intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là xác định được những thông số kỹ thuật chủ yếu làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thạch tùng răng cưa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TÂN HIẾU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC VÀ PHÂN BỐ LOÀI THẠCH TÙNG RĂNG CƯA (Huperzia serrata Thunb.) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ. LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP CHUYEN NGÀNH: LÂM HỌC HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TÂN HIẾU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC VÀ PHÂN BỐ LOÀI THẠCH TÙNG RĂNG CƯA (Huperzia serrata Thunb.) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 8620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGƯT. TS: TRẦN MẠNH ĐẠT HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “ Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” là của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ luận văn nào. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Huế ngày 20 tháng 3 năm 2018 Tác giả Nguyễn Tân Hiếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Huế, bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các anh, chị và các bạn trong lớp cũng như ngoài lớp. Sau khi hoàn thành chương trình học tập giai đoạn 2016- 2018, được sự chấp thuận của phòng Sau Đại học, trường Đại học Nông Lâm Huế, tôi tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.” Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự hổ trợ từ các thầy cô, bàn bè, người dân và cơ quan nơi tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu. Đầu tiên bản thân tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo. Đặc biệt tôi xin tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Trần Mạnh Đạt người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Huế, quý thầy cô – những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân trọng cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của người dân các địa bàn nơi tôi thực hiện đề tài này đã giúp tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Huế, tháng 3 năm 2018 Tác giả Nguyễn Tân Hiếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II, trang 813, là một loài dược liệu qúy cây thường được dùng trị: Triệu chứng Alzheimer, đòn ngã tổn thương, các vết bầm tím, sưng đau; nôn ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, rắn cắn, bỏng. Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng trị viêm phổi, phế ung, lao thương thổ huyết, thũng độc. Nhưng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa loài chưa được quan tâm nghiên cứu và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Nhằm mục đích nắm được thực trạng phân bố và một số đặc điểm sinh thái học của loài ở Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa thì bên cạnh việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động điều tra nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen. Nhằm xây dựng cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen có giá trị này thì việc mở rộng nghiên cứu là một việc làm cần thiết. Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu: đặc điểm sinh thái học và phân bố của loài Thạch tùng răng cưa. Các phương pháp thực hiện đề tài gồm: Thu thập số liệu thứ cấp; Thu thập số liệu sơ cấp gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra thực địa, sau khi có dữ liệu sơ cấp thì dùng phần mềm exel và Mapinfor để xử lý. Những kết quả thu được sau 6 tháng thực hiện đề tài: Tại KVNC, Thạch tùng răng cưa chỉ phân bố rải rác ở 2 đỉnh núi Pa Thiên và Voi Mẹp của 2 xã Hướng Sơn và Hướng Linh, Các khu vực khác chưa xác định được có sự phân bố của loài. Thạch tùng răng cưa phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1400 – 1500m và mộc chủ yếu ở gần suối và sườn núi dưới tán rừng ẩm ướt nơi có độ dốc trung bình lớn hơn 30 độ, độ tàn che trung bình từ 70 – 80%. Thảm thực vật chủ yếu nơi có sự phân bố của loài gồm 5 tầng tán chính, trong lâm phần loài mộc chủ yếu với các loài cây Hoàng đàn giả, Thông tre lá dài, Thông nàng, Chắp tay, Thích Bắc Bộ, Hồi lá nhỏ… Thạch tùng răng cưa là cây thảo, mộc ở đất, có thân rể mộc dài; thân trên đất mộc đứng có chiều cao trung bình từ 12cm, mang nhiều lá mộc cách quanh thân từ chân đến ngọn cây, chiều dài lá từ 2-3cm, rộng lá từ 0,3-0,4cm. Túi bào tử mộc ra từ nách lá thường có màu vàng tươi. Từ số liệu phỏng vấn và điều tra thực địa đề tài xác định 3 mối đe dọa đối