Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng trồng và phát triển rừng tại huyện Bảo Yên; đánh giá công tác khoanh nuôi và phục hồi rừng tại huyện Bảo Yên Lào Cai - Sơ lược dự tính hiệu quả kinh tế một số loài cây trồng rừng rừng phổ biến tại khu vực nghiên cứu; đề xuất một số biện pháp nâng kỹ thuật lâm sinh nâng cao cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG VĂN MINH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG VĂN MINH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Lâm học Mã số: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân, Giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong Luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Người viết cam đoan Lương Văn Minh
- ii LỜI CẢM ƠN Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên, tác giả thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”. Sau một thời gian làm việc đến nay bản luận văn của tác giả đã hoàn thành. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Trần Công Quân giảng viên khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm là người tận tâm hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Đào tạo, khoa Lâm nghiệp những người đã truyền thụ cho tác giả những Kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tác giả theo học tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quán trình nghiên cứu. Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi kính mong nhận được sự góp ý bổ sung của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Lương Văn Minh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CAC BẢNG BIỂU .............................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 10 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 10 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 11 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3 1.1.1. Cơ sở khoa học về phát triển rừng .................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của huyện Bảo Yên cho việc phát triển rừng .......................... 6 1.2. Những nghiên cứu phục hồi rừng trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 6 1.2.1. Tình hình phát triển và phục hồi rừng trên Thế giới ....................................... 15 1.2.2. Tình hình phát triển và phục hồi rừng ở Việt Nam ......................................... 21 1.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...................................... 32 1.3.1. Về điều kiện tự nhiên của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai................................ 32 1.3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên........................................... 39 1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu phát triển nông lâm nghiệp của huyện Bảo Yên...................................... 40 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 42 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 42 2.1.2. phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 42 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 42 2.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 42 2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp ............................................................... 42 2.3.2. Phương pháp điều tra nhanh............................................................................ 43
- iv 2.3.3. Phương pháp các chuyên gia ........................................................................... 43 2.3.4. Điều tra OTC về khả năng phục hồi rừng tự nhiên tại Công ty và Ban Quản lý RPH huyện Bảo Yên ........................................................................ 43 2.3.5. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế mộ số mô hình trồng rừng của huyện Bảo Yên ........... 46 2.3.6.Phương pháp điều tra đánh giá tác động của trồng rừng đến môi trường……38 2.3.7. Xử lý số liệu .................................................................................................... 47 MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA TRẠNG THÁI RỪNG……………………..39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 40 3.1. Kết quả trồng và phát triển rừng tại huyện Bảo Yên ......................................... 40 3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ....................... 40 3.1.2. Thực trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện BảoYên ........................ 50 3.1.3. Thực trạng về diện tích trồng rừng của huyện Bảo Yên (2015 - 2018) .......... 51 3.1.4. Kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển rừng tại Bảo Yên .............. 52 3.2. Kết quả phục khoanh nuôi phục hồi rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai…………………………………………………………………………………53 3.2.1. Hiện trạng về diện khoanh nuôi, phục hồi rừng ở Bảo yên ............................ 53 3.2.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc trưng của các trạng thái rừng tự nhiên cần được khoanh nuôi phục hồi rừng ở huyện Bảo Yên ................................ 