intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại Khu Bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

43
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là đánh giá được hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất được mô hình đồng quản lý và một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại Khu Bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Phạm Phương Bắc, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1976, là học viên cao học khóa 22B (niên khóa 2016 - 2018) ngành Lâm học tại Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2018 Học viên Phạm Phương Bắc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, sự đồng ý của Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Hồ Thanh Hà, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại Khu Bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trong quá trình thực hiện luận văn cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm và hướng dẫn của Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, thầy giáo hướng dẫn, Ban Quản lý KBT Sao La và địa phương nơi chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Hồ Thanh Hà người đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tận tình hướng dẫn khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Ban Quản lý KBT Sao La, cán bộ, công chức các trạm Kiểm lâm cửa rừng của Ban Quản lý KBT Sao La, UBND xã Hương Nguyên, xã A Roàng,… đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến vợ, con, bố, mẹ, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2018 Tác giả Phạm Phương Bắc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Khu Bảo tồn Sao La được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định xác lập theo Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013. KBT Sao La có sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng với các mẫu rừng nhiệt đới vùng thấp điển hình ở dãy Trường Sơn với thành phần động vật, thực vật rừng đa dạng và phong phú, bước đầu đã ghi nhận được 816 loài thực vật; 596 loài động vật, chúng chứa đựng nguồn gen phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm. Trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý và phân tích số liệu; phương pháp chuyên gia. Nghiên cứu đã được triển khai và đạt được những kết quả cụ thể như sau: - Đời sống của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm nói chung và người dân xã Hương Nguyên và A Roàng nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, gây ra sức ép lớn lên tài nguyên rừng của KBT nên công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT Sao La vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, đặc biệt là người dân và cộng đồng tại các xã vùng đệm KBT. - Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến KBT Sao La: + Yếu tố tự nhiên, gồm: Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới; Địa hình; Khí hậu, thuỷ văn; Tài nguyên rừng; Tài nguyên đất đai. + Yếu tố kinh tế - xã hội, gồm: Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội; Chính sách, đầu tư và thu nhập; Thị trường; Dân số, dân tộc, ngôn ngữ; Dân trí, nhận thức; Kiến thức bản địa, phong tục tập quán. - Nghiên cứu đã xác định được các đối tác tiềm năng tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng, từ đó đề xuất mô hình đồng quản lý rừng tại KBT Sao La: + Nguyên tắc tổ chức đồng quản lý: bước đầu đề tài đưa ra được 6 nguyên tắc hợp tác cơ bản: (1) Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý; (2) Nguyên tắc tự nguyện; (3) Nguyên tắc bình đẳng, công bằng; (4) Nguyên tắc công khai, minh bạch; (5) Nguyên tắc đảm bảo nguồn lực và lợi ích kinh tế; (6) Nguyên tắc bền vững và ổn định. + Tiến trình thực hiện đồng quản lý được đề xuất thông qua 7 bước cơ bản: (1) họp thống nhất các đối tác; (2) đánh giá các giá trị tài nguyên; (3) thành lập hội đồng, xây dựng quy chế hoạt động và thỏa thuận đồng quản lý; (4) trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy chế; (5) tổ chức thực hiện đồng quản lý; (6) theo dõi, giám sát; (7) bổ sung, điều chỉnh quy chế cho phù hợp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv + Mô hình đồng quản lý gồm 3 bộ phận chính: Hội đồng đồng quản lý rừng ở cấp xã; Tổ quản lý rừng thôn/làng; Hội đồng giám sát, đánh giá cấp xã. - Để triển khai có hiệu quả mô hình, nghiên cứu đã đề xuất hệ thống các giải pháp cụ thể: Hoàn thiện thể chế chính sách về đồng quản lý rừng; Tăng cường đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Tăng cường năng lực quản lý của Ban Quản lý KBT Sao La; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi chính sách về đồng quản lý; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; Giải pháp về tài chính, tín dung và đầu tư. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ x DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ .................................................................. xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN.......................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 4 1.1.1. Quan niệm về đồng quản lý ....................................................................... 4 1.1.2. Các cấp độ về đồng quản lý ....................................................................... 5 1.1.3. Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên rừng ................... 6 1.1.4. Đồng quản lý là phương thức kết hợp bảo tồn thiên nhiên với phát triển bền vững ............................................................................................................. 8 1.1.5. Đồng quản lý dựa trên cơ sở phối hợp lợi ích quốc gia, cộng đồng và lợi ích các bên liên quan ........................................................................................... 9 1.1.6. Đồng quản lý với việc bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng và chiến lược xóa đói giảm nghèo ........................................................................................... 10 1.1.7. Cơ sở pháp lý thực hiện đồng quản lý rừng đặc dụng ............................... 11 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu đồng quản lý rừng trên thế giới.............................. 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu đồng quản lý rừng ở Việt Nam .............................. 15 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................... 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 19 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 19 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 19 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 19 2.2.1. Đặc điểm cơ bản tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. ......................... 19 2.2.2. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. .................................................................................................................. 19 2.2.3. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. ............................................................ 19 2.2.4. Đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. ........................................................................................................ 19 2.2.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. .............................................................. 19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 20 2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp ......................................... 20 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................ 20 2.3.3. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 22 3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................................. 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 25 3.1.3. Hiện trạng rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 28 3.1.4. Đánh giá chung một số mặt giá trị về tài nguyên tại khu vực nghiên cứu .......................................................................................................................... 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................... 32 3.2.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng ................................................................ 32 3.2.2. Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại KBT Sao La ...................................... 36 3.2.3. Mối quan tâm và quan hệ giữa các bên liên quan đến tài nguyên rừng tại KBT Sao La ...................................................................................................... 42 3.2.4. Nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng tại KBT Sao La ................................... 46 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ . 54 3.3.1. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên ............................... 54 3.3.2. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội..................... 57 3.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...................................................................................................................... 64 3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện đồng quản lý rừng................. 64 3.4.2. Đối tác và vai trò các bên liên quan trong đồng quản lý rừng ................... 65 3.4.3. Thiết lập các nguyên tắc đồng quản lý ..................................................... 67 3.4.4. Đề xuất tiến trình thực hiện đồng quản lý ................................................ 71 3.4.5. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy đồng quản lý .......................................... 73 3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 78 3.5.1. Hoàn thiện thể chế chính sách về đồng quản lý rừng................................ 78 3.5.2. Tăng cường đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ........................................................ 79 3.5.3. Tăng cường năng lực quản lý của Ban Quản lý KBT Sao La ................... 80 3.5.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi chính sách về đồng quản lý ................................................................................................. 80 3.5.5. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học .......................................................................................... 81 3.5.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ .............................................. 82 3.5.7. Giải pháp về tài chính, tín dung và đầu tư ................................................ 82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 83 4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 85 Tiếng Việt ............................................................................................................. 85 Tiếng nước ngoài ................................................................................................... 87 Website: ................................................................................................................ 88 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 89 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GPS : Máy định vị toàn cầu GIS : Hệ thống thông tin địa lý KBT : Khu Bảo tồn WWF : Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên UBND : Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Hiện trạng rừng tại KBT Sao La năm 2016 .............................................. 28 Bảng 3.2. So sánh khu hệ thực vật KBT Sao La với một số vườn Quốc Gia và ........ 29 Bảng 3.3. So sánh khu hệ động vật KBT Sao La với một số vườn Quốc Gia và KBT thiên nhiên khác....................................................................................... 30 Bảng 3.4. Mối quan tâm của các bên liên quan ........................................................ 43 Bảng 3.5. Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác giữa các đối tác.......................... 44 Bảng 3.6. Tổng hợp các nguy cơ xâm hại rừng tại KBT ........................................... 47 Bảng 3.7. Tình trạng săn bắt và sử dụng một số loài động vật hoang dã ................... 50 Bảng 3.8. Hoạt động khai thác, thu hái lâm sản KBT ............................................... 51 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên .......................................................... 54 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội ............................................... 57 Bảng 3.11. Tổng hợp tình trạng đốt nương làm rẫy của các hộ gia đình ..................... 61 Bảng 3.12. Tình trạng khai thác gỗ, củi của các hộ gia đình ....................................... 61 Bảng 3.13. Tình trạng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ tại KBT ............................ 62 Bảng 3.14. Phân tích vai trò của các bên liên quan trong đồng quản lý rừng .............. 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Đồng quản lý kết nối quản lý Nhà nước và lấy cộng đồng làm trọng tâm ..... 6 Hình 3.1. Vị trí KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................... 22 Hình 3.2. Phụ nữ dân tộc Tà Ôi tại xã A Roàng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống ... 32 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số đợt tuần tra và số vụ vi phạm đã xử lý ......................... 37 Hình 3.4. Tác giả chụp ảnh cùng cán bộ Trạm Kiểm lâm cửa rừng Tây Sao La ngay khi vừa kết thúc chuyến tuần tra bảo vệ rừng ............................................ 38 Hình 3.5. Bản đồ giám sát, quản lý tài nguyên KBT .................................................. 40 Hình 3.6. Bản đồ khoán bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường .... 42 Hình 3.8. Sơ đồ tiến trình thực hiện đồng quản lý rừng .............................................. 72 Hình 3.9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức đồng quản lý rừng tại KBT Sao La............................ 73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường được tiếp cận theo kiểu áp đặt từ trên xuống, chưa quan tâm đến lợi ích cũng như quyền lợi của người dân sống trong và gần rừng hoặc nếu có thì cũng chỉ giới hạn ở sự tham gia một cách thụ động của người dân, điều này đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thường mâu thuẫn với những lợi ích của người dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối đầu với lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền. Thực tế cho thấy rằng, các cộng đồng dân cư miền núi chủ yếu tìm nguồn sinh kế từ rừng như khai thác lâm sản, sử dụng đất rừng trồng cây nông nghiệp, bãi chăn thả gia súc, tập quán du canh… gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời không nâng cao được đời sống của cộng đồng. Những hoạt động này chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững. Do đó, các câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao nội lực của cộng đồng, phát huy những tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quản lý, các nhà khoa học mà của cả người dân sở tại. KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 2020/QĐ- UBND ngày 09/10/2013, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. KBT có tổng diện tích 15.519,93 ha và trải dài trên địa bàn 3 xã Hương Nguyên (huyện A Lưới), xã Thượng Quảng và Thượng Long (huyện Nam Đông). KBT Sao La gồm: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 11.845,0 ha; Phân khu Phục hồi sinh thái có diện tích 3.550,0 ha; Phân khu Hành chính, dịch vụ có diện tích 124,93 ha; và vùng đệm có tổng diện tích 16.553,9 ha, thuộc địa bàn 5 xã: A Roàng, Hương Nguyên (huyện A Lưới), xã Thượng Quảng, Thượng Long (huyện Nam Đông) và xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). KBT có khu hệ thực vật và động vật có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt trong số đó có nhiều loài động, thực vật thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: Quần thể Sao La, 2 loài động vật móng guốc khác (Mang lớn và Mang Trường Sơn) và các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác như Chà vá chân xám, Chà vá chân đen, Vượn má hung,... Các loài thực vật như: Trắc mật, Trầm hương, Hoa khế,… Ngoài ra, KBT Sao La còn có chức năng bảo vệ mẫu chuẩn rừng nguyên sinh tự nhiên còn lại ở Trung Trường Sơn, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn nguồn gen và bảo tồn sinh cảnh, môi trường sống của các loài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 KBT có nhiều dạng địa hình, khác nhau độ dốc cao, chia cắt hiểm trở, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít vì vậy đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Từ đó đã dẫn tới sức ép lên tài nguyên rừng tại KBT ngày càng lớn. Mặt khác lực lượng bảo vệ rừng lại mỏng, trang thiết bị nghèo nàn, trình độ hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn còn thấp,... đã gây ra nhiều khó khăn và trở ngại cho công tác bảo tồn, đây cũng là thách thức rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở KBT Sao La. Vì vậy, để giảm áp lực đối với các khu rừng đặc dụng nói chung và quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La nói riêng, chia sẻ gánh nặng với các ngành, các cấp trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thì nhiệm vụ của các nhà quản lý cần huy động sự tham gia tích cực của nguời dân trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Để thực hiện được vấn đề trên cần phải đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý rừng hiện nay, tìm ra được tồn tại, khó khăn, thách thức và phân tích, đánh giá được tiềm năng, thì việc xây dựng mô hình đồng quản lý rừng là rất cần thiết. Xuất phát trên cơ sở thực tiễn và lý luận trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng với sự đồng thuận cao của các bên liên quan tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất được mô hình đồng quản lý và một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng và bổ sung các cơ chế chính sách mới trong việc quản lý các khu rừng đặc dụng một cách hiệu quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại KBT Sao La một cách bền vững trên cơ sở mô hình đồng quản lý nhằm kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Quan niệm về đồng quản lý Thế giới quan niệm đồng quản lý (co-management) là sự phối kết hợp giữa người khai thác sử dụng (user) nguồn lợi, chính quyền, các bên liên quan và các cơ quan bên ngoài vùng quản lý thông qua tư vấn và thương thuyết, cùng thỏa thuận về vai trò, sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý tài nguyên và môi trường. Đi cùng với đồng quản lý còn có quản lý có sự tham gia (participatory management), quản lý dựa vào cộng đồng (community-based management) và đồng quản lý dựa vào cộng đồng (community-based co-management) (Dẫn theo Chu Mạnh Trinh, 2011) [21]. Khái niệm đồng quản lý hay hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co– management of Protected Areas) được nhiều tác giả định nghĩa. Sau đây là một số khái niệm thường được dùng trong các nghiên cứu về đồng quản lý: Rao và Geisler (1990), đưa ra định nghĩa đồng quản lý như sau: Đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành đồng minh tự nguyện [39]. Borrini - Feyerabend (1996), lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm đồng quản lý là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thỏa thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên với tình trạng bảo vệ [35]. Wild và Mutebi (1996), đã đưa ra khái niệm: Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác chấp nhận được [43]. Năm 1999, Andrew W.Ingle và các tác giả, lại có một định nghĩa khác: Đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều đối tác liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên [34]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Năm 2000, Borrini - Feyerabend đưa ra khái niệm chung “Đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý về quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định”. Đồng quản lý được xây dựng trên các luận điểm là: Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên; đồng quản lý trong kết hợp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững [16, 10]. Trên cơ sở các khái niệm của các tác giả, qua quá trình nghiên cứu thảo luận, bước đầu có thể hiểu khái niệm về đồng quản lý tài nguyên rừng như sau: “Đồng quản lý là một quá trình tham gia của nhiều đối tác có cùng mối quan tâm đến tài nguyên rừng, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của các đối tác được thỏa hiệp, thống nhất trên cơ sở khả năng, năng lực của từng đối tác và không trái với luật pháp Nhà nước hiện hành, Công ước Quốc tế nhà nước đang tham gia, nhằm đạt được mục tiêu chung là quản lý tài nguyên rừng một cách tốt nhất, vừa thỏa mãn mục tiêu riêng của từng đối tác” [10, 16, 21]. 1.1.2. Các cấp độ về đồng quản lý Đồng quản lý được chia thành 5 cấp độ: hướng dẫn, tư vấn, phối hợp, cố vấn và thông tin (Dẫn theo Chu Mạnh Trinh, 2011) [21]. Cụ thể các cấp độ như sau: 1. Cấp độ hướng dẫn: Nhà nước có cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, thông báo, ra quyết định và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên và môi trường. 2. Cấp độ tư vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, chính quyền tham khảo ý kiến của cộng đồng để quản lý tài nguyên và môi trường. 3. Cấp độ phối hợp cộng tác: Cộng đồng được tham gia vào quá trình ra quyết định cùng chính quyền và các bên liên quan quản lý tài nguyên và môi trường. 4. Cấp độ cố vấn: Cộng đồng vận dụng tri thức địa phương đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên và môi trường, nhưng chính phủ phê chuẩn các quyết định đó. 5. Cấp độ thông tin: Chính phủ ra quyết định trao quyền sử dụng tài nguyên và môi trường cho cộng đồng địa phương, và cộng đồng địa phương có trách nhiệm thông tin phản hồi cho chính phủ các quy ước của cộng đồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Quản lý có sự tham gia Quản lý dựa vào cộng đồng Quản lý Nhà nước ĐQL dựa vào Cộng đồng tập trung cộng đồng tự quản lý Thông tin Tư vấn Hợp tác Cố vấn Hướng dẫn Hình 1.1. Đồng quản lý kết nối quản lý Nhà nước và lấy cộng đồng làm trọng tâm (Nguồn: Dẫn theo Chu Mạnh Trinh, 2011) [21]) 1.1.3. Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên rừng Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 [19], thì Nhà nước là một chủ thể lớn nhất, có quyền quản lý và điều tiết vĩ mô về lĩnh vực lâm nghiệp và phân cấp, phần quyền cho chính quyền địa phương các cấp để thực hiện quản lý, điều tiết. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp là một hình thức khẳng định chủ quyền của nhà nước đối với đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng. Quản lý nhà nước điều tiết tất cả các hoạt động từ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng và đất rừng nhằm đáp ứng những mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh, quốc phòng mang tính chất quốc gia. Quản lý nhà nước có thế mạnh về pháp luật, chính sách và tài chính. Ngoài ra dưới sự quản lý, kiểm soát và điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì Nhà nước quy định và giao trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng có các chủ thể sau: - Hệ thống các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng với mục tiêu chính là bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của Quốc gia, nguồn gen động vật và thực vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi và du lịch, bảo vệ môi trường; phát huy chức năng phòng hộ môi trường, phòng hộ chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, góp phần hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu,…. Các Ban PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp của Nhà nước cho nên hệ thống này có thế mạnh về pháp lý và tài chính. - Hệ thống các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Mục tiêu chính của các chủ thể này là khai thác, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích được Nhà nước giao quản lý, từ đó có những đóng góp nhất định vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Hệ thống này có thế mạnh được sự bảo lãnh của nhà nước về pháp lý, có thế mạnh về khoa học, công nghệ mới và thị trường, năng lực và tài chính. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Mục tiêu chính của các chủ thể này là bảo vệ, khai thác, sử dụng rừng nhằm phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia. Chủ thể này có thế mạnh về lực lượng lao động dồi dào, ổn định tại chỗ và có những kiến thức bản địa trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Hệ thống các đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Mục tiêu chính của các chủ thể này là quản lý, bảo vệ các khu rừng có vị trí chiến lược quan trọng, các khu rừng ranh giới, biên giới quốc gia nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, phát triển, duy trì, bảo tồn tài nguyên rừng gắn với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân tại địa phương. Hệ thống này có thế mạnh về thể chế, tài chính và nhân lực có tính tổ chức, kỷ luật cao. - Hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Chủ thể này là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng cũng như các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hệ thống này có thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, năng lực quản lý và tài chính. - Các cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng. Các chủ thể này có thế mạnh về khoa học, công nghệ mới do tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển, có hiểu biết về thị trường và năng lực tài chính đảm bảo cho các hoạt động phát triển rừng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 - Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng. Mục tiêu chính của các chủ thể này là đầu tư kinh doanh, sử dụng rừng nhằm đem lại lợi nhuận, mặt khác là phát huy các giá trị về môi trường, bảo tồn thiên nhiên và hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Các chủ thể này có tiềm lực tài chính dồi dào, cũng như trình độ khoa học công nghệ rất phát triển. - Cộng đồng dân cư thôn, bản được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Cộng đồng quản lý tài nguyên có thế mạnh về tính tổ chức, thể chế, tính tự nguyện, sự ổn định tại chỗ và những kiến thức bản địa. Trong thực tế, Nhà nước đại diện toàn dân để quản lý tổng thể toàn bộ tài nguyên rừng trên lãnh thổ quốc gia, đồng thời phân cấp, phân quyền để chính quyền địa phương các cấp thực hiện quản lý và quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn của từng chủ thể tham gia trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Các chủ thể cùng hợp tác quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của từng chủ thể, đặc biệt là các cá nhân và cộng đồng dân cư là những người gắn bó trực tiếp, thường xuyên tiếp cận, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên rừng và có những hiểu biết nhất định về các nguồn tài nguyên đó. Trên cơ sở cùng hợp tác quản lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý tài nguyên rừng. Vấn đề đặt ra là các hình thức này hợp tác với nhau như thế nào? Làm thế nào để giải quyết hài hòa mục tiêu, lợi ích của các hình thức quản lý tài nguyên? Để đạt được sự công bằng đối với các chủ thể quản lý, đạt được các mục tiêu tổng thể cũng như cụ thể của từng đối tượng thì đồng quản lý sẽ là phương thức thích hợp và hiệu quả [10]. 1.1.4. Đồng quản lý là phương thức kết hợp bảo tồn thiên nhiên với phát triển bền vững Để phát triển kinh tế - xã hội, con người phải tiến hành các hoạt động từ quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng. Trong khi đó bảo tồn là bảo vệ và tạo điều kiện cho chính tài nguyên đó ngày càng được duy trì và phát triển hơn. Từ đó, cho thấy ở một góc độ nào đó bảo tồn mâu thuẫn với phát triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên này, nên bảo tồn thiên nhiên sẽ mâu thuẫn với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ gây ảnh hưởng và tạo ra sự bất ổn cho phát triển cả về kinh tế và các mặt xã hội khác. Chính vì vậy con người cần phải bảo tồn, tái tạo các nguồn tài nguyên bảo hộ cho sự phát triển ổn định lâu dài. Như vậy, bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Để giải quyết mâu thuẫn này thì đồng quản lý là giải pháp hữu hiệu, nó đảm bảo cho con người khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, phát triển tạo nguồn lực để bảo tồn phát triển rừng đặc dụng được tốt hơn [16]. Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999) [10], quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) như sau: - Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thể được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế. - Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: Cách tiếp cận phát triển kinh tế. - Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: Cách tiếp cận tham gia quy hoạch. Như vậy sự hợp tác ở trong những cách tiếp cận này cũng chính là hình thức đồng quản lý tài nguyên và đồng quản lý sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa cộng đồng và nhà nước sẽ được thống nhất trong các mục tiêu đồng quản lý. 1.1.5. Đồng quản lý dựa trên cơ sở phối hợp lợi ích quốc gia, cộng đồng và lợi ích các bên liên quan Chiến lược quản lý hệ thống các Vườn quốc gia, các KBT thiên nhiên mang tính chất tổng thể gắn với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và toàn câu. Vì vậy, quản lý hệ thống các Vườn quốc gia, các KBT thiên nhiên Nhà nước tính đến lợi ích mang tính lâu dài, mục tiêu chung là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên quý giá của quốc gia. Hiệu quả của công tác này khó có thể được đo đếm, định lượng và phải mất nhiều thời gian mới phát huy hiệu quả, trong khi đó cộng đồng dân cư quan tâm đến rừng đặc dụng thường với mục tiêu ngắn hạn, phục vụ cuộc sống trong một thời gian, thời điểm nhất định nhằm đảm bảo nhu cầu trước mắt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2