Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định
lượt xem 4
download
Đề tài cung cấp những thông tin cơ bản, góp phần đề xuất xây dựng cơ chế chính sách mới cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng một cách hiệu quả. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng nhằm đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 24 tháng 3 năm 2016 Học viên Vũ Đình Điệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học tại trường Đại học Nông lâm, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa đào tạo Sau đại học, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định”. Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của Nhà trường, cơ quan, gia đình, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Lâm học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn, Chi cục thống kê huyện An Lão, UBND xã An Toàn, cộng đồng thôn An Toàn 1, An Toàn 2 và An Toàn 3. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Quang Vĩnh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp. Do trong quá trình thực hiện luận văn còn có nhiều hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 24 tháng 3 năm 2016 Tác giả Vũ Đình Điệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng nhằm đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Các văn bản chủ trương, chính sách của nhà nước; các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đồng quản lý rừng. - Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng tại Khu BTTN An Toàn. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra nông thôn. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp phân tích SWOT. - Sơ đồ Venn. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên, sinh thái nhân văn và phát triển du lịch Về thực vật có 547 loài thực vật bậc cao thuộc 304 chi và 110 họ trong 3 ngành, trong đó có 10 loài thực vật thuộc diện quý hiếm và 04 loài đặc hữu; về động vật có 300 loài thuộc 92 họ, 28 bộ của 4 lớp động vật có xương sống là Thú, Chim, Bò sát và Lưỡng thê, trong đó có 72 loài động vật quý hiếm và có 14 loài đặc hữu. 3.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn - Lực lượng mỏng quản lý trên diện tích rừng rộng lớn, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thiếu thốn là thách thức lớn đối với hoạt động quản lý và bảo tồn tại Khu BTTN An Toàn. - Đời sống của cộng đồng người dân còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, như: Đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép, khai thác củi, khai thác LSNG. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 3.3. Đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn - Nguyên tắc tổ chức đồng quản lý gồm có 6 nguyên tắc hợp tác cơ bản: (1) nguyên tắc pháp lý; (2) nguyên tắc tự nguyện; (3) nguyên tắc công khai minh bạch; (4) nguyên tắc đảm bảo về nguồn lực; (5) nguyên tắc bình đẳng, công bằng; (6) nguyên tắc bền vững và ổn định. - Tiến trình thực hiện đồng quản lý được đề xuất thông qua 7 bước: (1) họp thống nhất các đối tác; (2) đánh giá các giá trị tài nguyên; (3) thành lập hội đồng, xây dựng quy chế hoạt động và thỏa thuận đồng quản lý; (4) trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy chế; (5) tổ chức thực hiện ĐQL; (6) theo dõi, giám sát; (7) bổ sung, điều chỉnh quy chế cho phù hợp. - Đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý gồm 3 bộ phận chính: Hội đồng đồng quản lý rừng ở cấp xã, hội đồng đồng quản lý rừng cấp thôn và hội đồng giám sát, đánh giá. 3.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn - Giải pháp về tổ chức quản lý. - Giải pháp về tuyên truyền phổ biến chính sách về đồng quản lý. - Hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng. - Giải pháp về vốn đầu tư. - Chuyển giao khoa học công nghệ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3 4. Những điểm mới của đề tài .........................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................4 1.1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý .........................................................................4 1.1.2. Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên .....................................5 1.1.3. Đồng quản lý trong kết hợp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ..............7 1.1.4. Đồng quản lý dựa trên cơ sở phối hợp lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng ......8 1.1.5. Đồng quản lý với việc bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng và chiến lược xóa đói giảm nghèo ......................................................................................................................8 1.1.6. Cơ sở pháp lý và khuôn khổ chính sách của đồng quản lý ...................................9 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới .................................................10 1.2.2. Nghiên cứu, thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam .....................13 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................15 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................15 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................15 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................15 2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................15 2.3.1. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã An Toàn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn.....................................15 2.3.2. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn .........................................................................................................................15 2.3.3. Đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn 16 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn ...............................................................................................................16 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................16 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................17 2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................................18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................19 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn .............19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................19 3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội .......................................................................29 3.2. Đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên, sinh thái nhân văn và phát triển du lịch .................................................................................................................................35 3.2.1. Giá trị bảo tồn thiên nhiên ...................................................................................35 3.2.2. Các giá trị bảo tồn nhân văn ................................................................................37 3.2.3. Giá trị về kinh tế và phòng hộ .............................................................................37 3.2.4. Giá trị phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ...................................................37 3.2.5. Giá trị về tiềm năng nghiên cứu khoa học ...........................................................38 3.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn.....38 3.3.1. Cơ cấu tổ chức, quản lý ........................................................................................38 3.3.2. Những mối đe dọa trong công tác quản lý bảo vệ rừng ......................................39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.4. Phân tích vai trò, chức năng của các bên liên trong đồng quản lý rừng .................48 3.4.1. Xác định đối tác tham gia đồng quản lý rừng .....................................................48 3.4.2. Vai trò các bên liên quan trong đồng quản lý rừng .............................................48 3.4.3. Phân tích mối quan tâm và mâu thuẫn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các bên liên quan đến đồng quản lý ............................................................................................54 3.5. Phân tích kiến thức bản địa trong đồng quản lý sử dụng tài nguyên .....................58 3.5.1. Những vấn đề chung về kiến thức bản địa ..........................................................58 3.5.2. Kiến thức bản địa của cộng đồng dân cư xã An Toàn.........................................59 3.6. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện đồng quản lý .......................................62 3.6.1. Thuận lợi ...............................................................................................................62 3.6.2. Khó khăn..............................................................................................................62 3.7. Đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn ...............................................................................................................................63 3.7.1. Thiết lập các nguyên tắc tổ chức đồng quản lý ...................................................63 3.7.2. Đề xuất tiến trình thực hiện đồng quản lý ...........................................................67 3.7.3. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy đồng quản lý ....................................................69 3.8. Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn ......................................................................................................74 3.8.1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn ..................74 3.8.2. Tuyên truyền phổ biến chính sách về đồng quản lý ............................................76 3.8.3. Hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng ...............................................................................................................77 3.8.4. Giải pháp về vốn đầu tư .......................................................................................77 3.8.5. Chuyển giao khoa học công nghệ ........................................................................78 