53 3.2.3. Mật độ và chất lượng cây tái sinh trong các trạng thái rừng ........................... 57 3.2.4. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đang áp dụng cho khoanh nuôi, phục hồi rừng ở Bảo Yên ........................................................................................ 58 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường từ công tác trồng và phát triển rừng ........................................................................................................ 60 3.3.1. Dự tính hiểu quả kinh tế ................................................................................. 60 3.3.2 Hiệu quả về xã hội của mô hình trồng rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên...................................................................................... 54 3.3.3 Tác động của trồng rừng đến môi trường của huyện Bảo Yên ........................ 64 3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh thúc đẩy phát triển khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên và nâng cao hiệu quả rừng trồng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai .................................................................................... 60
- v 3.4.1. Đề xuất lựa chọn một số cây rừng cho xúc tiến tái sinh rừng khoanh nuôi phục hồi ở huyện Bảo Yên ..................................................................... 65 3.4.2. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong khoanh nuôi phục hồi rừng và phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào CaiError! Bookmark not defined. 3.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong khoanh nuôi phục hồi rừng và rồng rừng ở huyện Bảo Yên......................................................................................59 3.5.1. Những thuận lợi .............................................................................................59 3.5.2 Những khó khăn gặp phải ...............................................................................59 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI .............................................. 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 66
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATK : An toàn khu BHYT : Bảo hiểm y tế BQL : Ban quản lý DTTS : Dân tộc thiểu số HĐND : Hội đồng nhân dân KH : Kế hoạch NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân TNHH MTV : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên TT : Thị trấn OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản NPV : là giá trị lợi nhuận ròng. IRR : tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ VAIN : Là chỉ tiêu lợi nhuận ròng được tính cho 1 ha trên năm BCR : Tỷ lệ thu nhập trên chi phí đã qua chiết khấu
- vii DANH MỤC CAC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất của huyện Bảo Yên ........................ 38 Bảng 2.2. Cơ cấu dân tộc, dân số và lao dộng của huyện Bảo Yên .................. 39 Bảng 3.1 Hiện trạng tài nguyên rừng theo địa phương ở huyện Bảo Yên ....... 49 Bảng 3.2. Diện tích các loài cây rừng trồng hiện nay của công ty lâm nghiệp Bảo Yên, Ban QLRPH huyện Bảo Yên, UBND xã, hộ gia đình .............................................................................................. 50 Bảng 3.3. Diện tích trồng rừng qua các năm của huyện Bảo Yên (2015 - 2018) ....... 52 Bảng 3.4. Các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng cho công tác phát triển rừng ..... 52 Bảng 3.5. Diện tích phục hồi rừng đến năm 2018………………………… 53 Bảng 3.6. Thống kê thành phần loài tại các trạng thái rừng nghèo ................... 54 Bảng 3.7. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái đất rừng IIA ................... 55 Bảng 3.8. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái đất rừng IIB ................... 55 Bảng 3.9. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái đất rừng IIIA1 ................ 56 Bảng 3.10. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái đất rừng IIIB1 ................ 56 Bảng 3.11: Thống kê mật độ và tỷ lệ chất lượng cây tái sinh trong các trạng thái rừng khác nhau ........................................................................... 57 Bảng 3.12: Các biện pháp lâm sinh đã và đang áp dụng ..................................... 50 Bảng 3.13. Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng môt số cây rừng một chu kỳ kinh doanh ở các khu vực nghiên cứu ................... 60 Bảng 3.14. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của 1 số mô hình trồng rừng một số loài cây phổ biến tại Công ty TNHH MTN Lâm nghiệp Bảo Yên ............................................................................................. 60 Bảng 3.15. Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng môt số cây rừng một chu kỳ kinh từ các hộ dân……………………………………………………….63 Bảng 3.16. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của 1 số mô hình trồng rừng một số loài cây phổ biến tại mộ số hộ dân trồng rừng huyện Bảo Yên………………..53
