intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi) tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Xác định được nguyên nhân gây bệnh; nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh; đề xuất được biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi) tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT HÉO KEO TAI TƯỢNG DO NẤM (Phytophthora cinnamomi) TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT HÉO KEO TAI TƯỢNG DO NẤM (Phytophthora cinnamomi) TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN ĐỊNH THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, các số liệu nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc nghiên cứu nên quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho học viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa sau Đại học, khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Vũ Văn Định, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi) tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo trong khoa sau Đại học và khoa Lâm nghiệp cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo của huyện Phú Lương nơi nghiên cứu thực địa. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Vũ Văn Định người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các anh, chị, em của Trung tâm Nhiên cứu Bảo vệ rừng đã cộng tác và hỗ trợ tôi thực hiện công việc. Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Học viên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ....................................... v DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ....................................................................... 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 5 1.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng ................................................................. 5 1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo tai tượng ................................................... 6 1.1.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại Keo tai tượng ..................... 11 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.......................................................... 13 1.2.1 Nghiên cứu về Keo tai tượng ................................................................. 13 1.2.2. Nghiên cứu về Bệnh hại Keo tai tượng ................................................. 16 1.2.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh ............................................. 20 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 22 1.3.1. Khái quát về Thái Nguyên .................................................................... 22 1.3.2 Khái quát về Huyện Phú Lương............................................................. 24 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 32
  6. iv 2.1. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ............................................ 32 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32 2.2.1. Điều tra bệnh chết héo Keo tai tượng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 32 2.2.2. Xác định nguyên nhân gây bệnh ........................................................... 32 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh ................................ 32 2.2.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng ............ 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 2.3.1. Điều tra bệnh chết héo Keo tai tượng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 33 2.3.2. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh ..................................... 35 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh .......... 38 2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng ............ 39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 43 3.1. Bệnh chết héo Keo tai tượng .................................................................... 43 3.1.1. Điều tra bệnh chết héo Keo tai tượng ................................................... 43 3.1.2. Xác định nguyên nhân gây bệnh ........................................................... 45 3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh ................................... 50 3.2.1. Nghiên cứu các biện pháp phòng bệnh hại chính cây Keo tai tượng ở vườn ươm và rừng trồng ....................................................... 53 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU Chữ viết tắt/ký hiệu Giải nghĩa đầy đủ BNN &PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CT Công thức D1.3 Đường kính ngang ngực Do Đường kính gốc ĐC Đối chứng Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành OTC Ô tiêu chuẩn P% Tỷ lệ bị sâu/bệnh R Cấp bị sâu/bệnh TCN Tiêu chuẩn ngành TLS Tỷ lệ sống
