Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 7
download
Đề tài nhằm đánh giá tính bền vững mô hình QLRCĐ của dự án KfW6 huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể tính ổn định về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi dự án kết thúc làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, tiếp tục phát triển QLRCĐ tại tỉnh Quảng Ngãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Toàn bộ các số liệu và kết quả thu được là do bản thân tôi tự điều tra, thu thập và theo dõi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin cam đoan, các tài liệu đã trích dẫn của các tác giả đã được liệt kê đầy đủ. Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Nguyệt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Hồng Mai đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành, Hạt kiểm lâm Nghĩa Hành, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các đồng chí nguyên lãnh đạo dự án KfW6 tỉnh, cán bộ dự án KfW6 huyện, Chi cục Thống kê huyện, UBND xã Hành Tín Đông, Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Khánh Giang và Trường Lệ và bà con nhân dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hành đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian làm đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Nguyệt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Dự án KfW6 tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thí điểm mô hình quản lý rừng cộng đồng với diện tích 1.012,43 ha được thực hiện ở 02 thôn Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành và cũng là mô hình đầu tiên thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT. Rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý. Mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 huyện Nghĩa Hành kết thúc năm 2014, được xem là mô hình mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Luận văn đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Với phương pháp điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan thông qua bản phỏng vấn để thấy được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình quản lý rừng cộng đồng, mối quan hệ giữa các bên liên quan, sự tác động của người dân cũng như vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các ban ngành trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững tại địa phương. Đồng thời thấy được quyền lợi của người dân khi tham gia quản lý rừng cộng đồng, tính bền vững ngày càng được thể hiện rõ hơn khi rừng được giao cho cộng đồng quản lý. Qua hoạt động hỗ trợ giao rừng và xây dựng năng lực cho cộng đồng quản lý rừng, người dân ngày càng tăng ý thức và trách nhiệm quản lý rừng: Rừng cộng đồng không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhờ đó mà người dân ngày càng gắn bó với rừng hơn nên rừng ngày càng được quản lý bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết như: nguồn kinh phí cho người dân khi họ trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng còn quá thấp, chưa triển khai thực hiện được các sáng kiến liên quan đến dịch vụ môi trường rừng như thực hiện mô hình du lịch sinh thái dựa trên các tiềm năng hiện có của địa phương để ban quản lý rừng cộng đồng có nguồn kinh phí chi hoạt động… Nghiên cứu ngoài đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trên, còn hướng đến các giải pháp mang tính kỹ thuật nhằm thúc đẩy rừng phát triển cả về số lượng và chất lượng và các giải pháp mang tính thể chế để góp phần xây dựng các chính sách quản lý rừng cộng đồng hiệu quả và thiết thực hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH: .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 2. MỤC ĐÍCH/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 2 3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG .................................................................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận của Phát triển bền vững ................................................................ 4 1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rừng và QLRCĐ bền vững ......................................... 7 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 13 1.2.1. Sự thay đổi diện tích rừng ở Việt Nam ............................................................. 13 1.2.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về QLRCĐ của một số nước trên thế giới và trong khu vực ................................................................................................. 15 1.2.3. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về QLRCĐ ở Việt Nam ..................... 19 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 29 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 29 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 29 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 29 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 29 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 30 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 32 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........ 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35 3.2. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN “KHÔI PHỤC RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG’’ VÀ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH QLRCĐ TẠI XÃ HÀNH TÍN ĐÔNG - DỰ ÁN KFW6 ................................................................................................................. 38 3.2.1. Thông tin chung về dự án ................................................................................. 38 3.2.2. Thực hiện thí điểm giao rừng và QLRCĐ......................................................... 39 3.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TIẾN TRÌNH GIAO RỪNG VÀ THỰC HIỆN QLRCĐ Ở HAI THÔN TRƯỜNG LỆ VÀ KHÁNH GIANG ......................... 40 3.3.1. Tóm tắt tiến trình xây dựng mô hình QLRCĐ .................................................. 40 3.3.2. Ảnh hưởng của việc xây dựng và thực hiện quy trình QLRCĐ đến tính bền vững của mô hình RCĐ ...................................................................................................... 40 3.4. PHÂN TÍCH CÁC CƠ CHẾ CHIA SẺ LỢI ÍCH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH QLRCĐ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN CỨU ......... 46 3.4.1. Thực hiện kế hoạch khai thác gỗ cho mục đích thương mại.............................. 46 3.4.2. Thực hiện kế hoạch khai thác LSNG từ RCĐ ................................................... 50 3.4.3. Hỗ trợ kinh phí trong và sau khi kết thúc dự án xây dựng mô hình QLRCĐ..... 51 3.4.4. Hỗ trợ các cơ sở vật chất khác .......................................................................... 52 3.5. PHÂN TÍCH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLRCĐ BỀN VỮNG .............................................................................................................. 53 3.5.1. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan ....................................................... 53 3.5.2. Thay đổi các quyền của người dân khi tham gia QLRCĐ ................................. 56 3.5.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong QLRCĐ tại hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang.......................................................................... 59 3.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH QLRCĐ TẠI HAI THÔN TRƯỜNG LỆ VÀ KHÁNH GIANG...................... 60 3.6.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.................................................................................... 60 3.6.2. Hiệu quả về mặt xã hội..................................................................................... 61 3.6.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái............................................................... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG QLRCĐ VÀ HƯỚNG ĐẾN QLRCĐ BỀN VỮNG ........................................................................ 66 3.7.1. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 66 3.7.2. Giải pháp hỗ trợ các sáng kiến về hưởng lợi từ QLRCĐ................................... 66 3.7.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện QLRCĐ ........................................................... 67 3.7.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho cộng đồng trong QLRCĐ ................. 67 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 70 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BQL Ban Quản lý CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các Dự án KfW6 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng LSNG Lâm sản ngoài gỗ PTNT Phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững PTR Phát triển rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLLNCĐ Quản lý lâm nghiệp cộng đồng QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng QƯBV&PTR Quy ước bảo vệ và phát triển rừng RCĐ Rừng cộng đồng UBND Ủy ban nhân dân Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), WOT Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự thay đổi diện tích rừng của Việt Nam và một số nước trên thế giới, giai đoạn 1990-2015 ......................................................................................................... 14 Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các nhóm đất trên địa bàn xã ....................................... 34 Bảng 3.2. Tổ chức QLRCĐ cấp thôn của Trường Lệ và Khánh Giang- Dự án KfW6. 41 Bảng 3.3. Diện tích rừng giao cho cộng đồng Trường Lệ và Khánh Giang- Dự án KfW6 ......................................................................................................................... 41 Bảng 3.4. Tầm quan trọng của RCĐ .......................................................................... 43 Bảng 3.5. So sánh kết quả điều tra tài nguyên rừng ở mô hình QLRCĐ thôn Trường Lệ và Khánh Giang ......................................................................................................... 43 Bảng 3.6. Kinh phí hỗ trợ các mô hình QLRCĐ dự án KfW6 .................................... 45 Bảng 3.7. Kế hoạch khai thác gỗ thí điểm ở các mô hình QLRCĐ ............................. 47 Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế khai thác gỗ thương mại lần thứ nhất ở rừng tự nhiên thôn Trường Lệ năm 2009 ................................................................................ 47 Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế khai thác gỗ thương mại lần thứ hai ở rừng tự nhiên thôn Trường Lệ năm 2011 ................................................................................ 48 Bảng 3.10. Công tác khai thác LSNG của cộng đồng thôn ......................................... 50 Bảng 3.11. Kinh phí hoạt động và các hỗ trợ cộng đồng nhận quản lý bảo vệ rừng từ năm 2008-2017 của cộng đồng thôn Khánh Giang ..................................................... 51 Bảng 3.12. Kinh phí hoạt động và các hỗ trợ cộng đồng nhận quản lý bảo vệ rừng từ năm 2008-2017 của cộng đồng thôn Trường Lệ ......................................................... 51 Bảng 3.13. Nhận thức của người dân về thay đổi quyền trên đất RCĐ ....................... 57 Bảng 3.14. Các quyền được thiết lập trên đất RCĐ trước và sau giao rừng ................ 58 Bảng 3.15. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức(SWOT)................. 59 trong QLRCĐ ............................................................................................................ 59 Bảng 3.16. Công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng của các cộng đồng ..................... 62 Bảng 3.17. So sánh kết quả điều tra tài nguyên rừng ở hai mô hình RCĐ thôn Khánh Giang và Trường Lệ................................................................................................... 63 Bảng 3.18. Biến động của loài động thực vật trước, trong và sau dự án kết thúc ........ 65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ........................................ 15 Hình 1.2. Diện tích rừng toàn quốc giao cho các chủ quản lý, sử dụng....................... 20 Hình 3.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hành ...... 33 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình xây dựng mô hình QLRCĐ ............................................... 40 Hình 3.3. Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông .................... 52 Hình 3.4. Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Khánh Giang, xã Hành Tín Đông................ 52 Hình 3.5. Sơ đồ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động QLRCĐ khi còn dự án ............................................................................................... 53 Hình 3.6. Sơ đồ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động QLRCĐ khi dự án kết thúc ........................................................................................ 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là nước có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trước thập niên 80 của thế kỷ 20, nhà nước thực hiện quản lý đất rừng tập trung, lấy vai trò nhà nước làm chủ đạo nên hầu hết diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các nông lâm trường quốc doanh và các ban quản lý trực tiếp quản lý rừng. Cho đến cuối thập niên 80, cải cách kinh tế theo hướng phi tập trung đã khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế của đất nước, đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 6 trên thế giới vào năm 2017 (Trần Ngọc, 2017). Ngành lâm nghiệp đã chuyển đổi từ lâm nghiệp khai thác gỗ sang phát triển tổng hợp và từ lâm nghiệp nhà nước tập trung sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các hộ nông dân được xem là các đơn vị kinh tế tự chủ. Điều này đã làm cho việc quản lý tài nguyên rừng trở nên đa dạng hơn và hướng đến không chỉ đối với việc khai thác tài nguyên rừng mà còn là tái sinh phục hồi rừng. Với sự cải cách này, chính phủ đã giảm vai trò của mình và tăng cường trách nhiệm cũng như quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng (Hoàng Huy Tuấn, 2005). Sự tham gia của các khu vực tư nhân trong quản lý rừng cũng là một chiến lược để cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình nghèo sống gần rừng. Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển lâm nghiệp bao gồm việc nhận thức được nhiều quyền lợi hơn cho người dân địa phương trong việc sử dụng và quản lý rừng và đất lâm nghiệp, hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các hộ gia đình địa phương trong việc đầu tư trồng rừng và tăng độ che phủ rừng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế và thách thức như bất bình đẳng về phân bố đất giữa các nhóm người nhận (McelWee, 2009). Quá trình chuyển giao rừng đã làm tăng độ che phủ rừng, tuy nhiên số lượng và chất lượng rừng tự nhiên tiếp tục giảm (Bojo, 2011). Ngoài ra, phản hồi về môi trường cũng là một thách thức, ví dụ như "các loài cây phát triển nhanh, như thông, keo và bạch đàn được biết đến là đặc biệt tiêu tốn nhiều nước" (Brụinzeel và cộng sự, 2005). Hơn nữa, rủi ro mất rừng luôn cao do giá lương thực, giá đầu vào sản xuất tăng cao và ảnh hưởng của thời tiết đến sản lượng cây trồng trong những năm gần đây. Do vậy, rừng và đất đai ngày càng được coi là nguồn thay thế không thể thiếu của người dân nông thôn nhằm cải thiện sinh kế và giảm rủi ro. Điều này có tác động nghiêm trọng đến quản lý rừng bền vững của một quốc gia. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Với những nỗ lực cải cách chính sách lâm nghiệp và quản lý quản lý rừng trên đất lâm nghiệp cùng với một số chương trình phát triển nông thôn và miền núi, Chính phủ Việt Nam đã giảm nghèo ở cả nước nói chung và các vùng cao nói riêng. Việc giao đất giao rừng trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ là giải pháp để nâng độ che phủ của rừng lên mà còn là cơ hội tăng thu nhập cho người dân sinh sống ở khu vực miền núi Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình giảm nghèo và bảo vệ môi trường dường như là những thách thức ở các vùng cao (WORLD BANK, 2012). Trong quá trình hội nhập và phát triển đó, Việt Nam không tránh khỏi những nguy cơ khủng hoảng về môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Quản lý rừng bền vững đã được nhận thức như một chiến lược vì mục tiêu tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên. Do bởi giao rừng cho cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) trở thành một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Với mô hình này, người dân địa phương có trách nhiệm trực tiếp trong quản lý, bảo vệ rừng và nhận được lợi ích cụ thể từ những đóng góp đó. Cần có sự hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi rừng và thay đổi quyền sở hữu đối với lợi ích cho người dân địa phương từ quá trình này và đóng góp của việc chuyển giao rừng cho giảm nghèo nông thôn thông qua việc cấp phát nhiều quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp cho người dân địa phương Trong xu hướng nhận thức chung về vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều thay đổi, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện dự án thí điểm giao rừng cho cộng đồng quản lý với sự hỗ trợ của Dự án KfW6 (Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững) với mô hình thí điểm “Quản lý rừng cộng đồng” tại thôn: Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi theo hướng dẫn của Thông tư số 38/2007/TT-BNN&PTNT. Việc xây dựng mô hình QLRCĐ được bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc năm 2014. Cho đến thời điểm này mô hình này được xem là mô hình mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhằm hướng đến việc quản lý rừng bền vững của mô hình rừng cộng đồng (RCĐ) trong những năm tiếp theo khi dự án kết thúc, tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tính bền vững của mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW6 tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”. 2. MỤC ĐÍCH/MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nhằm đánh giá tính bền vững mô hình QLRCĐ của dự án KfW6 huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể tính ổn định về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi dự án kết thúc làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, tiếp tục phát triển QLRCĐ tại tỉnh Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tính bền vững của tiến trình giao rừng và thực hiện QLRCĐ ở hai thôn Trường Lệ và Khánh Giang. - Phân tích các cơ chế chia sẻ lợi ích và các thể chế có ảnh hưởng đến tính bền vững của mô hình QLRCĐ đó. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình QLRCĐ được nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp duy trì hoạt động QLRCĐ hướng đến QLRCĐ bền vững trên địa bàn nghiên cứu. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu đánh giá tính bền vững mô hình QLRCĐ nhằm góp phần xây dựng, bổ sung vào cơ sở lý luận của công tác QLRCĐ nói chung và cho các mô hình QLRCĐ đã đang và sẽ được thực hiện trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được năng lực tổ chức QLRCĐ thể hiện thông qua các quyền, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình QLRCĐ thôn Khánh Giang và Trường Lệ sau khi dự án kết thúc. - Đề xuất một số giải pháp duy trì hoạt động quản lý rừng nhằm sử dụng rừng bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời từ mô hình QLRCĐ huyện Nghĩa Hành có thể nhân rộng ra cho các huyện trong địa bàn tỉnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG 1.1.1. Cơ sở lý luận của Phát triển bền vững 1.1.1.1. Khái niệm về Phát triển bền vững Khái niệm Phát triển Bền vững (PTBN) bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của PTBV là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật (Phạm Thị Thanh Bình, 2016). Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc (Báo cáo Brundland), "PTBV" được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (WCED, 1987). Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Do đó, PTBV phải bao gồm: một quá trình thay đổi trong đó việc khai thác tài nguyên, hướng đầu tư, định hướng phát triển công nghệ và thay đổi thể chế được thực hiện phù hợp với nhu cầu trong tương lai cũng như hiện tại (WCED, 1987). PTBV được khẳng định một lần nữa ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992. Hội nghị này đã đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, PTBV được xác định “nên trở thành một mục ưu tiên trong chương trình nghị sự của cộng đồng quốc tế” và được bổ sung, hoàn thiện tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 và được khái quát như sau: "PTBV" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế - nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội – tập trung vào thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; và bảo vệ môi trường- hướng đến xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (Phạm Thị Thanh Bình, 2016). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Có khá nhiều mô hình “PTBV”, trong đó sơ đồ kinh điển về PTBV thường được đề cập đến là mô hình dựa trên sự phát triển hài hòa 3 lĩnh vực: Kinh tế-Môi trường-Xã hội (Bài giảng Lâm nghiệp Xã hội, 2002) Trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, PTBV chính là sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho cả thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay (Nguyễn Bá Ngãi, 2006). 