- viii Bảng 3.17. Kết quả điều tra số công lao động trên ha của một số mô hình trồng rừng ..................................................................................... ….54 Bảng 3.18. Kết quả điều tra số công lao động trên ha của một số mô hình trồng rừng của hộ gia đình ................................................................. 55 Bảng 3.19. Bảng xếp hạng cho điểm về tác động của một số mô hình trồng rừng....... 64
- ix PHỤ LỤC Phụ lục 01. DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG TRẠNG THÁI ĐẤT RỪNG IIA.............................................................................................................................................66 Phụ lục 02 DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG TRẠNG THÁI RỪNG IIB.........................................................................................................................70 Phụ lục 03 DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG TRẠNG THÁI RỪNG IIIA1......................................................................................................................77 Phụ lục 04 DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG TRẠNG THÁI RỪNG IIIB1......................................................................................................................84 Phụ lục 05 DANH LỤC THỰC VẬT THEO CÔNG TY VÀ BAN QLRPH BẢO YÊN........................................................................................................................90 Phụ lục 06 DANH LỤC CÂY BỤI, THẢM TƯƠI CỦA CÔNG TY VÀ BAN QLRPH BẢO YÊN ...................................................................................................................................................................100 Phụ lục 07 DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY MỤC ĐÍCH TRONG KHOANH NUÔI PHỤC HỒI Ở HUYỆN BẢO YÊN................................................................................101
- 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn dân, toàn xã hội. Những năm gần đây nhu cầu sử dụng nguồn lâm sản ngày càng nhiều, giá trị từ trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt đối với các tỉnh miền núi và trung du. Hiện nay Nhà nước có những chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng sản xuất, đảm bảo cuộc sống người dân sống về rừng có thu nhập ổn định góp phần phát triển kinh tế của địa phương, đất nước. Tăng diện tích rừng năng cao độ che phủ góp phần cải tạo môi trường, chống biến đổi khí hậu. Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía đông của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75 km, cách Hà Nội 263 km. Huyện là thị trấn Phố Ràng nằm trên Quốc lộ 70, cách thành phố Lào Cai 75 km về hướng tây bắc. Quốc lộ 279 theo hướng bắc nam nối với Hà Giang ở phía đông bắc, Lai Châu phía Tây Bắc, Quốc lộ 279 chạy qua các xã: Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Dương, TT Phố Ràng, Yên Sơn và Bảo Hà. Bảo Yên có 11 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay. Trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Mông và Dao (người Tày đông nhất, chiếm khoảng 33% dân số toàn huyện).
- 11 Hiện nay, huyện Bảo Yên đã xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn. Nhận thức được hiệu quả từ rừng mang lại, cùng với chính sách hỗ trợ theo chương trình trồng rừng kinh tế, trồng rừng phân tán và hỗ trợ theo Chương trình 135 (giai đoạn II) gồm: hỗ trợ về cây giống, phân bón, tập huấn khoa học - kỹ thuật… thì phong trào trồng rừng phát triển rộng khắp. Huyện Bảo Yên đang phối hợp với Đại học Thái Nguyên thực hiện điều tra, nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu cũng như các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, định hướng để người dân trồng và phát triển rừng bền vững. Để thực hiện tốt công tác phát triển rừng và mục tiêu là trồng mới rừng và thực hiện tốt công tác khoanh nuôi phục hồi rừng nhằm phát triển rừng; giúp người làm kinh tế rừng yên tâm đầu tư góp phần làm tăng độ che phủ của rừng. Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả thực hiện đề tài luận văn : “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng trồng và phát triển rừng tại huyện Bảo Yên. - Đánh giá công tác khoanh nuôi và phục hồi rừng tại huyện Bảo Yên Lào Cai - Sơ lược dự tính hiệu quả kinh tế một số loài cây trồng rừng rừng phổ biến tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số biện pháp nâng kỹ thuật lâm sinh nâng cao cao hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học Cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng các đề án nhằm nâng cao hiệu hiệu quả phát triển rừng tại huyện Bảo yên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2023. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thực hiện đề tài là điều kiện thuận lợi cho cá nhân tác giả thực hiện để nâng cao năng lực nghiên cứu, hoàn thành tốt nhiệm vụ bản thân. Sản phẩm đề tài là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các các nhà quản lý phát triển rừng tại địa phương và khu vực nghiên cứu.