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh và cấp bệnh của Keo tai tượng tại vườn ươm tại huyện Phú Lương ...........................................................................................43 Bảng 3.2: Tỷ lệ bị bệnh và cấp bệnh của Keo tai tượng tại huyện Phú Lương .. 44 Bảng 3.3: Kết quả gây bệnh nhân tạo của các chủng nấm ..................................49 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm .................. 50 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm .....................52 Bảng 3.6: Kết quả phòng trừ bệnh hại rễ do nấm nấm P. cinnamomi Keo tai tượng bằng biện pháp thủ công ..............................................................53 Bảng 3.7: Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh P. cinnamomi bằng chế phẩm sinh học .... 54 Bảng 3.8: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ do nấm P. Cinnamomi bằng chế phẩm Trichoderma ở ngoài vườn ươm ................................................56 Bảng 3.9: Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh P. cinnamomi bằng thuốc hóa học .....56 Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm ....................58
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lí huyện Phú Lương ............................................. 24 Hình 3.1: Vườm ươm bị bệnh ........................................................................ 43 Hình 3.2: Keo tai tượng bị bệnh chết héo ...................................................... 45 Hình 3.3: Cây Keo tai tượng bị bệnh ............................................................. 46 Hình 3.4: Phân lập nấm bệnh bằng phương pháp bẫy nấm ........................... 46 Hình 3.5: Nấm gây bệnh phân lập được ........................................................ 47 Hình 3.6: Hệ sợi nấm có cấu tạo dạng san hô ................................................ 48 Hình 3.7: Bào tử vách dày (chlamydospores) ................................................ 48 Hình 3.8: Túi bào tử động (sporangia) ........................................................... 48 Hình 3.9: Bào tử noãn (oogonia) .................................................................... 48 Hình 3.10: Túi bào tử động phóng bào tử động (zoospore) ........................... 48 Hình 3.11: Bào nang nẩy mầm ....................................................................... 48 Hình 3.12: Sinh trưởng của hệ sợi nấm Phytophthora Phytophthora cinnamomi ở các thang nhiệt độ khác nhau ....................................................... 51 Hình 3.13: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm .......... 52 Hình 3.14: Hiệu lực phòng trừ bệnh bằng chế phẩm sinh học ...................... 55 Hình 3.15: Hiệu lực phòng trừ bệnh Keo tai tượng bằng thuốc hóa học ....... 57
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Keo tai tượng là loài cây nhập nội được đưa vào trồng ở nước ta từ những năm đầu của thập niên 80, 90. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi các thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ và các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật gây trồng có kết quả (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2003). Keo tai tượng đã được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ dễ gia công nên rất được ưa chuộng để đóng đồ gia dụng, làm nhà, ván dăm, làm bột giấy… Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng Keo tai tượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng trồng của Việt Nam. Theo Cục Lâm nghiệp (2006) diện tích rừng trồng Keo tai tượng tại các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung đã đạt trên 158.000 ha. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ dễ gia công nên rất được ưa chuộng để đóng đồ gia dụng, làm nhà, ván dăm, làm bột giấy… Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng Keo tai tượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng trồng của Việt Nam. Tính đến 31/12/2019 diện tích rừng toàn quốc 14.609.220 ha: Rừng tự nhiên 10.292.434 ha, rừng trồng là 4.316.786 ha trong đó rừng trồng Keo tai tượng chiếm tỷ lệ lớn (Quyết định 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2020). Tuy nhiên trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích, các rừng trồng keo đã xuất hiện nhiều bệnh gây khó khăn không nhỏ cho một số địa phương trong cả nước. Điển hình ở một số nơi như Bầu Bàng, Bình Dương một số dòng keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (pink disease) với tỷ lệ và mức độ bị bệnh khá cao, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất (Phạm Quang Thu, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007). Tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng thuần loài với
  11. 2 tổng diện tích hơn 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59 % trong đó có một số diện tích bị hại rất nặng (Phạm Quang Thu, 2002). Tại Kon Tum, năm 2001 có khoảng 1000 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn, với tỷ lệ bị bệnh khác nhau ở các địa phương. Tỷ lệ bị bệnh nặng nhất ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi, Kon Tum lên đến 90% cây bị chết ngọn (Phạm Quang Thu, 2002). Trong đó, bệnh chết héo được đánh giá là bệnh nguy hiểm đối với các loài cây keo ở Việt Nam (Phạm Quang Thu et al., 2012; Thu et al., 2014; Phạm Quang Thu, 2015). Bệnh chết héo cây trồng lâm nghiệp nói chung và các loài keo ở Việt Nam cũng đã được xác định do hai nguyên nhân chính bao gồm: (1) Chết héo do nấm Phytophthora sp. gây hại, (2) Chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại. Cả hai nguyên nhân này cũng đều khiến cây trồng bị chết héo, tán lá bị héo từ trên ngọn xuống dưới. Trong đó bệnh chết héo do nấm Phytophthora sp. thường có triệu chứng điển hình là hệ rễ bị thối (Phạm Quang Thu, 2016). Trong khi đó bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại có triệu chứng điển hình là thân hoặc cành bị nứt, xì nhựa hoặc xì nước, vỏ và gỗ ở quanh vết bệnh bị biến màu. Keo lai và keo tai tượng ở Việt Nam khi thấy triệu chứng này trên thân thì cây có thể sẽ bị chết rất nhanh (Phạm Quang Thu et al., 2012; Phạm Quang Thu et al., 2016). Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. Đang được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp. Bệnh chết héo do nấm Phytophthora sp ở Việt Nam mới có ít các công trình nghiên cứu, các nghiên cứu chưa đầy đủ và hệ thống. Trong những năm gần đây bệnh chết héo do nấm Phytophthora sp. Cũng rất quan trọng và nhiều địa phương bị hại với diện tích lớn như: Keo tai tượng ở Yên Sơn, Tuyên Quang bị chết hàng loạt do nấm Phytophthora cinnamomi (Phạm Quang Thu et al., 2013). Nấm Phytophthora spp. và Pythium spp. được phát hiện từ đất của rừng trồng và vườn ươm Keo tai tượng và Keo
  12. 3 lai ở miền Bắc Việt Nam trong đó có chủng nấm VTN04, VTN06 của loài Pythium helicoides, chủng VTN15 (Pythium dissotocum) và chủng VTN24 (Phytopythium helicoides) có khả năng gây bệnh rất mạnh cho cả Keo tai tượng và Keo lai (Phạm Quang Thu, 2016). Hiện nay cây keo là loài cây trồng rừng chính và đang có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cây keo đang sinh trưởng, phát triển tốt song do điều kiện thời tiết mưa ẩm nên một số đối tượng sâu bệnh hại keo đang có xu hướng phát sinh lây lan gây hại. Tuy nhiên, bệnh chết héo do nấm gây hại rừng trồng keo đang có xu hướng lan nhanh. Để giải quyết vấn đề trên, việc xác định loại nấm gây bệnh cho cây Keo đang được đánh giá là giải pháp hiệu quả. Do vậy, đề tài Nghiên cứu bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi) tại huyện Phú Lượng tỉnh Thái Nguyên giải quyết được những hạn chế trong phòng chống bệnh cho cây Keo hiện nay. Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu được biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi) 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Xác định được nguyên nhân gây bệnh. + Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh. + Đề xuất được biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm (Phytophthora cinnamomi) 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung những cơ sở khoa học trong việc phòng trừ bệnh hại Keo tai tượng.
  13. 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phòng trừ bệnh hại keo tại Thái Nguyên. - Nghiên cứu bệnh chết héo làm cơ sở để xác định bệnh gây hại nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng, tạo điều kiện cho rừng Keo phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ được môi trường sinh thái.
  14. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây sinh trưởng nhanh, thuộc nhóm loài cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30m, đường kính trên 60cm(MacDicken và Brewbaker,1984). Hoa lưỡng tính, tràng hoa màu kem, nhị nhiều vươn dài, hoa có mùi thơm,vị ngọt nhẹ. Quả có màu xanh lá cây rộng 3-5mm dài 7-8 cm, lúc chín có màu đen. Quả non thẳng, sau đó quả xoăn lại bện vào nhau thành những bó không đều. Các hạt có màu nâu đen, sáng bóng hạt dài từ 3-5mm và rộng 2-3mm. Keo tai tượng có thân thẳng đẹp, rễ có nốt sần do cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium nên có khả năng cải tạo đất, song có nhược điểm là rễ nông, dễ bị đổ khi có gió bão (Racz, K.I. và Zakaria Ibrahim, 1986);(Harwood, C.E. và William, E.R.,1991); (Pinyopusarerk et al., 1993), (Faria, 1995). Gỗ Keo tai tượng được dùng làm đồ nội thất, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy, ván dăm, ván sàn, củi đun, than hoạt tính và mùn cưa có thể nuôi trồng nấm. Các tính chất cơ lý của gỗ Keo tai tượng tăng theo tuổi và biến động rất lớn giữa các cây. Gỗ Keo tai tượng có trọng lượng trung bình từ 420-600 kg/m3(MacDicken và Brewbaker, 1984), tỷ trọng trung bình từ 0,45-0,5 nhưng ở giai đoạn 12 tuổi có thể đạt 0,59. Keo tai tượng 14 năm tuổi có tỷ trọng tăng từ lõi ra vùng giữa thân và giảm tới phần giác(Razali và Kuo, 1991). Phân bố và sinh thái: Keo tai tượng có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea (PNG) và Indonesia đã trở thành một loài cây được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới. Phân bố chủ yếu từ 190 vĩ Nam đến 240 vĩ Bắc, độ cao
  15. 6 100 - 780m trên mặt nước biển. Keo tai tượng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, lượng mưa trung bình từ 1446 – 2970 mm/năm song Keo tai tượng có thể chịu được ở điều kiện khô hạn 1000 mm/năm. Keo tai tượng phù hợp với những nơi có nhiệt độ bình quân từ 25 - 320C, đất hơi chua thoát nước tốt, pH từ 4,5 - 6,5 (Pinyopusarerk et al., 1993). Hạt Keo tai tượng có khả năng nảy mầm tốt, hạt sau khi xử lý bằng nước sôi trong vòng 30 giây kích thích sự nảy mầm tốt, hạt có thể gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo vào khay đến khi thành cây con thì cấy vào bầu. Cây 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm cao từ 25-40 cm(Srivastava, 1993). Keo tai tượng ở Philippines để lấy hạt khi bón phân lân tăng khả năng đậu quả (Manubag et al., 1995). Keo tai tương có thể trồng với các mật độ khác nhau phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và độ phì của đất. Trồng rừng để cung cấp gỗ với mật độ trung bình 1100 cây/ha (Srivastava, 1993). 1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo tai tượng Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng được công bố nhiều loại nấm bệnh gây hại các loài keo. Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các loài Acacia, họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả các tổ chức Quốc tế như CIFOR (Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế) cũng đã đề cập đến các vấn đề bệnh hại các loài Acacia là bệnh đốm lá do nấm Colletotrichum sp. Bệnh phấn trắng thường hay bị đối với Keo tai tượng ở giai đoạn vườn ươm hoặc rừng trồng tuổi 1, nguyên nhân gây bệnh do thời tiết mưa ẩm kéo dài dẫn đến nấm bệnh phát triển (Hutacharem, 1993). Bệnh gỉ sắt, các bệnh hại lá xuất hiện nhiều vùng trồng Keo tai tượng trên toàn thế giới. Bệnh gỉ sắt do nấm Atelocauda digitata, bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp., bệnh bồ hóng do nấm Meliola spp., bệnh đốm lá do các nấm Cercospora spp., Pestalotiopsis spp. và Colletotrichum spp., bệnh phấn hồng do nấm (Corticium salmonicolor) (Old et al., 1999; Old et al., 2000).
  16. 7 Tại Papua New Guinea bệnh hại Keo tai tượng (Acacia mangium) có bệnh khô cành ngọn hay còn gọi là chết ngược do loài nấm Glomerella cingulata (giai đoạn vô tính là Colletotrichum gloeosporioides đó là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại trong vườn giống (Roger, 1954). Theo kết quả nghiên cứu của Mercer (1982); Sharma và đồng tác giả (1985) bệnh rỗng ruột gây hại ở Keo tai tượng và các loài keo nói chung nguyên nhân là do cây bị tổn thương hoặc do tỉa cành không đúng kỹ thuật, tỉa cành vào mùa mưa, nấm gây bệnh dễ xâm nhiễm. Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại có triệu chứng như vỏ cây ở phần gốc và rễ lớn bị thối, gỗ bị biến màu (Ake et al., 1992; Wingfield et al., 1996). Lần đầu tiên bệnh rỗng ruột được xác định ở Sabah (Gibson, 1981), có hầu hết những nước trồng Keo tai tượng như Malayxia (Mahmud et al., 1993) Bangladesh, papua New Gui, Thai lan và Việt Nam (Basak, 1997). Keo tai tượng hay bị một số bệnh như: Bệnh rỗng ruột thường bị ở các cây ở cấp tuổi cao hoặc do giống (Hutacharem, 1993). Bệnh chết héo được xác định do một số nấm gây hại: (1) Chết héo do nấm Phytophthora sp. gây hại, (2) Chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại. Trong đó bệnh chết héo do nấm Phytophthora sp. có triệu chứng điển hình là hệ rễ cám bị thối (Kile, 1993). Trong khi đó bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại có triệu chứng điển hình là thân hoặc cành bị nứt, xì nhựa hoặc xì nước, vỏ và gỗ ở quanh vết bệnh bị biến màu. Lee và Maziah (1993) đã phân lập được 25 nấm bào tử lấy từ Keo tai tượng bị bệnh mục ruột ở các địa điểm khác nhau tại Malaysia, giám định là do nấm Phellinus noxius, Trametes sp., và Formes sp. Cũng theo Lee và Maziah (1993) các loại bệnh này gây hại ở cây 2 năm tuổi trở đi và làm giảm
  17. 8 chất lượng và trọng lượng gỗ. Theo Zakaria và đồng tác giả (1994) bệnh mục ruột có xu hướng tăng dần theo tuổi cây Keo tai tượng, như ở Malaysia cây trồng ở 2 năm tuổi tỷ lệ bị hại là 57% và đối với cây trồng ở 8 năm tuổi tỷ lệ bị mục ruột lên đến 98%. Ở Indonesia nấm Ceratocystis spp. gây bệnh cho nhiều loài cây trồng, trong đó nấm này gây hại nghiêm trọng ở rừng Keo tai tượng (Tarigan et al., 2010). Brawner và đồng tác giả (2015) xác định nấm C. acaciivora đã gây bệnh chết héo hàng vài chục nghìn ha Keo tai tượng tại Sabah, Malaysia. Bệnh gây chết Keo tai tượng tại Indonesia là do nấm Ceratocytis acaciivora; Tuy nhiên theo tác giả Fourie và đồng tác giả (2016) giám định lại tên khoa học của loài nấm này là C. manginecans (Tarigan et al., 2011). Nấm Ceratocystis spp. được xác định là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên nhiều loài cây trồng tại Indonexia, trong đó có rừng trồng các loài keo (Tarigan et al., 2010; Tarigan et al., 2011). Những năm gần đây, rừng trồng keo tại Indonexia xuất hiện một số loại bệnh gây hại nghiêm trọng trên diện rộng, trong đó có bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây ra (Hardiyanto, 2014; Yong et al., 2014) với hàng chục nghìn ha rừng bị chết trong những năm qua, gây tổn thất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp của nước này Đặc điểm nhận biết của nấm Ceratocystis spp. gây hại keo đã được một số tác giả đã mô tả (Barnes et al, 2005); Tarigan và đồng tác giả (2010); Thu và đồng tác giả (2014), nấm Ceratocystis spp., bào tử có hình cầu hoặc gần cầu, có màu nâu đen, kích thước thể hình cầu dài từ 106 đến 288µm, ở phía đầu cổ có những sợi tua ra khi chuẩn bị phun bào tử; bào tử hữu tính hình mũ có chiều dài từ 4,5 đến 9,3µm, chiều rộng từ 2,0 đến 4,9µm; bào tử hữu tính hình mũ có chiều dài từ 11,0 đến 25,6µm và chiều rộng từ 1,6 đến 4,9µm; bào tử vô tính hình trống chiều dài từ 12,1 đến 25,5µm và có chiều rộng từ 9,2 đến 13,6µm.
  18. 9 Theo một số tác giả như Barnes và đồng tác giả (2005); Tarigan và đồng tác giả (2010); Harrington và Wingfield (1998) có một số kết quả bước đầu về nấm Ceratocystis spp. nuôi cấy thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 300C, độ ẩm từ 80 đến 90%. Tarigan và đồng tác giả (2011) xác định nấm Ceratocystis acaciivora xâm nhiễm gây hại Keo tai tượng thông qua các công thức tỉa cành, xác định được khả năng tỉa cành làm ảnh hưởng đến cành làm cho tăng khả năng xâm nhiễm. Nấm Ceratocystis manginecans đã được xác định là loài nấm gây bệnh chết héo nghiêm trọng trên Keo tai tượng ở Indonesia (Fourie et al., 2014), đồng thời cũng chính là loài nấm gây bệnh chết héo Keo tai tượng tại Indonesia (Barnes và Wingfield, 2016). Bệnh chết héo do nấm C. acaciivora gây dịch hại rất nghiêm trọng tại Malaixia, đặc biệt là đối với rừng trồng Keo tai tượng. Bệnh chết héo đã gây chết hàng nghìn ha Keo tai tượng tại phía Đông Sabah, Malaixia (Brawner et al., 2016). Các loài keo bị bệnh khô cành ngọn do nấm Colletotrichum sp. gây hại nên sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất chlorothalonil để phòng trừ (Bamard và Schroeder, 1984). Theo Chin (1990), bệnh phấn hồng ở Sarawak, Malayxia được phòng trừ hiệu quả bởi Perenox là một hợp chất hóa học có chứa đồng. Lee (1993) bệnh phấn hồng có thể sử dụng phương pháp tuyển chọn trồng các giống cây có cơ chế kháng bệnh. Biện pháp phòng trừ bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại trên rừng trồng keo tại Indonexia đã được khuyến cáo nên áp dụng một số biện pháp chính như: không sử dụng hạt giống thu từ các cây mẹ nhiễm bệnh; Xây dựng các chương trình cải thiện giống kháng bệnh; Cải thiện chất lượng
  19. 10 vườn cây mẹ cung cấp vật liệu hom và thay đổi cơ cấu cây trồng sau mỗi luân kỳ (Yong et al., 2014). Các loài nấm Ceratocystis spp. thường gây bệnh nguy hiểm trên nhiều cây chủ với một số bệnh điển hình như: bệnh thối rễ, thối gốc, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều loài cây nhiệt đới (Kile, 1993). Loài Ceratocystis fimbriata gây chết héo hàng loạt rừng bạch đàn ở Cộng hòa Công gô (Roux et al., 2000); gây hại nghiêm trọng đối với cây Cà phê ở Colombia và Venezuela (Marin et al., 2003). Nấm C. fimbriata đã được xác định là tác nhân gây bệnh chết héo cây keo tại Nam Phi, loài nấm này cũng đồng thời là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên nhiều loài cây khác trên thế giới (Ake et al., 1992; Wingfield et al., 1996). Ngoài ra, nhiều triệu chứng bệnh khác nhau đã được ghi nhận trên Keo đen tại Nam Phi như bệnh bồ hóng, nứt vỏ, chết ngược... Trong số các sinh vật gây bệnh đã phân lập được, hai loài nấm Phytophthora parasitica và Ceratocystis albofundus gây bệnh nghêm trọng nhất (Jolanda và Wingfield, 1997). Bệnh chết héo do nấm C. acaciivora đã gây dịch hại rất nghiêm trọng tại Malaixia, đặc biệt là đối với rừng trồng Keo tai tượng. Bệnh chết héo đã gây chết hàng nghìn ha Keo tai tượng tại phía Đông Sabah, Malaixia (Brawner et al., 2016) Chọn giống keo kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. cũng đang được tiến hành tại Indonexia. Cây con 12 tuần tuổi của các loài A. auriculiformis, A. mangium, A. crassicarpa, A. aulacocarpa và Acacia hybrid đã được gây bệnh nhân tạo. Hai tuần sau khi gây bệnh nhân tạo, cây con của Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo lá liềm (A. crassicarpa) thể hiện khả năng chống chịu tốt hơn các loài còn lại (Tarigan et al., 2016). Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng kháng bệnh chết héo do nấm C. acaciivora đang được thực hiện ở Malaixia. Kết quả bước đầu cho thấy khả
  20. 11 năng chống chịu bệnh chết héo của Keo tai tượng rất thấp (Brawner et al., 2016). Đây là một thách thức lớn đối với công tác chọn giống kháng bệnh chết héo nói chung và ở Malaixia nói riêng. Theo Mehrotra và đồng tác giả (1996) đã mô tả bệnh hại rễ và các biện pháp kiểm soát bệnh hại Keo tai tượng ở phía Tây Bengal, Ấn Độ. Bệnh thối rễ Keo tai tượng do nấm Ganoderma sp. và (Phellinus sp.) ảnh hưởng đế diện tích rừng trồng và kế hoạch trồng rừng. Bệnh hại rừng trồng Keo tai tượng ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ và ở phía nam Úc (Lenné,1992; Old, Lee và Sharma, 1997). Theo Hutacharem, 1993 bệnh hại rễ do nấm Phytophthora gây hiện tượng cây Keo tai tượng chết hàng loạt tại một số nước ở khu vực châu Á (Hutacharem, 1993). Old và các đồng tác giả năm khi nghiên cứu về bệnh hại Keo tai tượng và các loài keo khác 1999, 2000 đã tìm ra bệnh thối đen rễ do nấm Phythophora palmivora, bệnh mục rễ do nấm Phellinus spp. và Ganoderma spp. (Old et al., 1999; Old et al., 2000). 1.1.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại Keo tai tượng Phòng trừ bệnh gỉ sắt ở keo có thể xử lý bằng thuốc hóa học bitertanol, oxycarboxin đối với cây ở vườn ươm hoặc khu vực bị bệnh ít song với rừng trồng thì khó giải quyết khi diện tích lớn, mầm bệnh dễ phát tán. Biện pháp quản lý bệnh bằng cách loại bỏ những bộ phận bị bệnh ra khỏi rừng trồng và tiêu hủy, tránh phát dịch trên quy mô lớn hơn. Chọn lọc những giống kháng bệnh, chọn lập địa phù hợp để hạn chế được nấm bệnh cũng là giải pháp đang được quan tâm nghiên cứu (Old et al.,1999). Bệnh khô cành ngọn do nấm Colletotrichum sp nên sử dụng thuốc hóa học chlorothalonil (Bamard và Schroeder, 1984). Bệnh chết héo keo do nấm Phomopsis sử dụng thuốc hóa học mancozeb và carbendazim theo (Kobayashi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2