1.1.1.2. Các nguyên tắc của PTBV Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong tác phẩm “Hãy cứu lấy trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, 1992 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững: (1) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; (2) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; (3) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất; (4) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; (5) Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất; (6) Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân; (7) Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình; (8) Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; (9) Xây dựng khối liên minh toàn cầu (IUCN, UNEP, WWF, 1990). Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế và văn hoá. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn. Luc Hens (1998) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển để xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc đó là: (1) Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân: Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường ở bất cứ đâu khi xảy ra, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách giải quyết các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường; (2) Nguyên tắc phòng ngừa: Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường; (3) Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ: Đây là nguyên tắc cốt lõi của PTBV, yêu cầu rõ ràng rằng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của PTBV. Tài nguyên và các chức năng môi trường của trái đất đang là các yếu tố quyết định sự tồn tại của loài người chúng ta; (4) Nguyên tắc công bằng trong cùng một thế hệ: Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 hưởng lợi một cách bình đẳng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng trong việc chung hưởng một môi trường trong sạch. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Lịch sử phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, hiện tại đang diễn ra trong bối cảnh sự phân chia và cạnh tranh giai cấp, dân tộc và quốc gia trong việc xác lập quyền lợi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các chức năng môi trường. Do vậy để đảm bảo công bằng trong cùng một thế hệ đòi hỏi: (i) Xác lập quyền quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên của các cộng đồng dân cư trong phạm vị một địa bàn lãnh thổ; xác lập quyền quản lý quốc gia đối với mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội trong lãnh thổ quốc gia; phân định quyền quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên giữa các quốc gia trên phạm vi phần lãnh thổ ngoài quyền tài phán của các quốc gia. (ii) Xác lập quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng và các quốc gia trong việc khai thác và sử dụng các chức năng môi trường của các vùng lãnh thổ và toàn bộ không gian trái đất. (iii) Thu hẹp sự chênh lệch kinh tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển và kém phát triển.Tăng viện trợ phát triển cho các nước nghèo đồng thời với việc giảm sự lãng phí trong tiêu thụ tài nguyên của dân cư ở các quốc gia phát triển, giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển; (5) Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền: Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Vì vậy, các quyết định quan trọng cần ở mức địa phương hơn là mức quốc gia, mức quốc gia hơn là mức quốc tế. Như vậy, cần có sự phân quyền và uỷ quyền về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của địa phương đối với các vấn đề môi trường; (6) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; (7) Người sử dụng môi trường phải trả tiền. Có thể thấy với 7 nguyên tắc trên, Giáo sư Luc Hens tập trung vào các khía cạnh thể chế, chế tài để đảm bảo môi trường được bền vững chứ không tập trung nhiều vào khía cạnh kinh tế và xã hội. 1.1.1.3. Các tiêu chí, chỉ số đo đếm PTBV Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển của một quốc gia là bền vững hay không bền vững? Mức độ bền vững của sự phát triển thường được đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ thị đo mức bền vững của 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội nhân văn và môi trường: Trong đó, Bền vững về kinh tế có thể được đánh giá thông qua giá trị và mức ổn định của các chỉ số tăng trưởng kinh tế truyền thống như: Tổng sản phẩm trong nước GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, GDP hay GNP bình quân đầu người, mức tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP... Căn cứ vào GDP/người mà các tổ chức quốc tế thường phân các quốc gia trên thế giới thành các nhóm: thu nhập thấp; thu nhập trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 bình thấp; thu nhập trung bình cao; và thu nhập cao (Giáo trình Sức khỏe Môi trường II). Một quốc gia PTBV về kinh tế phải bảo đảm tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao. Các nước thu nhập thấp có mức tăng trường GDP vào khoảng 5%. Nếu có mức tăng trưởng GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn xem là chưa đạt tới mức bền vững. Bền vững về xã hội của một quốc gia được đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ thị như: chỉ thị phát triển con người (HDI- Human Development Index), chỉ thị bất bình đẳng về thu nhập, tiêu chí về giáo dục, dịch vụ y tế và các hoạt động văn hóa. Bền vững về môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của từng cá thể con người cũng như toàn thể loài người. Môi trường có ba chức năng chính: là không gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, và cũng là nơi chứa đựng và xử lý phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất (Giáo trình Sức khỏe Môi trường II). Trong khi đó, Bộ chỉ thị về PTBV được Ủy ban Phát triển Bền Vững LHQ đưa ra gồm 58 chỉ tiêu cho 15 chủ đề: Công bằng Xã hội, Y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh, dân số, Không khí, đất, đại dương/biển/bờ biển, nước sạch, đa dạng sinh học, cơ cấu kinh tế, mẫu hình sản xuất tiêu dùng, khuôn khổ thể chế, Năng lực thể chế (UN, 2007) 1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rừng và QLRCĐ bền vững 1.1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rừng bền vững Nhận thức về vai trò của rừng đã có nhiều thay đổi kể từ nửa cuối thế kỷ XX trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và trước áp lực lên tài nguyên ngày càng cao. Con người ngày càng chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gõ mà còn có các chức năng bảo vệ môi trường như: phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ, môi trường (Đào Công Khanh, 2016). Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organisation): “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội”. Trong khi đó theo Tiến trình Helsinki (1995): “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế - xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”. Có thể hiểu Quản lý rừng bền vững là cách quản lý đảm bảo được các lợi ích lâu dài, bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường cho con người cả ở thế hệ hiện tại và các thế hệ của con cháu trong tương lai (Đào Công Khanh, 2016). Tùy theo từng mục đích sử dụng mà các bộ tiêu chuẩn cho quản lý bảo vệ rừng thường khác nhau về nội dung cụ thể, nhưng nhìn chung nôi dung quản lý rừng bền vững đều bao gồm những phần sau: a) Tuân thủ luật pháp: Quyền sử dụng đất hợp pháp trên diện tích mà chủ rừng đang quản lý; Tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành và các quy định dưới luật của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến sản xuất kinh doanh rừng. b) Đảm bảo duy trì sản xuất tối ưu, hiệu quả kinh tế cao:Có kế hoạch quản lý phù hợp, hiệu quả; Năng suất, chất lượng sản phẩm rừng bền vững; Rừng được bảo vệ tốt, an toàn; Kiểm tra, giám sát hiệu quả; quản lý và điều chỉnh kế hoạch phù hợp; Đa dạng hóa sản phẩm rừng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng. c) Tôn trọng lợi ích của công nhân, người dân và cộng đồng địa phương: Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động; Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan nhằm cải thiện chất lượng các hoạt động quản lý của đơn vị; Có đánh giá tác động kinh tế, xã hội và có biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực trong quá trình quản lý rừng và đất rừng; Tôn trọng tập tục, văn hóa và các quyền theo phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng địa phương; Có đóng góp cho phúc lợi, an sinh xã hội trong khu vực. d) Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: Đánh giá tác động môi trường được thực hiện và khắc phục những tác động xấu có thể có do các hoạt động quản lý rừng gây ra; Bảo vệ các loài cây, con quý hiếm; Bảo vệ các hệ sinh thái trong khu vực; Sử dụng phân bón, hóa chất an toàn với môi trường; Có quy chế xử lý chất thải. e) Những nội dung liên quan đến rừng trồng: Không chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng; Chọn loài cây trồng phù hợp, an toàn sinh thái; Có quy chế bảo vệ đất chống xói mòn, thoái hóa; Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cháy rừng; Dành một phần diện tích đang quản lý cho phục hồi rừng tự nhiên (Đào Công Khanh, 2016). 1.1.2.2. Khái niệm QLRCĐ Như chúng ta đã biết, quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng. Theo đánh giá của tổ chức lương thực thế giới thì khái niệm về QLRCĐ đã phát triển nhanh hơn tất cả các lĩnh vực quan tâm khác trong quản lý và phát triển tài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 nguyên rừng (Arnold, 1992). Thực tế đã chỉ ra rằng trải qua nhiều thế hệ, những cộng đồng sống trong rừng, phụ thuộc vào các sản phẩm từ rừng đã đúc kết cho mình những kiến thức bản địa, những luật tục truyền thống trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng xung quanh họ. Theo Arnold 1992, định nghĩa tổng quát về lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), hiểu một cách chính xác và thiết thực nhất thì LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với cây và rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ cây rừng. Thuật ngữ cộng đồng tham gia quản lý rừng hay còn gọi là lâm nghiệp cộng đồng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lần đầu tiên định nghĩa vào năm 1991 là: “hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này ”. Những định nghĩa rộng hơn dùng thuật ngữ này để chỉ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa con người với cây cối. Các định nghĩa hẹp hơn tập trung vào việc quản lý rừng bởi cộng đồng địa phương có lợi ích của mình. Theo FAO 1978, Lâm nghiệp