- 12 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học về phát triển rừng 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển rừng, phát triển kinh tế rừng Phát triển rừng: Là việc trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năngcung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng Phát triển kinh tế rừng: Là sự chuyển biến của hiện trạng kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của rừng, đối tượng sản xuất là sinh vật, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thếđược, thì có thể hiểu: Phát triển kinh tế rừng là dựa vào chuỗi giá trị của tái nguyên rừng, đất lâm nghiệp mà thông qua đó làm tăng khối lượng sản phẩm và dịch vụ từ ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế, gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản xuất, làm thay đổi tình trạng kinh tế, xã hội và ổn định môi trường trích dẫn theo [Trần Công Quân (2017), Giáo trình nội bộ Kinh tế rừng, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên]. b) Nội dung và tiêu chí về phát triển rừng * Phát triển về quy mô sản xuất Phát triển về quy mô là tăng diện tích tạo rừng, khoah nuôi phục hồi rừng, tăng trữ lượng gỗ cây đứng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu lâm sản và dịch vụ cho xã hội, thể hiện vị trí vai trò của rừng đối với việc giải quyết những mục tiêu quan trọng của nền kinh tế. Nó gắng liền với việc tăng trưởng, tạo việc làm nhằm sử dụng nguồn lực để xây dựng tài nguyên rừng hiệu quả. Tiêu chí đánh giá - Tăng diện tích rừng, nâng cao độ che phủ của rừng, - Gia tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ từ rừng,
- 13 - Gia tăng giá trị sản xuất của rừng. * Phát triển về năng cao hiệu quả kinh tế của rừng Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh rừng nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh rừng là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh rừng của các chủ rừng - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng dựa trên phương pháp tài chính, người ta sử dụng năm thước đo cơ bản: + Tỷ suất lợi nhuận + Bảo toàn và phát triển vốn + Tình hình tài chính lành mạnh + Đóng góp cho ngân sách nhà nước + Cải thiện thu nhập cho người lao động - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế rừngtrồng, nhưng trong luận văn này chỉ xin giới thiệu 4 chỉ tiêu thường dùng cho các hoạt động lâu dài mới có kết quả, như cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp v.v…:Giá trị lãi ròng quy về hiện tại (NPV- net present value); Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR); Tỉ lệ thu nhập trên chi phí của vốn đầutư trồng rừng: BCR (B/C); Giá trị lợi nhuận ròng trên 01 ha/01năm (NPV/ha/năm). - Các tiêu chí đánh giá: + Đóng góp về kinh tế. + Đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội. + Đóng góp vào ổn định về môi trường. 1.1.1.2. Khoanh nuôi tái sinh rừng a) Khái niệm về khoanh nuôi tái sinh rừng Khoanh nuôi tái sinh rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo thông
- 14 qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo đảm sự tồn tại của rừng và có xu hướng mở rộng diện tích rừng, cung cấp nguồn gỗ ổn định, giảm giá thành đầu tư cho trồng rừng và phát huy chức năng phòng hộ. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng và diện tích đất rừng sau khai thác với các phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng khác nhau, đó là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh rừng phối hợp và xúc tiến khoanh nuôi tái sinh rừng. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên để hình thành thế hệ mới bằng con đường tự nhiên với quá trình tự tái sinh của rừng diễn ra ở rừng tự nhiên mà không có sự can thiệp của các nhà lâm học và quá trình tái sinh rừng xảy ra dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh với những nội dung cơ bản đó là, tuyên truyền và tổ chức việc bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại của con người, gia súc, gia cầm như: xây dựng chòi canh, biển báo, đường băng cản lửa, hàng rào ngăn chặn nạn chăn thả hoang dã và phá rừng. Sau khi rừng tái sinh phục hồi khép tán thì chuyển sang giải pháp nuôi dưỡng rừng. Xúc tiến khoanh nuôi tái sinh tự nhiên với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm giảm nguồn vốn chi phí đầu tư, công lao động mà thu được kết quả và chất lượng từ rừng. Nhưng cần lưu ý đó là, phải nuôi dưỡng, bảo vệ mầm chồi, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh … nhằm cải thiện điều kiện tái sinh của cây rừng, súc tiến tái sinh rừng nghèo để nâng cao chất lượng cây rừng. b) Nội dung xúc tiến tái sinh rừng Để phục hồi rừng việc đầu tiên phải phân loại, lựa chọn đối tượng rừng, đất rừng và chọn loài cây trồng bổ sung để tiến hành khoanh nuôi tái sinh rừng; khảo sát thiết kế chi tiết đến từng lô, lựa chọn các biện pháp lâm sinh cho từng đối tượng khoanh nuôi nhằm đảm bảo quá trình tái sinh rừng tự nhiên. Chọn loại cây có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và kỹ thuật làm giầu cho rừng. Ngoài những cây tái sinh có giá trị, cần trồng thêm cây và chăm sóc cây trồng, xử lý băng chừa bằng cách phát dây leo, cây bụi, cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích, đảm bảo tán che hợp lý để cây không bị chèn ép và phát triển tốt. Cần phối hợp quá trình hình thành thế hệ
- 15 mới của rừng bằng cách phối hợp giữa tái sinh tự nhiên với tái sinh nhân tạo trên cùng một khoảng rừng. Theo nguồn gốc tái sinh thì người ta phân biệt tái sinh hạt, cây con hình thành từ nguồn hạt và phát triển thành rừng. Sau khai thác sẽ tái sinh chồi, cây con phát sinh từ các chồi sẵn có trên gốc cây mẹ, trên rễ, trên thân, trên cành và hình thành rừng chồi, cả 2 hình thức tái sinh rừng này có thể đồng thời cùng xảy ra trên một khoảng rừng. Khi nghiên cứu tái sinh rừng, các nhà lâm sinh học đã xác định thành phần loài cây và đặc điểm của các thế hệ cây mầm, cây mẹ, cây con, thành phần cây hạt và chồi tương quan số lượng và chất lượng. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của huyện Bảo Yên cho việc phát triển rừng Cơ sở thực tế của việc nghiên cứu phát triển rừng, cụ thể như sau: - Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái. - Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi là cộng đồng), đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng. - Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản, đảm bảo nghề rừng ổn định, bền vững. - Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp tại các xã đặc biệt khó khăn. Trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, chế biến gỗ ở địa phương. 1.2. Những nghiên cứu phục hồi rừng trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình phát triển và phục hồi rừng trên Thế giới Trước khi tìm hiểu thế nào là phục hồi rừng chúng ta cần hiểu rõ về quá trình suy thoái rừng. Sự suy thoái rừng được hiểu một cách khái quát: là quá trình dẫn Sự
- 16 suy thoái rừng có thể xẩy ra ở nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều qui mô khác nhau. Sự suy thoái xẩy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những xáo trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái. Một số tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút hoặc suy yếu khả năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích không thuộc khái niệm suy thoái rừng (Serna,1986). Một số khác quan niệm suy thoái rừng bao gồm cả sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và sử dụng rừng theo kiểu bóc lột, dù cho nó thoả mãn các lợi ích kinh tế và xã hội (Wil de Jong, Đỗ Đình Sâm, Triệu Văn Hùng, 2006). Grainger (1988) đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng cách định nghĩa đó là một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài hoặc năng suất của thảm thực vật. Sự suy thoái có thể là kết quả của các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật (như khai thác, đốt cháy rừng, gió bão) hoặc các thành phần trong hệ sinh thái rừng nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến rừng (như nước, tính chất đất và không khí). Trong môi trường nhiệt đới, suy thoái rừng ở qui mô lớn và cường độ cao là hiện tượng thường xẩy ra do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm gỗ nhiệt đới trong quá trình phát triển của các quốc gia. 1.2.1.1. Quan niệm về phục hồi rừng Về phục hồi rừng chúng ta cần hiểu rõ về quá trình suy thoái rừng. Khái niệm về suy thoái rừng theo quan niệm quốc tế cũng rất khác nhau, tuỳ theo quan điểm và mục đích kinh doanh rừng ở mỗi nơi. Sự suy thoái rừng có thể xẩy ra ở nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều qui mô khác nhau. Sự suy thoái xẩy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những xáo trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái. Một số tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút hoặc suy yếu khả năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích không thuộc khái niệm suy thoái rừng (Serna,1986).
- 17 Một số khác quan niệm suy thoái rừng bao gồm cả sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và sử dụng rừng theo kiểu bóc lột, dù cho nó thoả mãn các lợi ích kinh tế và xã hội (Wil de Jong, Đỗ Đình Sâm, Triệu Văn Hùng, 2006). Grainger (1988) đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng cách định nghĩa đó là một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài hoặc năng suất của thảm thực vật. Sự suy thoái có thể là kết quả của các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật (như khai thác, đốt cháy rừng, gió bão) hoặc các thành phần trong hệ sinh thái rừng nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến rừng (như nước, tính chất đất và không khí). Trong môi trường nhiệt đới, suy thoái rừng ở qui mô lớn và cường độ cao là hiện tượng thường xẩy ra do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm gỗ nhiệt đới trong quá trình phát triển của các quốc gia. Rừng nhiệt đới đang trong quá trình giảm sút với tốc độ chưa từng thấy và dẫn đến sự suy thoái của các hệ sinh thái. Dù cho có sự khác nhau về quan điểm trong việc định nghĩa về suy thoái rừng nhưng các tác giả đều công nhận kết quả của quá trình suy thoái rừng là rừng thứ sinh nghèo (Degraded secondary forests). Phục hồi rừng có thể được hiểu một cách khái quát là quá trình ngược lại của sự suy thoái. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự nhiên phá vỡ bằng sinh thái; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới (gần giống với trạng thái ban đầu), quá trình này được gọi là diễn thế phục hồi. Nhưng với những tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều chỉnh của hệ sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra. Lúc này cần những hoạt động của con người nhằm thúc đẩy quá trình đó hoạt động mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, hoạt động phục hồi rừng được hiểu là các hoạt động có ý thức của con người nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hoá, chúng ta có rất nhiều lựa chọn tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb và Gilmour (2003) đã đưa ra ba nhóm hành động nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng là cải tạo, khôi phục và phục hồi rừng. Các khái niệm này được hiểu như sau:
- 18 - Cải tạo hay là thay thế (reclamation or replacement): khái niệm này được hiểu là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách thiết lập một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã bị thoái hoá mạnh. Ở vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế này thường đơn giản nhưng lại có năng suất cao hơn thảm thực vật gốc. Các lập địa rừng nghèo kiệt, trảng cây bụi… là đối tượng của hoạt động này và cũng là những cơ hội cho việc thiết lập các rừng công nghiệp sử dụng các loài cây nhập nội sinh trưởng nhanh hơn và có giá trị kinh tế cao hơn so với thảm thực vật gốc. - Khôi phục (restoration): hiểu một cách chính xác về mặt lý thuyết thì khôi phục lại một khu rừng bị suy thoái (rừng nghèo) là đưa khu rừng đó trở về nguyên trạng ban đầu của nó. Đưa về nguyên trạng bao gồm cả các thành phần thực vật, động vật và toàn bộ các quá trình sinh thái dẫn đến sự khôi phục lại hoàn toàn tính tổng thể của hệ sinh thái. - Phục hồi (rehabilitation): khái niệm phục hồi rừng được định nghĩa như là gạch nối (trung gian) giữa cải tạo và khôi phục. Trong trường hợp này, một vài cố gắng có thể được thực hiện để thay thế thành phần dễ thấy nhất của thảm rừng gốc, đó thường là tầng cây cao bao gồm cả các loài bản địa được thay thế bằng các loài có giá trị kinh tế và sinh trưởng nhanh hơn. Ngoài ba nhóm hành động này, việc phục hồi rừng còn bao gồm: - Trồng rừng (afforestation): trồng rừng được hiểu là sự chuyển đổi từ đất không có rừng thành rừng thông qua trồng cây, gieo hạt thẳng hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên (Smith, 2002). Trồng lại rừng (reforestation): Là hoạt động trồng rừng trên đất không có rừng do bị mất rừng trong một thời gian nhất định. Sự khác nhau giữa trồng lại rừng và trồng rừng nằm ở thời gian không có rừng của đối tượng (đất trồng rừng), hoạt động trồng rừng ở đối tượng có thời gian rất lâu không phải là rừng thì gọi là trồng rừng; còn hoạt động đó trên đối tượng mới không có rừng trong thời gian ngắn thì gọi là trồng lại rừng. Trong nhiều trường hợp, trồng rừng, trồng lại rừng được hiểu đồng nghĩa với sự cải tạo (hay là sự thay thế). Theo chúng tôi thì nên hiểu cải tạo rừng là hoạt động thay thế rừng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 454 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 175 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn