intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng và góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN ANH TRUNG HIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN ANH TRUNG HIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TIẾN Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thanh Tiến Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Lào Cai, tháng 08 năm 2019 Tác giả Phan Anh Trung Hiếu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp; các thầy giáo, cô giáo Khoa Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, xin gửi tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tiến lời cảm ơn sâu sắc nhất, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học đạo tào trình độ Thạc sĩ. Chân thành cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Quỹ bảo vệ Phát triển rừng tỉnh Lào Cai đã cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ cho hoàn thiện luận văn. Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai” được thực hiện trong quá trình học tập theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa 25 giai đoạn 2017 - 2019 của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019 Tác giả Phan Anh Trung Hiếu
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài ............................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4 3. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 5 1.1. Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới ......................... 5 1.1.1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Hoa Kỳ và các nước Mỹ - Latinh .... 5 1.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Châu Âu ........................................... 8 1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Châu Á ............................................. 9 1.2. Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam ....................... 11 1.2.1. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam .. 11 1.2.2. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam ................... 13 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 17 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 21 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32 2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.............................................................. 32 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 32
  6. iv 2.2.2. Thời gian thực hiện ............................................................................... 32 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33 2.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 33 2.4.2. Phương pháp cụ thể ............................................................................... 34 2.4.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 36 2.4.4. Phương pháp xử lý và xử lý số liệu ...................................................... 37 2.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá, phân tích ............................................................ 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39 3.1. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai giai đoạn 2014 – 2018 .................................. 39 3.1.1. Khái quát chung về hiện trạng tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Hoàng Liên.................................................................................................................. 39 3.1.2. Kết quả thực hiện chi trả DVMTR tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên..... 44 3.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường ....................................................................................................... 47 3.2.1. Chính sách chi trả DVMTR đối với kinh tế, thu nhập của người dân .......... 47 3.2.2. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường ............................................................................. 49 3.2.3. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đối với các vấn đề xã hội, nhận thức của người dân ................................................................................. 54 3.3. Kết quả phân tích những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai chính sách chi trả DVMTR tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên .................. 62 3.3.1. Về thuận lợi ........................................................................................... 62 3.3.2. Về khó khăn, tồn tại .............................................................................. 64 3.3.3. Hạn chế trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.................... 65 3.3.4. Nguyên nhân ......................................................................................... 66
  7. v 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR Vườn Quốc gia Hoàng Liên ...................................................................................... 67 3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 67 3.4.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .................................................... 67 3.4.3. Giải pháp về tuyên truyền ..................................................................... 68 3.4.4. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng ................................................. 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72 1. Kết luận ....................................................................................................... 72 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DVMTR Dịch vụ môi trường rừng PES Chi trả dịch vụ hệ sinh thái PFES Chi trả dịch vụ môi trường rừng PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng PTNT Phát triển nông thôn Phương pháp đánh giá những điểm mạnh, điểm SWOT yếu, cơ hội và thách thức
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hiện trạng dân số và lao động các xã ............................................. 23 Bảng 1.2. Tình hình thu nhập của các xã vùng đệm ....................................... 24 Bảng 1.3. Số hộ nghèo và cần nghèo tại các xã vùng đệm ............................. 25 Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu ..... 26 Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu ..... 27 Bảng 1.6. Cơ cấu thu nhập kinh tế .................................................................. 29 Bảng 2.1. Thống kê số lượng phiếu phỏng vấn theo đối tượng ...................... 35 Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Vườn Quốc gia Hoàng Liên ... 39 Bảng 3.2. Thống kê thành phần các loài thực vật Vườn Quốc gia Hoàng Liên ...................................................................................................... 41 Bảng 3.3. So sánh về thực vật ở các khu rừng đặc dụng ................................ 42 Bảng 3.4. Bảng xếp hạng mức độ quý hiếm của các loài thực vật ................. 43 Bảng 3.5. Doanh thu từ nguồn chi trả DVMTR.............................................. 44 Bảng 3.6. Chi trả tiền DVMTR cho cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng ...... 46 Bảng 3.7. Chi trả tiền DVMTR cho diện tích do chủ rừng tự bảo vệ ................ 47 Bảng 3.8. Thu hập bình quân của người nhận khoán bảo vệ rừng từ DVMTR trên địa bàn tỉnh ............................................................................................... 48 Bảng 3.9. Tổng hợp các vụ cháy thuộc lưu vực được chi trả DVMTR .......... 52 Bảng 3.10. Tổng hợp các vụ xử lý vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ rừng ..................................................................................................... 53 Bảng 3.11. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến vấn đề xã hội....... 55 Bảng 3.12 Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức ............. 57 Bảng 3.13. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến cộng đồng ........... 58 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá nhận thức và mức độ hài lòng của đối tượng tham gia chính sách chi trả DVMTR được phỏng vấn ................................... 60
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ ranh giới Vườn Quốc gia Hoàng Liên .................................. 18 Biểu đồ 3.1. So sánh sự đa dạng về thực vật giữa các khu rừng đặc dụng ..... 43 Biểu đồ 3.2. Doanh thu từ chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2018 ................ 45 Biểu đồ 3.3. Chi trả tiền DVMTR cho khoán bảo vệ rừng ............................. 46 Biểu đồ 3.4. Số tiền nhận được từ chi trả DVMTR so với thu nhập bình quân của hộ gia đình năm 2018 ............................................................................... 48 Biểu đồ 3.5. Diện tích có rừng qua các năm ................................................... 50 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ che phủ rừng qua các năm................................................. 51 Biểu đồ 3.7. Mức độ nhận thức của đối tượng tham gia chính sách chi trả DVMTR được phỏng vấn ............................................................................... 59 Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng của đối tượng tham gia chính sách chi trả DVMTR được phỏng vấn ............................................................................... 61
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Vai trò của rừng đối với sự tồn tại, phát triển của các sinh vật trên trái đất, đặc biệt là con người là vô cùng to lớn. Rừng không chỉ cung cấp các loại thức ăn, gỗ, củi và các lâm sản khác cho con người mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái và bảo tồn nguồn gen. Những đối tượng trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, cuộc sống của họ gắn liền và phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, nguồn lợi sinh kế từ rừng mang lại chưa thể giúp họ thoát nghèo, thu nhập kinh tế từ rừng chưa thực sự ổn định để người dân đảm bảo cuộc sống và yên tâm bảo vệ, phát triển rừng. Trên cơ sở thực tế đó, cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái PES ra đời. PES là viết tắt của PES là viết tắt của cụm từ Payment for Ecosystem Services - Chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái, hay Payment for Environmental Services (or benefits) - Chi trả cho các dịch vụ (hay các lợi ích) của môi trường. PES được hiểu là việc thanh toán có điều kiện cho người nông dân hay chủ sỡ hữu đất thông qua một hệ thống chi trả minh bạch khi họ cung cấp các dịch vụ sinh thái tự nguyện. Các chương trình PES giúp thúc đẩy bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên thị trường (Forest Trends, Nhóm Katoomba (2010). Đã có 24 dịch vụ hệ sinh thái được xác định và đánh giá bởi báo cáo “Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ” vào năm 2005 bởi Liên hợp quốc, nhằm đánh giá tình trạng hệ sinh thái thế giới. Báo cáo đã xác định được nhiều loại dịch vụ hệ sinh thái như sản xuất lương thực (dưới dạng cây trồng, vật nuôi, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và thực phẩm hoang dã); gỗ (dưới dạng cây gỗ, bông, gai và lụa); nguồn gen (hóa chất, thuốc từ tự nhiên và dược phẩm), nước sạch, điều hòa chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước,
  12. 2 chống xói mòn, lọc nước và xử lý rác thải, ứng phó với bệnh tật và dịch bệnh, thụ phấn, ứng phó với rủi ro tự nhiên và các dịch vụ văn hóa (bao gồm tôn giáo, tín ngưỡng và các giá trị mỹ thuật, giải trí và du lịch). Trong số 24 dịch vụ hệ sinh thái kể trên, có 3 loại dịch vụ được quan tâm hàng đầu và cũng được chi trả nhiều tiền nhất, đó là các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu, các dịch vụ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học. Nhu cầu đối với 3 loại dịch vụ hệ sinh thái này được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng theo thời gian. Hiện nay, cùng với xu thế chung, Việt Nam tập trung vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu, dịch vụ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua cung cấp các dịch vụ môi trường rừng (PFES - Payment for Forest Environmental Services). Ngày 24 tháng 9 năm 2010, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ra đời quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Điều 3 trong Nghị định nêu rõ, “Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân”. Nghị định cũng chỉ ra, các loại dịch vụ môi trường rừng gồm: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Kế thừa những kết quả đã đạt được từ chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Quốc hội đã đưa nội dung dịch vụ môi trường vào Luật Lâm nghiệp 2017, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Ngày 16 tháng 11 năm 2018 Chính phủ ban hành
  13. 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp thay thế Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, trong đó dành 8 mục 30 Điều quy định về dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ phát triển rừng. Lào Cai là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tỉnh đã chi trả tổng số vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng là trên 1.000 tỷ đồng, bao gồm tiền thu từ các cơ sở sản xuất thuỷ điện 89%, nước sạch 6%, kinh doanh dịch vụ du lịch 5%. Riêng trong năm 2016, Lào Cai đã thu được 45,449 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng từ các đơn vị sản xuất thủy điện và cung ứng nước sạch và chi trả cho chủ rừng gần 40 tỷ đồng (Phạm Thu Hà, Lào Cai 2017). Vườn Quốc gia Hoàng Liên là đơn vị có diện tích rừng lớn nằm trong lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng với 18.576,46 ha đủ điều kiện chi trả. Bắt đầu từ năm 2011, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng bắt đầu được đánh giá và lập hồ sơ chi trả, đến năm 2012 chính thức giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng tới các đối tượng thụ hưởng. Qua hơn 07 năm thực hiện, chính sách chi trả DVMTR tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã đạt được những thành công nhất định như: đảm bảo thực thi chính sách của Nhà nước về chi trả DVMTR, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân sinh sống trong rừng và gần rừng… Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Lào Cai nói chung và đối với Vườn Quốc gia Hoàng Liên nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhằm đánh giá được hiệu quả công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, chỉ ra những hạn chế và khó khăn, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả chính sách góp phần bảo vệ phát triển rừng ngày càng tốt
  14. 4 hơn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Cung cấp thêm cơ sở khoa học, thực tiễn trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng và góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường do chính sách chi trả DVMTR mang lại. - Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất được những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả đề tài là nguồn tư liệu khoa học, thực tiễn để giúp cho các nhà quản lý định hướng trong việc xây dựng kế hoạch và giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng được hiệu quả. Kết quả đề tài cũng là những tư liệu khoa học để cho sinh viên và học viên tham khảo trong lĩnh vực về chi trả dịch vụ môi trường rừng nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng.
  15. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới 1.1.1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Hoa Kỳ và các nước Mỹ - Latinh 1.1.1.1. Hoa Kỳ: Quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hình chi trả PES sớm nhất là Hoa Kỳ. Từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện Chương trình duy trì bảo tồn, ở Hawai đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn, bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiện nguồn nước mặt, nước ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác (Nguyễn Tuấn Dũng (2005). Tại Oregon thuộc tiểu bang Portland đã áp dụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trường sinh thái của chúng. Từ việc xác định và đầu tư đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông nơi cá Hồi đẻ là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bi khai thác quá mức xưa kia là nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách vê ý thức bảo vệ rừng v.v. Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ rừng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước ở thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố đã lập ra công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ cho các nông dân là chủ đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố (Số liệu điều tra về dân sinh, kinh tế, xã hội).
