intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, phát huy hiệu quả của dự án, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM VĂN TUẤN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KfW6 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học NĂM 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM VĂN TUẤN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KfW6 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ TÙNG ĐỨC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN NĂM 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Phạm Văn Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao học khoá 20, được sự cho phép của Trường đại học Nông Lâm Huế tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định”. Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học nông lâm Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Ngô Tùng Đức người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý dự án KfW6 các cấp, bà con nhân dân trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và cho những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của quý Thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để Đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Văn Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Dự án trồng rừng ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên - Dự án KfW6 là dự án do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại được thực hiện theo Hiệp định tài chính giữa Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Đại diện là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, phát huy hiệu quả của dự án, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Để thực hiện đề tài, tác giả dùng 3 phương pháp chính: - Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dự án - Phương pháp đánh giá tác động của dự án: Dùng các phương pháp đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường - Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin Sau mười năm triển khai thực hiện dự án trên địa bàn 3 xã Tây Phú, Bình Nghi và Tây Thuận đã thiết lập được 2.062,31 ha rừng. Trong đó: Trồng rừng 308,37 ha, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 192,35 ha, khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung 641 ha, quản lý 3 mô hình quản lý rừng cộng đồng với diện tích 864,73 ha. Mở được 1.000 tài khoản cho 1.000 hộ dân tham gia dự án với kinh phí 4.932.114.000 đồng. Cấp được 1003 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1000 hộ gia đình tham gia dự án và 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 03 mô hình quản lý rừng cộng đồng. Dự án đã tác động tích cực trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường - Về kinh tế: Thu nhập của các hộ tham gia dự án đã tăng từ 24,4 triệu đồng/hộ/năm lên 39,1 triệu đồng/hộ/năm. Sau dự án trung bình mỗi hộ tham gia có 1,963 ha rừng. - Về xã hội: Tạo việc làm cho khoảng 1.000 hộ gia đình, tương ứng với khoảng 2.000 lao động trực tiếp, thường xuyên tham gia các hoạt động của dự án. Ngoài ra còn góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng và nâng cao vai trò của người phụ nữ trong bình đẳng giới. - Về môi trường: Tăng độ che phủ của rừng từ 50% lên 62% trong vùng dự án, hạn chế xói mòn rửa trôi đối với những diện tích nương rẫy trước khi tham gia dự án đồng thời cải thiện chất lượng nguồn nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... x MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 2. Mục đích, mục tiêu của đề tài ........................................................................... 2 2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu.......................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ....................................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 3 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 3 1.1.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả dự án ................................................................ 4 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu .................................................... 6 1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 6 1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 7 1.2.3. Phân loại dự án và dự án ODA ................................................................. 11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG ....................................... 14 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 14 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 14 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14 2.2.1. Mô tả và phân tích đặc điểm đặc trưng của khu vực triển khai dự án ...... 14 2.2.2. Khái quát về dự án KfW6 ......................................................................... 14 2.2.3. Tình hình thực hiện các hoạt động của dự án KfW6 tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................................... 14 2.2.4. Đánh giá hiệu quả của dự án KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định . 15 2.2.5. Đề xuất giải pháp nhằm duy trì và phát huy hiệu quả của dự án .............. 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 15 2.3.2. Phương pháp đánh giá tác động của dự án................................................ 16 2.3.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin ................... 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 20 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định20 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 20 3.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................ 23 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .......................................................... 28 3.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ....................... 31 3.