Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Đánh giá được sinh trưởng, trữ lượng và hiệu quả kinh tế của 6 dòng keo lai (AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20) trồng năm 2011 tại Ban QLRPH Xuân Lộc; phân tích được ảnh hưởng của 03 công thức mật độ đến sinh trưởng, của dòng keo lai BV32, BV33 trồng năm 2011 tại Ban QLRPH Xuân Lộc; xác định giải pháp nh m nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng keo lai ở khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HỒ THỊ HUỆ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium ) TRỒNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HỒ THỊ HUỆ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium ) TRỒNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN QUANG BẢO Đồng Nai, 2016
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian được học tập, tiếp thu những kiến thức chuyên môn theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lâm học của trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay khóa học đã kết thúc. Được sự cho phép của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Quang Bảo, sự quan tâm của cán bộ Ban Khoa học công nghệ, giáo viên, Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp; cán bộ công nhân viên Ban QLRPH Xuân Lộc, các bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Quang Bảo, Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ Ban Khoa học công nghệ, các thầy cô giáo là giảng viên trực tiếp truyền thụ kiến thức trong suốt khóa học tại Cơ sở 2- trường Đại học Lâm nghiệp, cán bộ, nhân viên Ban QLRPH Xuân Lộc, các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao chép của ai. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Đồng Nai, ngày tháng năm 2016 Tác giả Hồ Thị Huệ
- ii DANH SÁCH CÁC BẢNG Danh mục các bảng Trang Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc 29 Bảng 3.2: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc 32 Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc 35 từ tuổi 1 đến tuổi 4 Bảng 4.2: Tỷ lệ cây hai thân của các dòng Keo lai tại tuổi 4 37 Bảng 4.3: Phẩm chất 6 dòng Keo lai tuổi 4 trồng tại BQLRPH Xuân Lộc 38 Bảng 4.4. Sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 40 Bảng 4.5: Sinh trưởng về chiều cao của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 42 Bảng 4.6. trữ lượng của rừng trồng Keo lai tuổi 4 tại Ban QLRPH XL 44 Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của Keo lai trồng ở ba công thức mật độ 46 Bảng 4.8: Kết quả điều tra tỷ lệ cây đa thân ở ba công thức mật độ 48 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ 48 Bảng 4.10: Sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba 49 công thức mật độ từ tuổi 1 đến tuổi 4 Bảng 4.11: Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công 51 thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc Bảng 4.12. trữ lượng của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ 53 khác nhau tại Ban QLRPH Xuân Lộc Bảng 4.13: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao 56 của rừng trồng các dòng Keo lai 4 tuổi tại Ban QLRPH Xuân Lộc Bảng 4.14: Bảng dự đoán thể tích của Keo lai 6 tuổi 57 Bảng 4.15: Bảng dự đoán trữ lượng rừng trồng Keo lai tuổi 6 57 Bảng 4.16: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của rừng Keo lai 6 tuổi trồng theo ba công thức mật độ khác nhau tại Ban 57 QLRPH Xuân Lộc Bảng 4.17: Bảng dự đoán thể tích Keo lai 6 tuổi 58 Bảng 4.18. Bảng Dự đoán trữ lƣợng rừng trồng Keo lai 6 tuổi 58 Bảng 4.19: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng 59 cácdòng Keo lai 6 tuổi tại Ban QLRPH Xuân Lộc Bảng 4.20: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo 59 lai 6 tuổi theo các công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc
- iii DANH SÁCH CÁC HÌNH Danh mục các hình Trang Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban QLRPH 33 Xuân Lộc Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban 35 QLRPH Xuân Lộc Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ cây hai thân của 6 dòng Keo lai tuổi 4 37 trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất cây trồng 6 dòng Keo lai 38 Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính của các dòng Keo lai 40 từ tuổi 1 đến tuổi 4. Hình 4.5: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của các dòng Keo lai từ 42 tuổi 1 đến tuổi 4. Hình 4.6. Biểu đồ trữ lượng của rừng trồng Keo lai 4 tuổi tại Ban 44 QLRPH Xuân Lộc Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai theo các công 47 thức mật độ khác nhau. Hình 4.8: Tỷ lệ cây hai thân ở các công thức mật độ tại tuổi 4 48 Hình 4.9:Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ 49 Hình 4.10: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính rừng trồng Keo lai 50 ở ba công thức mật độ từ tuổi 1 đến tuổi 4. Hình 4.11: Biểu đồ Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo 52 lai theo ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc Hình 4.12: Biểu đồ trữ lượng rừng trồng Keo lai theo ba công thức 54 mật độ
- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ Nội dung, ký hiệu chữ viết tắt viết tắt D1.3 Đường kính ở vị trí 1.3m Hvn Chiều cao vút ngọn OTC Ô tiêu chuẩn TLS Tỷ lệ sống Sig Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra [1] Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo M (m3/ha) Trữ lượng trên ha S% Hệ số biến động Nbđ Mật độ ban đầu Nht Mật độ hiện tại Ban QLRPH Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc Xuân Lộc
- v Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Danh sách các bảng .................................................................................................... ii Danh sách các hình.................................................................................................... iii Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................................. iv Đặt vấn đề....................................................................................................................1 Chƣơng 1 ....................................................................................................................4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................4 1.1. Thông tin chung về cây keo lai ........................................................................4 1.2. Các dòng Keo lai trong nghiên cứu ..................................................................5 1.3. Kết quả nghiên cứu liên quan đến khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai. ..................................................................................................6 1.3.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo lai ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. ...........................................................................................................6 1.3.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ..........................................................6 1.3.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam .........................................................8 1.3.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng ...................................................................................................................10 1.3.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................10 1.3.2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................11 1.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng ................................13 1.3.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................13 1.3.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................14 Chƣơng 2 ..................................................................................................................18 Mục tiêu, nội dung, giới hạn và phương pháp nghiên cứu .......................................18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................18 2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................18 2.3. Giới hạn nghiên cứu………………………………………………………………..18 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19 2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận .............................................................19 2.4.2. Phương pháp kế thừa tài liệu có liên quan...............................................20 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể...............................................................20 2.4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..........................................................20 2.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................22 2.4.3.3. phương pháp xử lý số liệu………………………………………………...23 2.4.3.4. Dự đoán trữ lượng ở cuối chu k kinh doanh…………………………….23 2.4.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai ...................................24 Chƣơng 3………………………………………………………………………......26 Đặc điểm khu vực nghiên cứu...................................................................................27 3.1. Vị trí địa lý – kinh tế.......................................................................................27 3.2. Về khí hậu.......................................................................................................28
- vi 3.3. Tài nguyên đất đai ..........................................................................................29 3.3.1. Về phân loại đất .......................................................................................29 3.3.2. Đặc điểm ..................................................................................................31 3.4. Tài nguyên nước .............................................................................................31 3.5. Tài nguyên rừng .............................................................................................33 Chƣơng 4 ..................................................................................................................35 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...............................................................................35 4.1. Đặc điểm sinh trưởng của 6 dòng Keo lai ..........................................................35 4.1.1. Tỷ lệ sống của các dòng Keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc............................................................................................................35 4.1.2. Tỷ lệ cây 2 thân và phẩm chất cây trồng các dòng Keo lai tại tuổi 4 ......37 4.1.3. Tình hình sinh trưởng của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPHXL .....40 4.1.3.1. Sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 40 4.1.3.2. Sinh trưởng về chiều cao của 6 dòng Keo lai ...................................43 4.1.3.3 Trữ lượng của rừng trồng các dòng Keo lai tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc ........................................................................................................45 4.2. Đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Keo lai theo 3 công thức mật độ khác nhau .......................................................................................................................47 4.2.1. Tỷ lệ sống của rừng trồng keo lai ở ba công thức mật độ khác nhau ......47 4.2.2. Tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ .........48 4.2.3. Tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau ...........................................................................................................50 4.2.3.1. Sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ .............................................................................................................50 Kết quả điều tra sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ được tổng hợp tại bảng 4.10, và hình 4.10, kết quả tính toán chi tiết theo phụ lục 2. ....................................................................................................50 4.2.3.2. Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc ................52 4.2.3.3. Trữ lượng của rừng trồng Keo lai 4 tuổi ở ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc ..................................................................................54 4.3. Dự đoán trữ lượng rừng trồng Keo lai cuối chu k kinh doanh .....................56 4.3.1. Dự đoán trữ lượng rừng trồng các dòng Keo lai ở tuổi 6 ........................56 4.3.2. Dự đoán trữ lượng rừng trồng Keo lai 6 tuổi trồng theo ba công thức mật độ khác nhau. .....................................................................................................58 4.3.3. Ước tính hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc ...........................................................................................59 4.4. Đề xuất giải pháp nh m nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc.....................................................................................61 4.4.1. Giải pháp kỹ thuật ....................................................................................61 4.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh rừng trồng ..............62 4.4.3. Giải pháp liên kết chuỗi trong sản xuất kinh doanh rừng trồng .............62 Kết luận tồn tại và kiến nghị .....................................................................................64 1. Kết luận ..........................................................................................................64 2. Kiến nghị........................................................................................................66
- vii Tài liệu tham khảo .....................................................................................................67 Phụ lục 1 ....................................................................................................................71 Hình ảnh rừng trồng Keo lai tuổi 4 ...........................................................................71 Phụ lục 2 ....................................................................................................................81 Kết quả xử lý số liệu .................................................................................................81
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng Nai là tỉnh công nghiệp n m trong khu vực kinh tế trọng điểm các tỉnh phía nam, tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Nhận định được những hậu quả từ việc mất rừng, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên sớm nhất trong cả nước, năm 1997 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định đóng cửa tất cả các loại rừng tự nhiên trong tỉnh (Quyết định số 631/QĐ.UBT ngày 24/02/1997), đồng thời là một trong ít địa phương còn giữ được diện tích rừng tự nhiên 119.950 ha trong tổng số 177.940 ha đất có rừng. Đây là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia và của địa phương, là tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững trong tương lai. Để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ xẻ công nghiệp và đóng đồ gia dụng khi rừng tự nhiên đang đóng cửa thì việc đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất với những loài cây mọc nhanh là rất cần thiết. Trong số những loài cây mọc nhanh phục vụ trồng rừng sản xuất thì Keo lai là loài có nhiều triển vọng, với ưu thế là khả năng thích nghi cao, sinh trưởng nhanh và cải tạo đất tốt, đặc biệt trên đất trống, đồi núi trọc, đất thoái hóa, c n cỗi và nghèo dinh dưỡng nên Keo lai là một trong những loài đang được chọn làm cây trồng rừng chính ở Việt Nam với quy mô lớn (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[18]. Đến nay các loài keo được đánh giá là nhóm loài có hiệu quả kinh tế cao, chu k kinh doanh ngắn, có thị trường rộng và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, đặc biệt là đối với người dân các tỉnh miền núi. Để đạt được năng suất và chất lượng cao trong sản xuất kinh doanh rừng thì giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng ở mỗi quốc gia. Vì giống là yếu tố sinh
- 2 học có tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm, là tiền đề để phát huy các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến khác trong chu k sản xuất. Sử dụng giống tốt là một biện pháp thâm canh mũi nhọn làm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả của trồng rừng nhất là đối với trồng rừng sản xuất. Trong những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các nhà nghiên cứu khoa học về giống cây lâm nghiệp, nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao đã được chọn tạo để thay thế cho các giống cũ có năng suất và chất lượng thấp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận nhiều giống keo có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất ở nước ta. Tuy nhiên mới chỉ có một số giống là được đưa vào trồng đại trà như các dòng Keo lai BV10, BV16, BV32, BV33 (Nguyễn Xuân Quát, 2013)[21], các dòng Keo lai AH1, AH7, các dòng Keo lá tràm AA1 và AA9 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2010)[19]. Năm 2005, Keo lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất. Năng suất, chất lượng rừng trồng ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng giống thì việc lựa chọn mật độ trồng thích hợp cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng rừng trồng. Ban QLRPH Xuân Lộc là một trong những đơn vị có diện tích rừng trồng sản xuất lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với gần bốn ngàn hecta rừng trồng sản xuất thuần loài Keo lai và sáu ngàn hecta rừng trồng phòng hộ, trong đó có trồng xen cây Keo lai là cây phù trợ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và Ban QLRPH Xuân Lộc nói riêng chỉ sử dụng dòng BV để trồng rừng sản xuất, trên thị trường xuất hiện nhiều dòng Keo lai khác nhau nhưng năng suất của các dòng đối với đơn vị sản xuất cụ thể như Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc thì chưa được khẳng định. Mặt khác lựa
- 3 chọn mật độ trồng nào thích hợp với điều kiện sản xuất của đơn vị thì cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để trả lời câu hỏi trên. Để có được những đánh giá b ng định lượng cụ thể và đồng thời là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn dòng Keo lai và mật độ trồng rừng thích hợp để phát triển rừng trồng sản xuất trong thời gian tiếp theo, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium ) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc” sẽ được thực hiện.