với loài TTRC tại khu vực nghiên cứu đó là: Thực trạng khai thác loài, Tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên, vấn đề dịch hại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv Đề tài đưa ra được các giải pháp bảo tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu: Giải pháp truyền thông, giáo dục; Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng; Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, khoanh vùng bảo vệ, tác động lâm sinh nhằm bảo tồn và phát triển loài và Chương trình nghiên cứu khoa học. Một số kiến nghị: Cần tiếp tục nghiên cứu hiện trạng phân bố loài trên phạm vi rộng hơn. Tiến hành thử nghiệm nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như: Nhân giống bằng túi bào tử, giâm hom, nuôi cấy mô. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề. ............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài. .................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung: .................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ................................................................................. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học: ................................................................................................. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: ................................................................................................. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 4 1.1.1. Tính đa dạng cây thuốc ở Việt Nam ................................................................... 4 1.1.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái nguồn gen cây thuốc ....................... 5 1.1.3. Vấn đề bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở nước ta .................................................. 6 1.1.4. Các chính sách và bộ luật về công tác bảo tồn .................................................... 7 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ................................. 8 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI THẠCH TÙNG RĂNG CƯA ..... 9 1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về loài ở trên thế giới...................................................... 9 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu loài ở Việt Nam ........................................................... 11 1.3.3. Tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 15 CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 20 2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 20 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20 2.2.1. Thực trạng phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu ........................................ 20 2.2.2. Xác định cấu trúc lâm phầm và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài........ 20 2.2.3. Đánh giá các yếu tố đe dọa, thực trạng khai thác, sử dụng và bảo tồn loài ở khu vực nghiên cứu .......................................................................................................... 20 2.2.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu ................. 20 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21 2.3.1. Kế thừa tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 21 2.3.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 21 2.3.3. Phương pháp điều tra ngoài thực địa ................................................................ 21 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin ...................................................... 23 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp .............................................................. 23 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 24 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 29 3.1.3. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển của Khu BTTN .......................................................................................................... 37 3.2. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ CỦA LOÀI THẠCH TÙNG RĂNG CƯA TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................................................. 38 3.2.1. Tình hình phân bố tự nhiên loài Thạch tùng răng cưa tại Khu vực nghiên cứu ......... 38 3.2.2. Bản đồ điểm phân bố loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu ........... 41 3.2.3. Đánh giá phạm vi phân bố của loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu..... 41 3.2.4. Mật độ phân bố (tần suất bắt gặp khi điều tra) của loài Thạch tùng răng cưa ......... 49 3.3. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC LÂM PHẦM VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI............................................................................................. 50 3.3.1 Thành phần loài thực vật, đặc điểm thảm thực vật rừng tại khu vực phân bố của loài ............................................................................................................................ 50 3.3.2. Các đặc điểm hình thái, vật hậu học và tái sinh của loài ................................... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ĐE DỌA, THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN LOÀI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................. 59 3.3.1. Các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài TTRC tại KVNC ....................................................................................................................... 59 3.3.2. Thực trạng buôn bán, sử dụng .......................................................................... 60 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 61 3.4.1. Hiện trạng của loài Thạch tùng răng cưa tại KVNC ......................................... 61 3.4.2. Các giải pháp bảo tồn và phát triển cây Thạch tùng răng cưa ........................... 61 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 64 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 4.2. TỒN TẠI ............................................................................................................ 66 4.3. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTRC : Thạch tùng răng cưa KVNC : Khu vực nghiên cứu TNTV : Tài nguyên thực vật BTTN : Bảo tồn thiên nhiên HST : Hệ sinh thái NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ QĐ-BNN : Quyết định - Bộ Nông nghiệp TT : Thông tư CT : Chỉ thị NQ : Nghị quyết KBT : Khu bảo tồn VQG : Vườn qốc gia IUCN : Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế KT – XH : Kinh tế - xã hội ĐVT : Đơn vị tính PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thực trạng tài nguyên rừng Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. .......................... 16 Bảng 3.1. Dân Số và Lao Động Các Xã Vùng Đệm ................................................... 30 Bảng 3.2. Kết quả điều tra thực địa tại các tuyến ở KVNC......................................... 39 Bảng 3.3. Đặc điểm các cá thể bắt gặp tại KVNC ...................................................... 40 Bảng 3.4. Tọa độ các điểm có sự phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu................. 40 Bảng 3.5. Đặc điểm phân bố của loài theo độ cao ...................................................... 42 Bảng 3.6. Phân bố của loài theo lập địa sống ............................................................. 44 Bảng 3.7. Phân bố theo trạng thái thảm thực vật rừng ................................................ 46 Bảng 3.8. Phân cấp các tiêu chí sinh thái.................................................................... 47 Bảng 3.9. Diện tích vùng phân bố tiềm năng loài TTRC (ĐVT: ha) ........................... 49 Bảng 3.10. Mật độ của cây Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu ................... 50 Bảng 3.11. Cấu trúc thực vật trong sinh cảnh loài TTRC ........................................... 51 Bảng 3.12. Lịch sinh trưởng và phát triển của loài TTRC .......................................... 54 Bảng 3.13. Đặc điểm cây tái sinh của loài thạch tùng răng cưa .................................. 55 Bảng 3.14. Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ........................................ 55 Bảng 3.15. Đặc điểm đất nơi loài TTRC phân bố ....................................................... 56 Bảng 3.16. Điều kiện lập địa sống của loài Thạch tùng răng cưa tại KVNC ............... 57 Bảng 3.17. Đặc điểm độ tàn che và thảm tươi nơi phân bố loài TTRC ....................... 58 Bảng 3.18. Thực trạng phân bố và khai thác TTRC tại KVNC ................................... 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa ........................................ 24 Hình 3.2. Bản đồ các điểm có sự phân bố của loài Thạch tùng răng cưa tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................................. 41 Hình 3.3. Kiểu dạng phân bố của loài TTRC tại khu vực nghiên cứu ......................... 42 Hình 3.4. Bản đồ phân bố tiềm năng loài TTRC tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. ............................................................................................................... 48 Hình 3.5. Hình thái loài Thạch tùng răng cưa tại Khu vực nghiên cứu ....................... 53 Hình 3.6. Hình ảnh đo đếm cây tái sinh tại Khu vực nghiên cứu. ............................... 56 Hình 3.7. Thực hiện đo đếm số liệu sinh thái học của loài tại KVNC ......................... 58 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố số cá thể theo độ cao .................................................... 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Việt Nam được xem là một trong số 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao của thế giới [8]. Về khu hệ thực vật, với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi kết hợp với sự thuận lợi của khí hậu, sự đa dạng của địa hình, sự hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư (Trung Quốc, Ấn Độ - Himalaya , Malaixia - Inđônêxia và các vùng khác kể cả ôn đới) đã tạo nên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểm nghèo. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên cây thuốc rất phong phú và đa dạng nhưng Việt Nam lại đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng nguồn dược liệu do hoạt động khai thác, buôn bán và sự quản lý kém hiệu quả tại nhiều địa phương. Chính tình trạng khai thác quá mức đã đẩy nguồn tài nguyên này đến mức đáng báo động. Trong số gần 3.900 loài cây thuốc được công bố thì có đến 144 loài cây thuốc quý hiếm được đưa sách đỏ Việt Nam 2007 và nghị định 32/2006/CP của Chính phủ, thậm chí nhiều loài còn có tên trong Sách đỏ thế giới. Trước thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị suy thoái dần, đã có nhiều chương trình, chính sách cho bảo tồn và phát triển các loài thực vật có tiềm năng và giá trị. Tuy nhiên, các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả thấp do thiếu thông tin cơ bản về loài (như giá trị, tình trạng, đặc điểm của loài, khả năng nhân giống và gây trồng...) Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị với diện là 23.456 ha, Là nơi được đánh giá có hệ thực vật đa dạng, phong phú. Danh lục thực vật khu bảo tồn với 1209 loài, trong đó có 41 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới (UICN 2007), sách đỏ Việt Nam và nghị định 32 của chính phủ như [12]: Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Lan kim tuyến (Anoectochilus cetaceus), Thông nàng (P.imbricatus), Lim xanh (E. fordii), Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.). Qua điều tra tổng hợp các loài thực vật quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao, ban đầu chúng tôi nhận thấy một số loài có khả năng tuyệt chủng khá cao. Những loài đó có số lượng ít, giá trị lớn, giá thành bán ra lại cao, nên được người dân đổ xô vào khai thác rất mạnh. Do đó nghiên cứu đa dạng thực vật, bảo tồn một số nguồn gen tại đây là công tác hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Mặt khác, như chúng ta đã biết tài nguyên Đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nói riêng đã và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ săn bắt bẫy bắt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 động vật hoang dã, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hậu quả chiến tranh…Hiện nay trên địa bàn khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa ở một số nơi người dân bản địa tập trung khai thác một số loài cây Lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, loài có giá trị kinh tế cao như (Lan kim tuyến, Hoàng đằng, Huyết đằng, Bảy lá một hoa, Thạch học, Thạch tùng rang cưa..) được đem bán cho thương lái buôn bán trong khu vực. Hình thức thu mua nhỏ lẻ và rất tinh vi, chủ yếu vận chuyển bằng xe máy. Đó là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động đến sự phát triển và bảo tồn các nguồn gen thực vật nơi đây. Vì vậy để bảo vệ và khôi phục nguồn tài nguyên rừng nhằm đảm bảo sự cân bằng sinh thái đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, ngăn chặn sự tuyệt chủng một số loài nhất là các loài quý hiếm là hết sức cần thiết. Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II, trang 813, Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) là một loài dược liệu qúy cây thường được dùng trị: Triệu chứng Alzheimer, đòn ngã tổn thương, các vết bầm tím, sưng đau; nôn ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, rắn cắn, bỏng. Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng trị viêm phổi, phế ung, lao thương thổ huyết, thũng độc [10]. Nhưng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa loài chưa được quan tâm nghiên cứu và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Nhằm mục đích nắm được thực trạng phân bố và một số đặc điểm sinh thái học của loài ở Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa thì bên cạnh việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động điều tra nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen... Từ những lý do nêu trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 2. Mục tiêu của đề tài. 2.1. Mục tiêu chung: Xác định được những thông số kỹ thuật chủ yếu làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thạch tùng răng cưa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được vùng phân bố tự nhiên và đánh giá tình trạng của loài hiện nay tại địa bàn nghiên cứu. - Xác định được đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài trong tự nhiên. - Đánh giá các yếu tố đe dọa, thực trạng khai thác, sử dụng và bảo tồn loài ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3.1. Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các thông tin, tài liệu về loài Thạch tùng răng cưa tại KVNC nói riêng và Việt Nam nói chung. Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Thạch tùng răng cưa tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Nắm được vùng phân bố, đặc điểm sinh thái học và đánh giá được các mối đe dọa, thực trạng khai thác và sử dụng loài ở khu vực nghiên cứu. Từ đó đề xuất được các biện pháp bảo tồn, phát triển loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tính đa dạng cây thuốc ở Việt Nam - Trong số hơn 3800 loài cây thuốc đã phát hiện thuộc 1200 chi, 300 họ (Võ Văn Chi 1999) [4]. Cây thuốc mọc tự nhiên phân bố rộng rãi khắp nơi, song tập trung chủ yếu ở vùng rừng núi. ở đây có số lượng loài cây thuốc lớn nhất, khoảng 700 loài; cũng là nơi có nhiều cây thuốc quí, trữ lượng lớn. Vùng đồi và trung du có khoảng hơn 400 loài. Vùng đồng bằng, ngoại trừ một số cây thuốc được trồng lớn, rất ít loài mọc tự nhiên có ý nghĩa kinh tế cao (L.T. Châu, N.V. Tập 1999). - Do đặc điểm về vị trí địa lý, nước ta kéo dài trên 16 vĩ độ, kiến tạo địa hình phức tạp, tạo nên nhiều vùng khí hậu. ở miền Bắc thành phần cây thuốc pha tạp giữa cây thuốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Vùng núi cao trên 1.500m biên giới phía Bắc có nhiều cây thuốc quý của vùng á nhiệt đới như Hoàng tinh (Polygonatum kingianum). Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Tục đoạn (Dipsacus japonicus), Bách hợp (Lilium brownii var colchesteri), Tiền hồ (Angelica decursiva)... những cây thuốc này không có ở miền Nam. Ngược lại, từ tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình, có mặt một số cây thuốc nhiệt đới quan trọng như: Vàng đắng (Coscinium fenestratum), Mã tiền (Strychnos nux-vomica), Ba gạc (Rauvolfia cambodiana, R. indochinensis), Nhân trần cát (Adenosma bracteosum)... những cây thuốc này không phân bố ở miền Bắc. Tuy nhiên, có khá nhiều cây thuốc quý, với đặc điểm thích nghi rộng, chúng phân bố phổ biến khắp các vùng rừng kín thường xanh: Sa nhân (Amomum longiligulare, A.villosum), Thiên niên kiện (Homalonema occulta), Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria), Chân chim (Schefflera octophylla). [13] Cây trồng được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam có thể bao gồm: - Cây trồng với mục đích làm thuốc + Cây thuốc trồng vốn có trong nhân dân: Từ lâu đời nhân dân các địa phương có tập quán trồng một số cây thuốc ngay trong vườn để tiện sử dụng: Hoắc hương (Pogostemon cablin), Húng chanh (Coleus amboinicus), Hương nhu tía (Ocimum sanctum), Mạch môn (Ophiopogon japonicus), Sâm đại hành (Eleutherine subaphylla), Ngải cứu (Artemisia vulgaris)... những cây thuốc thuộc nhóm này chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm của y học dân tộc và được phổ biến rộng rãi khắp nơi. + Cây thuốc nhập nội: Việc nhập nội nhiều cây thuốc vào trồng ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành từ năm 1959 (riêng Viện Dược liệu cho đến nay đã nhập nội khoảng gần 100 giống). Cây thuốc nhập nội được ưu tiên là những cây thuốc bắc (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Hiện tại nhóm này có khoảng 20 loài đã thuần hóa thành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 công và trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam: Bạch chỉ (Angelica), Đương quy (A. uchyamana). Bạch truật (Atractyloides macrocephala), Ngưu tất (Achyranthes), Sinh địa (Rehmannia glutinosa), Vân mộc hương (Saussurea lappa), Xuyên khung (Ligusticum wallichii), Đỗ trọng (Eucommia ulmoides)... Bên cạnh những cây thuốc bắc, Viện Dược Liệu còn nhập nội nhiều loại cây thuốc khác từ Đông âu, Nam á... nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để chiết xuất hoạt chất làm thuốc: Ba gạc (Rauvolfia tetraphylla), Bạc hà (Mentha arvensis), Sả hoa hồng (Cymbopogon martini var. motia), 2 loài địa hoàng (Digitalis purpura, D. lanata), củ nêm các loại (Dioscorea deltoidea, D. compositea, D. floribunda), Cà úc (Solanum aviculare)... - Cây thuốc trồng đa mục đích + Cây hương liệu: Quế (Cinnamomum cassia), Hồi (Illicium verum), Thảo quả (Amomum aromaticum). + Cây làm gia vị: Hành (Allium fistulosum), Tỏi (Allium sativum), Gừng (Zingiber offcinale), Nghệ (Curcuma longa), Sen (Nelumbo nucifera), Nhãn (Dimocarpus longan), Táo (Zizyphus mauritiana), Quýt (Citrus reticulata)... + Cây cảnh: Hồng Bạch (Rosa odorata), Cúc hoa Vàng (Chrysanthemum indicun), Rẻ quạt (Belamcanda chinensis), Huyết dụ (Cordyline terminalis)... + Cây lương thực: ý dĩ (Coix lacryma-jobi), Củ mài (Dioscorea persimilis)... Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata Thunb.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 1.1.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái nguồn gen cây thuốc Theo N.V. Tập (1996) các nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam như sau [13]: (1). Nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi... Đa số cây thuốc mọc dưới tán rừng, ven rừng, xen kẽ với các cây khác. Nạn phá rừng trực tiếp hủy hoại các cây làm thuốc, mặt khác phá vỡ cân bằng sinh thái, hủy hoại môi sinh làm cho cây thuốc không tồn tại được. (2). Khai thác cây thuốc liên tục, không có kế hoạch bảo vệ tái sinh: Trước đây hầu như tỉnh nào cũng có Xí nghiệp Dược phẩm. Hầu như tỉnh nào, huyện nào cũng khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Dược liệu xuất khẩu có tỷ xuất hối đoái rất cao so với các mặt hàng nông phẩm khác. Rừng là của chung tranh giành nhau khai thác, tận thu, miễn lấy được nhiều, được nhanh. Chưa nghiên cứu đến khả năng tái sinh để chủ động luân vùng khai thác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 Cây lấy hoa, lá thì chặt cả cây. Cây lấy củ thì nhổ cả cây to lẫn cây bé. Vàng đắng (chiết berberin) là dây leo, khi khai thác chỉ chặt lấy đoạn gốc bằng tầm với. Phần còn lại chiếm 50-60% bỏ lại trong rừng. Nạn khai thác bừa bãi cây thuốc quý hiếm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới gần đây, cũng làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Một số dược liệu quý là những mặt hàng xuất khẩu hoặc nguyên liệu sản xuất thuốc đến nay tái sinh tự nhiên không đủ cung cấp cho nhu cầu, song chưa có đầu tư nghiên cứu trồng thêm trên đất rừng (như Ba kích, Đẳng sâm, Sa nhân, Hà thủ ô đỏ). (3). Chưa có sự phối hợp giữa Lâm nghiệp với Y tế trong việc tu bổ và khai thác tổng hợp tài nguyên rừng. Cây thuốc thường là cây bụi, cây leo dưới tán rừng, chúng thường là đối tượng bị chặt phát quang khi tu bổ rừng trồng. (4). Trong khi các nước phát triển đang quay lại dùng thuốc từ cây cỏ thì ở nước ta, thuốc tổng hợp hóa học do tác dụng nhanh, sử dụng tiện lợi, bao bì đẹp, thầy thuốc lạm dụng... đã tạo nên thói quen trong nhân dân dùng thuốc tây quá mức mà chưa hiểu biết hết những tác hại do thuốc tây gây ra. Nơi đâu y học cổ truyền không được quan tâm, nhất là ở y tế cơ sở thì ở đó cây thuốc bị lãng quên. Cũng phải thừa nhận rằng dùng thuốc theo lối cổ truyền còn rườm rà, đun nấu, mất thời gian. Các dạng bào chế chưa được quan tâm cải tiến để thích ứng với thời đại công nghiệp, cũng làm giảm sút việc sử dụng thuốc nam, thuốc bắc. Cây thuốc không còn ý nghĩa sử dụng hoặc sử dụng quá mức đều dẫn đến nguy cơ suy thoái về nguồn gen. Trong đề tài này ngoài việc Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và phân bố loài Thạch tùng răng cưa chúng tôi còn quan tâm đánh giá các mối đe dọa ảnh hưởng đến loài. 1.1.3. Vấn đề bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở nước ta Từ năm 1988, Uỷ ban Khoa học Nhà nước, nay là bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giao cho Viện Dược liệu làm cơ quan đầu mối điều hành thực hiện đề án: Lưu giữ nguồn gen và giống cây thuốc, cây tinh dầu làm thuốc. Đề án này tổ chức một hệ thống trong cả nước bao gồm các cơ quan nghiên cứu cây thuốc, nhằm lưu giữ và tiến đến bảo tồn nguồn gen cây thuốc. [13] Hệ thống vườn cây thuốc được hình thành bước đầu bao gồm các cơ quan: - Viện Dược liệu (với các Trại cây thuốc: Văn Điển ở Hà Nội, Tam Đảo ở Vĩnh Phú, Sa Pa ở Lào Cai và phòng sưu tầm Viện Dược liệu). - Trường Đại học Dược Hà Nội. - Học viện Quân Y ở Hà Đông. - Trung tâm giống cây thuốc Lâm Đồng ở Đà Lạt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 - Trung tâm Sâm Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan này trước hết tổ chức ngay việc giữ gìn, bảo vệ các tập đoàn cây thuốc hiện có. Đây là vườn thực vật những cây làm thuốc được sưu tập từ những thập kỷ 50, 60 hoặc trước nữa, phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu các cây thuốc. Mỗi vườn có hàng trăm loài được trồng trên diện tích hẹp, phần lớn không đáp ứng được yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của chúng. Mỗi loài thường có 5-7 cá thể hoặc 1-2m 2. Nhiều loài chỉ có 1-2 cá thể. Với thực trạng trên, năm 1988 nguồn gen của các cơ quan trên đã được kiểm kê và đăng ký lưu giữ cụ thể như sau: - Trại cây thuốc Văn Điển 294 loài - Trại cây thuốc Tam Đảo 175 loài. - Trại cây thuốc Sa Pa 63 loài. - Trường Đại học Dược Hà Nội 134 loài. - Học Viện Quân Y 95 loài. - Trung tâm giống cây thuốc Lâm Đồng 88 loài. - Trung tâm Sâm Việt Nam 6 loài. Từ năm 1991, các cơ quan trên đây đã tổ chức trồng, bảo tồn nguồn gen trên các vườn riêng (field gen bank). Mỗi loài trồng từ 5-10 cây hoặc từ 5-10 m2 trở lên. Tổng số 120 loài và chủng đã được trồng và bảo tồn. 1.1.4. Các chính sách và bộ luật về công tác bảo tồn Bên cạnh quyết định thành lập các khu bảo tồn, các Vườn Quốc gia và các Khu văn hóa lịch sử và môi trường, nhà nước ta đã ra các chính sách và luật quy định để hỗ trợ cho công tác bảo tồn có hiệu quả. Dưới đây là các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với rừng bảo vệ đã ban hành [13]. - Quyết định số 41-TTg, ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính Phủ về việc qui định các khu rừng cấm; - Quyết định số 194-CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc qui định các khu rừng cấm; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH, ngày 03/12/2004; - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; - Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chớnh Phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 - Nghị định 17-HĐBT, ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; - Nghị định 18-HĐBT, ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ; - Quyết định số 1171-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (1992), ban hành Qui chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; - Nghị định số 14-CT, ngày 5/12/1992 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng; - Chỉ thị số 130-TTg, ngày 27/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quí hiếm; - Công văn số 1586 LN/KL, ngày 13/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp qui định vùng đệm của các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên; - Chỉ thị 462-TTG, ngày 11/9/1993 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ; - Quyết định 202-TTg, ngày 2/5/1994 của Chính phủ ban hành qui định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng; - Nghị định số 39-CP, ngày 18/5/1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm lâm; - Công văn số 1259 LN/KL, ngày 18/5/1995 của Bộ Lâm nghiệp về việc tăng cường quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng; - Nghị định 77-CP, ngày 29/11/1998 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; - Quyết định số 1183/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa; - Báo cáo quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Như chúng ta đã biết tài nguyên Đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nói riêng đã và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Khai thác, săn bắt bẫy bắt động vật hoang dã, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hậu quả chiến tranh…Hiện nay trên địa bàn khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa xuất hiện một số đối tượng người dân địa phương khai thác và một số thương lái thu mua một số loài thực vật quý hiếm như (Lan kim tuyến, Hoàng đằng, Huyết đằng, Bảy lá một hoa, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0