải cách giáo dục và tự chủ tài chính của các trường đại học trong và ngoài nước ..................................................................................................................... 17 1.3.1 Kinh nghiệm từ quá trình cải cách giáo dục đại học của Hàn Quốc ................... 17 1.3.2 Kinh nghiệm từ hoạt động vô vị lợi trong giáo dục ở Mỹ .................................. 19 1.3.3 Kinh nghiệm về thực hiện tự chủ tài chính tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội .......................................................................................................................... 20 1.3.4 Kinh nghiệm liên kết quốc tế và tự chủ tài chính của Khoa Quốc Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội ................................................................................................... 22 Kết luận chương 1 .............................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (Nghiên cứu tình huống tại Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh) ....................................................................................................... 26 2.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập .......................................... 26 2.1.1 Nội dung .............................................................................................................. 26 2.1.2 Đặc điểm .............................................................................................................. 26 2.2 Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................................... 28 2.3 Khái quát về Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh .......................................... 29 2.3.1 Giới thiệu chung .................................................................................................. 29 2.3.2 Năng lực của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ................................... 31 2.4 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM................ 33 2.4.1 Tình hình thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng tự chủ tài chính tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ........................................ 34 2.4.1.1 Tình hình huy động nguồn lực tài chính ..................................................... 34 2.4.1.2 Tình hình sử dụng nguồn lực tài chính ....................................................... 43
  5. 2.4.1.3 Tình hình trích lập các quỹ ......................................................................... 46 2.4.2 Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính của trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 48 2.4.2.1 Những thành tựu ......................................................................................... 48 2.4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 49 2.4.2.2.1 Hạn chế ............................................................................................... 49 2.4.2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 51 Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH) ........................................ 53 3.1 Xu hướng phát triển mô hình đa dạng hóa cơ chế tài chính tại các đơn vị giáo dục đại học Việt Nam ............................................................................................................... 53 3.1.1 Phát triển mô hình đa dạng hóa giáo dục đại học Việt Nam ............................... 53 3.1.2 Mô hình đa dạng hóa nguồn tài chính cho các trường đại học ở Việt Nam ........ 54 3.2 Các giải pháp cho cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị giáo dục đại học Việt Nam .................................................................................................................................... 55 3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học ............................................................................................................... 55 3.2.2 Thay đổi cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính tại các trường đại học ............... 56 3.2.3 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính thông qua quốc tế hóa tại các trường đại học ................................................................................................................................ 56 3.3 Một số kiến nghị cho việc thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh .................................................................................................... 57 Kết luận chương 3 .............................................................................................................. 60 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 63 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NSNN Ngân sách Nhà nước KHCN Khoa học Công nghệ TP.HCM Thành phố
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ của giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ............. 31 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn thu tài chính của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ............. 34 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp cho Trường Đại học Kinh tế TP.HCM giai đoạn 2003-2012 .................................................................... 37 Biểu đồ 2.4: Sự thay đổi cơ cấu nguồn kinh phí do NSNN cấp cho Trường Đại học Kinh tế TP.HCM giai đoạn 2003-2012 ....................................................... 38 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp và thu khác của Trường Đại học Kinh tế TPHCM ....................................................................................................... 39 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu chi thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ................ 44 Biểu đồ 2.7: Tình hình thực hiện kinh phí cho Nghiên cứu Khoa học do NSNN cấp của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ........................................................ 46 Bảng 2.1: Tình hình trích lập các quỹ và trả TNTT cho người lao động của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 2006-2012 ......................................................... 47
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập được và kêt quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này là trung thực. Các tài liệu trích dẫn có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Học viên Nguyễn Sỹ Nhàn
  9. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Một trong những vấn đề của quá trình cải cách tài chính công là thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách như: Luật ngân sách nhà nước 1996, Luật giáo dục 1998, Nghị định 43/2006/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính. Mục đích của chế độ tự chủ là thực sự phải trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong công tác tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng để cung cấp hàng hoá và dịch vụ công có chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm giải quyết thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ tác động đến việc xã hội hoá trong cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng cho sự phát triển của xã hội, xoá bỏ bao cấp từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong tiến trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các trường đại học không khỏi gặp những khó khăn và nhiều rào cản, quyền tự chủ chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Cụ thể là các trường đại học chưa thật sự chủ động trong mọi hoạt động của mình, quyền tự chủ ở mức độ nửa vời, chưa phát huy được hiệu quả của cơ chế tự chủ mà trái lại còn tạo ra một số khó khăn cho sự phát triển nhà trường. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập – Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hiện nay ở các trường đại học công lập mà cụ thể là trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quyền tự chủ và nâng cao hiệu quả của cơ chế tự chủ, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo.
  10. -2- 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường. Phân tích tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở so sánh với thời kỳ chưa thực hiện tự chủ. Khái quát những kết quả đạt được cũng như những tồn tại mà cơ chế tự chủ tài chính mang lại. Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường tự chủ tài chính và hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu: các văn bản pháp luật, báo cáo tài chính giai đoạn 2003-2012 của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu: cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đi sâu vào thực tiễn tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thống kê mô tả: dựa vào các quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp và sử dụng các số liệu báo cáo tài chính để mô tả tình hình thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện quyền tự chủ tài chính tại trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp phân tích quy nạp để phân tích thực trạng quản lý tài chính So sánh, tổng kết những thành tựu đạt được và những tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Nội dung luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
  11. -3- Chương 2: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghiên cứu tình huống tại trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại trường đại học (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh)
  12. -4- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị giáo dục đại học 1.1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1.1 Khái niệm Khái niệm “hoạt động sự nghiệp” ngụ ý rằng các hoạt động nhằm vào mục tiêu duy trì, ổn định và phát triển một lĩnh vực hay một ngành kinh tế nào đó, như các lĩnh vực: Kiến thiết thị chính, Địa chính, Giao thông… hay ngành kinh tế như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giáo dục, Y tế…. Và hầu như không nhằm vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận như các hoạt động kinh tế. Đơn vị sự nghiệp công được xác định bởi các tiêu thức cơ bản: - Là đơn vị công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. - Được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. - Được nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. - Có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. 1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Xét về nhiều khía cạnh khác nhau chúng ta có nhiều phương thức để phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập. Phân loại theo ngành kinh tế Dựa vào tính chất hoạt động kinh tế mà các đơn vị sự nghiệp phục vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng ngành kinh tế, đơn vị sự nghiệp bao gồm các loại: - Đơn vị sự nghiệp kinh tế (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Giao thông …) - Đơn vị sự nghiệp Giáo dục - Đơn vị sự nghiệp Y tế
  13. -5- - Đơn vị sự nghiệp Thông tin – Truyền thông - Đơn vị sự nghiệp Khoa học và Công nghệ Phân loại theo cấp quản lý hành chính nhà nước Dựa trên hệ thống tổ chức quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan, các đơn vị sự nghiệp bao gồm: - Đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương: là những đơn vị do các cơ quan Trung ương quyết định thành lập, thực hiện nhiệm vụ được Trung ương giao hàng năm và được đảm bảo kinh phí hoạt động từ ngân sách Trung ương. - Đơn vị sự nghiệp thuộc Chính quyền địa phương: là những đơn vị do Chính quyền địa phương quyết định thành lập, thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm và được tài trợ kinh phí từ ngân sách Địa phương. Phân loại theo cấp dự toán chi ngân sách - Đơn vị dự toán cấp 1: là các đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ (đối với Ngân sách Trung ương) hoặc Chủ tịch UBND (đối với Ngân sách Địa phương) giao. Đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức, thực hiện chi tiêu, quyết toán ngân sách của nội bộ đơn vị và của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. - Đơn vị dự toán cấp 2: là đơn vị được đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán và phân bổ dự toán đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chi, kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc. - Đơn vị dự toán cấp 3: là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách theo dự toán được đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp 2 phân bổ, có nhiệm vụ tổ chức chi tiêu, kế toán và quyết toán ngân sách phú hợp với nhiệm vụ được giao và quy định tài chính hiện hành. Phân loại theo mức độ thu sự nghiệp của đơn vị (hay mức độ tài trợ của Ngân sách Nhà nước):
  14. -6- Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau: - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Đây là những đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ với cơ chế giá có tính đến yếu tố thị trường nhưng không vượt quá khung mức quy định của nhà nước. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Đây là những đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ theo quyết định của nhà nước nhưng không thu tiền của công chúng hoặc thu với mức giá không đáng kể. 1.1.2 Đặc điểm của giáo dục đại học và xu hƣớng giáo dục đại học hiện nay 1.1.2.1 Đặc điểm của giáo dục đại học Giáo dục cũng có những điểm chung giống như tất cả các dịch vụ tiêu dùng cá nhân khác là sản phẩm vô hình, có thể tiêu dùng ngay nhưng lại có thêm một số đặc điểm mà các dịch vụ khác không có. Nó có thể “tồn kho” vào tri thức cá nhân, trở thành vốn tri thức. Nó lại có thuộc tính xã hội mà các hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) cá nhân khác không có, và được xếp vào loại hàng hoá có tính chất công. Giáo dục cơ bản nhằm đào tạo những người công dân có ích với chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Một người vô học thiếu hiểu biết về trách nhiệm cá nhân và xã hội sinh ra trộm cắp, giết người cướp của, v.v. sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của mọi người. Sản phẩm giáo dục như vậy không chỉ mang lợi ích cho cá nhân mà cho cả xã hội, tức là lợi ích xã hội do giáo dục tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân. Giáo dục phổ thông cho đến lớp 12 là đòi hỏi tối thiểu, cần cưỡng bách. Đã là cưỡng bách thì nhà nước phải tài trợ vì người dân không còn quyền tự do chọn lựa. Về giáo dục đại học, dù ít ai quan niệm đây là giáo dục cơ bản, nhưng về thực chất gần như
  15. -7- không có nước nào dựa chủ yếu vào tư nhân để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Đó là vì giáo dục đại học được coi là cần thiết nhằm xây dựng một xã hội phát triển mà trong đó mọi người đều được thừa hưởng. Tuy vậy, giáo dục đại học chủ yếu có giá trị làm tăng thu nhập của người học trong tương lai, và do đó xã hội thay vì phải bảo đảm chi phí thì có thể huy động sự đóng góp của người học. Từ trước những năm 70, gần như cả thế giới đều xem Giáo dục đại học là một loại “dịch vụ công”. Tuy nhiên , trong vài thập niên qua, với những ảnh hưởng của cơ chế thị trường thì Giáo dục đại học là “công” hay “tư” vẫn còn được tranh luận. Thực chất, trong Giáo dục đại học ngày nay, vấn đề quan trọng không còn là “công” hay “tư” mà, với cơ sở Giáo dục đại học là không vì lợi nhuận hay có lợi nhuận và với người học là việc chia sẻ chi phí. 1.1.2.2 Xu hƣớng thị trƣờng hóa Giáo dục đại học - Khi nền Giáo dục đại học chuyển sang nền Giáo dục số đông, điều này tạo nên một áp lực lớn cho NSNN. Đầu tư từ NSNN tính trên đầu sinhv iên có xu thế giảm liên tục. Vì vậy, một mặt xã hội yêu cầu các trường đại học phải được vận hành hiệu quả hơn, mặt khác các trường đại học tăng thu từ các nguồn thu khác ngoài NSNN như học phí và mở rộng hoạt động kinh doanh. - Ảnh hưởng của xu thế kinh tế thị trường, trong khi việc quản lý tập trung trở nên kém hiệu quả, cần phảo chuyển việc cung cấp các dịch vụ xã hội từ chính phủ sang thị trường. - Xu thế toàn cầu hóa tạo nên sức ép về thương mại hóa Giáo dục đại học đối với các nước đang phát triển. 1.2 Tự chủ tài chính của các trƣờng đại học Việt Nam 1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính - Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động, qua đó làm tăng chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ của đơn vị.
  16. -8- - Cơ chế quản lý tài chính có thể khái quát đó là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách, chế độ về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị dự toán các cấp với cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước. 1.2.2 Xu thế tất yếu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói chung và tự chủ tài chính nói riêng tại các trƣờng đại học Việt Nam Trên thế giới, sự gia tăng quyền tự chủ cho các trường đại học ở khắp nơi đã trở thành một xu thế lớn và mang tính xuyên suốt trong quá trình cải cách giáo dục đại học. Ở Việt Nam hiện nay, với chủ trương cải cách hành chính, Chính phủ đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Việc phân định này nhằm xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội về mọi mặt để phát triển các hoạt động sự nghiệp: từ nguồn tài chính đến hoạt động quản lý nhân sự, từ kế hoạch chiến lược của đơn vị đến tổ chức hoạt động hiệu quả… từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước. Trong chiến lược cải cách giáo dục đại học Việt Nam, Nhà nước sử dụng nhiều nhóm giải pháp lớn như: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục; đổi mới quản lý giáo dục; tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục; Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục..., trong đó giải pháp đổi mới quản lý giáo dục và tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục là những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển giáo dục. Để thực hiện mục đích trên đây, Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học. Quyền tự chủ đối với các tổ chức này được thể hiện chủ yếu trên ba nội dung lớn là: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức biên chế và tự chủ về tài chính. Như vậy, chúng ta có thể thấy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói chung và tự chủ tài chính nói riêng là một xu hướng tất yếu trong quá trình cải cách giáo dục đại học.
  17. -9- Thương hiệu và uy tín của một trường đại học hình thành từ các yếu tố: thứ nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao; thứ hai là phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến; thứ ba là chất lượng sinh viên tốt nghiệp có trình độ và năng lực phù hợp với ngành nghề đào tạo. Các vấn đề này được giải quyết khi các trường đại học có một nguồn tài chính dồi dào. Vì vậy, cơ chế tự chủ tài chính phải được thực hiện linh hoạt, phù hợp để có thể phát huy tối đa nguồn lực tham gia vào quá trình đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại hóa. 1.2.3 Cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học 1.2.3.1 Quyền tự chủ của các trƣờng đại học Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, các trường đại học gần như không có quyền tự chủ, mọi nhu cầu và hoạt động của nhà trường đều được thực hiện theo kế hoạch có sẵn từ cấp trên giao xuống. Ví dụ như nội dung, chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, mức học phí, học bổng, v.v….Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học là một xu thế tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển. Quyền tự chủ của các trường đại học bao gồm những khía cạnh như sau: - Tự chủ về tổ chức và biên chế: các trường đại học được quyền sắp xếp bộ máy, được quyền tuyển dụng hoặc sa thải cán bộ, nhân viên của trường. - Tự chủ về hoạt động chuyên môn của trường: các trường đại học được quyền quyết định tổ chức hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học để thực hiện chức năng của trường. Các trường được xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển theo hướng hiện đại, tiên tiến, có khả năng cạnh tranh lành mạnh trong và ngoài nước. - Tự chủ về tài chính: các trường đại học được quyền quyết định hoạt động tài chính của trường.
  18. - 10 - 1.2.3.2 Nội dung tự chủ tài chính tại các trƣờng đại học Tự chủ tài chính liên quan đến tự chủ trong quản lý hoạt động thu, chi, quản lý và phân phối kết quả hoạt động tài chính, quản lý các quỹ, quản lý tài sản,… Trong đó, việc quản lý nguồn thu và quản lý chi tiêu tài chính là quan trọng nhất. Quản lý nguồn thu Nguồn thu của nhà trường là các kinh phí mà nhà trường nhận được không phải hoàn trả dùng để triển khai các hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác của trường. Nguồn thu của các trường đại học bao gồm những khoản sau: - Nguồn thu do Ngân sách Nhà nước cấp bao gồm kinh phí cấp phát cho giáo dục đào tạo từ Ngân sách trung ương và địa phương, kinh phí cấp phát cho nghiên cứu khoa học từ bộ ngành chủ quản và các loại kinh phí khác như công phí, kinh phí y tế v.v… Nguồn thu từ NSNN phải được quản lý và sắp xếp sử dụng theo chi tiêu dự toán và quy định của nhà nước. - Nguồn thu bổ trợ từ cấp trên là nguồn thu bổ trợ từ bộ ngành chủ quản và đơn vị cấp trên. - Nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu nhận được để triển khai các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phụ trợ khác. Trong đó nguồn thu hoạt động giảng dạy chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Nguồn thu từ kinh doanh là nguồn thu nhận được do các trường triển khai hoạt động kinh doanh không phải hạch toán độc lập. - Nguồn thu từ các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập nộp lên theo quy định. - Nguồn thu khác là các khoản thu ngoài phạm vi quy định nói trên như thu do đầu tư, quyên tặng, lãi suất v.v… Nguồn thu từ NSNN được quản lý dễ dàng trên cơ sở chi tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, định mức phân bổ dự toán chi NSNN, các khoản chi hoạt động đặc thù theo chế độ quy định và tình hình thực hiện dự toán năm trước. Đối với nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác thì việc quản lý chủ yếu dựa vào số liệu dự toán năm trước, trên cơ sở đó mà ước tính. Vì vậy sau đó phải theo dõi tình
  19. - 11 - hình thực tế và đối chiếu với kế hoạch để kịp thời phát hiện những chênh lệch và điều chỉnh phù hợp. Quản lý chi tiêu (sử dụng kinh phí) Chi tiêu của nhà trường là các khoản chi phí phát sinh khi triển khai các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Chi tiêu của trường đại học bao gồm: * Chi sự nghiệp là chi tiêu phát sinh khi trường triển khai các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phụ trợ khác. Chi sự nghiệp bao gồm tiền lương cơ bản, tiền lương bổ trợ, lương khác, phúc lợi cho cán bộ nhân viên, phí BHXH, học bổng, phí công vụ, nghiệp vụ, mua sắm sửa chữa thiết bị và những chi phí khác. Dựa vào mục đích sử dụng nguồn kinh phí, chi sự nghiệp gồm những khoản sau: - Chi tiêu cho hoạt động giảng dạy - Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học - Chi tiêu phụ trợ nghiệp vụ - Chi tiêu cho quản lý hành chính - Chi tiêu cho hậu cần - Chi tiêu cho hoạt động sinh viên ngoài công tác giảng dạy bao gồm quỹ khen thưởng sinh viên, quỹ cho sinh viên vay, các loại học bổng và phí hoạt động của sinh viên v.v… - Chi tiêu bảo hiểm, phúc lợi cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. * Chi tiêu cho kinh doanh là chi tiêu phát sinh để triển khai các hoạt động kinh doanh không hạch toán độc lập. * Chi tiêu cho xây dựng cơ bản * Chi tiêu bổ trợ đối với các đơn vị trực thuộc Vấn đề quản lý chi tiêu thực chất là việc quản lý mục đích chi tiêu. Mỗi nguồn thu có tính chất khác nhau phục vụ cho một mục đích chi tiêu khác nhau, do đó việc quản lý chi tiêu dựa trên nguồn thu sẽ đạt hiệu quả nhất và có thể kiểm soát chặt chẽ nhất.
  20. - 12 - Đối với nguồn thu từ NSNN, thứ nhất việc chi tiêu phải đảm bảo chi đúng và phân bổ đúng đối tượng mà ngân sách dự toán được duyệt. Thứ hai, các khoản chi phải phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn được nhà nước giao của đơn vị. Thứ ba, việc đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả. Đối với các nguồn thu khác từ hoạt động của đơn vị, việc quản lý chi tiêu cần phải quản lý thứ nhất là hình thức chi tiêu thường xuyên hay không thường xuyên, thứ hai là đòi hỏi quản lý về mặt lượng (tổng chi phí), thứ ba là thời điểm chi tiêu trong năm. Quản lý tốt ba vấn đề này sẽ giúp cho đơn vị chủ động trong việc phân phối nguồn tài chính và đạt hiệu quả cao trong sử dụng nguồn lực. Yêu cầu trong quản lý thu chi tài chính của các trường đại học trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ - Thực hiện thu chi theo pháp luật quy định. Về nguồn thu, các trường quản lý nguồn thu theo đúng pháp luật và các chính sách liên quan do nhà nước quy định. Các loại phí phải trong phạm vi và tiêu chuẩn quy định. Các loại nguồn thu phải được đưa vào dự toán của nhà trường, thống nhất quản lý và hạch toán. Về chi tiêu, các trường cần tăng cường quản lý chi tiêu, các loại chi tiêu được liệt kê theo số thực tế phát sinh. - Kết hợp chặt chẽ hai yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm. Các đơn vị sử dụng ngân sách được giao các quyền hạn rõ ràng và phân bổ hợp lý để thực hiện cung cấp dịch vụ công một cách hiệu quả. Bên cạnh quyền hạn được giao, trách nhiệm cụ thể về hiệu quả sử dụng ngân sách phải đề ra rõ ràng thì ngân sách mới thực sự được quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả. - Chuyển dần từ chế độ dự toán sang hạch toán độc lập Trong quá trình cải cách, từng bước chuyển dần từ cơ chế tập trung bao cấp sang tự chủ một phần và tiến đến tự chủ hoàn toàn, các đơn vị dự toán sẽ chuyển dần sang tự hạch toán một phần và hạch toán độc lập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2