- 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Thông tin chung về cây keo lai Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Acacia mangium và Acacia auriculiformis). Keo lai tự nhiên được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu vào năm 1972 thuộc bang Sabah, Malaysia. Đến năm 1978 mới được Sedgley M.Harbard J et al (1992) [36] xác định là giống keo lai. Nghiên cứu của Rufelds (1987) [34] thấy r ng tại miền Bắc Sabah keo lai đã xuất hiện tại rừng Keo lá tràm với mật độ từ 3 – 4 cây/ha, còn Wong thấy r ng keo lai có thể xuất hiện ở tỷ lệ 1/500. Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea và sau đó cũng được phát hiện ở Thái Lan (Kijkar, 1992), tại trụ sở của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ASEAN Canada ở Muak – Lek, Saraburi – Thái Lan. Keo lai tự nhiên cũng được tìm thấy ở Đài Loan và Quảng Châu – Trung Quốc, tuy nhiên cả hai đều được phát hiện trên những diện tích được gây trồng rất ít. Ở Việt Nam, Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát hiện lần đầu tiên tại Hà Tây (cũ) hiện nay là Hà Nội, tiếp sau là ở Đồng Nai. Trung tâm đã có những nghiên cứu về giống đầu tiên, từ nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (1993) [11], các giống lai này đã xuất hiện trong rừng trồng Keo tai tượng được lấy giống từ các khảo nghiệm Keo tai tượng trồng cạnh rừng trồng Keo lá tràm, vì thế có thể biết bố là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và mẹ là Keo tai tượng (A. mangium), ngoài ra giống lai này còn có một cách đặt tên khác là Acacia× manriculiformis… Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của keo lai ở Việt Nam có nhiều tác giả đề cập đến, người tiên phong trong nghiên cứu là Lê Đình Khả và cộng sự (1997) [12], nghiên cứu về đặc điểm chính của cây keo lai đời thứ
- 5 nhất (F1) và tính phân ly, thoái hóa của chúng trong đời thứ 2 (F2) đã đánh giá cây lai đời F1 có hình thái trung gian giữa bố, mẹ và có ưu điểm nổi bật là có ưu thế lai hết sức rõ rệt về sinh trưởng. Nguyễn Trọng Bình (2003) [1] đã tiến hành lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước. Kết quả cho thấy, tại các cấp đất Keo lai đều có tăng trưởng bình quân đạt cực đại ở tuổi 7 và 8 so với bố mẹ. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của Keo lai và tuổi thành thục công nghệ rừng trồng keo lai ở vùng Đông Nam Bộ của Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2005) [23] cho thấy sau 5 năm tuổi keo lai sinh trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân về đường kính đạt từ 2,38 – 2,52cm/ năm và chiều cao đạt từ 3,14 – 3,56m/ năm, năng suất bình quân đạt từ 27 – 36m3/ha/năm. 1.2. Các dòng Keo lai trong nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là 6 dòng keo lai tự nhiên gồm: AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20 cụ thể: Dòng AH1, AH7 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007 của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến, Phạm Quang Thu. Các dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, không bị bệnh phấn hồng; sinh trưởng nhanh trên đất phù sa cổ ở Bầu Bàng (Bình Dương), năng suất đạt 30m3/ha/năm sau 52 tháng tuổi (đối với dòng AH1), năng suất đạt 34,9m3/ha/năm sau 52 tháng tuổi (đối với dòng AH7). Vùng áp dụng trồng là vùng Đông Nam Bộ. Dòng KL2 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004 của tác giả Hu nh Đức Nhân và cộng sự. Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gỗ tốt, ít cành nhánh, năng suất đạt 41 – 46m3/ha/năm. Vùng áp dụng trồng là
- 6 Đồng Nai và những nơi có điều kiện tương tự. Dòng KL20 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2005 của tác giả Hu nh Đức Nhân và cộng sự. Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gỗ tốt, ít cành nhánh, năng suất đạt 26 – 31m3/ha/năm. Vùng áp dụng trồng là Đồng Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự. Dòng BV32 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2000 của tác giả Lê Đình Khả và cộng sự. Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gỗ tốt, ít cành nhánh, năng suất đạt 15 – 20m3/ha/năm ở lập địa xấu, 20– 25m3/ha/năm ở lập địa trung bình, 30– 35m3/ha/năm ở lập địa tốt, vùng áp dụng trồng là Ba Vì-Hà Nội, Yên Thành-Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự. Dòng BV33 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2006 của tác giả Lê Đình Khả và cộng sự. Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chất lượng gỗ tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, ít cành nhánh, năng suất đạt 15 – 20m3/ha/năm ở lập địa xấu, 20– 25m3/ha/năm ở lập địa trung bình, 30– 35m3/ha/năm ở lập địa tốt, vùng áp dụng trồng là Ba Vì-Hà Nội, Yên Thành-Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự (Tổng cục Lâm nghiệp, 2013)[27]. 1.3. Kết quả nghiên cứu liên quan đến khả năng sinh trƣởng và năng suất của rừng trồng Keo lai. 1.3.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo lai ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. 1.3.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Chi Keo (Acacia) là chi thực vật quan trọng ở nhiều nước với tổng số khoảng 1.200 loài (Boland et al, 1984) [29]. Theo các ghi chép của Trung tâm
- 7 giống cây rừng Ôxtrâylia thì các loài Keo của Ôxtrâylia đã được trồng thử nghiệm trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha. Nhiều loài đã đáp ứng được mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường như Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo tai tượng là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp gỗ, bột giấy; một số loài khác như Acacia. colei, A. tumida lại có tiềm năng cung cấp gỗ củi, chống gió, hạt có thể làm thức ăn cho người (Cossalter, 1987) [36]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trồng khảo nghiệm nh m đánh giá năng suất và sự thích ứng của các giống Keo lai, Keo lá tràm trên các vùng sinh thái khác nhau. Các nhà khoa học Úc đã tiến hành đánh giá tình hình bệnh hại của các giống/dòng Keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng trên các vùng sinh thái ở bang Tasmania, Victoria và Queensland để chọn các giống/dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có tính kháng bệnh (Mohammed, 2003; Glen 2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kháng bệnh của các dòng Keo trên các vùng sinh thái là khác nhau, Keo lai vừa có sinh trưởng nhanh, vừa có tính kháng bệnh tốt. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau, đặc biệt ở những dạng lập địa bị thoái hóa hoặc đất trống đồi núi trọc. Gỗ keo lá tràm có thớ mịn, vân và màu sắc đẹp, tỷ trọng tương đối cao (0,5 – 0,7 g/cm3) rất phù hợp để đóng đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ (Pinyopusarerk, 1990) [31]. Đây là loài có nốt sần chứa Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong khí quyển rất cao (Dart và cs, 1991) [30]. Là loài cây sinh trưởng khá, có thể đạt chiều cao 15 – 18m, đường kính ngang ngực 15 – 20 cm ở tuổi 10 – 12 trên các điều kiện lập địa thích hợp. Nghiên cứu khảo nghiệm loài Keo này ở một số nước cho thấy: trên đảo Sabah, Malaysia Keo lá tràm 4 tuổi đạt chiều cao 14,3m, đường kính 11cm; trên đảo Gia-va, Indonesia tăng trưởng bình quân năm của Keo lá tràm đạt 15 – 20m3/ha/năm, trên các loại đất xấu đạt 8 – 12 m3/ha/năm. Năng suất rừng trồng giảm mạnh
- 8 khi lượng mưa thấp và khô hạn kéo dài, trên đất nông vùng nửa khô hạn ở Tây Bengal, năng suất chỉ đạt 5m3/ha/năm ở tuổi 15. Điều đó chứng tỏ điều kiện lập địa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng Keo lá tràm. Keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia auriculiformis được phát hiện đầu tiên vào năm 1970 ở Sabah, Malaysia (FAO, 1982). Những cây lai này ở UluKukut đã thấy có kích thước lớn hơn, dạng cành và thân tròn đều hơn các Keo tai tượng đứng gần đó, ngoài ra keo lai còn có dấu hiệu cho thấy tỷ trọng gỗ và một số tính chất có hơn cây mẹ (Rufelds, 1987) [39]. Từ năm 1992, ở Inđônêxia đã bắt đầu có thử nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô phân sinh, cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh và cs, 1993). Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn tìm thấy trong gieo ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của Trạm nghiêm cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu Đại học Lâm nghiệp Đài Loan năm 1998, ở khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1988, Rufelds đã đưa ra phương pháp xác định cây con Keo lai tại vườn ươm để các cán bộ kỹ thuật dễ dàng nhận biết và tách riêng chúng ra khỏi các lô hạt Keo tai tượng và Keo lá tràm. Sau này, Edmun Gam và Sim Bun Liang (1991) đã đưa ra các bảng đơn giản để đánh giá Keo lai ở vườn ươm. Có thể nói đây là loài sinh trưởng tốt hơn bố mẹ của chúng và đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. 1.3.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục đích kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Trong thực tế đã cho thấy, cây rừng nói chung nếu chọn được giống tốt thì sản lượng gỗ có thể tăng từ 10-20%, có khi tăng tới 30% so với giống bình thường. Đối với giống lai đã được chọn lọc của cácloài cây mọc nhanh có thể tăng từ 50-100% sản lượng gỗ so với giống bố mẹ. Vì vậy, cải thiện giống cây rừng là nh m không ngừng nâng cao năng suất, chất
- 9 lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác. Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng giống và vườn giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa", trong đó qui định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống và cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống (Lê Đình Khả, 2003)[13]. Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu ở một số vùng sinh thái chính trong nước như Bạch đàn, Keo, Phi lao…Vào đầu những năm 1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển. Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 2003) [13]. Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10; BV16; BV32; BV33 (Lê Đình Khả, 1999) [15]. Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA3 (Lê Đình Khả, 2006)[14]. Lai giống nhân tạo giữa các cây trội đã được chọn lọc từ các xuất xứ có triển vọng nhất của Keo tai tượng và Keo lá tràm cùng một số dòng Keo lai tự nhiên như BV10, BV16, BV32,
- 10 BV33 đã được thực hiện trong các năm 1997-1999 tại Ba Vì (Hà Tây cũ), từ thụ phấn có kiểm soát đã thu được 10 tổ hợp lai đầu tiên. Những tổ hợp lai này có sinh trưởng tương đối nhanh, có thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, ngọn phát triển tốt, đây chính là cơ sở khoa học làm tiền đề để phát triển gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu trong những năm tới (Lê Đình Khả, 2006) [14]. Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005” của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đề tài đã chọn được hai dòng keo lai tự nhiên ký hiệu AH7 và AH1, mẹ là keo lá tràm và bố là keo tai tượng có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, kích thước lá nhỏ và thưa (giống keo lá tràm), dễ dàng tránh được sự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor, một loài nấm gây bệnh phấn hồng rất nguy hiểm cho keo tai tượng và keo lai. Sinh trưởng của dòng keo lai AH7 và AH1 (52 tháng tuổi) tại khu khảo nghiệm Bầu Bàng tỉnh Bình Dương b ng hoặc vượt trội hơn một số dòng keo lai đã dược công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật hay giống quốc gia (các dòng BV và TB), đạt được 34,9m3/ha/năm và 30m3//ha/năm. Khảo nghiệm trên lập địa đã trồng bạch đàn có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Sông Mây, tỉnh Đồng Nai dòng AH7 và AH1 sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn vượt trội các dòng BV và các dòng TB, đạt 23m3//ha/năm (AH7) và 21,6m3//ha/năm (AH1). Hai dòng keo lai này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. 1.3.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng 1.3.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 455 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 210 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 168 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 176 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập, tỉnh Gia Lai
130 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 35 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn