intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá, lựa chọn được những cây dược liệu tiềm năng tại KBT Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần lập kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vùng lõi và vùng đệm của KBT trên địa bàn huyện A Lưới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU VÀ LỰA CHỌN CÁC LOÀI CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU VÀ LỰA CHỌN CÁC LOÀI CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học MÃ SỐ: 8620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN MINH ĐỨC HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Ts. Trần Minh Đức. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này làtrung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong ch, nhận xét, đánh giá được chí các bảng biểu phục vụ cho việc phân tí nh tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau cóghi rõtrong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều cótrí ch dẫn vàchúthí ch nguồn gốc. Nếu phát hiện cóbất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Nông lâm Huế không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quátrì nh thực hiện (nếu có). Thừa Thiên Huế, ngày ..tháng 5 năm 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tì nh của các thầy côgiáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Trần Minh Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian vàtạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình học tập vàthực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm trực thuộc Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, thực hiện đề tài vàhoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã A Roàng, xã Hương Nguyên huyện A Lưới vàBan quản lýKhu bảo tồn Sao la, T.T.Huế, Dự án FTVIET đã hỗ trợ, giúp đỡ vàtào điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khí ch tôi hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ vàtên học viên: NGUYỄN THANH Chuyên ngành: Lâm học, Niên khóa 2018 – 2020 (Khóa 24) Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN MINH ĐỨC Tên đề tài:Đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Mục đích của đề tài: Đánh giá, lựa chọn được những cây dược liệu tiềm năng tại KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần lập kế hoạch bảo tồnvàphát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vùng lõi và vùng đệmcủa KBT trên địa bàn huyện A Lưới 2. Phương pháp nghiên cứu: (i). Phương pháp khảo cứu, thống kêtrên cơ sởkế thừa có chọn lọc các nguồn dữ liệu thứ cấp có tí nh cập nhật và độ tin cậy cao; (ii). Phương pháp thẩm định, phúc tra các thông tin đã thống kê được để loại bỏ, điều chỉnh các sai sót kỹ thuật hay nhần lẫn; (iii). Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa vàthu thập thông tin trong cộng đồng; và(iv). Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá. 3. Kết quả nghiên cứu: Trongsố trên 1.030 loài thực vật được định danh trong Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thống kêđược 558 loài cây cócông dụng làm thuốc, thuộc 151 họ nằm trong 06 ngành thực vật bậc cao. Ngành chiếm đa số là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 121 họ (chiếm 80,13%) và 487 loài (87,28%), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 họ chiếm 13,91% vàcó51 loài chiếm 9,14%, Ngành cósố họ và loài thấp nhất làNgành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có01 họ chiếm 0,66% và01 loài chiếm 0,18%. Trong Ngành Ngọc lan thìlớp Ngọc lan chiếm đa số với 102/121 họ chiếm 84,30% và409/487 loài chiếm 83,98%. Về dạng sống, các loài cây dược liệu trên địa Khu bảo tồn Sao Lasố lượng nhiều nhất thuộc về cây thân thảo với 194 loài (34,77%), cây gỗ:162 loài (29,03%), cây bụi: 101 loài (18,10%), dây leo: 97 loài (17,38%) vàthấp nhất làcây kýsinh: 4 loài (0,72%). Về bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây nhiều nhất lànhóm dùng toàn cây: 254 loài, chiếm 45,52% tổng số cây của nhóm. Tiếp theo lànhóm dùng thân rễ, rễ, vỏ rễ vàcủ với 143 loài chiếm 25,63%. Đây là những bộ phận rất khóphục hồi khi bị tác động. Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái quần thể các loài cây thuốc trong KBT làrất cao nếu không cóbiện pháp quản lý quản lý bảo vệ rừng trong địa phận quản lýhiệu quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv Về môi trường sống cóthể thấy các loài cây dược liệu có môi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng vàthí ch nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Môi trường rừng tự nhiên làdạng sinh cảnh có nhiều loài cây dược liệu phân bố, có 324 loài, chiếm 58,06% tổng số loài. Các loài cây ven đường, bãi trống, trảng cỏ, trảng cây bụi, nương rẫy cũ có giátrị sử dụng gồm 130 loài, chiếm 23,30%. Điều này cho thấy bên cạnh ưu tiên cho việc bảo vệ tính nguyên vẹn của các lâm phần rừng tự nhiên thì việc bảo vệ tính đa dạng của các sinh cảnh chưa có rừng khác cũng không kém phần quan trọng trong bảo tồn tài nguyên cây dược liệu của KBT. Về công dụng, các loài cây thuốc trong KBT Sao la tham gia trong 20 nhóm công dụng khác nhau từ các bệnh thông thường đến các bệnh mạn tí nh vàhiểm nghèo. Đây thực sự làmột tài sản quýbáu cần dược gì n giữ cho hôm nay vàthế hệ mai sau. Trong 558 loài cây dược liệu cótại Khu bảo tồn Sao la, có54 loài nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, 2007 vàNghị định số 06/2019 của Chí nh phủ (chiếm 10,39% tổng số loài cây dược liệu tại KBT Sao la). Đây là nguồn gen quýhiếm cần cóbiện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Trên địa bàn KBT Sao la vàcác xãvùng đệm hiện nay người dân chủ yếu khai thác cây dược liệu trong tự nhiên. Hoạt động khai thác vì mục đích kinh tế và không đi đôi với bảo tồn làm đe dọa cạn kiệt nguồn tài nguyên tại địa phương. Hoạt động gây trồng cây dược liệu đã hình thành nhưng còn nhỏ lẻ. Một trong những khó khăn chủ yếu cho phát triển gây trồng các loài có tiềm năng kinh tế tại địa phương là thiếu nguồn giống. Từ danh sách các loài mục tiêu, đề tài đã sử dụng các công cụ chuyên ngành để chọn được 02 loài có thể gây trồng tại địa bàn 02 xã A Roàng và Hương Nguyên thuộc vùng đệm Khu bảo tồn Sao la,gồm:(i)- Cây Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), và(ii) - Cây chèdây (Ampelopsis cantoniensis). Đề tài cũng đã bước đầu đề xuất được các giải pháp nhằm gìn giữ vàphát triển tài nguyên cây dược liệu tại địa KBT Sao la và vùng đệm gồm: Cơ chế - chí nh sách, giải pháp kinh tế, giải pháp xãhội, giải pháp công nghệ và một số giải pháp hỗ trợ khác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................... iii MỤC LỤC....................................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................. x MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 3 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT .................................................................................................... 3 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ .............................................................................................................. 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................................. 4 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ......................................................................................................... 4 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 5 1.1.1. Tì nh nghiên cứu vàsử dụng ở nước ngoài................................................................. 5 nh hì 1.1.2. Tì nh nghiên cứu vàsử dụng trong nước ..................................................................... 9 nh hì 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................................. 13 1.2.1. Bối cảnh chung ở Việt Nam .............................................................................................. 13 1.2.2. Một số thông tin về tài nguyên thực vật vàdược liệu tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế 19 1.2.3. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận trước năm 2018 ...................................... 19 1.2.4. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận năm 2018 đến trước năm 2020 .......... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................................................ 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 24 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.2.1. Điều tra hiện trạng tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn..................................... 24 2.2.2. Điều tra các môhì nh phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn...................... 25 2.2.3. Lập danh sách các loài cây dược liệu cótiềm năng phát triển vàchọn loài để phát triển gây trồng tại vùng đệm Khu bảo tồn ........................................................................................... 25 2.2.4. Thử nghiệm nhân giống loài mục tiêu phục vụ xây dựng môhì nh sản xuất hàng hóa . 25 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 25 2.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................................................... 26 2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................................................ 27 2.3.3. Phương pháp xử lýsố liệu xác định loài dược liệu tiềm năng......................................... 31 CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 32 3.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................................... 32 3.1.1. Vị tríđịa lý........................................................................................................................... 32 3.1.2.Địa hì nh ................................................................................................................................ 32 3.1.3. Điều kiện khíhậu, thủy văn ............................................................................................... 32 3.1.4. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng ..................................................................................... 33 3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................................... 33 3.1.6. Hiện trạng tài nguyên rừng ................................................................................................ 34 3.1.7. Đánh giáchung về điều kiện tự nhiên ............................................................................... 37 3.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xãhội ....................................................................................... 38 3.2.1. Dân số, dân tộc vàlao động ............................................................................................... 38 3.2.2. Y tế....................................................................................................................................... 39 3.2.3. Giáo dục .............................................................................................................................. 39 3.2.4. Văn hóa ............................................................................................................................... 40 3.2.5. Những hoạt động kinh tế chí nh ......................................................................................... 40 3.2.6. Thu nhập, đời sống của dân cư .......................................................................................... 42 3.2.7. Kết cấu hạ tầng.................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 45 4.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA .. 45 4.1.1. Đánh giátí nh đa dạng tài nguyên cây dược liệu............................................................... 45 4.1.1. Thành phàn loài .................................................................................................................. 45 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 4.1.2. Phân nhóm cây thuốc theo mức độ phong phú................................................................ 49 4.1.3. Phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh sống tại địa bàn nghiên cứu ......................... 51 4.1.4. Tì nh trạng bảo tồn của các cây thuốc trong KBT ............................................................ 52 4.1.5.Tì nh khai thác, sử dụng vàcác mối đe dọa tài nguyên cây dược liệu trong khu bảo nh hì tồn................................................................................................................................................... 58 4.2. PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN SAO LA ....... 62 4.3.CHỌN LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU ĐỂ PHÁT TRIỂN GÂY TRỒNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN........................................................................................................................... 63 4.3.1.Danh sách các loài cây dược liệu cótiềm năng phát triển ................................................ 63 4.3.2. Lựa chọn loài mục tiêu để phát triển ................................................................................. 68 4.3. THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI MỤC TIÊU PHỤC VỤ MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN................................................................... 76 4.3.1. Cây Thiên niên kiện: .......................................................................................................... 76 4.3.2. Cây Chèdây ........................................................................................................................ 76 4.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU .............................................................................................................................................. 79 4.4.1. Giải pháp về cơ chế chí nh sách.......................................................................................... 80 4.4.2. Giải pháp kinh tế................................................................................................................. 80 4.4.3. Giải pháp xãhội .................................................................................................................. 81 4.4.4. Giải pháp Khoa học – Công nghệ ..................................................................................... 81 n, phát triển các loài cây dược liệu, kiến thức bản địa, các 4.4.5. Nhóm giải pháp nhằm giữ gì bài thuốc tại cộng đồng................................................................................................................. 82 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 83 5.1 KẾT LUẬN..............................................................................................................83 5.2 TỒN TẠI................................................................................................................................. 84 5.3 KIẾN NGHỊ:........................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQL Ban Quản lý KBT Khu bảo tồn ĐDSH Đa dạng sinh học QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SWOT Điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- thách thức LSNG Lâm sản ngoài gỗ NCQH Nguy cấp quý hiếm UBND Ủy ban nhân dân WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên RĐD Rừng đặc dụng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quýhiếm trong KBT Sao la Thừa Thiên Huế năm 2018 ....................................................................................................................................... 21 Bảng 3.1. Thống kêhiện trạng sử dụng đất................................................................................. 33 Bảng 3.2 Thống kêhiện trạng rừng năm 2019 ........................................................................... 35 ch vàtrữ lượng tre nứa ................................................................ 36 Bảng 3.3. Thống kêvề diện tí Bảng 3.4. Thống kêthành phần dân tộc ...................................................................................... 38 Bảng 3.5 Thống kêLao động....................................................................................................... 39 Bảng 3.6. Thống kêhoạt động kinh tế, thu nhập ........................................................................ 40 Bảng 4.1. Phân bố số họ vàloài trong các ngành nhómcây dược liệu trong KBT Sao la T.T.Huế ........................................................................................................................................................ 45 Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phúvề loài cây dược liệu giữa một số khu RĐD ............... 46 Bảng 4.3. Phân bố loài cây thuốc phân theo dạng sống trong KBT Sao La T.T.Huế.............. 47 Bảng 4.4. Dẫn chứng minh họa cho đa dạng về công dụng của cây thuốc trong KBT ........... 48 nh của cây dược liệu trong KBT Sao la Bảng 4.5 : Phân bố số loài theo bộ phận sử dụng chí T.T.Huế.......................................................................................................................................... 49 Bảng 4.6. Các họ nhiều loài trong nhóm cây dược liệu tại KBT Sao la T.T.Huế .................... 49 nh của các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.......... 52 Bảng 4.7. Sinh cảnh phân bố chí Bảng 4.8.Danh sách các loài cây dược liệu thuộc nhómnguy cấp quýhiếm cótrong KBT Sao la Thừa Thiên Huế ........................................................................................................................ 53 Bảng 4.9. Tóm tắt tì nh trạng một số loài cây thuốc NCQH trong KBT ................................... 56 Bảng 4.10. Hoạt động thu hái lâm sản trong Khu bảo tồn ......................................................... 58 Bảng 4.11. Một số loài cây dược liệu người dân địa phương muốn gây trồng ........................ 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH nh 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận vàtiến trì Hì nh nghiên cứu ............................................... 26 Hình 2.2 Sơ đồ Tuyến điều tra vàlập OTC đợt 1 ................................................................... 28 Hình 2.3 Sơ đồ Tuyến điều tra vàlập OTC đợt 2 ................................................................... 29 nh 4.1.Loài Hồi nước (Limnophila rugosa) mới được phát hiện trong KBT Sao La .......... 47 Hì nh 4.2. Rễ củ Thiên niên kiện người dân thu hái trong rừng tự nhiên tại A Roàng để bán cho Hì tư thương........................................................................................................................................ 61 Hì nh trồng cây Thiên niên kiện của người dân ..................................................... 63 nh 4.3 Môhì Hì nh 4.4. Cây Thiên niên kiện mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La ...................................... 74 Hì nh 4.5 Cây Chèdây mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La.................................................... 74 nh 4.6. Bản đồ phân bố loài cây mục tiêu tại Khu bảo tồn Sao la ......................................... 75 Hì nh 4.7. Nhân giống cây Thiên niên kiện tại vườn nhàngười dân ......................................... 76 Hì Hì nh 4.8. Gieo hạt chèdây thử nghiệm ....................................................................................... 76 Hì nh 4.9. Giâm hom cây Chèdây ............................................................................................... 77 Hì nh 4.10. Cây hom phát triển sau 25 ngày giâm hom .............................................................. 77 Hì nh 4.11. Cây hom phát triển sau 35 ngày giâm hom .............................................................. 78 nh 4.12. Cây hom phát triển lá, rễ ổn định .............................................................................. 79 Hì PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ thời xa xưa, thực vật làm thuốc đóng một vai tròrất quan trọng đối với đời sống của người cổ đại vàngày nay chúng vẫn giữ được vai tròấy đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dùvậy, người dân chủ yếu khai thác các loại dược liệu từ thiên nhiên hoặc được trồng với mục đích phục vụ trong gia đình. Nguồn gen cây dược liệu đang ở trong tì nh trạng bị đe dọa do mất môi trường sống, nạn phárừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,... Córất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây dược liệu, đang bị xói mòn một cách trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc. Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú… Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu. (Trần Ngọc Hải, 2009) Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Kết quả này cũng đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10% là cây thuốc trồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, do khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngày nay cónhiều công nhận LSNG đóng vai trò quan trọng trong sinh kế người nghèo ở nông thôn, LSNG như một nguồn thực phẩm, thuốc vật liệu xây dựng vàthu nhập. Ước tí nh có60 triệu người bản địa sống phụ thuộc vào rừng ở Châu Mỹ Latinh, Tây Phi và Đông Nam Á, với thêm 400 triệu đến 500 triệu người phụ thuộc trực tiếp vào các sản phẩm tự nhiên này. Trong bối cảnh này, điều quan trọng làphải nhận ra rằng LSNG cóthể đóng một vai tròquan trọng trong việc cung cấp cả lương thực vàthu nhập cho các hộ nghèo nhất, đặc biệt làbằng cách tạo ra thu nhập và cơ hội việc làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong khi ngày càng cósự đánh giá cao về tầm quan trọng của LSNG đối với các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt làcủa những người rất nghèo và cũng có những lo ngại về tác động tiềm tàng của việc thu thập LSNG đối với đa dạng sinh học ( Prosea,1999) LSNG nói chung và cây dược liệu nói riêng lànguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân tộc miền núi vànguồn dược liệu quýtừ xưa đến nay. Đặc biệt các dân tộc ít người sống gần rừng thường dựa vào LSNG thu hái từ rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc trao đổi mua bán trên thị trường, làmột trong những nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày, góp phần tạo việc làm thậm chílànguồn sinh kế chủ yếu cho một bộ phận dân cư dân vùng nông thôn miền núi. Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn thông qua phát triển sinh kế người dân vùng giáp ranh BQL Khu bảo tồn. Qua nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được cây dược liệu cótiềm năng phát triển kinh tế người dân, định hướng môhì nh trồng cây dược liệu để người dân phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Ban quản lýKhu bảo tồn Sao la Thừa thiên Huế được thành lập năm 2010, với tổng diện tích 15.519.93 ha nằm trên địa phận xã Hương Nguyên huyện A Lưới và Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông đây là khu vực núi thấp độ cao 120- 1232m so với mực nước biển, làsinh cảnh hết sức quan trọng của các loài hệ động thực vật với mục đích bảo tồn các hệ sinh thái rừng trên đai địa hì nh núi thấp còn lại ở vùng Trung Trường Sơn, đây là vùng có tính đa dạng cao về các sinh cảnh rừng, các loài động vàthực vật. Trung Trường Sơn là nơi có các cảnh quan đại diện, làvùng tiêu biểu nhất về đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 Mặc dù KBT Sao la xa khu dân cư nhưng cùng không tránh khỏi các nhân tố tiêu cực tác động đến tài nguyên rừng, đặc biệt hiện nay đường Hồ Chí Minh ngang qua Khu bảo tồn. Các nhân tố chính đe doạ chủ yếu đến da dạng sinh học của Khu bảo tồn hiện nay đã được xác định là: + Hiện tượng khai thác gỗ trái phép thường xuyên xảy ra trên địa bàn, chủ yếu các loài gỗ quý, có giá trị thương mại cao. + Hoạt động săn bắt động vật hoang dã vùng rừng khu vực đầu nguồn sông Hữu Trạch diễn ra mạnh mẽ và trên diện rộng. + Hiện tượng khai thác lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là cây dược liệu là nguyên nhân làm cho mức độ phong phú của các loài cây dược liệu trở nên cạn kiệt. Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của người dân cùng với phát triển sinh kế của họ đã góp phần trong công tác quản lývàbảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Để người dân vàcộng đồng địa phương phát triển sinh kế từ nguồn LSNG nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng thay vìchỉ thu hái từ tự nhiên, cần đẩy mạnh các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu các loài cây dược liệu phùhợp, cótiềm năng để người dân các xã vùng đệm của KBT Sao la gây trồng, phát triển các loài cây dược liệu phục vụ cuộc sống vànâng cao thu nhập. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá tài nguyên dược liệu vàlựa chọn các loài cótiềm năng phát triển sinh kế tại Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế” làhết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn tại khu vực nghiên cứu và các địa phương khác có điều kiện tương đồng. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá, lựa chọn được những cây dược liệu tiềm năng tại KBT Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần lập kế hoạch bảo tồnvàphát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vùng lõi và vùng đệmcủa KBT trên địa bàn huyện A Lưới. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Đánh giá được tính đa dạng về tài nguyên cây thuốc trong KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Xác định được các loài cây dược liệu bản địa cótiềm năng phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng đệm KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Lựa chọn được một số loài cây dược liệu phùhợp để xây dựng môhình sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững tại vùng đệm KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả của đề tài bổ sung dữ liệu khoa học về hiện trạng tài nguyên cây dược liệu trong rừng đặc dụng làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vàphát triển kinh tế cho địa phương và quốc gia. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Giúp đơn vị chủ rừng (KBT Sao la tỉnh TTH) có được dữ liệu được cập nhật đầy đủ nhất về thực trạng nguồn tài nguyên cây dược liệu trong lâm phận quản lý để có kế hoạch quản lýbảo tồn cóhiệu quả. -Xác định loài cây dược liệu cótiềm năng phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm KBT Sao la trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tì nh nghiên cứu vàsử dụng ở nước ngoài nh hì Trước Công nguyên, loài người đã biết sử dụng nhiều loại thực vật và động vật để làm thuốc. Trải qua hàng nghìn năm sử dụng và tìm hiểu, con người đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về dược liệu, đồng thời sử dụng ngày càng nhiều vào mục đích phòng, trị bệnh. Đến nay, có hơn 80.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu ngày càng có giá trị to lớn trong Y học nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Ước tính có đến 25% trong số các loại thuốc ở các nước phát triển có nguồn gốc từ thảo mộc. Mức độ sử dụng dược liệu vào điều trị ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật và một số nước châu Á rất lớn. Tại Trung Quốc, hằng năm tiêu thụ khoảng 700.000 tấn dược liệu, trong đó có trên 5.000 loài thực vật; giá trị kinh tế năm 2003 ước đạt 6 tỉ USD và năm 2008 ước đạt 26 tỉ USD. Giá trị kinh tế từ các nguồn dược liệu tại Mỹ năm 2004 ước đạt 17 tỉ USD và tại Nhật Bản năm 2006 ước đạt 1,1 tỉ USD. Việc nghiên cứu và sử dụng dược liệu ở các nước này ngày càng phát triển. Đặc biệt, để bảo đảm chất lượng dược liệu trong phòng và điều trị bệnh, nhiều nước đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa cao cho các dược liệu như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...Đặc biệt làTrung Quốc, cóthể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng LSNG làm thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, chế biến vàbảo quản cây Thảo quả Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên cóthể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dược liệu. Cuốn “Kinh thần nông” vào thế kỉ I sau Công nguyên (SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay . Năm 1595 TCN, Lý Thời Châu (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả vàgiới thiệu 1094 cây thuốc vàvị thuốc từ cây cỏ. Năm 384 – 322 TCN Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất kiến thức về cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 TCN Theophraste với tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ vàcông dụng của chúng. Tuy công trì nh của ông mới chỉ dừng lại ở mức môtả, thống kê, song nómở đầu cho một giai đoạn tì m tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 TCN PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y dược học. Năm 79 -23 TCN, nhàtự nhiên học người La MãPlinus soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1.000 loài cây có ích. Năm 1533 -1617, nhàthực vật học người ýPiospiero Alpim phát hiện sự tồn tại của cáthể đực, cái của cây Chàlà, miêu tả được hì nh thái của cây Càphê. Charles pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc kết rút lại cho biết người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây cótinh dầu để điều trị bệnh và ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thơm từ hơn 4.000 năm trước Công nguyên. Người Nhật Bản đã biết sử dụng cây Bạc hàlàm thuốc trị bênh từ 2.000 năm trước đây. Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình “Les phantes de mesdicinales du cambodye, du Laos as du Vietnam”, gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc vàsản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương. Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền được hình thành cách đây hơn 3000 năm. Chủ trương của người Ấn làngừa bệnh làchí nh, nếu phải điều trị bệnh thìcác liệu pháp tự nhiên chủ yếu thông qua thực phẩm vàthảo mộc sẽ giúp loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Bộ sử thi Vedas được viết vào năm 1.500 trước công nguyên vàcuốn Charakasamhita được các thầy thuốc Charaka bổ sung tiếp vào bộ sử thi Vedas, trình bày cụ thể 350 loài thảo dược. Ấn Độ làquốc gia rất phát triển về nghiên cứu thảo dược như tổng hợp các chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc, sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tí nh, nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ thể con người. Hiện nay, chí nh phủ khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong trồng cây thuốc. Hầu hết các viện nghiên cứu dược của Ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa các loại thuốc vàhợp chất cóhoạt tính của thực vật. Văn minh của người Ấn Độ cổ đại đã phát triển cách đây 5000 năm dọc theo bờ sông Indus ở miền Nam Ấn Độ. Trong bộ sử thi Vedas (năm 1500 TCN), chứa đựng những kiến thức phong phúvề dược thảo thời kỳ đó. Những công dụng