cộng đồng (Community Forestry), lâm nghiệp xã hội (Social Forestry) là những thuật ngữ được dùng để chỉ việc quản lý rừng có liên quan chặt chẽ với người dân địa phương. Thuật ngữ QLRCĐ ở Việt Nam được hiểu là sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý (tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định) những diện tích rừng do cộng đồng trực tiếp quản lý sử dụng chung (được Nhà nước giao hoặc thuộc quyền quản lý truyền thống) hay những diện tích rừng của các tổ chức Nhà nước khác thông qua các hợp đồng khoán. QLRCĐ ngày nay xuất phát từ hoạt động quản lý rừng được thực hiện trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống các cộng đồng dân tộc khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được thể hiện ở những tục lệ giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước, luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số, RCĐ là những khu rừng thuộc sở hữu chung của toàn cộng đồng làng bản; được giới hạn trong một không gian có ranh giới xác định và được thừa nhận bởi những làng xung quanh. Theo cách hiểu của đồng bào, RCĐ có hai đặc điểm: (i) là rừng thuộc sở hữu toàn cộng đồng và trong lịch sử hình thành, phát triển của các làng bản là không có rừng thuộc sở hữu cá nhân. Điều này là tuyệt đối ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. (ii) RCĐ bao gồm các loại rừng: rừng cấm, rừng thiêng, rừng ma (rừng tâm linh); rừng canh tác, rừng đầu nguồn… Thuật ngữ RCĐ theo quy định của Nhà nước ta là rừng mà Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Theo quy định của Nhà nước, RCĐ có hai đặc điểm là: (1) là rừng mà nhà nước giao cho một cộng đồng địa phương quản lý; (2) Rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ (Cổng thông tin điện tử Hội đồng dân tộc- Quốc hội). Ngoài ra, tại điều 3 của Bản hướng dẫn QLRCĐ dân cư thôn ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các cộng đồng tham gia Dự án "Chương trình thí điểm LNCĐ" trên 10 tỉnh đã đưa ra khái niệm RCĐ là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp. Cho đến nay chưa có có một thống nhất nào cho các thuật ngữ này ở Việt Nam mặc dù đã có những cuộc hội thảo quốc gia về RCĐ. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện các chương trình dự án liên quan đến QLRCĐ, có thể thấy ở Việt Nam có hai hình thức QLRCĐ phù hợp với định nghĩa của FAO như sau: - Thứ nhất là QLRCĐ : Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó. Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau: Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời; Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao; và các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng. Cũng cần nói thêm rằng theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có quy định nếu cộng đồng được giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu khu rừng đó và được thực hiện thông qua chính sách hưởng lợi từ rừng, đương nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng được hình thành bằng nguồn vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó. - Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…). Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng: (1) Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…); (2) Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng. Như vậy, QLRCĐ là việc đưa cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng vào đất lâm nghiệp. QLRCĐ một cách trực tiếp để đạt được mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có và cho phép người dân địa phương địa phương có quyền quản lý sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng, lợi ích thu được thuộc về người dân và sử dụng cho phát triển của cộng đồng. Một loạt các nghiên cứu điểm về thực trạng QLRCĐ cũng đã được tiến hành trên các vùng sinh thái nhân văn ở các tỉnh miền núi phái bắc và Tây Nguyên (An Văn Bảy, Bảo Huy, Nguyễn Huy Dũng, Vũ Long, Bùi Đình Toái, Trần Văn Con (2000), qua phân tích, đánh giá kết quả của các nghiên cứu này đã rút ra một kết luận quan trọng là: trong số các hệ thống quản lý rừng khác thì hình thức QLRCĐ là một phương án thích hợp cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. Trong các nghiên cứu về hiện trạng QLRCĐ ở Việt Nam, công cụ định vị dùng để đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong các hệ thống quản lý rừng hiện tại. Công cụ định vị này được nhóm công tác QLRCĐ quốc gia xây dựng, bao gồm 5 mảng biểu thị 5 yếu tố của QLRCĐ là: i) quyền sử dụng đất, ii) lợi ích từ quản lý rừng, iii) thực trạng tài nguyên rừng, iv) tác động của chính phủ đối với quản lý rừng có sự tham gia của người dân, và v) tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng có sự tham gia. Mặc dù chưa có nhiều cơ sở lý thuyết về QLRCĐ bền vững, nhưng các dự án hỗ trợ QLRCĐ ở Việt Nam đã tạo ra các bộ tiêu chí làm kim chỉ nam cho việc các khởi xướng về QLRCĐ với mục đích hướng đến cộng đồng có thể tự quản lý rừng sau khi dự án kết thúc, hay phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định. Vì thế, các phương pháp điều tra rừng, lập kế hoạch kinh doanh rừng, giải pháp kỹ thuật phải đơn giản, thích ứng và có sự tham gia của người dân đáp ứng các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 453 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 175 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn