intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và kỹ thuật nhân giống cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đáng giá được sinh trưởng rừng trồng Hồi hiện có và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến nhân giống cây Hồi bằng hạt làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng Hồi bền vững tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và kỹ thuật nhân giống cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC THƯỢNG ĐẠI NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY HỒI (ILLICIUM VERUM HOOK. F.) TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC THƯỢNG ĐẠI NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY HỒI (ILLICIUM VERUM HOOK. F.) TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI Ngành: LÂM HỌC Mã ngành: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN CÔNG HOAN THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2019 Tác giả Lục Thượng Đại
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Công Hoan vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thường trực UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, đồng nghiệp của cơ quan công tác đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này. Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Lục Thượng Đại
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ........................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4 1.1. Trên Thế Giới ............................................................................................. 4 1.1.1. Phân loại và phân bố của các loài Hồi .................................................... 4 1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và sản xuất về cây Hồi ............................. 6 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7 1.2.1. Phân loại và phân bố các loài Hồi ........................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 10 1.2.3. Đặc điểm sinh thái ................................................................................. 10 1.2.4. Đặc điểm vật hậu cây Hồi ..................................................................... 11 1.2.5. Đặc điểm tái sinh của cây Hồi .............................................................. 12 1.2.6. Các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống ...................................... 13 1.2.7. Các nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật gây trồng và sản xuất Hồi .......... 15 1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ......................... 20 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20 1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 23 1.3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ....................................................................... 23 1.4. Thảo luận .................................................................................................. 24
  6. iv Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25 2.2. Giới hạn đề tài .......................................................................................... 25 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3.1. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Hồi tại khu vực nghiên cứu ................... 25 2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Hồi bằng hạt............................... 25 2.3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây Hồi tại khu vực nghiên cứu....... 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 2.4.1. Cách tiếp cận ......................................................................................... 25 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................ 26 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 26 2.4.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31 3.1. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Hồi tại khu vực nghiên cứu ................. 31 3.1.1. Nguồn gốc rừng trồng Hồi tại khu vực nghiên cứu .............................. 31 3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Hồi tại khu vực nghiên cứu ............. 35 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Hồi bằng hạt ........................................ 37 3.2.1. Xác định thời kỳ thu hái ........................................................................ 37 3.2.2. Phương pháp bảo quản hạt giống .......................................................... 37 3.2.3. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến cây Hồi ...................... 41 3.2.4. Ảnh hưởng của che sáng đến cây Hồi ở vườn ươm ................................. 47 3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây Hồi tại khu vực nghiên cứu ...... 53 3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 53 3.3.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 54 3.3.3. Giải pháp về tổ chức ............................................................................. 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức LSNG : Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu .................................. 29 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng................................................... 29 Bảng 3.1. Hiện trạng rừng Hồi tại Mường Khương trồng năm 2006-2007 ....... 32 Bảng 3.2. Diện tích rừng Hồi tại Mường Khương trồng năm 2017 ........... 35 Bảng 3.3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Hồi ở các công thức thí nghiệm............ 39 Bảng 3.4. Tốc độ nảy mầm của hạt Hồi ở các công thức thí nghiệm......... 40 Bảng 3.5. Số cây và tỷ lệ (%) cây sống ở các công thức hỗn hợp ruột bầu ...... 42 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của ruột bầu đến chỉ tiêu sinh trưởng cây Hồi trong giai đoạn vườn ươm .......................................................... 45 Bảng 3.7. Số cây và tỷ lệ (%) sống ở các công thức che sáng ................... 48 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Hồi trong giai đoạn vườn ươm .......................................................... 51
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Rừng trồng Hồi tuổi 13 tại huyện Mường Khương .................... 33 Hình 3.2. Màu sắc và hình thái hoa Hồi tại khu vực nghiên cứu................ 33 Hình 3.3. Quả Hồi tại khu vực nghiên cứu ................................................. 33 Hình 3.4. Thu hái quả chín .......................................................................... 33 Hình 3.5. Quả và hạt Hồi sau khi thu hoạch ............................................... 34 Hình 3.6. Rừng trồng Hồi tuổi 2 tại huyện Mường Khương ...................... 37 Hình 3.7. Thí nghiệm về bảo quản hạt Hồi ................................................. 38 Hình 3.8. Thí nghiệm về tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống ............................... 40 Hình 3.9. Thí nghiệm về tốc độ nẩy mầm của hạt giống ............................ 41 Hình 3.10. Tỷ lệ % cây sống ở các công thức hỗn hợp ruột bầu 3 tháng tuổi ...... 43 Hình 3.11. Tỷ lệ % cây sống ở các công thức hỗn hợp ruột bầu 6 tháng tuổi ...... 43 Hình 3.12. Tỷ lệ % cây sống ở các công thức hỗn hợp ruột bầu 9 tháng tuổi ...... 44 Hình 3.13. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng D00 ............... 46 Hình 3.14. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng Hvn ............... 47 Hình 3.15. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái lá ..................... 47 Hình 3.16. Tỷ lệ % cây sống ở các công che sáng giai đoạn 3 tháng tuổi .... 49 Hình 3.17. Tỷ lệ % cây sống ở các công che sáng giai đoạn 6 tháng tuổi.... 49 Hình 3.18. Tỷ lệ % cây sống ở các công che sáng giai đoạn 9 tháng tuổi .... 50 Hình 3.19. Ảnh hưởng của che sáng bầu đến đến sinh trưởng D00............... 52 Hình 3.20. Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng Hvn ........................... 52 Hình 3.21. Ảnh hưởng của che sáng đến động thái lá .................................. 53
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm, có điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi. Việt Nam được xếp thứ 16 của thế giới là nước có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều kiểu rừng khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến sự có mặt của các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Những loài LSNG đã và đang sử dụng với số lượng lớn, được khai thác từ rừng tự nhiên để làm thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng… là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói riêng, là nguồn thu nhập đáng kể của người dân, đặc biệt là người dân sống ở gần rừng. Nguồn thu từ LSNG chiếm từ 10 - 20% tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu cần thiết hàng ngày (Bộ NN&PTNT, 2006) [3],[4]. Cây Hồi là một trong những loài LSNG, là loài cây lâm sản đặc biệt cho sản phẩm quả khô có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong và ngoài nước. Quả Hồi đã có mặt trên thị trường từ rất lâu đời và thường được gọi là “Hoa Hồi”. Tinh dầu Hồi là sản phẩm được chưng cất từ lá, quả và hạt, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm (dẫn theo Ninh Khắc Bản, 2008) [1]. Trong công nghiệp dược phẩm, tinh dầu Hồi được sử dụng để sản xuất các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chất chống nôn mửa. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các loại mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng để chế biến thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc… Thị trường Hồi hằng năm tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó Châu Á 28%, các nước Bắc Mỹ 26%, các nước Nam Mỹ 14%, các nước Châu Âu 20%, còn lại là các nước khác (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2004) [20].
  11. 2 Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể như: Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020; Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG 2007-2010; Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. Đặc biệt, ngày 06/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐTTg về việc sửa đổi bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong quyết định này, có đề cập tới cây Hồi được lựa chọn là một trong những loài cây trồng lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai [5], [8]. Cây Hồi tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã được bà con trồng tự phát giai đoạn 2006-2007, đến nay cây đã cho thu hoạch và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây. Do vậy, theo quyết định số 4261a /QĐ- UBND ngày 13/11/2015 của UBND huyện Mường Khương năm 2015, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương đã tiến hành khảo sát thiết kế lập hồ sơ 20 ha rừng trồng Hồi cho 25 hộ gia đình thuộc các thôn: Tả Lủ, Sín Chải A, Sín Chải B trồng rừng sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo cho bà con có cuộc sống gắn liền với rừng [2]. Tuy nhiên, để cây Hồi trở thành cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của huyện cần phải có chất lượng cây giống tốt cung cấp cho người dân nhằm phát triển cây Hồi một cách bền vững. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng và kỹ thuật nhân giống cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” là thực sự cần thiết nhằm bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc phát triển cây Hồi bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân tại địa phương.
  12. 3 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đáng giá được sinh trưởng rừng trồng Hồi hiện có và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến nhân giống cây Hồi bằng hạt làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng Hồi bền vững tại khu vực nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được khả năng sinh trưởng của rừng trồng Hồi hiện có tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá được tác động của biện pháp kỹ thuật đến nhân giống cây Hồi bằng hạt tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp để phát triển rừng trồng Hồi bền vững tại khu vực nghiên cứu.
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế Giới 1.1.1. Phân loại và phân bố của các loài Hồi Cây Hồi (Illicium verum Hook. f.) còn được gọi là Hồi hương, Đại Hồi hương, Đại liệu v.v... cây Hồi nguyên sản có ở Quảng Tây và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Từ xưa trong tác phẩm nổi tiếng của Tôn Tư Mạo đời nhà Đường đã chép: "Cho một ít hoa Hồi vào thịt lợn sẽ hết mùi hôi, ngào ngạt mùi thơm của hoa Hồi". Điều đó chứng tỏ cây Hồi ở Trung Quốc đã có lịch sử hàng ngàn năm (Lục Thuận Trung và cộng sự, 2008) [25]. Trong "Quế Hải Du hằng chí" của Phạm Thành Đại đời Nam Tống (1172), "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đời nhà Minh, "Thượng lâm huyện chí" năm Quang Tự thứ 10 đời nhà Thanh (1884), "Thiên đẳng huyện chí" năm Quang Tự thứ 24 đời nhà Thanh (1898) v.v... cũng đã có ghi chép về cây Hồi và việc dùng quả Hồi trong chế biến thực phẩm (Mã Cẩm Lâm, 2009) [11]. Đầu năm 80 của thế kỷ XX, Viện khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp của Quảng Tây (Trung Quốc) đã đi sâu điều tra nguồn tài nguyên Hồi và lấy kết quả điều tra tài nguyên này làm căn cứ phân loại chủ yếu kết hợp với đặc trưng hình thái của hoa, quả, cành và dáng cây, chia Hồi thành 4 nhóm, 17 loài (Mã Cẩm Lâm, 2009) [11] bao gồm: (1) Nhóm Hồi hoa đỏ (hồng hoa) có 9 loài gồm: Hồi đỏ cành mềm, Hồi hoa đỏ phổ thông, Hồi hoa đỏ nhiều cánh, Hồi hoa đỏ quả to, Hồi hoa đỏ mỏ chim ưng, Hồi hoa đỏ lá dầy, Hồi hoa đỏ quả nhỏ, Hồi hoa đỏ nhụy đỏ, Hồi hoa đỏ cây lùn. (2) Nhóm Hồi hoa phớt hồng có 4 loài, gồm: Hồi hoa phớt hồng cành mềm, Hồi hoa phớt hồng phổ thông, Hồi hoa phớt hồng nhiều cánh và Hồi hoa phớt hồng lá dầy.
  14. 5 (3) Nhóm Hồi hoa trắng có 3 loài, gồm: Hồi hoa trắng cành mềm, Hồi hoa trắng phổ thông và Hồi hoa trắng nhiều cánh. (4) Nhóm Hồi hoa vàng có 1 loài. Ngay từ năm 1980, người Mỹ đã phát hiện ra 7 loài Hồi, trong đó 2 loài được tìm thấy trên bờ biển Bắc Mỹ thuộc Đại Tây Dương, 2 loài ở Hindostan và 3 loài còn lại được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hầu hết các loài này đều có mùi thơm và hương vị đặc trưng. Ngày nay, người ta đã phát hiện trong chi Hồi (Illicium) có khoảng trên 40 loài, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ. Riêng các tỉnh phía Nam và Tây Nam Trung Quốc đã xác định được 21 loài. Cây Hồi được người Nhật gọi là quả “Shikimmi” hoặc “Skimmi”, gần đây phát hiện loài Hồi Illicium religiosum Sieb.et Zucc được trồng nhiều ở trước các cổng đền thờ phật giáo ở Nhật Bản, chúng là loài Hồi độc, có các đại nhỏ, không có mùi thơm của transanethole nhưng lại có mùi Sassafras (Ninh Khắc Bản, 2008) [1] bao gồm: * Hồi Illicium floridanum Ell được trồng rất nhiều ở phía Tây dọc theo bờ biển từ Floria đến vịnh Mêhicô. * Hồi Illcium parvflorum Vent (I.aniastum Bartr) là loài cây bụi thấp được tìm thấy ở trên những vùng đất dốc ở Georgia và Carolia, tinh dầu có mùi gần giống mùi cây Long não. * Hồi Illicum griffithii var Hook.f.et.Thoms (hay thường gọi là Hồi núi, đại Hồi núi) là loài cây thuộc vùng Viễn Đông phân bố ở vùng Đông Dương, Mã Lai. Quả Hồi núi chứa độc tố nhiều, tinh dầu có vị chát, thơm và có pha mùi của ớt và hồ tiêu. * Hồi Illicium henryi Diel chỉ phân bố ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây (Trung Quốc), đây là loài cây gỗ nhỏ, quả thường có 8 đại, nhưng nhỏ hơn so với cây Đại Hồi (Illicium verum).
  15. 6 1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và sản xuất về cây Hồi Hàng nghìn năm về trước, cây Hồi được con người biết đến và khai thác, sử dụng phổ biến trong các thang thuốc Đông y, hoặc làm gia vị, thậm chí chúng còn là thành phần trong mỹ phẩm... Đặc biệt ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện chất acid Shikhmic có trong quả Hồi, là thành phần quan trọng bào chế thuốc Tamiflu để phòng chống đại dịch cúm gia cầm nguy hiểm trên toàn cầu do virus H5N1 gây ra. Do đặc thù vùng sinh thái của cây Hồi phân bố hẹp, nên những kết quả nghiên cứu khoa học về cây Hồi trên thế giới không nhiều, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1990, ngành Lâm nghiệp Quảng Tây đầu tư trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, thúc đẩy mạnh mẽ việc trồng rừng Hồi có hiệu quả kinh tế cao Mã Cẩm Lâm, Lý Khai Tường (2006) [10]. Đến cuối năm 2006, diện tích trồng Hồi ở Quảng Tây chiếm 365.000 ha, năm thu hoạch cao nhất (2003) sản lượng quả Hồi khô đạt 87.000 tấn, giá trị kinh tế đạt 900 triệu Nhân dân tệ. Ở khu vực nông thôn, cây Hồi đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhân dân. Quảng Tây là nơi sản xuất ra Hồi, không những kế thừa được sự phát triển cây Hồi, mà qua quá trình phát triển của lịch sử và dựa vào khoa học kỹ thuật, việc trồng Hồi ở các khu vực của toàn khu tự trị đã được phát triển thêm một bước, làm cho diện tích trồng Hồi không ngừng được mở rộng, sản lượng không ngừng được nâng cao Mã Cẩm Lâm, Lý Khai Tường (2009) [11]. Mã Cẩm Lâm, Lý Khai Tường (2006) [10] thuộc Viện Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) đã nghiên cứu về kỹ thuật ghép cây Hồi, kết quả cho thấy thời gian ghép thích hợp vào trung tuần tháng giêng đến thượng tuần tháng 3. Lựa chọn cây Hồi trưởng thành, quả to, cánh đều hoàn chỉnh, sản lượng cao và ổn định (15 năm trở lên) để lấy vật liệu ghép, cắt cành ngoài phạm vi lão hoá phần giữa trở lên của cây làm cành ghép, cành to khoẻ, mắt mầm bao tròn, không có sâu bệnh hại, sinh trưởng đều từ 1-3 năm. Kỹ thuật ghép chủ yếu bằng phương pháp mổ và ghép áp. Một cây chính ghép 2 nhánh là vừa, nhiều nhất không vượt quá 3 nhánh.
  16. 7 Tăng Tường Diễm và Lý Kiến Lâm (2007) [8] đã nghiên cứu kỹ thuật chuẩn đoán dinh dưỡng hình thái cây Hồi, tác giả đã phán đoán tình trạng dinh dưỡng của cây thông qua miêu tả về chuẩn đoán tình trạng bệnh mất 11 nguyên tố dinh dưỡng của cây Hồi. Đồng thời tiến hành giải thích và phân tích các loại bệnh đã từng xuất hiện, để những người kinh doanh trồng Hồi có thể hiểu sơ bộ và nắm vững tình hình thiếu hay thừa dinh dưỡng ở bộ phận nào đó của cây làm cơ sở điều chỉnh loại phân, phương pháp bón phân, lượng phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây Hồi, để hàm lượng dinh dưỡng của cây được duy trì một cách tốt nhất, nâng cao khả năng quản lý dinh dưỡng, thúc đẩy Hồi phát triển nhanh, sản lượng nhiều. Lục Thuận Trung và cộng sự (2008) [25] đã nghiên cứu thành công và hiện đang ứng dụng công nghệ tách anethole có độ thuần khiết cao từ quả Hồi. Điều kiện công nghệ tốt nhất của việc tách anethole từ dầu Hồi bằng phương pháp kết tinh đông lạnh và tách ly tâm với điều kiện là nhiệt độ kết tinh ở 50C, thời gian kết tinh là 20 giờ, độ vỡ nát tinh thể là 20, kết quả cho độ thuần khiết của anethole đạt 96,4%; Công nghệ tốt nhất để tiến hành tinh chất anethole dạng sơ chế là phương pháp kết tinh đông lạnh trong điều kiện: Tỷ lệ hồi lưu là 10:7, nhiệt độ của nồi tinh cất là 1400C, độ chân không là 5 mmHg. Cuối cùng, kết quả thu được có độ thuần khiết của anethole đạt 99,8%. Anethole được dùng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, dược liệu, đồ dùng hàng ngày, thuốc thú y, thức ăn gia súc... 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Phân loại và phân bố các loài Hồi Ở Việt Nam đã phát hiện được 16 loài Hồi, trừ loài I. verum chỉ gặp trong rừng trồng nhân tạo, các loài còn lại ở dạng hoang dại và thường sinh trưởng tự nhiên trong rừng nguyên sinh, đôi khi cả rừng thứ sinh ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên. Loài Hồi (Illicium verum) từ lâu đã được trồng thành những quần thể lớn hoặc bán hoang dại ở các tỉnh
  17. 8 miền núi Đông Bắc nước ta chủ yếu là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, thậm chí Hồi còn có mặt ở Lâm Đồng [16], [25], [26]. Tất cả các loài Hồi ở Việt Nam đều thuộc dạng cây gỗ nhỏ hoặc trung bình. Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận có các loài Hồi hoang dại dưới đây: 1. I. Cambodianum Hance, tên địa phương gọi là Hồi Cambốt, phân bố tại các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà; 2. I. Difengpi A. N. Chang (syn.I Grifithii) thường gọi là Hồi núi đá vôi, phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình; 3. I. henryi Diels, thường gọi là Hồi Henry, phân bố ở Phanxipan của tỉnh Lào Cai; 4. I. Kinabaluese A. C. Smith, địa phương còn gọi là Hồi Hương sơn, phân bố ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; 5. I. Leiophyllum A. C. Smith thường gọi là Hồi lá nhẵn, phân bố ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; 6. I. Macranthum A. C. Smith có tên khác là Hồi hoa to, phân bố ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; 7. I. Fargersii Franch, địa phương thường gọi là Hồi Phác, phân bố ở Phanxipan, Sa Pa tỉnh Lào Cai; 8. I. Majus Hook.f.et Thoms, thường gọi là Đại hồi, phân bố ở Phanxipan thuộc tỉnh Lào Cai; 9. I. Pachyphyllum A. C. Smith, địa phương thường gọi là Hồi lá dầy, phân bố ở 2 huyện Đồng Văn và Phó Bảng thuộc tỉnh Hà Giang; 10. I. Parviflorum Merr thường gọi là Hồi lá nhỏ, phân bố chỉ gặp tại Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bà Nà tỉnh Đà Nẵng; 11. I. peninsulare A. C. Smith còn có tên là Hồi bán đảo phân bố các tỉnh Yên Bái, Kom Tum;
  18. 9 12. I. Petelotii A. C. Smith có tên gọi khác là Hồi Petelot, phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai; 13. I. Simonsii Maxim hay còn gọi là Hồi Simons, phân bố ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; 14. I. Tenuifolum (Ridl) A. C. Smith thường gọi là Hồi lá mỏng, phân bố ở các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà; 15. I. Ternstoeminoides A. C. Smith hay còn gọi là Hồi chè, phân bố ở huyện Sông Mã, Sốp Cộp tỉnh Sơn La; 16. I. Tsaii A. C. Smith tên địa phương gọi là Hồi Tsai, phân bố ở Lào Cai (Phanxipan). Cây Hồi được trồng tại Mường Khương có tên khoa học là (Illicium verum Hook.f.) thuộc họ Hồi (Illiciaceae), còn được gọi bằng các tên khác như: Hồi sao, Đại hồi hương, Bát giác hương, Mắc hồi (tiếng Tày), Mắc chác; tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise, Anise oil. Loài Hồi (Ilicum verum Hook. f.) là một taxon tương đối nguyên thuỷ thuộc họ Hồi (Iliiciaceae) với đặc điểm điển hình là cây gỗ lớn hoặc trung bình, bao hoa chưa phân hoá thành đài và tràng, tồn tại dưới dạng các mảnh bao hoa. Quả nhiều lá noãn, rời, chỉ hợp ở phần gốc tạo thành quả có nhiều đại (cánh quả). Số lượng thành phần của hoa (mảnh bao hoa, nhị, noãn) nhiều. Trong nhiều trường hợp vẫn còn quan sát thấy các dạng tiến hoá trung gian của mảnh bao hoa và nhị. Đặc điểm cơ bản nêu trên đã được ghi nhận từ lâu. Tuy nhiên, trong bản mô tả đầu tiên để đặt tên cho loài này, quả Hồi được ghi nhận chỉ có 8 đại. Sau này nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận số đại nhiều hơn (13 đại) khi nghiên cứu hình thái học cây Hồi. Bùi Ngạnh (1977) [16] đã mô tả chi tiết các dạng biến dị của Hồi tại Lạng Sơn và chia Hồi thành 6 dạng hình thái. Theo kết quả nghiên cứu này, Hồi tại Việt Nam (nghiên cứu tại Lạng Sơn) có 3 thứ chính với 7 dạng: Thứ quả có 8 cánh gồm 3 dạng: lá rộng, lá hẹp và lá vừa; Thứ quả trung gian: có ở 2 dạng lá rộng và lá vừa; Thứ quả nhiều cánh (8-13 cánh) có ở 2 dạng lá rộng và lá vừa.
  19. 10 1.2.2. Đặc điểm hình thái Cây Hồi (Ilicum verum Hook. f.) là cây gỗ nhỏ đến trung bình, thường xanh, cao 6-8 m, có khi cao tới 15 m, đường kính thân 15-30 cm. Thân mọc thẳng, tròn, dạng cột; vỏ ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn màu lục nhạt, nhẵn, sau chuyển màu nâu xám, cành rất giòn và tương đối thẳng. Tán cây hình tháp, tròn đều; lá mọc cách, thường tập trung ở đầu cành trong như mọc vòng, mỗi vòng thường 3-5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn hình trứng thuôn hay trái xoan; dài 6-12 cm, rộng 2,5-2 cm, gốc lá hình nêm, chóp lá nhọn hoặc tù, mặt trên màu xanh sẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân lá dạng lông chim gồm 9-12 đôi không nổi rõ; cuống lá dài 7-10 mm và nhẵn. Hoa lưỡng tính, to, mọc đơn độc hoặc từ 2-3 cái ở kẽ lá; cuống hoa to và ngắn; đài 5-6 phiến màu lục, mép màu hồng, rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16-20, hình bầu dục, thường nhỏ hơn các lá đài mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị 10-20, chỉ nhị ngắn; lá noãn thường từ 6 đến 8, đôi khi còn có tới 13 lá noãn, họp thành khối hình nón [19], [24]. Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín thì khô cứng màu nâu, quả hình ngôi sao 6-10 cánh, thường 8 cánh (các cánh thường gọi là các đại). Mỗi cánh là một tâm bì, trong mỗi tâm bì có 1 hạt. Hạt màu đỏ hoặc nâu sẫm, trong hạt có dầu nhờn. Rễ Hồi ăn nông [4], [12]. 1.2.3. Đặc điểm sinh thái Hồi sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ trung bình hằng năm từ 20-250C, lượng mưa hàng năm từ 1200-1500mm. Cây Hồi non dưới 3 tuổi là loại cây ưa ẩm, không chịu được khô hạn. Cây Hồi con có thể sống được trong điều kiện độ ẩm của đất bằng 100% độ ẩm bão hoà, nhưng sẽ sinh trưởng kém, nếu độ ẩm đất giảm xuống 40-50% cây Hồi con sẽ chết. Trong giai đoạn trưởng thành 40-50 tuổi, cây Hồi có khả năng chịu hạn trung bình, ở giai đoạn còn nhỏ dưới 3 năm tuổi, cây Hồi rất mẫn cảm với cường độ ánh sáng [23].
  20. 11 Theo dõi những cây Hồi 3 năm tuổi trồng trên các đồi trơ trụi, không có cây che bóng, bị phơi nắng hoàn toàn đều bị vàng lá và một số cây bị chết, chứng tỏ ở giai đoạn này cây Hồi cần được che bóng ở mức độ nhất định. Những cây Hồi 20-30 tuổi có nhu cầu ánh sáng cao hơn cây non rõ rệt. Tuy nhiên, ở các vùng bị chiếu sáng mạnh vẫn có hiện tượng diệp lục của lá bị phân giải vào thời gian các tháng nóng từ tháng 6 đến tháng 8, điều này thể hiện Hồi là cây trung tính thiên về ưa sáng. Giai đoạn 40-50 năm tuổi, cây Hồi thể thiện là cây ưa sáng nhưng cũng không thuộc vào loại cây ưa sáng mạnh. Trồng Hồi trong các thung lũng bị che khuất, thiếu ánh sáng, cây Hồi cũng ít quả. Hồi sinh trưởng và phát triển tốt cả trên đất có độ dốc 20-250. Độ cao phân bố Hồi chủ yếu từ 200-800m so với mực nước biển. Hồi là cây sinh trưởng trong môi trường đất có phản ứng chua, các loại đất có phản ứng gần trung tính (đất phù sa) và trung tính (các loại đất phát triển trên đá vôi) đều tỏ ra không thích hợp [22], [24], [25]. Loại đất phát triển trên đá mẹ macma axit Hồi sinh trưởng tốt nhất sau đó đến đất phát triển trên phiến thạch sét, cả hai loại đất này đều có độ sâu tầng đất trên 70cm, pHKCl từ 3,5-6. Hàm lượng hữu cơ tốt nhất > 2%, đất còn thực bì che phủ có độ cao từ 1,5m trở lên. Không trồng Hồi ở trên nền đá vôi, các khe sâu không đủ ánh sáng và độ ẩm quá cao, những khu vực có cỏ tranh và các cây bụi chỉ thị đất thoái hoá như: Thanh hao, Sim, Mua chiếm ưu thế [1], [7]. 1.2.4. Đặc điểm vật hậu cây Hồi Cây Hồi được trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 7-8 tuổi. Thông thường, một năm có 2 vụ quả: vụ Hồi mùa nở hoa vào tháng 7-10 năm trước, quả chín và thu hoạch tháng 9-10 năm sau. Đây là vụ chính (hoa nhiều năng suất cao và chất lượng tinh dầu tốt); vụ Hồi chiêm nở hoa vào các tháng 6-7 năm trước và cho thu hoạch quả vào các tháng 1-2 năm sau [12]. Năng suất, chất lượng quả của vụ Hồi chiêm thường thấp, thời gian ra hoa cho đến khi quả chín kéo dài khoảng 6-7 tháng. Chu kỳ sai quả của Hồi thường 2-3 năm một lần. Hồi nảy chồi và ra cành 2 lần trong năm. Đợt một vào vụ xuân (khoảng tháng 2, tháng 3) gọi là đợt cành xuân và tồn tại trên cây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0