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội................................ 32 3.2. Khái quát về Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên - Dự án KfW6 ..................... 34 3.2.1. Thông tin chung về dự án.......................................................................... 34 3.2.2. Mục tiêu Dự án .......................................................................................... 35 3.2.3. Mức đầu tư ................................................................................................ 35 3.2.4. Tiến độ thực hiện....................................................................................... 35 3.3. Tình hình thực hiện dự án tại khu vực nghiên cứu ...................................... 35 3.3.1. Tình hình thực hiện về khối lượng các hạng mục đầu tư chính của dự án 35 3.3.2. Tình hình thực hiện giải ngân vốn các hạng mục đầu tư .......................... 38 3.3.3. Lập tài khoản tiền gửi cho các hộ tham gia dự án .................................... 40 3.3.4. Công tác tổ chức quản lý của dự án .......................................................... 42 3.4. Đánh giá hiệu quả của dự án KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .... 42 3.4.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế ............................................................. 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 3.4.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội ............................................................... 50 3.4.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường, sinh thái ....................................... 55 3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và tổng kết một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai dự án KfW6 tại vùng dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định............................................................................................. 57 3.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ................................. 57 3.5.2. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm ....................................................... 60 3.6. Đề xuất một số giải pháp duy trì và mở rộng thành quả của dự án KfW6 tại vùng dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ....................................................... 64 3.6.1. Giải pháp về chính sách ............................................................................ 64 3.6.2. Giải pháp về kĩ thuật ................................................................................. 66 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 67 4.1. Kết luận ........................................................................................................ 67 4.2. Đề nghị ......................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69 I. TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 69 II. TIẾNG ANH................................................................................................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa BQL DA Ban quản lý dự án CKKD Chu kì kinh doanh DNLNNN Doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước HGĐ Hộ gia đình HTX Hợp tác xã KNTS Khoanh nuôi tái sinh KNXTTS Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất RCĐ Rừng cộng đồng TKTGCN Tài khoản tiền gửi cá nhân TNHH SX và KD Trách nhiện hữu hạn sản xuất và kinh doanh TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình thực hiện khối lượng các hạng mục trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo từng năm............................................................ 36 Bảng 3.2. Tổng hợp tình hình giải ngân vốn các hạng mục đầu tư chính .......... 39 Bảng 3.3. Thống kê TKTGCN của các hộ tham gia dự án huyện Tây Sơn từ năm 2006 đến năm 2014 ..................................................................................... 41 Bảng 3.4. Diễn biến tài nguyên rừng trước và sau dự án .................................... 44 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu kinh doanh rừng trồng keo lá tràm năm 2006 ................ 45 Bảng 3.6. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau dự án .......... 46 Bảng 3.7. Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ điều tra trước và sau dự án ............. 48 Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất của các hộ gia đình ............................................. 49 Bảng 3.9. Thống kê số hộ tham gia thực hiện dự án .......................................... 51 Bảng 3.10. Thống kê số hộ tham gia các hoạt động của dự án .......................... 51 Bảng 3.11. Mức độ tham gia của nữ giới đối với các công việc của dự án ........ 52 Bảng 3.12. Mức độ tham gia của nữ giới đối với các hoạt động của dự án ....... 53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án ....... 47 Biểu đồ 3.2. So sánh chi phí của các hộ trước và sau khi tham gia dự án .......... 48 Biểu đồ 3.3. So sánh sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất giữa 2 nhóm hộ có và không tham gia dự án KfW6 trong giai đoạn 2005 - 2014 ................................. 49 Biểu đồ 3.4. So sánh tỉ lệ đánh giá mức độ xói mòn .......................................... 56 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh tỉ lệ mực nước sông suối ...................................... 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Tây Sơn ................................................................. 20 Hình 3.2. Rừng trồng Sao đen năm 2006 tại thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú ............ 37 Hình 3.3. Rừng cộng đồng thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú ....................................... 38 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Vào cuối những năm 1980, diện tích rừng của Việt Nam vào khoảng 56.680 km (17% tổng diện tích đất đai). Việt Nam trở thành nước có nạn phá rừng nhanh 2 nhất trong số các nước Đông Nam Á với khoảng hai phần ba độ che phủ rừng bị mất đi trong giai đoạn này. Ước tính rằng trong giai đoạn 1976 -1990, mỗi năm diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha. Để phục hồi tài nguyên rừng, từ năm 1990 trở lại đây, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực làm ổn định và phục hồi độ che phủ rừng với nhiều chương trình, dự án trồng rừng liên tiếp được triển khai như: Dự án PAM, chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững (dự án KfW6)… Tuy nhiên, hiệu quả đạt được của từng dự án là rất khác nhau. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của từng dự án phụ thuộc vào thể chế, chính sách của Việt Nam và chính sách của các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, từ những văn bản đầu vào của từng dự án đến sự chuẩn bị, thực thi, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện dự án. Để nâng cao hiệu quả dự án thì công tác đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý dự án. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả được xác định bao gồm tất cả các thay đổi về sinh thái, văn hoá xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi các hoạt động của dự án. Việc tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các dự án để khắc phục trong quản lý các dự án là rất cần thiết. Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức là một trong các nhà tài trợ có uy tín đối với dự án đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam. Dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên”, gọi tắt là dự án KfW6 là một trong các dự án được sự tài trợ của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Dự án được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2014 với mục tiêu góp phần vào chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng ở các tỉnh duyên hải miền trung thông qua việc giúp người dân sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân trong vùng dự án. Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định được hưởng lợi từ dự án KfW6. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 Để góp phần vào việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án KfW6, tôi đã nghiên cứu đề tài "Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục đích, mục tiêu của đề tài 2.1. Mục đích Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, phát huy hiệu quả của dự án, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Bình Định. 2.2. Mục tiêu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của dự án KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Phân tích những động lực, trở ngại và các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án. Đề xuất giải pháp nhằm duy trì và phát huy hiệu quả của dự án để góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Bình Định. 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các nhà xây dựng các dự án lâm nghiệp. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Tính toán được hiệu quả của dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, từ đó đề xuất một số biện pháp để tăng hiệu quả của các dự án tiếp theo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu Trong lý thuyết cũng như trong quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về dự án. Tùy mục đích nghiên cứu, mỗi quan điểm về dự án xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau. 1.1.1. Trên thế giới Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Dự án là một chuỗi các sự việc tiếp nối được thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách xác định nhằm xác định mục tiêu là đạt được kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ”. Theo Ngân hàng thế giới - World Bank: Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định; Định nghĩa về dự án của David Jary và Julia Jury trong từ điển xã hội học như sau: Những kế hoạch của địa phương được thiết lập với mục đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này có thể hiểu Dự án là một kế hoạch can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu như trên thì thước đo sự thành công của dự án không chỉ là việc hoàn thành các hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào) mà nó có góp phần gì vào quá trình chuyển biến xã hội tại cộng đồng. Theo J. Price Gittinger (1982) trong nghiên cứu “Phân tích kinh tế các dự án nông nghiệp”, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống quản lý nguồn lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và không gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan điểm: (1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành như một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như một thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc. 1.1.2. Ở Việt Nam Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam thuật ngữ Dự án được dùng rộng rãi, tuy nhiên chỉ mới phổ biến trong vài thập kỷ gần đây. Theo đại bách khoa toàn thư: Dự án (Project) là điều người ta có ý định làm hay đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành động… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 - Dự án là một nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên quan với nhau được thực hiện trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với một mục tiêu được định nghĩa một cách rõ ràng. Dự án là một tập hợp có tổ chức các hoạt động và các quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về nguồn lực, ngân sách và các kỳ hạn đã được xác định trước. Theo Viện quản trị Dự án: Dự án là một nỗ lực nhất thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị. Trong một số tài liệu và các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Thị Oanh, Tô Huy Hợp, Lương Hồng Quang, tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (Nhà xuất bản Xây Dựng - 2008), đều đưa ra các định nghĩa về dự án. Nhìn chung, các khái niệm đều mang những nét chung là thể hiện thống nhất về sự can thiệp của con người trong tổ chức, kế hoạch dự án để có được những mục tiêu mong muốn. Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thì “Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định”. Cũng theo MPI thì “Dự án đầu tư là một hệ thống các thuyết minh được trình bày một cách chi tiết, có luận cứ các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tới mục tiêu cao nhất của chủ trương đầu tư”. Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: Dự án là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch định trước với một nguồn tài lực dự kiến trước nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu định trước trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Mục tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 1.1.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả dự án Đánh giá dự án là một nhiệm vụ nằm trong các chuỗi hoạt động của dự án. Tùy thuộc mục tiêu đánh giá mà có quy mô thực hiện đánh giá khác nhau. Đánh giá giai đoạn hoặc là đánh giá định kỳ là nhằm rà soát, so sánh nhiệm vụ, mục tiêu theo một kế hoạch nào đó đồng thời dự đoán hiệu quả trong tương lai. Tất cả các giai đoạn trong chu trình dự án đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau để tạo thành một chu trình hoàn chỉnh. Do đó các bài học kinh nghiệm từ những dự án đã thực hiện trước đây có thể được áp dụng cho các dự án sắp tới, ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ dự án, được tiến hành sau khi thực hiện dự án, nhằm đánh giá làm rõ những thành công, thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý các dự án khác trong tương lai. Cần phải tiến hành đánh giá dựa trên các nét cơ bản sau: (i) Dự án có đạt được mục tiêu trực tiếp đề ra hay không? (ii) Dự án có góp phần vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân hay không? Mức độ đóng góp là bao nhiêu? (iii) Hiệu quả của việc đạt được các mục tiêu đó ra sao? (iv) Những bài học cần rút ra? "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả mãn mọi nhu cầu của những thế hệ tiếp theo", (WCED, 1987) Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ là sự phát triển nền kinh tế, văn hoá, xã hội một cách vững chắc nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo ổn định, cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người đang sống trong đó và chính sự phát triển đang dựa vào đó để ổn định bền vững. Do đó, trong mỗi hoàn cảnh môi trường và nguồn tài nguyên cụ thể, con người phải tìm ra các hướng phát triển tối ưu của mình. Trong những hướng đó bao gồm sự phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế, xã hội và môi trường, sự hiểu biết các hệ thống kinh tế, xã hội và sinh thái cũng như quan hệ phức tạp giữa các hệ thống đó, nhằm bảo đảm mọi lợi ích xã hội không bị suy giảm. Để đạt được điều đó, cách tiếp cận phổ biến và khoa học nhất hiện nay là: tiếp cận sinh thái, tiếp cận kinh tế và tiếp cận mang tính đạo đức xã hội. Đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo - trong đó có tài nguyên sinh vật rừng và đất rừng, khái niệm sử dụng bền vững bao gồm 5 thuộc tính, đó là tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận. Như vậy, so sánh những thuộc tính của dự án với phát triển cho thấy: bền vững không chỉ là thuộc tính của các dự án mà còn là mục tiêu hướng tới của các dự án trong thời kỳ hiện nay. Chính vì vậy, dự án và công tác đánh giá dự án tùy thuộc vào từng lĩnh vực với các quy định riêng nhưng đều dựa vào các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường và tổng hợp các tiêu chí đó là sự phát triển bền vững của chính dự án và đối tượng của dự án PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Trên thế giới Theo lý thuyết về đánh giá dự án thì tại các công trình nghiên cứu của một số tác giả như: L.Therse Barker, Who, Jim Woodhill Gittinger, Dixon và Hufschmidt…, đã thể hiện đánh giá liên quan đến việc đo lường, so sánh và đưa ra những nhận định về kết quả của hệ thống các hoạt động dự án, so sánh kết quả với mục tiêu đề ra ban đầu. Đối với một dự án, đánh giá còn là xem xét một cách logic có hệ thống nhằm xác định tính hiệu quả, mức độ thành công của dự án, tác động đến các mặt của đời sống xã hội và tự nhiên. Hoạt động đánh giá là một công tác được triển khai khi đã có một số các hoạt động chính của dự án diễn ra theo định kỳ hay gọi cách khác là đánh giá giai đoạn, hoặc khi tổng thể các hoạt động của dự án đã chấm dứt. Joachimtheis, Heather, M.Grady đã phân loại đánh giá dự án bao gồm đánh giá tiến trình và đánh giá mục tiêu. Đánh giá mục tiêu là xem xét, so sánh tính hiệu quả của dự án có đạt được mục tiêu hay không. Đánh giá tiến trình là công việc ngoài sự xem xét các nội dung của dự án để đạt được mục tiêu thì còn xem xét tiến độ thực hiện dự án theo từng công đoạn của thời gian. Để đánh giá dự án, người ta sử dụng nhiều phương pháp thực hiện như điều tra khảo sát (servey), phỏng vấn (interview), thảo luận nhóm (focus group), phương pháp phỏng vấn, phương pháp động não… tất cả các nội dung của hoạt động đánh giá có ý nghĩa quan trọng nhằm điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp khách quan với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện dự án. Đánh giá tác động của dự án là những việc làm để xem xét một cách toàn diện về các tác động của nó làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và tự nhiên mà cụ thể là kinh tế, xã hội và môi trường đã định trước ở mục tiêu của dự án. Về phương pháp đánh giá tác động dự án tùy thuộc loại dự án mà có phương pháp phù hợp. Theo FAO thì đánh giá tác động của dự án về mặt kinh tế thường tập trung phân tích lợi ích và chi phí xã hội nên các lợi ích và các chi phí xã hội phải tính suốt cả thời gian mà sản phẩm dự án chưa có đoạn kết như dự án trồng rừng phải sau một thời gian nhất định mới có sản phẩm của rừng [6]. Nhưng nhìn chung, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của dự án thì tổng mức đầu tư khi bắt đầu triển khai dự án đến khi có sản phẩm đầu ra ở điểm kết thúc dự án và mức chiết khấu nguồn đầu tư. Đánh giá tác động liên quan về xã hội, H.M Gregersen và Brooks nêu rằng: bất cứ khi nào có một sự thay đổi phát sinh qua một dự án như tạo việc làm mới, tăng diện tích canh tác, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng lên… thì quá trình đánh giá không những phải xác định phần lợi ích gia tăng mà còn xác định các yếu tố lợi ích PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt luân chuyển trong quá trình thực hiện dự án thì đây là một phân tích đánh giá tài chính đơn thuần chứ không phải một đánh giá kinh tế mang tính xã hội. Về môi trường UNEP, đã xây dựng bản hướng đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm dự báo các tác động môi trường của một dự án, thể hiện sự ảnh hưởng của kết quả về các hoạt động của dự án đối với môi trường. 1.2.2. Ở Việt Nam Hàng loạt các công trình về đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần đây khi mà xu thế quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi tất cả các nước phải giám sát chặt chẽ các tác động từ các hoạt động dự án mang lại. Nhóm chuyên gia của chương trình phát triển Nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển (MRDP - Mountainous Rrural Devenlopment Programe) và viện điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu sự thay đổi của thảm thực vật và độ che phủ rừng trong giai đoạn 10 năm (1989 - 1998), trên địa bàn 5 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang” Nghiên cứu đã đánh giá sự thay đổi chung của 5 tỉnh và đánh giá chi tiết sự thay đổi của 20 xã trong đó có 10 xã được sự hỗ trợ của chương trình Hợp tác xã Lâm nghiệp (FCP - Forestry Cooperation Program) và 10 xã ngoài 2 chương trình đó. Trong báo cáo đánh giá tác động “Dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên châu Tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”, do Annette Luibrand (2000), thông qua phương pháp điều tra hộ gia đình đã tiến hành đánh giá tác động của Dự án đến phương pháp canh tác của các hộ nông dân trên các loại hình sử dụng đất mà gia đình hiện có. Nghiên cứu tác động “Công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế, xã hội ở cấp gia đình” thuộc Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - chương trình hợp tác kỹ thuật Việt - Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”. Scott Fritzen đã đi sâu vào việc phân tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và hộ gia đình, phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình, đánh giá chiến lược phát triển kinh tế hộ, sản xuất cấp thôn và tác động của công tác giao đất do Dự án thực hiện đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình về các mặt chủ yếu như cơ cấu thu nhập, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 Cao Danh Thịnh (1998) đã đề cập đến vấn đề định lượng các chỉ tiêu đánh giá thông qua các trọng số trong việc tính toán hiệu quả tổng hợp kinh tế - môi trường. Theo tác giả thì phương pháp tính trọng số bằng tương quan cho độ chính xác cao nhất [13]. Trong báo cáo tổng kết đề án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”, Đỗ Đức Bảo và cộng sự đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác lâm nghiệp ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Các loại hình canh tác được đánh giá bao gồm: vườn tạp, cây ăn quả, Nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên... Trong phương pháp ma trận môi trường, việc phân tích số liệu dược thể hiện thông qua các hàng và các cột (hàng - các chỉ tiêu đánh giá; cột - trị số của chỉ tiêu đánh giá). Bằng phương pháp này có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như: kinh tế, xã hội và môi trường. Những tác động cụ thể của từng hoạt động của từng phương án được đánh giá qua tổng điểm, mức tổng điểm càng cao thì dự án càng có hiệu quả. Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận rằng phương pháp ma trận môi trường là phương pháp “bán định hướng” và chỉ mang tính tương đối bởi vì việc cho điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan. Yếu tố này chủ yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu. Mặc dù vậy đây là phương pháp đơn giản dễ vận dụng nên cho đến nay nó vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu đánh giá tác động môi trường [2]. Khi nghiên cứu “Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mô hình trang trại lâm nghiệp hộ gia đình tại Lục Ngạn - Bắc Giang”, Trần Ngọc Bình đã phân tích đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại đến việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong khu vực. Nhưng để đánh giá, tác giả chỉ sử dụng một chỉ tiêu phân loại kinh tế hộ gia đình nên tính mức độ thuyết phục của đề tài còn chưa cao. Tháng 5/1997 Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ đã đưa ra “Báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế xã hội trực tiếp của Dự án khu Công nghiệp cao Hà Nội tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ”, Báo cáo nghiên cứu đề cập chủ yếu đến việc khảo sát hiện trạng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2010, đồng thời dự kiến một số tác động chính khi dự án triển khai trên địa bàn. Báo cáo nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện để phát huy tối đa các tác động tích cực, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của Dự án đến đời sống kinh tế xã hội trong vùng. Trong nghiên cứu “Đánh giá tác động Dự án hồ chứa nước Nàng Hươm - Xã Mường Nhà huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu”, Vũ Thị Lộc, đã tiến hành phân tích những ảnh hưởng của Dự án đến khả năng mở rộng diện tích, thay đổi hệ số sử dụng đất nông nghiệp và vấn đề ổn định dân cư vùng dự án. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2