của cây thuốc này cũng được ghi lại trong cuốn sách dược thảo “Charaka Samhita”, viết năm 400 TCN. Sau này, vào khoảng 100 năm SCN, một học giả người Ấn Độ đã mô tả chi tiết 341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc cónguồn gốc từ khoáng chất và động vật. Hiện nay tại Ấn Độ, đã ghi nhận cókhoảng 8.000 loài cây thuốc được ứng dụng trong Y học của hơn 4.000 cộng đồng dân tộc thiểu số và hàng năm doanh thu của Ấn Độ từ các hoạt động buôn bán cây thuốc trong nước vàxuất khẩu là1 tỉ Đô la Mỹ. (Andrew Chevallier Fnimh, 2006), Gần đây, theo số liệu của Tổ chức Y học Thế giới (WHO), đến năm 1995 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài được biết đến) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ cókhoảng 6.000 loài, Trung Quốc cókhoảng 5.000 loài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như: hàng năm Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc Y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỉ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ ở các nước phát triển thìcây thuốc phục vụ cho Y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc làloại cây kinh tế, nócung cấp nhiều loại thuốc dân tộc vàhiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Tuy nhiên, ngày nay do các hoạt động mưu cầu của cuộc sống con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc quýhiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, cótới 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe dọa vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe dọa gay gắt, cómột tỷ lệ không nhỏ làthực vật làm thuốc. Trong đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Macoro, 61 loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladet. Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc cókhả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tí nh mạnh được điều chế từ một loài Hoa hồng (Cantharanthus roseus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em vàrất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90%. ( Richard B. Primarck,1999) Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này . Khoảng 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu làcây cỏ. Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới, cónền y học dân tộc phát triển nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (khoảng trên 4000 loài) là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc ở đất nước này. Ở Ghana, Mali, Nigeria vàZambia, 60% trẻ em cótriệu trứng sốt rét ban đầu được điều trị tại chỗ bằng thảo dược. Tỷ lệ dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 số tin tưởng vào hiệu quả sử dụng thảo dược vàcác biện pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng đang tang nhanh ở các quốc gia đang phát triển. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số nước khác, í t nhất 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế từ thảo mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phương thuốc cónguồn gốc thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe. Ở Anh, chi phí hàng năm cho các loại thuốc thay thế từ thảo mộc là 230 triệu đô la.( WHO, IUCN & WWF, 1993) Tuy nhu cầu sử dụng cây thuốc của con người trong việc chăm sóc sức khỏe ngày một tăng, nhưng nguồn tài nguyên thực vật đang bị suy giảm, nhiều loại thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động trực tiếp vàgián tiếp của con người. Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên vàtài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết cótổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này lưu giữ thông tin cótới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó cây thuốc quíhiếm, cógiátrị kinh tế cao. Chẳng hạn như ở Bangladesh, một số cây thuốc quí như Tylophora indicia để chữa hen, Zannia indicia (Thuốc tẩy xổ)…trước đây mọc rất phổ biến, nay đã trở nên hiếm hoi. Loài Ba gạc (Rauvolfila serpentine) vốn mọc rất tự nhiên ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái lan… mỗi năm có thể khai thác hàng ngàn tấn nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên do bị khai thác liên tục nhiều năm nên nguồn gốc cây thuốc này đã bị cạn kiệt. Vìvậy một số bang ở Ấn Độ đã đình chỉ khai thác loài Ba gạc này. Ở Trung Quốc loài Từ (Dioscorea spp.) đã từng cótrữ lượng lớn vàtừng được khai thác tới 30.000 tấn, nhưng hiện nay số lượng bị giảm đi rất nhiều, có loài đã phải trồng lại. Một vài loại cây thuốc dân tộc quí như Fritillaria cirrhosa làm thuốc ho, phân bố nhiều ở vùng Tây bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn cóở 1 đến 2 điểm với số lượng í t ỏi. Thế giới ngày nay có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này. Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ con người, cho sự phát triển của xãhội và để chống lại các bệnh nan y thìsự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc làmột vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phára những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn vàphát triển bền vững cây thuốc. (Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, 2005) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1