  16. 6 1.1.1.2. Costa Rica - Năm 1996, quốc gia này đã thực hiện Chi trả DVMTR thông qua Quỹ tài chính Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động như một người trung gian giữa chủ rừng và người mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. FONAFIFO và nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tư nhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 45 USD/ha/năm cho hoạt động bảo vệ rừng của mình và 116 USD/ha/năm cho phục hồi rừng [6]. - Bắt đầu từ năm 1997, nước này đã tiến hành xây dựng cơ chế chi trả DVMTR trên các văn bản luật. Theo đó người chủ sử dụng đất có thể nhận được sự chi trả cho một số hình thức sử dụng đất bao gồm trồng rừng, khai thác gỗ bền vững, và bảo tồn rừng nguyên sinh. Ngoài ra, Costa Rica còn tiến hành xây dựng chương trình chi trả dịch vụ môi trường (PSA). Nguồn tài chính thu được bao gồm: Thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ carbon, tài trợ nước ngoài và các khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. Trong đó thuế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chiếm 1/3 tổng nguồn thu của chương trình. Ngay từ khi chương trình được đi vào thực hiện, người ta đã hi vọng rất lớn vào nguồn thu từ việc bán các tín chỉ carbon. Năm 1998, Chính phủ Costa Rica đã tuyên bố bán ra 300 triệu đô la trái phiếu carbon, hay còn gọi là chứng chỉ hấp thụ thương mại CTO, vì vậy một Tổ chức đặc biệt OCIC đã được thành lập để trợ giúp cho việc mua bán các tín chỉ carbon. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại không như mong đợi, chỉ có một hóa đơn duy nhất trị giá 2 triệu đô được bán ra. Từ năm 2000, chương trình chi trả dịch vụ môi trường PSA đã được Ngân hàng Thế giới cho vay vốn ưu đãi 32.6 triệu USD nhằm giúp Chính phủ nước này duy trì các hợp đồng dịch vụ môi trường, và Quỹ Môi trường Toàn cầu - GEF đã tài trợ 8 triệu USD để xem xét sự chi trả từ
  17. 7 phía cộng đồng thế giới về dịch vụ đa dạng sinh học mà Costa Rica đang cung cấp. Và cuối cùng là, những người được hưởng lợi từ dịch vụ nước (bao gồm: nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước, người sử dụng trong nước, các nhà máy) sẽ phải chi trả cho dịch vụ nguồn nước mà họ được nhận. Hiện tại, các nhà máy thủy điện đã chấp nhận chi trả cho loại dịch vụ này. Tuy nhiên khoản tài chính thu được từ phía nhà máy thủy điện vẫn còn khá nhỏ, khoảng 100.000 đô kể từ khi chương trình được bắt đầu (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (2016). 1.1.1.3. Bolivia Một tổ chức phi chính phủ của Bolivia và Ủy ban bảo vệ thiên nhiên đã phối hợp với hai công ty năng lượng Mỹ để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng của Vườn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ cacbon (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). 1.1.1.4. Khu vực Trung Mỹ và Mexico Chương trình về DVMT thủy văn (PSA-H) là Chương trình lớn nhất Châu Mỹ. PSA-H tập trung vào bảo tồn các rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy và chất lựợng nước. Mexico đã thành lập quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện chi trả DVMTR từ việc sử dụng đất. Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để quản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn. 1.1.1.5. Brazil Chính phủ phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt. Ở Parana cũng như ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lưu thông hàng hóa và dịch vụ (ICMS)- một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ được phân bổ cho các thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần bảo vệ hoặc cho các thành phố cung cấp nước cung cấp nước cho các thành phố lân cận (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Bên cạnh đó, Chính phủ
  18. 8 cũng đã thực hiện “Chương trình ủng hộ môi trường” trong đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững môi trường của khu vực Amazon. Một số sáng kiến carbon được thực hiện, ví dụ Dự án Plantar được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung cấp gỗ bền vững để sản xuất gang ở bang Minas Gerais. Một số thành phố ở miền nam Bazil cung quan tâm đến PES trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn. 1.1.1.6. Chile Một số cá nhân khu vực tư nhân đã bỏ tiền đầu tư vào khu vực bảo vệ tư nhân chỉ vì mục đích bảo tồn trên những diện tích có tính đa dang sinh học cao. Việc chi trả được thực hiện trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ ý nguyện muốn hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn của Chính phủ tại những sinh cảnh có nguy cơ bị đe dọa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). 1.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Châu Âu 1.1.2.1. Pháp Công ty Perrier Vittel nhận thấy rằng, nếu đầu tư vào bảo tồn diện tích đất xung quanh khu vực đất ngập nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nước để giải quyết vấn đề chất lượng nước. Theo đó họ đã mua 600 mẫu đất nằm trong khu vực sinh cảnh nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nông dân trong vùng. Nông dân vùng đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền đông nam nước Pháp được nhận tiền đền bù để chấp nhận giảm quy mô chăn nuôi bò sửa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi và trồng rừng ở những khu vực nước thẩm thấu nhạy cảm. Công ty Perrier Vittel chi trả chất lượng nước cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thượng lưu khoảng 230 USD/ha/năm, trong 7 năm Công ty đã chi trả số tiền là 3,8 triệu USD (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). 1.1.2.2. Đức
  19. 9 Chính phủ đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hòa Dominica (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). 1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Châu Á Một số nước như: Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam được lựa chọn để thí điểm và phát triển phát triển các chương trình về PES nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế chi trả dịch vụ môi trường. Đặc biệt là Indonesia, Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về chi trả dịch vụ môi trường đối với quản lý khu vực đầu nguồn. Ngoài ra nhằm liên kết người cung cấp dịch vụ môi trường với người sử dụng dịch vụ môi trường trong chương trình thử nghiệm cơ chế chi trả. Trong khi, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cộng đồng địa phương thường xuyên xảy ra xung đột, và điều đó chứng tỏ rằng cộng đồng vùng cao cũng nhận ra được tầm quan trọng và vai trò của họ. Các doanh nghiệp như: nhà máy thủy điện, công ty cung cấp nước thành phố là đối tượng thường không đưa ra cam kết dài hạn với cộng đồng địa phương vì họ cho rằng đây là mặt hàng không có nhiều người mua để lựa chọn. Vì vậy, các kế hoạch chi trả môi trường có thể hợp thức hóa cơ chế chia sẻ trách nhiệm về sinh kế và đạt được mục tiêu kinh tế bền vững. việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường bao gồm các hợp đồng bảo tồn giữa người cung cấp dịch vụ và bên hưởng lợi từ dịch vụ (Nguyễn Huy Thuận (2017),. 1.1.3.1. Bakun (Phillipines) Chính phủ công nhận các quyền sở hữu không chính thức về đất đai do tổ tiên để lại. Việc được giao đất ở Bakun được xem là hoạt động chi trả cho
  20. 10 việc quản lý bên vững. Về phía cộng đồng, tất cả mọi người đều được chi trả, hưởng lợi cho việc trao đổi cung cấp dịch vụ đầu nguồn. 1.1.3.2. Indonesia Thành phố Mataram và huyện Tây Lombok thiết lập cơ chế chuyển giao dịch từ các chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn. Các khách hàng của công ty PDAM (40000 hộ gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0.15- 0.20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok. 1.1.3.3. Trung Quốc Loại hình chi trả công cộng đã được tiến hành từ năm 1998 ở Trung Quốc. Khi đó, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được sửa đổi nhằm thể chế hóa và cho phép hệ thống đền bù HST rừng. Giai đoạn 2001 - 2004, hệ thống đền bù HST rừng lần đầu tiên được tiến hành thí điểm làm cơ sở cho Quỹ đền bù HST rừng được thành lập vào năm 2004. Tháng 6/2007, Quỹ Carbon Quốc gia cũng đã được thành lập với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) và Chính phủ Trung Quốc (Cục Lâm nghiệp) nhằm thúc đẩy trồng rừng, quản lý rừng bền vững và bảo vệ rừng của các cộng đồng địa phương cho mục đích hấp thụ các bon. Công ty China Petrol, CI, TNC, Chính phủ và một số doanh nghiệp khác đó đóng góp vào quỹ này (Forest Trends, Nhóm Katoomba (2008). 1.1.3.4. Nepal Ban quản lý rừng địa phương và Ủy ban phát triển thôn bản xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động, trình lên ủy ban phát triển huyện để phê duyệt. Hiệp hội Điện lực quốc gia trả phí từ công trình thuỷ điện đang hoạt động cho hoạt động bảo tồn đầu nguồn, được sử dụng làm nguồn chi trả cho cộng đồng vì hoạt động sử dụng đất bền vững (Forest Trends, Nhóm Katoomba (2010). 1.1.3.5. Ấn Độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2