intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân ở huyện Minh Hóa và xác định những giải pháp để nâng cao đời sống của người dân sau khi giao đất giao rừng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình

  1.  i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đinh Minh Tâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2.  ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, ngoài sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình làm đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khuyến Nông&PTNT đã tận tình giảng dạy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn nhà trường, cán bộ UBND huyện Minh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS. TS. Hoàng Mạnh Quân - Người đã trực tiếp giảng dạy, hết lòng hướng dẫn tôi trong cả quá trình học tập cũng như tiến hành làm luận văn. Mặc dù đã có cố gắng, song với kiến thức và năng lực còn nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của bạn bè để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 01 tháng 07 năm 2015 Học viên Đinh Minh Tâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3.  iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1.1. Khái niệm về giao đất giao rừng ....................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm và phân loại rừng ............................................................................. 3 1.1.3. Vai trò của rừng................................................................................................. 5 1.1.4. Tác động của chính sách giao đất giao rừng ..................................................... 8 1.2. THỰC TIỄN GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở MỘT SỐ NƯỚC .......................... 16 1.2.1. Giao đất giao rừng ở Thái Lan ........................................................................ 16 1.2.2. Giao đất giao rừng ở Indonexia....................................................................... 17 1.2.3. Giao đất giao rừng ở Philippin ........................................................................ 17 1.2.4. Giao đất giao rừng ở Trung Quốc ................................................................... 18 1.3. THỰC TIỄN GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở VIỆT NAM .................................. 19 1.3.1. Tổng quan các chính sách giao đất giao rừng ở Việt Nam ............................. 19 1.3.2. Thực tiễn của giao đất giao rừng ở Việt Nam qua các giai đoạn .................... 21 1.3.3. Kết quả giao đất giao rừng cho hộ gia đình ở Việt nam ................................. 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4.  iv Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 29 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ ............................................................... 29 2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 29 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 29 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 29 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 29 2.3.1. Đặc điểm chung của huyện Minh Hoá ............................................................ 29 2.3.2. Thực trạng giao đất giao rừng ở huyện Minh Hóa .......................................... 30 2.3.3. Những tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân ............. 30 2.3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao đất giao rừng trong thời gian tới............................................................................................................................... 30 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 30 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 30 2.4.2. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................. 30 2.4.3. Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................................ 30 2.4.4. Phương pháp phân tích .................................................................................... 31 2.4.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu .............................................................. 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................................... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa................................................. 37 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........................................................... 45 3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở HUYỆN MINH HÓA .......................................................................................................................... 47 3.3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở huyện Minh Hóa .............................................. 47 3.3.2. Tình hình giao đất giao rừng ở huyện Minh Hóa ............................................ 48 3.3.3. Sự tham gia của người dân trong giao đất giao rừng ...................................... 52 3.3.4. Tình hình đầu tư của hộ sau khi nhận đất, nhận rừng ..................................... 56 3.3.5. Sự hỗ trợ của nhà nước sau khi giao đất giao rừng ......................................... 60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5.  v 3.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA GIAO ĐẤT GIAO RỪNG SẢN XUẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ....................................................................................... 62 3.4.1. Tác động về kinh tế ......................................................................................... 62 3.4.2. Tác động về xã hội .......................................................................................... 66 3.4.3. Tác động về môi trường .................................................................................. 71 3.4.4. Ý kiến đánh giá của hộ về chương trình giao đất giao rừng ........................... 74 3.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................... 77 3.5.1. Một số vấn đề tồn tại ....................................................................................... 77 3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giao đất giao rừng trong thời gian tới ............... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 84 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 84 2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 90 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6.  vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLRPH : Ban Quản lý rừng phòng hộ CSC : Giấy chứng chỉ CFSA : Bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội GĐGR : Giao đất giao rừng GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HGĐ : Hộ gia đình HTX : Hợp tác xã ISFP : Chính sách lâm nghiệp xã hội hợp nhất LTQD : Lâm trường Quốc doanh NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn RĐD : Rừng đặc dụng RPH : Rừng phòng hộ RSX : Rừng sản xuất UBND : Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7.  vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích và tỷ lệ (%) rừng được giao phân theo chủ quản lý ..................26 Bảng 1.2. So sánh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp .....26 Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Minh Hóa ...............................................................37 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giai đoạn 2007 – 2013...............38 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2013 ........................40 Bảng 3.4. Thông tin về hộ điều tra ............................................................................46 Bảng 3.5. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng ở huyện Minh Hóa 47 Bảng 3.6. Diện tích rừng, đất lâm nghiệp của huyện phân theo chủ quản lý ...........49 Bảng 3.7. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Minh Hóa đến năm 2013 .........................................................................51 Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ tham gia vào các hoạt động trong giao đất giao rừng ................55 Bảng 3.9. Tình hình đầu tư tư liệu sản xuất của các hộ gia đình Trước và sau khi giao đất giao rừng ......................................................................................................57 Bảng 3.10. Các loại mô hình canh tác trên đất rừng sản xuất được giao tại 3 xã nghiên cứu .................................................................................................................58 Bảng 3.11. Chi phí đầu tư 1 ha rừng trồng theo từng loại mô hình ..........................59 Bảng 3.12. Tình hình vay vốn của các hộ gia đình ở 3 xã điều tra ...........................60 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng của hộ khảo sát ở huyện Minh Hóa ..................................................................................................................63 Bảng 3.14. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ trước và sau khi giao rừng ...........64 Bảng 3.15. Khả năng tạo việc làm cho lao động của hộ sau khi giao đất giao rừng 67 Bảng 3.16. Đánh giá của hộ về nhận thức trong quản lý và sử dụng rừng sau khi nhận đất nhận rừng ....................................................................................................68 Bảng 3.17. Tình hình tranh chấp đất và sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích trước và sau khi nhận đất nhận rừng...................................................................................70 Bảng 3.18. Sự thay đổi độ che phủ rừng sau khi giao đất giao rừng ........................72 Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của hộ về mức độ xói mòn đất trước và sau giao đất giao rừng ...................................................................................................................73 Bảng 3.20. Ý kiến đánh giá của hộ về việc giao đất giao rừng và cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Minh Hóa ...........................................................75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8.  viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Diện tích đất lâm nghiệp huyện Minh Hóa, phân theo chủ quản lý .....50 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập của hộ trước và sau khi giao đất giao rừng ...............65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9.  1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chủ trương giao đất giao rừng của Đảng đã hình thành từ rất sớm, ngay từ năm 1983, Ban Bí thư (Khóa V) đã có chỉ thị 29-CT/TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, Chỉ thị nhấn mạnh: làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng mỗi quả đồi đều có người làm chủ. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện chủ trương này và đạt được nhiều thành tựu. Nhiều hộ, nhiều cộng đồng đã được nhận đất, nhận rừng và đã tích cực đầu tư để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Do vậy, ở nhiều nơi công tác quản lý và bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng phát triển tốt hơn và đời sống của người dân cũng được cải thiện sau khi nhận rừng. Giao rừng là chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, đặc biệt là đối với các gia đình, các cộng đồng dân cư sống ở khu vực có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú. Huyện Minh Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có diện tích đất tự nhiên là 141.270,94 ha. Trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 120.485,83 ha, chiếm 85,28% tổng diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện còn tương đối cao 36,09% (năm 2013), đời sống của người dân trong huyện còn thấp. Phần lớn người dân ở đây sống phụ thuộc vào sản xuất nương rẫy và rừng tự nhiên là chính. [21], [22], [24] Chương trình giao đất giao rừng ở huyện Minh Hoá triển khai năm 2007, đến nay đã cấp 7509 giấy CNQSD đất lâm nghiệp, với diện tích là 18.511,89 ha, cho các hộ gia đình và bước đầu đã tạo được tâm lý phấn khởi, người dân đã thực sự làm chủ mãnh đất của mình, họ đã hình thành và phát triển các mô hình trồng rừng trên đất lâm nghiệp, quản lý sử dụng và bảo vệ phần diện tích rừng tự nhiên được giao, tạo việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập từ trồng rừng và hái lượm các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng tự nhiên của mình. [21] Tuy nhiên trong quá trình vận dụng triển khai thực hiện chính sách giao đất giao rừng ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng và cho thấy có nhiều tồn tại hạn chế trong công tác giao đất giao rừng như bao gồm sự bất bình đẳng trong sự phân chia đất đai giữa các nhóm hộ nhận đất, hiệu quả sử dụng đất vẫn còn hạn chế do thiếu vốn đầu tư và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống của đa số người làm nghề rừng vẫn chưa được cải thiện... chính vì vậy mà tác động giao đất giao rừng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10.  2 phương cũng có sự khác nhau và mang tính đặc thù của từng vùng. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tác động của giao đất giao rừng hiện nay và đưa ra một số phương hướng cho giai đoạn tiếp theo là một việc cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tác động của giao đất giao rừng đến đời sống người dân ở huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân ở huyện Minh Hóa và xác định những giải pháp để nâng cao đời sống của người dân sau khi giao đất giao rừng. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp thông tin về thực trạng giao đất giao rừng ở nông thôn để phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động của GĐGR đối với đời sống của người dân trên cơ sở đó đưa ra hệ thống các giải pháp để nâng cao đời sống của người dân sau khi giao đất giao rừng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá tác động của giao đất giao rừng đến đời sống của người dân, thực trạng sử dụng đất của hộ gia đình sau giao đất Lâm nghiệp. Đề xuất hướng đổi mới công tác giao đất gắn với giao rừng cho hộ gia đình có sự tham gia, phù hợp trên địa bàn huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng đồi núi. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này tại huyện Minh Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung về công tác giao đất Lâm nghiệp. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11.  3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm về giao đất giao rừng Giao đất giao rừng là một trong những hình thức cơ bản của Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất và rừng cho các đối tượng trong xã hội; giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất lâm nghiệp và rừng, lợi ích giữa nhà nước và các đối tượng tham gia quản lí, sử dụng đất và rừng. [11] Giao đất giao rừng là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.“Giao đất giao rừng là quá trình Nhà nước giao đất kết hợp với giao rừng cho các đối tượng sử dụng đất, sử dụng rừng vào mục đích lâm nghiệp (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất)”. [19] Mục tiêu của chương trình giao đất lâm nghiệp được khái quát là khuyến khích các hộ nông dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua đó bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm; xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và hạn chế tập quán du canh du cư và phát triển trồng rừng sản xuất tiến tới làm giàu bằng nghề rừng.[7] Với những khái niệm trên, theo chúng tôi giao đất giao rừng là quá trình Nhà nước giao đất kết hợp với giao rừng, trao quyền sử dụng đất và rừng cho các đối tượng trong xã hội, nhằm mục đích khuyến khích họ khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua đó bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm; xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống. 1.1.2. Khái niệm và phân loại rừng 1.1.2.1. Khái niệm rừng Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. [26] Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. [26] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12.  4 Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.[26] Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. [2] Với những khái niệm trên, theo chúng tôi rừng là quần xã sinh vật có mối quan hệ sinh học ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng là 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, rừng phong hộ, đất rừng đặc dụng. 1.1.2.2. Phân loại rừng a) Theo chức năng Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản. Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn, bảo vệ đất. Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13.  5 b) Theo trữ lượng Gồm rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha; Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha; Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha; Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha c) Dựa vào tác động của con người Dựa vào tác động của con người, rừng được phân chia theo hai loại rừng, rừng tự nhiên và rừng nhân tạo, trong đó: Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên, trong đó gồm có rừng nguyên sinh là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai, cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định; rừng thứ sinh là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi; rừng phục hồi là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt và rừng sau khai thác là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác. Rừng nhân tạo: Là rừng được hình thành do con người trồng, trong đó bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác. Ngoài ra, theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng cũng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau. 1.1.3. Vai trò của rừng 1.1.3.1. Đối với môi trường a) Khí hậu Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua đó làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu. Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga tấn ) carbon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ lượng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lượng carbon này lớn hơn nhiều so với lượng carbon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14.  6 rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trong các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thư Kyoto để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường. [26] b) Đất đai Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong. [26] c) Tài nguyên khác Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. [26] d) Đa dạng sinh học Rừng Việt Nam rất phong phú. Với đặc trưng về khí hậu, có gió mùa đông nam thổi tới, gió lạnh đông bắc tràn về, gió từ cao nguyên Tây Tạng và sườn đông dãy Hymalaya, gió tây nam từ Ấn Độ Dương đi qua đem các loại hạt giống của các loài cây di cư đến nước ta. Vì vậy, thảm thực vật nước ta rất phong phú. Một số loài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15.  7 cây trở nên hiếm có và có mặt trong núi rừng Việt Nam cây bao báp ở Châu Phi, cây tay rế quấn ở Châu Mỹ. [26] Ngoài ra, với đặc điểm sông ngòi, rừng Việt Nam đã hình thành nên các loài cây đặc hữu riêng cho từng vùng. Có loài chỉ sống trong bùn lầy, có cây sống vùng nước mặt,… đồng thời tạo nên các trái cây rừng đặc trưng chỉ có tại vùng đó. Môi trường sống đa dạng và phong phú là điều kiện để động vật rừng phát triển. Vì vậy, rừng không chỉ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng công nghiệp, thức ăn cho người, dược liệu, thức ăn chăn nuôi mà còn là nguồn dự trữ các gen quí hiếm của động thực vật rừng. 1.1.3.2. Đối với kinh tế a) Lâm sản Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dung. Từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền bè truyền thống,.. cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại,… Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng lẻ, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn không bị hà ăn nên được làm ván các loại thuyền đi trên biển. [26] b) Dược liệu Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y. c) Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng them thu nhập cho dân địa phương. Thông quá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn đề đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để quản lí môi trường nói chung và của các loài động vật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16.  8 1.1.3.3. Đối với xã hội a) Ổn định dân cư Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống. b) Tạo nguồn thu nhập Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người dân. Cây rừng được dân khai thác làm nguyên vật liệu. Thông qua hoạt động mua bán trao đổi giữa dân và các công ty, đại lý, nhà phân phối. Không chỉ ở trong nước, các sản phẩm còn được xuất khẩu ra thị trường ngoài làm tăng giá trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập người dân cũng tăng lên. Hoạt động du lịch được mở rộng là nguồn thu nhập mới cho dân. Rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người. 1.1.4. Tác động của chính sách giao đất giao rừng 1.1.4.1. Giao đất giao rừng và sinh kế hộ Một trong những mục tiêu cơ bản của Chính sách GĐGR là cải thiện sinh kế hộ. Cải thiện sinh kế hộ có thể được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư trên trên đất đã được giao cho hộ để sử dụng ổn định lâu dài. Sinh kế hộ được cải thiện sẽ góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo ở vùng cao. a) Thu nhập và tiếp cận với đất đai của hộ Một số báo cáo của Bộ NN&PTNT chỉ ra rằng thực hiện GĐGR đã góp phần cải thiện sinh kế của các hộ nhận đất và làm tăng thu nhập của hộ. Trong đề án Giao rừng, cho thuê rừng của Bộ NN&PTNT (2007) nhận định: “giao đất giao rừng làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao”, từ đó góp phần làm tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong Báo cáo thẩm tra việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh: “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (bao gồm cả hạng mục giao đất giao rừng) đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho số lượng lớn người dân khu vực nông thôn miền núi. Đã có 470.874 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ 2.268.249 ha rừng trồng, trồng mới 1.321.999 ha. Bình quân mỗi hộ gia đình thu được 5,55 triệu đồng/hộ/năm...” [12] Báo cáo Tổng kết thực hiện Dự án “trồng mới 5 triệu ha rừng” và Kế hoạch Bảo vệ, Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ chỉ ra: “Nhà nước hỗ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17.  9 trợ cây giống và một phần phân bón cho các hộ gia đình trồng rừng sản xuất nguyên liệu... hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 1,5 đến 5 triệu đồng/ha tùy theo vùng; hỗ trợ khuyến lâm 100.000 đồng/ha trồng rừng sản xuất; hỗ trợ lập hồ sơ giao đất gắn với giao rừng là 200.000 đồng/ha...Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP Ngân hàng Nhà nước có thông tư hướng dẫn cho khách hàng là các hộ nghèo vay vốn để trồng rừng sản xuất trên địa bàn 62 xã nghèo được Ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất”. Các hộ được giao đất và tiếp cận được với nguồn vốn sẽ có cơ hội đầu tư vào phát triển rừng trồng sản xuất, có tiềm năng trong việc nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện sinh kế. [12] Khi nghiên cứu về tác động của GĐGR đến sinh kế của người dân tại 2 xã thuộc Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, tác giả Hoàng Liên Sơn (2012) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, đã thấy GĐGR đã giúp công nhận quyền hợp pháp của các hộ trên đất nương rẫy cũ của các hộ. Việc công nhận quyền hợp pháp và lâu dài cho đất nương rẫy đã tạo tâm lý ổn định cho hộ, tạo động lực cho hộ đặc biệt là các hộ kinh tế khá, có nguồn lực thực hiện đầu tư vào trồng cây công nghiệp và trồng rừng trên chính diện tích đất nương rẫy trước kia của mình. Điều này tạo cơ hội cho các hộ trong việc tạo nguồn thu mới từ cây công nghiệp và rừng trồng trong tương lai. Tác giả Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, đồng ý với quan sát trên và cho rằng GĐGR làm tăng tiếp cận của hộ gia đình đối với đất đai, từ đó làm tăng nguồn thu của hộ từ rừng. Theo 2 tác giả này, các hộ gia đình được nhận đất có thu nhập từ rừng cao hơn gấp 6 lần so với các hộ không được nhận đất. Bên cạnh việc giúp tăng nguồn thu của hộ, GĐGR cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn. [12] b) Công bằng trong giao đất Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lợi ích mà GĐGR không phải lúc nào cũng được chia sẻ công bằng giữa các nhóm hộ khác nhau trong cùng một cộng đồng và giữa những cộng đồng với nhau. Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc (2007) tại một số thôn người Dao thuộc Hòa Bình và Phú Thọ cho thấy kết quả GĐGR phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc quyền lực của cộng đồng. Cụ thể, trước khi GĐGR được thực hiện ở thôn các hộ có thành viên làm trong hệ thống chính quyền do nắm bắt được thông tin về GĐGR đã có sự chuẩn bị từ trước, do vậy họ thường là những người nhận được những phần đất tốt hơn, diện tích đất nhiều hơn, ở những vị trí thuận lợi về giao thông so với các hộ khác. Ngược lại, các hộ không biết trước thông tin không có sự chuẩn bị và phải chịu thiệt thòi. Một số hộ do vắng mặt tại thời điểm giao đất và đã không được nhận đất. Thêm vào đó, đất được giao cho các hộ dựa trên nguyên tắc “khả năng sử dụng đất của hộ”, được đo bằng số lao động chính của hộ tại thời điểm giao đất. Điều này có nghĩa rằng những hộ gia đình có nhiều lao PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18.  10 động được nhận nhiều đất hơn so với các hộ có ít lao động. Nguyên tắc chia đất dựa trên số lượng lao động chính sẵn có của hộ đã làm cho các hộ mới tách, thường là hộ có điều kiện khó khăn (vợ chồng nghèo phải nuôi con nhỏ) ở vị thế bất lợi. Kết quả là các hộ nghèo thường nhận được ít đất. [12] Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc (2009) tại một địa bàn của Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) cũng chỉ ra rằng các cán bộ địa phương mà chủ yếu là người Kinh nhận được hợp đồng khoán bảo vệ rừng với Vườn Quốc gia và hàng năm thu được một khoản thu tương đối lớn bằng tiền mặt từ các hợp đồng này mà thực tế các cán bộ này không phải bỏ ra nhiều công sức để bảo vệ rừng. Mặc dù vấp phải sự phản ứng của người dân là những người không có được hợp đồng khoán bảo vệ, các cán bộ này làm mọi cách để duy trì hình thức hợp đồng của mình. Kết quả là các hộ không được tiếp cận đối với chương trình khoán bảo vệ rừng. [12] Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra các kết quả tương tự. Bên cạnh đó, GĐGR cũng tạo ra động lực về tích lũy kinh tế cho một số nhóm cán bộ địa phương và các hộ khá giả có khả năng năng đầu tư thông qua việc tích lũy đất đai. Báo cáo của Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận điểm này, trong đó nhấn mạnh “giao đất có thể có gây ra những bất lợi đối với những nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương”. Tại Bắc Kạn tiến trình GĐGR được thực hiện rất vội vã và điều này dẫn đến kết quả là các hộ có điều kiện kinh tế nhận được rất nhiều đất và các hộ khó khăn bị hạn chế tiếp cận đối với đất đai. Sự bất bình đẳng trong tiếp cận đối với đất đai do GĐGR đem lại không phải chỉ thể hiện giữa các hộ trong cùng một cộng đồng mà còn thể hiện giữa các cộng đồng khác nhau. Nghiên cứu của Sikor và Trần Ngọc Thanh (2007) và của Nguyễn Quang Tân (2006) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, thực hiện tại một số địa bàn tỉnh Đắc Lắk cho thấy một số cộng đồng được nhận đất có rừng có trữ lượng gỗ nhiều hơn so với cộng đồng lân cận, từ đó dân đến nguồn thu từ gỗ chênh lệch lớn giữa các cộng đồng nay. [12] c) Thực thi các quyền trên đất được giao GĐGR kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực về kinh tế, môi trường và xã hội của vùng cao, đặc biệt là những vùng quê nghèo. Tuy nhiên ở nhiều nơi sau khi giao đất được thực hiện, nhiều hộ gia đình được nhận đất nhưng lại không có điều kiện đầu tư vào đất đai do vậy không được hưởng lợi từ giao đất giao rừng. Nói cách khác, các quyền được giao cho hộ không chuyển được thành lợi ích kinh tế. Điều này có nghĩa rằng những kỳ vọng của phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng thông qua việc thực hiện GĐGR đã không đạt mục tiêu đề ra, ít nhất là tại một số địa phương. Quan sát tại một số cộng đồng tại Tây Nguyên, Trần Ngọc Thanh và Sikor (2006) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, thấy “3 năm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19.  11 sau khi thực hiện phân quyền giao đất giao rừng những quyền cấp cho các hộ trên đất đai vẫn là những chủ đề được tranh luận gay gắt nhất giữa các nhóm trong cộng đồng. Những tranh luận này diễn ra trong bối cảnh cấu trúc quyền lực sẵn có của cộng đồng và kết quả của những tranh luận này bị ảnh hưởng bởi các giá trị kinh tế được gắn liền với các quyền cụ thể, lịch sử của địa phương và những quy định truyền thống mang tính chất văn hóa cộng đồng”. Tại một thôn người Dao của tỉnh Phú Thọ, do hạn chế về nguồn lực để đầu tư vào đất những hộ gia đình nghèo đã chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất được giao của mình cho các hộ khá giả trong cùng cộng đồng hoặc cho những người bên ngoài cộng đồng. Điều này đã làm xuất hiện thị trường đất đai, tuy nhiên cũng làm cho các hộ nghèo không còn đất canh tác. Nghiên cứu tại Tây Nguyên, Nguyễn Quang Tân (2006) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, thấy rằng do thiếu nguồn lực nhiều hộ được giao đất cũng không thực hiện đầu tư vào đất. [12] GĐGR với mục đích tạo ra sự rõ ràng trong hưởng dụng đất đã phần nào làm ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền hưởng dụng về đất và rừng của cộng đồng. Tô Xuân Phúc (2007) quan sát thấy tại một số bản người Dao của tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ thực hiện GĐGR tại những nơi này làm cho những mảnh rừng trước kia được sử dụng theo cách truyền thống với hình thức sở hữu cộng đồng đã bị thay đổi hoàn toàn. Cụ thể, các diện tích đất trước kia là nơi chăn thả của cộng đồng, đất nương rãy, những khu rừng chung được cộng đồng sử dụng lấy gỗ và lá cọ làm nhà đã được chia nhỏ cho các hộ và điều này đã làm cho các hộ mới tách sau khi thực hiện giao đất mất hoàn toàn cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên này. GĐGR có kỳ vọng xóa bỏ canh tác nương rẫy, giúp hộ định canh định cư. [12] Khi nghiên cứu về tác động của GĐGR đối với sinh kế của người dân tại bản Quế huyện Con Cuông, Nghệ An, Jakobsen và cộng sự (2007) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, đã thấy rằng thực hiện GĐGR làm hạn chế sự tiếp cận của các hộ đối với diện tích đất mà các hộ canh tác trước đó và điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực và sinh kế của hộ gia đình. Nghiên cứu của Clement và Amezaga (2009) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, cũng cho thấy tình trạng tương tự: GĐGR làm mất đi các thiết chế truyền thống của cộng đồng, bao gồm cả canh tác nương làm rãy. [12] d) Giao đất giao rừng và mâu thuẫn đất đai Thực hiện GĐGR làm làm phát sinh một số hình thức mâu thuẫn đất đai tại một số địa phương. Nghiên cứu về tác động của GĐGR tại Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Tây cũ, Tô Xuân Phúc (2007) đã chỉ ra một số mâu thuẫn là kết quả của thực hiện giao đất giữa các hộ gia đình sống trong cùng một thôn. Mâu thuẫn phổ biến là mâu thuẫn về đường biên. Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa các hộ và cán bộ cũng xuất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20.  12 hiện do sự bất bình đẳng trong giao đất. Mâu thuẫn giữa hộ và cán bộ địa phương cũng phát sinh liên quan đến đất nương rẫy. Ở nhiều nơi, giao đất được thực hiện trên giấy tờ và bỏ qua nhiều khâu quan trọng tại thực địa do vậy ranh giới về đất và rừng giữa các hộ trong cùng một cộng đồng với nhau trên thực địa không được xác định rõ ràng. Kết quả là tại một số địa bàn các hộ khác nhau được nhận sổ đỏ cho cùng một mảnh đất. Đất nương rẫy của cả cộng đồng được chia nhỏ cho các hộ đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình thức sở hữu cộng đồng theo kiểu truyền thống, từ đó làm phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ trong cộng đồng. [12] Trước khi thực hiện GĐGR, đất nương rẫy được sử dụng theo cách sau: trong phần diện tích đất được cộng đồng quy định làm nương rãy các hộ có thể phát nương ở nơi chưa được hộ nào sử dụng; trong giai đoạn bỏ hóa, đất nương của các hộ trở thành nơi chăn thả cho cả cộng đồng; nương rẫy trong giai đoạn đất bỏ hóa cũng chính là nơi các hộ trong cộng đồng tự do thu hái các sản phẩm phi gỗ như củi, rau rừng, một số cây làm thuốc. Thực hiện GĐGR tại Bắc Kạn cũng làm phát sinh những căng thẳng về mặt xã hội, nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ và tạo ra mâu thuẫn đất đai. GĐGR cũng làm gia tăng khoảng cách về quyền giữa các nhóm dân tộc khác nhau và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra một số mâu thuẫn tại vùng cao. Nghiên cứu về sử dụng đất tại Bắc Kạn, Castella và cộng sự (2006) và được trích dẫn bởi ông Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, thấy rằng thực hiện GĐGR tại địa phương thực chất là việc công nhận cách sử dụng đất truyền thống sẵn có của các hộ (các hộ vẫn canh tác trên mảnh đất cũ theo như trước khi thực hiện giao đất). Do vậy, các hộ mới di cư đến địa bàn là các hộ không có các quyền truyền thống đối với đất đai và tài nguyên rừng, kết quả là các hộ này không những không được nhận đất mà còn bị hạn chế trong việc thu hái các sản phẩm phi gỗ. Những ví dụ tương phản về tác động của GĐGR đối với các hình thức sử dụng đất và rừng truyền thống của cộng đồng chỉ ra rằng kết quả của GĐGR không hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà còn bởi nhiều yếu tố khác như cấu trúc quyền lực của cộng đồng và các luật tục địa phương có liên quan đến quản lý và sử dụng đất và rừng. [12] Những phân tích trên đây đã chỉ ra mối quan hệ không rõ ràng giữa GĐGR và sinh kế của hộ nhận đất. GĐGR tác động đến sinh kế hộ theo cách khác nhau. Tại một số địa phương, thực hiện GĐGR đã góp phần cải thiện sinh kế cho hộ nhận đất. Ở một số nơi khác, GĐGR gây ra những bất lợi cho các hộ nghèo do các hộ này hạn chế về lao động hoặc do hạn chế tạo ra bởi thiết chế truyền thống của cộng đồng đối với những người mới nhập cư. GĐGR được thực hiện trong điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị của từng địa phương; các yếu tố đặc thù này góp phần không nhỏ trong việc hình thành kết quả của thực hiện chính sách. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2