intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là xác định được một số đặc điểm cấu trúc lâm phần loài cây Huỷnh cho mỗi kiểu trạng thái rừng; Đề xuất được một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển loài cây Huỷnh trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, ngày 3 tháng 04 năm 2020 Tác giả Hoàng Văn Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy, cô trong Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa lâm nghiệp, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Nông lâm Huế, xin gửi tới quý thầy, cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Hồ Thanh Hà, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian quý báu và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân: Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại, các hộ gia đình, cá nhân nơi tôi thực hiện suốt quá trình điều tra và các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Huế, ngày 3 tháng 4 năm 2020 Tác giả Hoàng Văn Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Huỷnh là loài cây bản địa, gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, có biên độ sinh thái tương đối rộng (từ Quảng Bình đến tận Đồng Nai, Kiên Giang), gỗ đang được thị trường rất ưu chuộng để làm gỗ xẻ và có giá trị cao. Hiện nay, Huỷnh là một trong những loài cây chủ yếu cho trồng rừng vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014). Ở nước ta cây Huỷnh cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có chủ yếu tập chung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, bên cạnh đó có một số tác giả đã bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gây trồng rừng Huỷnh. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình". Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Xác định được một số đặc điểm cấu trúc lâm phần loài cây Huỷnh cho mỗi kiểu trạng thái rừng - Đề xuất được một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển loài cây Huỷnh trên địa bàn nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần tầng cây cao - Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần tầng cây tái sinh - Kiểu phân bố cây rừng - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển loài cây Huỷnh Các kết quả đã đạt được Đối với tầng cây cao: có công thức tổ thành loài cho 3 trạng thái rừng và Huỷnh không phải là loài chiếm ưu thế vơi chỉ số IV% chỉ đạt 4.4%. Có công thức tổ thành của 3 trạng thái rừng: TXG: 23,9 Chủa+9,8 Lim xanh+9,1 bời lời+7,5 Trám trắng+49,5 (33 loài khác) TXB: 5,9 Bời lời+28,0 Chủa+ 5,7 Ngát+ 5,1 Re đá +7,1 Táu nước + 47,2 (26 loài khác). TXN: 9,5 chủa + 8,6 Nhọ nồi + 6,8 Khổng + 5,1 Táu nước +69,9 (36 Loài khác). Nghiên cứu quy luật phân bố N/ D thì các trạng thái rừng đều tuân theo hàm khoảng cách và 2 trạng thái rừng TXG và TXB tuân theo quy luật hàm Meyer nên kết luân phân bố sô cây theo đường kính thì nên sử dụng hàm phân bố khoảng cách PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv Nghiên cứu quy luật phân bố N/H thì 3 trạng thái đều có β 70% và tái sinh từ hạt chiếm >88%. Tổ thành loài cây tái sinh của từng trạng có kết quả như sau: TXG: 0,7 Huỷnh+0,6 Mán đĩa+0,6 Máu chó+0,6 Ngát+ 0,6 Nhọc vàng+ 0,6 Săng mây+ 0,6 Trường chôm+ 0,7 Vạng trứng+ 0,6 Xoan đào+0,6 Dẻ đỏ+ 4,1 Loài khác. TXB: 0,8 Gụ lau+0,7 Bời lời + 0,5 Huỷnh+ 0,7 Khổng+ 0,7 Săng lẽ+ 0,7 Trâm đỏ+ 0,7 Trường chôm+0,6 Chân chim+ 0,5 Chủa + 4.1 Loài khác. TXN:0,9 Chua khét+0,7 giẻ đỏ+0,7 nổ +0,6 Trường vải+0,5 Vạng trứng+ 0,6 Xoan đào+0,5 Vạng trứng+ + 5.9 Loài khác. Mạng hình phân bố thì các trạng thái rừng đều có giá trị U>1.96 nên phân bố các loài cây là cách đều. Quan hệ sinh thái giữa loài Huỷnh với các loài ưu thế: các giá trị Χ2 của các cặp loài cây ưu thế với Huỷnh đều có Χ2< Χ205 nên đều có mối quan hệ ngẫu nhiên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 2.1 MỤC TIÊU CHUNG:...............................................................................................2 2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ: ...............................................................................................3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................3 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ...........................................................................................3 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...........................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................4 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOÀI HUỶNH .............................................................4 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI HUỶNH ................................................4 1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước .........................................................................................4 1.2.2. Nghiên cứu trong nước ..........................................................................................7 CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................15 2.1. CÁCH TIẾP CẬN ..................................................................................................15 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................15 2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................15 2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................15 2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................16 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................16 2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................17 CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................28 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN ....28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 3.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................29 3.1.2. Địa hình. ..............................................................................................................30 3.1.3. Khí hậu, thủy văn. ...............................................................................................30 3.1.4. Đất đai..................................................................................................................31 3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................................31 3.2.1. Đặc điểm về dân sinh ..........................................................................................31 3.3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN .36 3.3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ..................................................................................36 3.3.2. Đa dạng sinh học .................................................................................................38 3.3.3. Rừng có giá trị bảo tồn cao ..................................................................................39 3.4. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CỦA CÂY HUỶNH TẠI LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN ...............................................................................................................................45 3.5. Cấu trúc tổ thành của rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố .........................................46 3.5.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ............................................................................46 3.5.2. Tổ thành cây tái sinh............................................................................................47 3.5.3. Kết quả nghiên cứu về mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ................50 3.5.4. Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao ................................................................52 3.6. Cấu trúc N/D và N/H của lâm phần có Huỷnh phân bố .........................................52 3.6.1. Cấu trúc N/D của lâm phần ................................................................................52 3.6.2. Cấu trúc N/H của lâm phần .................................................................................56 3.7. Mạng hình phân bố ................................................................................................58 3.8. Quan hệ sinh thái giữa Huỷnh với các loài ưu thế .................................................58 3.9. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng cây Huỷnh ..........................59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................62 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................63 2. TỒN TẠI ...................................................................................................................63 3. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65 PHỤ LỤC ......................................................................................................................68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A1 Tầng cây cao A2 Tầng ưu thế sinh thái A3 Tầng cây gỗ nhỏ BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng CT Công thức D1.3 Đường kính tại vị trí 1,3m ĐDSH Đa dạng sinh học Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn IV Chỉ số quan trọng (%) KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên KTXH Kinh tế xã hội NN Ngẫu nhiên NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ÔDB Ô dạng bản ÔTC Ô tiêu chuẩn PRA Bộ công cụ phỏng vấn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TB Trung bì nh TXB Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình TXG Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu TXN Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh ...................10 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả về trạng thái diện tí ch rừng ..............................................37 Bảng 3.2: Tổng hợp địa danh, diện tí ch rừng cógiátrị bảo tồn ca ...............................41 Bảng 3.3: Tổng hợp về các chỉ số Ni%, Gi% và IV% ..................................................46 Bảng 3.4. Tổ thành theo IV% trên các trạng thái rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố .....47 Bảng 3.5. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên TXG tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình ........................................................................................48 Bảng 3.6. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên TXB tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình ........................................................................................49 Bảng 3.7. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên TXN tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình ........................................................................................50 Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu về mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh .........51 Bảng 3.9. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại lâm trường Trường Sơn .......52 Bảng 3.10. Nắn phân bố N/D theo hàm Meyer .............................................................53 Bảng 3.11. Phân bố số cây theo đường kính của các trạng thái rừng ...........................53 Bảng 3.12. Năn phân bố N/D theo hàm khoảng cách ...................................................54 Bảng 3.13. Phân bố N/D của các trạng thái rừng ..........................................................54 Bảng 3.14. Kiểm tra tính thuần nhất của 3 trạng thái rừng ...........................................56 Bảng 3.15. Nắn phân bố N/H theo hàm Weibull...........................................................57 Bảng 3.16. Phân bố N/H theo hàm Weibull ..................................................................57 Bảng 3.17. Kiểu phân bố cây ở 3 trạng thái rừng có Huỷnh phân bố ...........................58 Bảng 3.18. Mối quan hệ sinh thái loài giữa Huỷnh với nhóm loài ưu thế ....................59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính lâm trường Trường Sơn .....................................29 nh 3.2: Bản đồ rừng cógiátrị tồn cao tại Lâm trường Trường Sơn..........................42 Hì nh 3.3: Bản đồ kinh doanh của lâm trường Trường Sơn ...........................................43 Hì nh 3.4: Bản đồ phân bố loài cây Huỷnh tại lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bì Hì nh ....45 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam, trong đó có sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên1(2). Theo tính toán của Hiệp hội gỗ, sản lượng dự kiến khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn) mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Như vậy, còn phải chờ ít nhất 7 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Kinh nghiệm thu được từ các chương trình phát triển rừng ở nước ta cho thấy, trong những nỗ lực nâng cao năng suất và chất lượng rừng tự nhiên nghèo kiệt thông qua khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trong trồng rừng và làm giầu rừng thì sử dụng cây bản địa với kỹ thuật lâm sinh phù hợp luôn được đánh giá là giải pháp quan trọng và có hiệu quả. Trong “Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020” khẳng định sử dụng giống tốt là một biện pháp thâm canh mũi nhọn làm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả của trồng rừng, nhất là đối với trồng rừng sản xuất [1]. Ngày 18/4/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số: 774/QĐ- BNN-TCLN về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020, theo đó nhấn mạnh sử dụng giống tốt và các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp nâng cao năng suất rừng trồng cung cấp gỗ lớn cho một số loài cây như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn, Thông caribaea, Mỡ, Lát hoa, Huỷnh, Sao đen, Dầu rái ... Theo thống kê năm 2016, vùng Bắc Trung Bộ (gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) có tổng diện tích rừng trồng là 863.713ha chiếm 20,88% diện tích rừng trồng cả nước [5]. Trong những qua, diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ đã tăng lên đáng kể, nhưng chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ... giá trị kinh tế thấp. Chúng ta chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu nâng cao giá trị kinh tế. Mặt khác, năng suất và chất lượng rừng trồng còn thấp, trung bình chỉ đạt 10-13m3/ha/năm (còn khoảng 0,7 triệu ha rừng trồng sản xuất đạt bình quân 7-9 m3/ha/năm), sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đạt 6,3 triệu m3, trong đó có 1,2 triệu m3 gỗ lớn (chiếm 20%) và 5,1 triệu m3 gỗ nhỏ (chiếm 80%), chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn phục vụ chế biến trong nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 Để thực hiện tốt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN, Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch hành động và ưu tiên thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: (i) Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; (ii) Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; (iii) Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp và (iv) Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm. Theo định hướng đó, từ nay đến năm 2020 đẩy mạnh công tác kinh doanh trồng rừng gỗ lớn đối với các tỉnh miền núi Việt Nam. Cũng theo định hướng đó, đến năm 2020 sẽ chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ chu kỳ kinh doanh ngắn sang chu kỳ kinh doanh dài với chất lượng gỗ cao hơn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và làm nguyên liệu cho chế biến hàng mộc xuất khẩu để tạo ra rừng trồng có năng suất và chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 chuyển thêm khoảng 20% diện tích rừng trồng từ các loài cây kinh doanh gỗ nhỏ sang trồng các loài cây trồng với mục tiêu kinh doanh gỗ lớn, gỗ xẻ[7]. Cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) phân bố tự nhiên từ Hà Tĩnh đến Tây Quảng Nam, KonTum, trung tâm của phân bố ở Quảng Bình, Quảng Trị [31]. Gỗ Huỷnh là loại gỗ rất thông dụng của người dân địa phương, thường dùng để làm nhà đóng đồ mộc gia dụng, đóng thuyền, gỗ có màu vàng thẫm, khá đẹp. Không những thế, nó còn là loài cây mọc nhanh, khả năng tái sinh tự nhiên tốt, nguồn giống dồi dào. Đây là loài cây bản địa đã được các lâm truờng ở Quảng Bình trồng làm giàu rừng tự nhiên. Tuy nhiên, đến nay chưa có các nghiên cứu đầy đủ về phân bố sinh thái vàlập địa của loài Huỷnh cũng như cấu trúc và các quy luật kết cấu lâm phần tự nhiên nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng đối tượng rừng cụ thể. Thiết nghĩ đây là một vấn đề thiết thực, với mong muốn góp một phần nhỏ nhằm bổ sung vào hệ thống các biện pháp kỹ thuật kinh doanh, phục hồi rừng trên cơ sở phát triển các loài cây bản địa mọc nhanh như loài Huỷnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc lâm phần cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại Lâm trường Trường Sơn tỉnh Quảng Bình". Để có thể tìm hiểu sâu hơn về loài Huỷnh và hướng tới đề xuất phát triển loài cây này rộng rãi. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 MỤC TIÊU CHUNG: Đề tài được thực hiện sẽ góp phần thêm sự hiểu biết về cây Huỷnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ trên khu vực nghiên cứu và phát triển rừng rừng trồng gỗ lớn loài Huỷnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ: - Xác định được một số đặc điểm cấu trúc lâm phần loài cây Huỷnh cho mỗi kiểu trạng thái rừng - Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi và phát triển loài cây Huỷnh trên địa bàn nghiên cứu 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm phân bố sinh thái và tái sinh tự nhiên của cây Huỷnh tại khu vực nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc kinh doanh phục hồi rừng bằng loài Huỷnh. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh đối với việc phục hồi rừng với tổ thành cây bản địa cócây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume). Nhằm thiết lập rừng cây gỗ bản địa cógiátrị kinh tế cao, phù hợp với mục tiêu kinh doanh đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, đồng thời thực hiện công tác tái phục hồi rừng trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và toàn tỉnh nói chung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOÀI HUỶNH - Tên gọi, phân loại Huỷnh có tên khoa học là Tarrietia javanica Blume là một trong 35 loài thuộc chi Tarrietia, là một chi trong họ Trôm (Sterculiaceae), thuộc Bộ Bông (Malvales), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Ở Indonesia và Malaysia Huỷnh được người địa phương gọi là Mengkulang jari; ở Lào được gọi là Hao; ở Philippines được gọi là Lumbayau (Schmidt, Lars Holger; Nguyen, Xuan Lieu, 2004); ở Campuchia được gọi là Daun Chem [37]. Họ Trôm (danh pháp khoa học: Sterculiaceae) là một danh pháp khoa học để chỉ một nhóm thực vật có hoa ở cấp độ họ. Giới hạn định nghĩa, tình trạng và vị trí của họ này thay đổi theo từng quan điểm phân loại. Tên gọi khoa học của họ này dựa trên chi Trôm (Sterculia). Theo định nghĩa truyền thống thì các họ Sterculiaceae, Malvaceae, Bombacaceae vàTiliaceae tạo thành "phần cơ bản của bộ Cẩm quỳ" trong hệ thống Cronquist và được công nhận. Sterculiaceae có thể tách ra từ Malvaceae nghĩa hẹp (sensu stricto) do có bề mặt nhẵn của các hạt phấn hoa và các bao phấn hai ngăn. Theo Anwary Dilmy, chi Heritiera Ait., Argyrodendron F.v.M và Tarrietia là đồng nhất. Chi này gồm 29 loài phân bố từ Ấn độ, Malaysia, New Guinea và khu vực Thái Bình Dương đến vùng nhiệt đới Úc. Theo tác giả, Huỷnh có tên khoa học là Tarrietia javanica Blume, hoặc Tarrietia cochinchinesis Pierre, Tarrietia sumairand, Tarrietia riedeliana. Phân bố ở Thái Lan, Việt nam, Malaysia,Indonesia, Philippin. (A.J.G.H Kostermans, 1959) [33]. 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI HUỶNH 1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước - Mô tả hì nh thái: Theo Joker (2004), Huỷnh được mô tả là cây gỗ lớn, thường xanh, cao 30 - 45m. Thân thẳng, tròn với tán lá dày đặc. Lá kép chân vịt có 3-7 lá chét, lá trơn ở trên bề mặt nhưng có các sợi lông ở các trục lá; Quả phồng dài 5-10 cm, cánh dài 7-15 cm, lõm với chóp nhọn. Các cụm hoa là các hạch nách. Hoa thiếu tràng hoa, nhỏ, đỏ, đơn tính, chùm hoa lớn (đến 13 cm). Đài xẻ 5 thùy, ở cả hai mặt đều phủ lông hình sao. Hoa đực, cuống nhị nhụy dài khoảng 1mm, ở gốc có đĩa mật dày, ở đầu mang một vòng bao phấn (8 - 10 chiếc). Hoa cái: lá noãn 5, dính nhau; mỗi lá noãn có một noãn, phủ lông, quả đại có cánh dài dạng đuôi cá, dài 4 - 6cm, phần cứa hạt chỉ dài 2cm. Mùa hoa tháng 4 - 5, mùa quả chín tháng 8 - 9. Cây tái sinh bằng hạt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 Theo Schmidt, Lars Holger; quả Huỷnh có cánh dài 6,2 x ( 1,5-3) cm, chứa 1 hạt. 1 kg có1000-1200 quả. Sau khi loại bỏ cánh, 1kg có 1200-1600 hạt. Cây 5-6 tuổi bắt đầu ra hoa. Việc nghiên cứu chọn và nhân giống Huỷnh mới chỉ bắt đầu trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, nên kết quả nghiên cứu còn ít và mang tính kinh nghiệm. Năm 2003, với sự đầu tư của Chính phủ Đan Mạch, dự án giống của Campuchia đã xây dựng được 10ha vườn giống, khảo nghiệm cho 6 loài bao gồm Dầu con rái đỏ (Dipterocarpus turbinatus), Dó bầu (Aquilaria crassna), Sao đen (Hopea odorata) Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Chò núi (Shorea vulgaris) và Huỷnh. Trong đó, vườn giống Huỷnh với diện tích 0,81ha. Nguồn hạt giống được thu hái ở huyện Sandan, Kompong Thom. Thí nghiệm được trồng với mật độ 3m x 3m. Bố trí thí nghiệm xây dựng vườn giống theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 30 gia đình trên 3 lần lặp lại, tương ứng với mỗi gia đình 1 ô với kích thước 9 m x 9m. Cây con khi trồng đạt 13 tháng tuổi, đường kính cổ rễ là 6mm, chiều cao bình quân là 52cm. (CTSP, FA, DANIDA, 2003) [34]. Năm 2008, Moy Ratha đã nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tỷ lệ sống của 15 loài cây bản địa tại khu khảo nghiệm ở Khbal Chhay sau 3 năm gây trồng cho thấy Huỷnh cũng là một trong những loài cây được khuyến cáo để trồng rừng (Moy Ratha. 2008) [28]. - Về nhân giống: Đối với kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh, trên thế giới chủ yếu là nhân giống hữu tính từ hạt, chưa có kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp vô tính (giâm hom và nuôi cấy mô). - Về cấu trúc rừng: Rừng là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều thành phần với các qui luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng, người ta chia thành ba dạng cấu trúc đó là cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là kết qủa của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được Baur. G.N. (1962) [24], ODum (1971) [30]... tiến hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. Baur G.N. (1962) [24] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa. Odum E.P (1971) [30] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Richards P.W (1952) [31] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại, rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Như vậy việc nghiên cứu sinh thái, cấu trúc rừng trên thế giới chủ yếu nghiên cứu trên lĩnh vực rộng của hệ sinh thái rừng và ít đi sâu nghiên cứu cho từng loại cây cá thể để từ đó làm cơ sở cho công tác kinh doanh rừng đạt hiệu quả cao nhất. - Nghiên cứu tái sinh rừng: Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. van Steenis (1956) [32] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959) [24], Wyatt Smith (1961, 1963) [24] với phương thức rừng đều tuổi ở Mã Lai, Nicholson (1958) [24] ở Bắc Borneo, Donis vàMaudoux (1951, 1954) [24] với công thức đồng nhất hoá tầng trên ở Zaia, Taylor (1954), Jones (1960) [24] với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán ở Nijêria vàGana, Barnarji (1959) [24] với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được Baur (1964) [24] tổng kết trong tác phẩm: “Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) [18] nhận thấy cây con của các loài ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm. A.Obrevin đã khái quát hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn bị hạn chế. Vì vậy, lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực tiễn sản xuất các biện pháp kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards P.W (1952), Bernard Rollet (1974), các tác giả này đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên và nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á, như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1995) [25]. Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lý. Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi, đặc biệt là sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững. Áp dụng vào công tác nghiên cứu tái sinh cây Huỷnh thì ứng với mỗi trạng thái rừng có độ tàn che khác nhau sẻ có tổ thành, mật độ, chất lượng cây Huỷnh tái sinh khác nhau. Từ đó làm cơ sở trong việc chọn phương thức tác động phục hồi rừng bằng cây Huỷnh hợp lý. 1.2.2. Nghiên cứu trong nước a) Phân bố: Huỷnh phân bố trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh từ Quảng Bình trở vào Nam (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên , 2000). Huỷnh phân bố từ nam đèo Ngang trở vào tới Đồng Nai, Sông Bé cũ và còn gặp ở Phú Quốc (Kiên Giang). Đặc biệt tập trung ở Quảng Bình (có thể coi Huỷnh là cây đặc hữu của Quảng Bình) (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2002) [22]. b) Sinh lý, sinh thái cây Huỷnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 - Về đặc điểm sinh lý cây Huỷnh đã được Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2000) [18] nghiên cứu khá toàn diện bao gồm: - Nhu cầu ánh sáng: Huỷnh là cây ưa sáng hoàn toàn khi trưởng thành, luôn chiếm trên tầng cao của rừng cùng với các loài cây ưa sáng khác. ở giai đoạn non, cũng như các loài cây lá rộng bản địa khác, Huỷnh luôn phải tái sinh dưới tán nên phải thích nghi với điều kiện sống dưới tán rừng là cây chịu bóng trong 1 - 2 năm đầu. Sau 15 tháng thí nghiệm cho các kết quả sau: + Về màu sắc lá và sinh lực của cây: Từ công thức 4 (che 60%) đến công thức 1 (không che) thấy màu sắc của lá và sinh lực của cây giảm dần: Xanh lục > xanh nhạt > xanh vàng > vàng xanh. + Về sinh trưởng: Thí nghiệm ở Chèm và Ba Rền đều cho kết quả công thức che 60% có mức sinh trưởng cao nhất và đều gấp gần 2 lần so với công thức không che (Hbq tăng 107.5% ; D bq tăng 109.6% so với 57% và 70% ở Chèm và Hbq tăng 219.8% ; D bq tăng 203.6% so với 87% và 97.5% ở Ba Rền). + Kết quả phân tích diệp lục: Hàm lượng diệp lục a + b ở công thức 4 có trị số cao nhất (2.0mg/ dm2) ở công thức 1 thấp nhất (1.04mg/ dm2) phù hợp với quan sát màu sắc của lá. Tỷ lệ diệp lục a/b ở công thức 4 và công thức 5 (che 80%) có trị số cao nhất ( 2.6 - 2.8 ), giảm dần đến các công thức 3 (che 40%), 2 (che 20%), cuối cùng là công thức 1. + Kết quả thí nghiệm giải phẫu lá: Độ dày mô dậu che 60% cho thấy khả năng chống chọi với phản ứng ánh sáng tăng lên. Trong khi đó mô khuyết thì ngược lại, thấp nhất ở công thức che 60% và cao nhất ở công thức không che. - Nhu cầu dinh dưỡng: Tại những nơi có Huỷnh phân bố tự nhiên như Bố Trạch (Quảng Bình), Trà My ( Quảng Nam), hàm lượng mùn và đạm trong đất chỉ ở mức trung bình (mùn: 1.36 - 2.5%; đạm : 0.12 - 0.20%). Hàm lượng kali dễ tiêu đều cao (K2O ="10.4" - 46.6 mg/100g đất) ở những nơi trồng Huỷnh tốt và trồng Huỷnh xấu. Hàm lượng mùn và đạm ở trong đất cũng không sai khác nhau đáng kể (mùn 2 - 2.1%; đạm: 0.15 - 0.18%). Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá thì kết quả cũng phù hợp. - Nhu cầu nước: Huỷnh tự nhiên được phân bố rộng rãi tại các khu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh từ Đèo Ngang trở vào, đặc biệt tập trung ở phía Tây các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam nơi có lượng mưa lớn ( > 2.000mm), tuy nhiên ở các nơi đó đặc biệt là phía Tây PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 Quảng Bình từ tháng 6 - 8 có gió Lào mạnh, khí hậu nóng, khô Huỷnh vẫn chịu được. Điều đó cho thấy: Huỷnh là cây ưa ẩm, nhưng vẫn có khả năng chịu được khô hạn. Các thí nghiệm về cường độ thoát hơi nước I = 0.30 - 0.60 g /dm2 /giờ. Trong khi cây 12 tuổi ở rừng có I = 0.10 - 0.25 g / dm2 / giờ. Kết quả giải phẫu lá: Độ dày tầng Cutin nhỏ nhất ở công thức che 60 - 80% (10.47µm và7.1µm) trong khi công thức che 20% là 13.4µm và không che là 14.23µm. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh cũng khá toàn diện. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định lượng phân bón và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Huỷnh phù hợp cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung về nhu cầu ánh sáng và khả năng tích lũy dinh dưỡng khoáng của cây Huỷnh ở các giai đoạn tuổi khác nhau. - Đặc tính sinh thái: Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000)[9], Huỷnh là cây mọc nhanh. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả chín tháng 6-7. Cây tiên phong ưa sáng, mọc tự nhiên ở vùng có khí hậu ẩm nhiệt đới, không chịu được sương muối và giá rét, thường sống nơi đất sâu ẩm, ít dốc. Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và Đỗ Đình Sâm (2002), thì loài Huỷnh được mô tả về đặc điểm sinh thái khá rõ. Huỷnh phân bố và sinh trưởng ở các vùng có lượng mưa bình quân năm 1800mm-2400mm, nhiệt độ bình quân năm từ 23-250C, ẩm độ tương đối trung bình năm 80-85%, lượng mưa tập trung vào mùa hè từ tháng 6-8. Huỷnh sinh trưởng tốt trên các loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá mẹ mắc ma axit hoặc sa phiến thạch, đất còn ẩm, sâu, tốt, thoát nước, hàm lượng mùn từ 1,5-3%, độ pH từ 5,5- 6,5. Về quần xã thực vật Huỷnh phân bố rộng rải trên các rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh đặc biệt tập trung ở Quảng Bình với các loài: lim xanh, trường, táu, kháo, máu chó..vv. Trong rừng Huỷnh thường cùng với các loài lim xanh, táu, trường tạo thành tầng ưu thế sinh thái[11]. Theo Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2000)[18], Huỷnh có những đặc điểm sinh thái như sau: + Đặc điểm khí hậu vùng phân bố: Huỷnh phân bố rộng ở nhiều nước Đông Nam á: Lào, Indonexia, Malaixia … Ở Việt Nam, Huỷnh phân bố từ Đèo Ngang trở vào đến Khánh Hoà, Huỷnh tự nhiên tập trung nhiều ở phía Tây từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Huỷnh được phân bố tự nhiên trong các rừng nhiệt đới ẩm có lượng mưa hàng năm > 2.000mm, nhiệt độ bình quân > 20OC, và nhiệt độ tối thấp không dưới 15OC. + Đặc điểm địa hình thổ nhưỡng: Huỷnh mọc tự nhiên ở các rừng thứ sinh ở độ cao 200 - 400m so với mặt biển, ở các loại đất feralit (Bố Trạch - Quảng Bình, Trà My - Quảng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 Nam), phiến thạch mica (Lâm trường Trường Sơn - Quảng Bình), thạch sét (Ba Rền - Quảng Bình, Phước Hiệp - Quảng Nam). Huỷnh thường mọc ở các vị trí sườn đồi hoặc núi thấp có độ dốc thấp (15 – 200), đất có thành phần cơ giới nhẹ và tầng đất dày > 50cm. + Đặc điểm quần thể thực vật: Huỷnh thường mọc tự nhiên tại các khu rừng nghèo đến trung bình, mọc hỗn loại với nhiều loài cây lá rộng khác như: Táu, Vạng, Gõ, Lim xanh, Trường, Trám (Trà My - Quảng Nam), hoặc Táu, Gõ, Ươi, Chua …(Trà My - Quảng Nam), Huỷnh cùng với nhóm cây trên luôn chiếm trên tầng cao của rừng. + Đặc điểm tái sinh: Huỷnh tái sinh nhiều cùng với các loài cây lá rộng khác như: Chò, Dầu, Gõ… (Quảng Nam) hay Táu, Giẻ, Gõ, Lim xanh… (Quảng Bình) nơi có độ tàn che 0.5 - 0.7. Mật độ cây tái sinh của Huỷnh luôn chiếm ưu thế so với các loài cây lá rộng khác. Vì vậy, trong thực tế hiện nay nguồn cung cấp giống Huỷnh chủ yếu là các cây con mọc tái sinh ở trong rừng. Bảng 1.1 Kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh TT Nhân tố lập địa Yêu cầu phù hợp Khí hậu: - Lượng mưa hàng năm 2000 - 3000 mm I - Nhiệt độ bình quân năm 23 - 25OC - Nhiệt độ trung bình tối thấp 16 - 18OC - Số ngày mưa năm > 100 ngày Địa hình. - Độ cao so với mặt biển 200 - 500m II - Độ dốc < 25O - Vị trí địa hình sườn, đỉnh, chân Thổ nhưỡng. Macma axit, phiến thạch sét, - Loại đá mẹ phiến thạch mica - Độ sâu tầng đất > 50cm III - Thành phần cơ giới Thịt nhẹ đến trung bình - pHKCl 4.5 - 5.0 - Mùn ở tầng A > 20% Thực vật. Rừng nghèo kiệt (IIIA1), IV - Loại hình thực vật cây bụi tốt cao > 34 - Độ tàn che 0.5 - 0.6 (Nguồn Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh, 2000) c) Đặc điểm về cấu tạo gỗ và tính chất vật lý, cơ học gỗ Huỷnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Về đặc điểm cấu tạo gỗ và tính chất vật lý, cơ học gỗ Huỷnh đã được Nguyễn Tử Kim et al (2015)[16] nghiên cứu rất chi tiết, cụ thể như sau: - Cấu tạo thô đại Gỗ dác và gỗ lõi phân biệt về màu sắc, gỗ dác màu nâu nhạt, gỗ lõi màu nâu hồng. Vòng sinh trưởng rõ ràng, rộng 5 (4 - 6) mm. Mặt gỗ mịn trung bình. Mạch đơn và kép ngắn 2 - 3 phân tán. Mô mềm phân tán và tụ hợp, vây quanh mạch không đều. Tia gỗ khó thấy. Chiều hướng thớ gỗ thẳng. - Cấu tạo hiển vi Mạch đơn và kép ngắn phân tán. Trên 1 mm2 thường gặp 7 mạch. Đường kính mạch trung bình 74 (65 - 97) µm. Lỗ thông ngang giữa các mạch xếp xen kẽ. Tia gỗ có 4 (1 - 7) dãy tế bào. Tia gỗ có hai loại kích thước khác biệt, tia nhỏ rộng 26 (12 - 41) µm, tia lớn rộng 95 (67 - 133) µm, cao 788 (576 - 942) µm. Trên 1 mm thường gặp (5 - 6) tia. Mô mềm phân tán và tụ hợp, vây quanh mạch không đều, mô mềm xếp thành tầng trên mặt cắt tiếp tuyến. Sợi gỗ dài 1535 (1279 - 1764) µm và có vách mỏng đến trung bình. - Tính chất vật lý và cơ học gỗ Gỗ có khối lượng riêng (ở độ ẩm 12%) thấp (640 kg/m3 ). Hệ số co rút thể tích trung bình (0,53). Điểm bão hòa thớ gỗ thấp (24,7%). Giới hạn bền khi nén dọc thớ trung bình (55,4 MPa). Giới hạn bền khi uốn tĩnh trung bình (103,5 MPa). Giới hạn bền khi uốn va đập trung bình (55,8 kJ/m2). Sức chống tách trung bình (13,1 N/mm). Ứng suất kéo dọc thớ cao (130,3 MPa). Ứng suất cắt song song thớ cao (13,5 MPa). d) Giá trị sử dụng Gỗ Huỷnh có màu nâu đỏ, khá nặng, thớ thẳng mịn, dễ gia công có thể dùng để đóng tàu thuyền và xây dựng (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000) [9]. Gỗ Huỷnh có giác lõi phân biệt, giác có màu hồng nhạt, lõi có màu hồng xám. Vòng sinh trưởng rỏ, thường rộng từ 4-6mm, có khi rộng tới 11mm. Mạch đơn và mạch kép phân tán, thường có 2 cỡ đường kính mạch lớn và mạch nhỏ phân biệt, số lượng mạch trên 1mm2 ít. Tia gỗ có hai độ rộng khác biệt, có cấu tạo tầng so le. Mô mềm phân tán và tụ hợp, mẫu mô mềm giống hệt với mầu gỗ, sợi gỗ cùng những tia nhỏ có cấu tạo tầng. Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 640kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,45. Điểm bão hòa thớ gỗ 26%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 612kg/cm3. Uốn tỉnh 1480kg/cm3. Hệ số co rút va đập 1,10. Gỗ Huỷnh có nhiều ưu điểm đáp ứng cho yêu cầu của gổ dùng đóng tàu thuyền, có thể dùng trong kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong đồ mộc, giao thông vận tải và xây dựng (Viện KHLN Việt Nam, 2002) [21]. Gỗ có điểm bão hòa thớ gỗ trung bình và hệ số co rút thể tích trung bình, trong mạch ít gặp thể bít hoặc chất chứa nên khá thuận lợi trong quá trình phơi sấy. Gỗ có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2