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................80 1. Kết luận......................................................................................................................80 2. Đề nghị ......................................................................................................................82 PHỤ LỤC ......................................................................................................................86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban Quản lý BTTN : Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐQL : Đồng quản lý FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới FFI : Tổ chức động thực vật thế giới HGĐ : Hộ gia đình IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới LSNG : Lâm sản ngoài gỗ NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân QHNNNT Quy hoạch Nông nghiệp nông thôn RRA : Đánh giá nhanh nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân VCF : Quỹ bảo tồn Việt Nam VQG : Vườn Quốc gia PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích các kiểu thảm thực vật ..................................................................23 Bảng 3.2: Thành phần thực vật bậc cao ở khu bảo tồn ................................................28 Bảng 3.3: Kết quả điều tra khu hệ động vật rừng .........................................................29 Bảng 3.4: So sánh khu hệ thực vật Khu BTTN An Toàn với một số vườn Quốc Gia và Khu BTTN khác ...........................................................................................................35 Bảng 3.5: So sánh khu hệ động vật Khu BTTN An Toàn với một số vườn Quốc Gia và Khu BTTN khác ...........................................................................................................36 Bảng 3.6: Tổng hợp mối đe dọa trong công tác quản lý Khu bảo tồn .........................40 Bảng 3.7: Mức độ đốt nương làm rẫy của các hộ gia đình ...........................................42 Bảng 3.8: Mức độ khai thác gỗ của các hộ gia đình ....................................................44 Bảng 3.9: Mức độ khai thác củi của các hộ gia đình ....................................................45 Bảng 3.10: Mức độ khai thác LSNG của các hộ gia đình ............................................47 Bảng 3.11: Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan ..........................54 Bảng 3.12: Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác giữa các đối tác ..........................56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BQL rừng đặc dụng An Toàn .................39 Hình 3.2: Biểu đồ về mức độ đốt nương làm rẫy của các HGĐ ..................................43 Hình 3.3: Biểu đồ về mức độ khai thác tài nguyên gỗ của các HGD tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................................44 Hình 3.4: Biểu đồ về mức độ khai thác củi của các Hộ gia đình .................................46 Hình 3.5. Biểu đồ về mức độ khai thác lâm sản ngoài gỗ của các HGĐ .....................47 Hình 3.6: Sơ đồ Venn Khu BTTN An toàn ..................................................................49 Hình 3.7: Sơ đồ về các đối tác chính tham gia đồng quản lý .......................................58 Hình 3.8: Sơ đồ về những nguyên tắc thực hiện đồng quản lý rừng ............................63 Hình 3.9: Sơ đồ tiến trình thực hiện đồng quản lý .......................................................68 Hình 3.10: Sơ đồ cơ cấu tổ chức đồng quản lý rừng tại Khu BTTN An Toàn ............69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trải dài gần 15 độ vĩ (8o27' – 23o23' vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102o10' – 109o27' kinh độ Đông) là nơi giao điểm của vùng Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Malaysia. Những điều kiện tự nhiên đã tạo ra tính đa dạng cao về các hệ sinh thái rừng, do đó nước ta có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú về khu hệ động, thực vật. Năm 1943 nước ta có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%; đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%. Đến nay, tổng diện tích rừng là 13,954 triệu ha (tính đến 31/12/2013), độ che phủ rừng đạt 41,0%, nhưng chất lượng rừng thấp. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa nơi tập trung nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn, người dân sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu. Do việc quản lý sử dụng rừng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều năm trước đây đã bị suy giảm liên tục. Cùng với sự suy giảm về diện tích, chất lượng rừng thì sự đa dạng sinh học của rừng cũng bị suy thoái. Một số loài động vật đã bị diệt chủng hoàn toàn ngoài tự nhiên như Heo vòi, Bò xám, Hươu sao, Tê giác hai sừng, Vượn đen tay trắng, Hươu sao và Trăn cộc. Nhiều loài động vật và thực vật đang trở nên quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ diệt chủng như về động vật có: Hổ, Voi, Tê giác một sừng, Bò rừng, Bò tót, Cà toong, Vượn đen tuyền, Voọc quần đùi, Voọc mũi hếch..., về thực vật có Bách xanh, Hoàng đàn rủ, Thông nước.... Việc xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường được tiếp cận theo kiểu áp đặt từ trên xuống, chưa quan tâm đến lợi ích cũng như quyền lợi của người dân sống trong và gần rừng hoặc nếu có thì cũng chỉ giới hạn ở sự tham gia một cách thụ động của người dân, điều này đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thường mâu thuẫn với những lợi ích của người dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối đầu với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chính quyền. Thực tế cho thấy rằng, các cộng đồng dân cư miền núi chủ yếu tìm nguồn sinh kế từ rừng như khai thác lâm sản, sử dụng đất rừng trồng cây nông nghiệp, bãi chăn thả gia súc… gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời không nâng cao được đời sống của cộng đồng. Những hoạt động này chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững. Do đó, các câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 để nâng cao nội lực của cộng đồng, phát huy những tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quản lý, các nhà khoa học mà của cả người dân sở tại. Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn nằm gọn trên địa bàn xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, cách trung tâm huyện khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 22.450 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên 19.784,0 ha chiếm 88,1%, rừng giàu (rừng gần như nguyên sinh ít bị tác động) là 11.727,8 ha chiếm 52,2%. Khu hệ thực vật và động vật có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt trong số đó có nhiều loài động, thực vật thuộc diện quý hiếm và nguy cấp được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: Chà vá chân xám, Chà vá chân đen, Vượn má hung, Khỉ mặt đỏ, Nai, Gà lôi vằn, Mang lớn, Trĩ sao... Các loài thực vật như: Trắc mật, Trầm hương, Hoa khế… Ngoài ra, Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn cho sông Kôn, là con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định. Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, môi trường, cung cấp nguồn nước chính cho hệ thống thủy điện trên dòng sông Kôn và hồ Định Bình của tỉnh Bình Định. Khu vực có nhiều dạng địa hình, khác nhau độ dốc cao, chia cắt hiểm trở, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít vì vậy đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào rừng. Từ đó dẫn tới nguồn tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm, đời sống của nhân dân đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Mặt khác trên một địa bàn rộng lớn như vậy nhưng lực lượng lại mỏng, trang thiết bị nghèo nàn, trình độ hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng của các chương trình, dự án. Thực tế này đã gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho công tác bảo tồn, đây cũng là thách thức rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn. Vì vậy, để giảm áp lực đối với các khu rừng đặc dụng nói chung và quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn nói riêng, chia sẻ gánh nặng với các ngành, các cấp trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thì nhiệm vụ của các nhà quản lý cần huy động sự tham gia tích cực của nguời dân trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Để thực hiện được vấn đề trên cần phải đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý rừng hiện nay, tìm ra được tồn tại, khó khăn, thách thức và phân tích, đánh giá được tiềm năng, khả năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, sát với tiềm năng về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu, luật pháp Nhà nước hiện hành. Xuất phát trên cơ sở thực tiễn và lý luận trên, để phần nào trả lời được câu hỏi và giải quyết các vấn đề đặt ra tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tôi tiến hành thực PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng nhằm đề xuất xây dựng mô hình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài cung cấp những thông tin cơ bản, góp phần đề xuất xây dựng cơ chế chính sách mới cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng một cách hiệu quả. - Kết quả đề tài góp phần bảo tồn được nguồn gen các loài động, thực vật, mẫu chuẩn hệ sinh thái tại các khu rừng đặc dụng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra được giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở kiến thức bản địa và cùng chia sẻ lợi ích của các bên tham gia, góp phần cải thiện sinh kế của người dân, giảm áp lực vào rừng đảm bảo cho công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng một cách lâu dài, bền vững. 4. Những điểm mới của đề tài - Đề tài cung cấp thêm tư liệu thực tế cho việc xây dựng quy chế đồng quản lý rừng đặc dụng. - Xây dựng mô hình đồng quản lý nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn một cách bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý Với hệ thống các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn đã được thành lập thì các hệ sinh thái, các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, qua đánh giá các hoạt động quản lý bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng cho thấy một trong những khó khăn của công tác quản lý hiện nay là chưa chủ động được sự tham gia quản lý, bảo vệ của các lực lượng trong xã hội như: Các tổ chức đoàn thể xã hội, các cá nhân... và cộng đồng sống ở trong hay gần khu rừng đặc dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tế cho thấy nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng thì công tác quản lý bảo vệ các vườn quốc gia và Khu BTTN sẽ gặp nhiều trở ngại và khó thành công. Để góp phần xây dựng các giải pháp nhằm thu hút các đối tác, cộng đồng cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng ở các Vườn quốc gia, Khu BTTN, cho đến nay nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về đồng quản lý, trong đó có một số khái niệm như sau: Theo Rao và Geisler (1990), đưa ra định nghĩa đồng quản lý như sau: Đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là BTTN để trở thành đồng minh tự nguyện. Năm 1996, lần đầu tiên Borrini - Feyerabend đã đưa ra khái niệm đồng quản lý là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thỏa thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên với tình trạng bảo vệ. Đến năm 2000, Borrini - Feyerabend tiếp tục đưa ra khái niệm đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định. Cùng năm 1996, hai nhà khoa học khác là Wild và Mutebi đã đưa ra khái niệm: Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác chấp nhận được. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Andrew W.Ingle và cs (1999), lại có một định nghĩa khác: Đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều đối tác liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Borrini – Feyerabend (2000), đưa ra khái niệm chung “Đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý về quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định”. Đồng quản lý được xây dựng trên các luận điểm là: Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên; đồng quản lý trong kết hợp BTTN và phát triển bền vững. Trên cơ sở các khái niệm của các tác giả, qua quá trình nghiên cứu thảo luận, bước đầu có thể hiểu khái niệm về đồng quản lý tài nguyên rừng như sau: “Đồng quản lý là một quá trình tham gia của nhiều đối tác có cùng mối quan tâm đến tài nguyên rừng, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của các đối tác được thỏa hiệp, thống nhất trên cơ sở khả năng, năng lực của từng đối tác và không trái với luật pháp Nhà nước hiện hành, Công ước Quốc tế nhà nước đang tham gia, nhằm đạt được mục tiêu chung là quản lý tài nguyên rừng Khu BTTN một cách tốt nhất, vừa thỏa mãn mục tiêu riêng của từng đối tác”. 1.1.2. Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, hiện nay nước ta có 8 chủ thể chính tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, đó là: - Nhà nước là một chủ thể lớn nhất, có quyền quản lý và điều tiết vĩ mô về lĩnh vực lâm nghiệp. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp (tài nguyên rừng) là một hình thức khẳng định chủ quyền của nhà nước đối với đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng. Quản lý nhà nước điều tiết quản lý, sử dụng tài nguyên đáp ứng những mục tiêu tổng thể mang tính chất quốc gia. Quản lý nhà nước có thế mạnh về pháp luật, chính sách và tài chính. Ngoài ra dưới sự quản lý, kiểm soát và điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì có các chủ thể sau được giao trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng. - Hệ thống các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng với mục tiêu chính là BTTN, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của Quốc gia, nguồn gen động vật và thực vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi và du lịch, bảo vệ môi trường. Là một tổ chức sự nghiệp của Nhà nước cho nên hệ thống này có thế mạnh về pháp lý và tài chính. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 - Hệ thống các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Hệ thống này có thế mạnh được sự bảo lãnh của nhà nước về pháp lý, có thế mạnh về khoa học, công nghệ mới và thị trường, năng lực và tài chính. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Mục tiêu chính của hình thức quản lý này là bảo vệ rừng và phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Hộ gia đình và cá nhân có thế mạnh về lực lượng lao động dồi dào, ổn định tại chỗ và có những kiến thức bản địa trong bảo vệ và phát triển rừng. - Hệ thống các đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Hệ thống này có thế mạnh về thể chế, tài chính và nhân lực có tính tổ chức, kỷ luật cao. - Hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Hệ thống này có thế mạnh về khoa học, công nghệ mới và thị trường, năng lực và tài chính. - Hệ thống các tổ chức, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng. Hệ thống này có thế mạnh về khoa học, công nghệ mới và thị trường, năng lực và tài chính. - Cộng đồng dân cư thôn, bản được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. Cộng đồng quản lý tài nguyên có thế mạnh về tính tổ chức, thể chế, tính tự nguyện, sự ổn định tại chỗ và những kiến thức bản địa. Trên một đơn vị tài nguyên không chỉ tồn tại một hình thức quản lý mà tồn tại nhiều hình thức. Vấn đề đặt ra là các hình thức này hợp tác với nhau như thế nào? Làm thế nào để giải quyết hài hòa mục tiêu, lợi ích của các hình thức quản lý tài nguyên? Để đạt được sự công bằng đối với các chủ thể quản lý, đạt được các mục tiêu tổng thể cũng như cụ thể của từng đối tượng thì đồng quản lý sẽ là một phương thức thích hợp và hiệu quả. Trong thực tế, Nhà nước quản lý toàn bộ tài nguyên trên lãnh thổ quốc gia, trên cơ sở chia sẻ với các chủ thể quản lý tài nguyên khác trong xã hội. Hợp tác quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt là cộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với các nguồn tài nguyên và có những hiểu biết về chúng. Trên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 cơ sở hợp tác quản lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý tài nguyên. 1.1.3. Đồng quản lý trong kết hợp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững Đồng quản lý giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển: Nhà nước có chiến lược bảo tồn và thường nảy sinh mâu thuẫn với các cộng đồng địa phương đang sử dụng tài nguyên phục vụ đời sống, giữa cộng đồng và quốc gia sẽ đồng nhất trong mục tiêu bảo tồn và phát triển nếu như tiến tới thỏa thuận về một phương thức đồng quản lý. Bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất, tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên liệu cần thiết đối với phát triển kinh tế xã hội. Để phát triển, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên này, nên BTTN sẽ mâu thuẫn với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ gây ảnh hưởng và tạo ra sự bất ổn cho phát triển cả về kinh tế và các mặt xã hội khác. Chính vì vậy con người cần phải bảo tồn, tái tạo các nguồn tài nguyên bảo hộ cho sự phát triển ổn định lâu dài. Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) như sau: - Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thể được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế. - Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: Cách tiếp cận phát triển kinh tế. - Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: Cách tiếp cận tham gia quy hoạch. Như vậy sự hợp tác ở trong những cách tiếp cận này cũng chính là hình thức đồng quản lý tài nguyên và đồng quản lý sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa cộng đồng và nhà nước sẽ được thống nhất trong các mục tiêu đồng quản lý. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.1.4. Đồng quản lý dựa trên cơ sở phối hợp lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng Quản lý một Khu bảo tồn Nhà nước tính đến lợi ích mang tính toàn cục, mục tiêu chung là bảo vệ đa dạng sinh học, là tài sản quý giá của quốc gia, bảo vệ môi trường, rừng phòng hộ cho các ngành sản xuất và đời sống xã hội trong khu vực. Ở các Khu BTTN, đời sống cộng đồng của họ phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người dân là đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cho nhiều thế hệ. Chính vì vậy, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên phải dựa trên cơ sở đảm bảo các lợi ích của cộng đồng dân cư. Phải coi những cộng đồng này là những nhóm đặc biệt trong khi thành lập và quản lý Khu BTTN và các Khu BTTN không thể tách rời khỏi các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần của người dân địa phương. Do đó việc quản lý, bảo vệ và phát triển các Khu bảo tồn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ vì lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích của quốc gia nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư. Ngoài ra có các thành phần khác (Các công ty du lịch, các nhà máy thủy điện, thủy nông, các tổ chức nghiên cứu khoa học....), có mối quan tâm đến tài nguyên và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn phục vụ cho lợi ích của họ, do đó đồng quản lý sẽ gắn lợi ích của họ với trách nhiệm quản lý bảo vệ các nguồn tài nguyên mà họ đang quan tâm, sử dụng và sẽ sử dụng trong tương lai. Đồng quản lý phải không được ảnh hưởng quá mức hoặc làm mất đi lợi ích của các bên liên quan mà phải gắn lợi ích của họ với trách nhiệm quản lý bảo vệ các nguồn tài nguyên mà họ đang quan tâm. 1.1.5. Đồng quản lý với việc bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng và chiến lược xóa đói giảm nghèo Những trang phục đặc sắc, những nghi lễ trong cưới xin và ngay trong cách hái lượm, sử dụng tài nguyên... của mỗi cộng đồng dân tộc đều mang một màu sắc riêng biệt. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập về văn hóa ngày càng sâu rộng đã làm mai một không ít những bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người địa phương; những sinh hoạt văn hóa dân gian và cả những tri thức hiểu biết về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thiếu vắng. Bảo tồn bản sắc văn hóa, kiến thức bản địa cũng là một trong những chiến lược lâu dài của Nhà nước, đồng quản lý tài nguyên rừng sẽ khuyến khích người dân sử dụng, phát huy những kiến thức bản địa, sáng kiến, bản sắc văn hóa và thể chế cộng đồng giúp chúng tồn tại và phát triển. Đồng quản lý được hình thành và phát triển sẽ giúp cộng đồng dân tộc trong khu vực tiếp cận được những tiến bộ khoa học cùng với sự hỗ trợ tích cực của các bên liên quan. Những hỗ trợ của kiến thức mới, của cơ chế tài chính trong quản lý rừng đặc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 dụng kết hợp với việc sử dụng kiến thức và sáng kiến sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng con đường tự vận động. Khi vận dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến thì công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là phương thức quản lý tạo cơ hội cho các bên liên quan trong đó có cộng đồng người dân tham gia nhiều hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời tạo nguồn thu nhập hợp pháp và thường xuyên; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địa phương. Như vậy, đồng quản lý rừng đặc dụng góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. 1.1.6. Cơ sở pháp lý và khuôn khổ chính sách của đồng quản lý Cơ sở chính sách pháp lý và khuôn khổ chính sách của đồng quản lý là những văn bản luật, nghị định, thông tư, công ước. Công ước bảo vệ đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia năm 1994, trong đó điều 8, điểm J ghi rõ: “Tùy theo luật pháp quốc gia, sự tôn trọng và duy trì các tri thức, các sáng kiến và các thông lệ của cộng đồng bản xứ và địa phương, biểu hiện bằng lối sống truyền thống phù hợp với bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học”. Luật đất đai năm 2003, trong đó công nhận cộng đồng dân cư là một chủ thể có quyền được nhận đất lâm nghiệp để quản lý và sử dụng ổn định lâu dài. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, trong đó quy định về trách nhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân. Luật đa dạng sinh học năm 2008, quy định sự đa dạng về nguồn đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Thông tư số 70/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN và PTNT về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn. Nghị định số 157/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức quản lý rừng đặc dụng. Trong đó, quy định rõ các biện pháp bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng. Quyết định số 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng. Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lượng quản lý hệ thống khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt nam năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Tóm lại: Cơ sở khoa học của đồng quản lý tài nguyên rừng cho thấy chìa khóa thành công trong quản lý tài nguyên rừng là hợp tác trong quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt là cộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với các nguồn tài nguyên và có những hiểu biết sâu sắc về chúng. Trên cơ sở đó hợp tác quản lý sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của đồng quản lý tài nguyên. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới Khái niệm tham gia quản lý tài nguyên (Joint Forest Management) được thế giới biết đến lần đầu tiên trên thế giới là ở Ấn Độ. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 các khái niệm Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) các khu rừng cần bảo vệ (Co- management of Protected Areas) mới được thực hiện và nó nhanh chóng trở thành bài học, kinh nghiệm, quản lý lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu As. Ở Ấn Độ, tham gia quản lý nói chung (Joint Forest Management) là khái niệm được biết đến lần đầu tiên. Tuy nhiên, đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) khu rừng bảo vệ (Co-management of Protected Areas) mới chỉ được tiến hành từ cuối những năm của thế kỷ 20 và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Á. Nghiên cứu của Eva Wollenberg, Bruce Campbell, Sheeona Shackletton, David Edmunds, and Patricia Shanley (2004), tại Orissa và Uttarkhand ở Ấn độ, Bộ lâm nghiệp cho phép người dân được trực tiếp tiếp cận với sản phẩm rừng, đất rừng, lợi ích từ tài nguyên rừng hoặc tạo cơ hội để họ được tiếp cận với cách quản lý rừng của Nhà nước. Ngược lại thì Nhà nước cho phép người dân hợp tác với họ để quản lý rừng thông qua việc bảo vệ rừng hoặc trồng rừng, yêu cầu người dân chia sẻ lợi nhuận với các cơ quan quản lý rừng của Nhà nước. Theo Wild và Mutebi (1996), tại VQG Bwindi Impenetrable và MgaHinga Gorilla thuộc Uganda việc hợp tác quản lý được thực hiện theo quy ước giữa ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư. Trong đó, người dân được phép khai thác một số lâm sản trên quan điểm khai thác sử dụng bền vững, đồng thời có nghĩa vụ quản lý bảo vệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 456 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 210 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 169 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 176 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 141 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 35 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn