Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng Tài nguyên rừng và đặc điểm của vật liệu cháy rừng; đánh giá được thực trạng công tác Phòng cháy chữa cháy rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng; phân tích, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và dề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả PCCCR ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN LÊ HIẾU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN LÊ HIẾU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Lâm học Mã Số: 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Tuyến Thái Nguyên, năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi, mọi số liệu cũng nhý nội dung báo cáo hoàn toàn do tôi thực hiện và chýa từng công bố trên bất kỳ tài liệu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản báo cáo Luận vãn của mình! Tôi xin cam đoan! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Người cam đoan Trần Lê Hiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lâm học, khoá 19 (2017 - 2019). Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, các cơ quan đơn vị nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Trước tiên, tác giả xin đặc biệt cảm ơn TS. Đặng Kim Tuyến - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả xin tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sĩ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm Lào Cai, UBND huyện Sa Pa, các phòng ban chuyên môn của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; các xã và một số hộ dân trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp để thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả Trần Lê Hiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ...................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học: ................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................5 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................5 1.1.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................12 1.1.3. Nhận xét về vấn đề nghiên cứu .......................................................................18 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................20 1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..........................................................20 1.2.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế - xã hội..................................................................22 1.2.3. Nhận xét và đánh giá khu vực nghiên cứu ......................................................25 Chương 2. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......27 2.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .........................................................................27 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27 2.3.1. Phương pháp luận............................................................................................27 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................29 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đặc điểm vật liệu cháy tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...........34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 3.1.1. Khái quát tài nguyên rừng huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ....................................34 3.1.2. Đặc điểm vật liệu cháy ....................................................................................40 3.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến cháy rừng trên địa bàn huyện Sa pa, tỉnh Lào Cai .....................................................................44 3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên.................................................................44 3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội .....................................................50 3.3. Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai .........................................................................................................54 3.3.1. Bộ máy và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCCCR .................54 3.3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng cháy.........................................................58 3.3.3. Các biện pháp phòng cháy rừng đã thực hiện .................................................59 3.3.4. Tình hình cháy rừng ........................................................................................67 3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Sa Pa ....................................73 3.4.1. Phân tích SWOT .............................................................................................73 3.4.2. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................76 3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai .........................................................................................77 3.5.1. Về công tác tổ chức .........................................................................................79 3.5.2. Về thể chế ........................................................................................................80 3.5.3. Tuyên truyền, tập huấn và diễn tập PCCCR ...................................................80 3.5.4. Xây dựng các công trình phòng cháy, trang thiết bị chữa cháy rừng .............81 3.5.5. Giải pháp làm giảm vật liệu cháy bằng thủ công ............................................82 3.5.6. Giải pháp xã hội hoá nghề rừng ......................................................................82 3.5.7. Các giải pháp kỹ thuật trong công tác PCCCR …………………………......84 3.5.8. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng……………..84 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................86 1. Kết luận .................................................................................................................86 3. Kiến nghị ...............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................9090 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVR : Bảo vệ rừng BCĐ : Ban chỉ đạo CBCR : Cảnh báo cháy rừng CCR : Chữa cháy rừng DBNCCR : Dự báo nguy cơ cháy rừng KTLS : Kỹ thuật lâm sinh KTLSPCR : Kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng PTNT : Phát triển nông thôn QLBVR : Quản lý, bảo vệ rừng RTN : Rừng tự nhiên RT : Rừng trồng SK : Sinh khối VLC : Vật liệu cháy WVLC : Độ ẩm vật liệu cháy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 3.1. Bảng hiện trạng đất đai tự nhiên khu vực nghiên cứu ..............................34 Bảng 3.2. Diện tích rừng tự nhiên chia theo các trạng thái .......................................35 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích rừng trồng huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai .......................37 Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích rừng trồng theo loài cây ............................................38 Bảng 3.5. Bảng sinh khối Vật liệu cháy ở các trạng thái rừng .................................41 Bảng 3.6. Độ ẩm Vật liệu cháy ở các trạng thái rừng ...............................................42 Bảng 3.7. Khối lượng Vật liệu cháy ở các trạng thái rừng sau khi sấy ....................43 Bảng 3.8. Tổng hợp trung bình yếu tố thời tiết tại huyện Sa Pa năm 2018................48 Bảng 3.9. Diện tích nương rẫy đang canh tác trên địa bàn huyện ...........................52 Bảng 3.10. Thống kê những nguyên nhân gây cháy rừng ........................................53 Bảng 3.11. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Ban chỉ đạo cấp huyện ..............56 Bảng 3.12. Cơ cấu bộ máy điều hành của BCĐ cấp xã ............................................57 Bảng 3.13: Xác định các vùng trọng điểm cháy rừng tại huyện Sa Pa .....................61 Bảng 3.14. Các công trình phòng cháy trên địa bàn huyện Sa Pa ............................64 Bảng 3.15. Dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng tại Sa Pa ................65 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả tập huấn, diễn tập từ 2010 đến 2018 .........................67 Bảng 3.17. Thống kê số vụ cháy rừng từ năm 2010 đến 2018 .................................68 Bảng 3.18. Tình hình cháy rừng theo các tháng trong năm (2010-2018) .................71 Bảng 3.19. Nguyên nhân cháy rừng từ năm 2010-2018 ...........................................72 Bảng 3.20. Các công việc ưu tiên và những biện pháp giảm thiểu tối đa số vụ cháy, thiệt hại do cháy rừng gây ra .....................................................................................78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bảng hiệu dự báo cấp cháy rừng xã Tả Van ...............................................9 Hình 1.2. Ảnh đốt trước Vật liệu cháy ......................................................................18 Hình 2.3. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài .......................................................29 Hình 3.1. Thảm thực vật rừng Tống quá sủ ..............................................................42 Hình 3.2. Thu gom vật liệu chấy rừng thông mã vĩ....................................................44 Hình 3.3. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Sa Pa .....................49 Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến Lượng mưa (R) và độ ẩm không khí trung bình (W) ...........................................................................................................50 Hình 3.5. Sơ đồ Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng của huyện SaPa .............55 Hình 3.6. Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng ........................................................66 Hình 3.7. Biểu đồ số vụ cháy, diện tích cháy xảy ra trong các năm, từ năm 2010-2018...70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và thiên nhiên. Trong những thập kỷ qua hoạt động kinh tế của con người đã làm cho rừng không những suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Một trong những nguyên nhân gây mất rừng là do cháy rừng và cháy rừng là một thảm họa thiên tai gây tổn thất to lớn, nhanh chóng về kinh tế và môi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ các giống loài trong vùng bị cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, NO v.v… Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu trái đất và các thiên tai hiện nay. Mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng hiện đại nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xảy ra, thậm chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Đấu tranh với cháy rừng đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. Ở Việt Nam mỗi năm xảy ra hàng trăm vụ cháy thiêu hủy hàng ngàn ha rừng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái,… Theo báo cáo của Cục Kiểm Lâm từ năm 2000 - 2018, ở nước ta xảy ra 6.412 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 42.607 ha, hàng năm Nhà nước phải giành một nguồn kinh phí khá lớn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) (chỉ tính riêng năm 2005, Cà Mau đã chi 6,5 tỷ đồng, Kiên Giang 2,4 tỷ đồng, Lâm Đồng 6 tỷ đồng, Gia Lai 1,4 tỷ đồng,…). Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều vụ cháy rừng gây nhiều tổn thất lớn về kinh tế, môi trường. Năm 2002, Vụ cháy rừng Tràm ở Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và U Minh Hạ làm thiệt hại trên 5.200 ha rừng, chi phí cho công tác chữa cháy lên tới 7 - 8 tỷ đồng; năm 2007, tỉnh Yên Bái cháy 643 ha rừng, Lai Châu cháy 230 ha… Chỉ tính riêng đến tháng 3 năm 2007, cả nước bị cháy 512 ha, trong đó có 237 ha rừng trồng phòng hộ. Năm 2016 cả nước đã xảy ra 490 vụ cháy rừng, thiệt hại 3.374 ha rừng các loại, tăng 13 vụ, 1.314 ha so với năm 2015 (năm 2015 thiệt hại 2.060 ha). Địa phương để xảy ra cháy rừng nhiều như: Sơn La 29 vụ/919ha, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 Điện Biên: 51 vụ/1.156ha, Bình Định 41/174ha, Hà Giang: 31 vụ/159ha, Nghệ An 46 vụ/78 ha, Lào Cai: 24 vụ/46ha, Hà Tĩnh 17 vụ/ 79 ha, Tây Ninh 20 vụ/61 ha, Bà Rịa Vũng Tàu 23 vụ/71 ha, Lâm Đồng 34 vụ/118 ha. Gần đây nhất là cháy rùng Từ 28-6 đến 1-7/2019, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra 12 vụ cháy rừng khiến hơn 300 ha rừng bị thiêu rụi phải huy động với hàng ngàn người tham gia dập lửa, hơn 1.300 cán bộ chiến sỹ thuộc LLVT Hà Tĩnh. Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 333.000 ha rừng dễ cháy và rất dễ cháy thuộc 114 vùng trọng điểm, trong đó có 35.000 ha là rừng trồng. Rừng là tài sản quốc gia, là nguồn sống của người dân và là yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Vì vậy, cháy rừng với quy mô và mức độ thiệt hại nghiêm trọng đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những người làm lâm nghiệp hay những người sống gần rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng mà của cả những nhà khoa học, những nhà quản lý của nhiều ngành nhiều cấp và toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề đó, trong những thập kỷ qua Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác PCCCR từ việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đến việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách về công tác PCCCR nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Huyện Sa Pa có tổng diện tích tự nhiên 68.137 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp 52.064ha, chiếm 76,4% diện tích tự nhiên của huyện (Đất có rừng: 45.693ha; Đất chưa có rừng: 6.371ha), trong đó: Quy hoạch rừng phòng hộ: 21.420ha; Rừng đặc dụng: 20.951ha; rừng sản xuất 9.693ha; Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 67%. Sa Pa là một trong những huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh Lào Cao. Đây cũng là nơi thường xảy ra cháy rừng hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nguyên nhân chủ yếu là do người dân tự ý mang lửa vào rừng, đốt nương làm rẫy, không tuân thủ quy trình PCCCR. Theo thống kê từ năm 2010 trở lại đây trên địa bàn huyện Sa Pa xảy ra 25 vụ cháy rừng làm thiệt hại 818,1 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên bị cháy là 782,9 ha, rừng trồng cháy là 35,2 ha; đặc biệt là vụ cháy rừng năm 2010 và đầu năm 2012 tại Vườn Quốc gia Hoàng liên Sa Pa làm thiệt hại hơn 700 ha rừng. Có thể thấy số lượng các vụ cháy rừng ở huyện Sa Pa tuy không lớn nhưng mức độ ảnh hưởng và tác động rất lớn, đặc biệt là trong 3 năm gần đây. Hiện nay, huyện Sa Pa đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật bảo vệ rừng, tổ chức ký cam kết thực hiện nội quy, quy chế PCCCR nâng cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 nhận thức của người dân và chủ rừng. Tuy nhiên, số vụ cháy rừng vẫn tiếp tục xảy ra và có tính chất gia tăng trước tình hình biến đổi khí hậu khác thường, nguy cơ xảy ra cháy rừng tại các khu vực rừng giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh và tỉnh Lai Châu là rất cao, hiệu quả của công tác PCCCR chưa cao, do đó đã gây thiệt hại nhiều về tài nguyên rừng, kinh tế và môi trường. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” đặt ra là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng Tài nguyên rừng và đặc điểm của vật liệu cháy rừng. - Đánh giá được thực trạng công tác Phòng cháy chữa cháy rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng. - Phân tích, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và dề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả PCCCR ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học: - Đề tài đã phân tích được một số cơ sở khoa học: các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Mùa cháy rừng, tháng khô, hạn, kiệt và các yếu tố kinh tế - xã hội… làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp PCCCR tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các địa phương khác của tỉnh Lào Cai nói riêng và các tỉnh Miền núi phía bắc nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đề tài thực hiện nhằm đề xuất được một số giải pháp cho công tác PCCCR cho huyện Sa Pa; Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên việc điều tra đánh giá công tác PCCCR tại địa phương giúp chúng tôi nắm được tình hình thực tế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng. Từ đó đề tài đã đề xuất các giải pháp PCCCR cho huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trong đó xác định được các công việc ưu tiên và các giải pháp làm giảm nguy cơ cháy rừng của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 thời gian tới, góp phần quản lý rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế và chức năng Đặc dụng, phòng hộ môi trường sinh thái tại địa bàn nghiên cứu. - Thông qua thực tiễn sản suất tiếp xúc với người dân và cán bộ tại địa phương chúng tôi đã tích lũy thêm một số kinh nghiệm giúp bổ sung kiến thức thực tế, bản địa và kỹ năng làm việc với người dân đồng bào sống gần rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhiều khi nó là những thảm họa khôn lường, gây thiệt hại to lớn về người và tài nguyên rừng cũng như tài sản của người dân sống gần rừng,... Vì vậy, nghiên cứu phòng cháy chữa cháy rừng và giảm thiểu những thiệt hại do nó gây ra đã được đặt ra như một yêu cầu cấp bách của thực tiễn với hoạt động nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu về PCCCR đã được tiến hành từ nghiên cứu định tính đến định lượng, nhằm t́m hiểu bản chất của hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố gây ra cháy với nhau và với môi trường xung quanh, từ đó đề ra những giải pháp PCCCR phù hợp. Tuy nhiên, với sự phức tạp và khác nhau về trạng thái rừng cũng như các điều kiện tự nhiên khác mà quy luật ảnh hưởng của các nhân tố đến cháy rừng và giải pháp PCCCR cũng không hoàn toàn giống nhau ở các địa phương. Vì vậy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia thường phải tiến hành nghiên cứu trong điều kiện cụ thể của mình để xây dựng được những giải pháp PCCCR có hiệu quả nhất. Có thể điểm lại một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như sau. 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới công tác nghiên cưu và dự báo cháy rừng bắt đầu vào thế kỷ 20 cho đến nay đã đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau và được áp dụng ở nhiều nơi tùy thuộc vào từng quốc gia và lãnh thổ (dt Bế Minh Châu và Cs; 2001). Ở Hoa Kỳ năm 1914, E.A.Beal và C.B.Show đã đưa ra phương pháp dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của tầng thảm mục trong rừng với các yếu tố khí tượng thủy văn, để từ đó đề ra những biện pháp PCCCR. Họ cho rằng: Độ ẩm của thảm mục nói lên mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn của rừng càng cao thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lớn (dt Bế Minh Châu và Cs, 2001). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Ở Nga trong những năm 1929 - 1940 Nesterop đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp (các yếu tố khí tượng thủy văn và các yếu tố khác), ông đã tìm ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng xảy ra cháy rừng với các chỉ số khác như: Số ngày không mưa, nhiệt độ không khí lúc 13h, nhiệt độ điểm sương. Từ đó ông đã xây dựng lên công thức thể hiện mối quan hệ này: Trong đó: Pi: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng. n: Số ngày không mưa kể cả ngày cuối cùng có p
- 7 1.1.1.1. Nghiên cứu về bản chất của cháy rừng Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, cháy rừng là hiện tượng ôxy hóa các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao, nó xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 thành tố là nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy. Tùy thuộc vào đặc điểm của các yếu tố nêu trên, cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown A.A,1979; Chandler C., Cheney P., Thomas P., Trabaud L., Wiliams D., 1983). Vì vậy, về bản chất những biện pháp phòng cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy. Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng như sau: (1) - Cháy dưới tán cây hay cháy mặt đất rừng: là trường hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất; (2) - Cháy tán rừng: là trường hợp lửa lan tràn nhanh từ tán cây này sang tán cây khác; (3) - Cháy ngầm: là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy rừng có thể xảy ra một hoặc đồng thời hai ba loại cháy trên và tùy theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau (Brown A.A,1979; Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993; Mc Arthur A.G., Luke R.H.,1986; Timo V. Heikkila; Roy Gronquist; Mike Jurvelius, 2007). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Thời tiết đặc biệt là lượng mưa (Lm), nhiệt độ không khí (Tkk), độ ẩm không khí (Wkk) và tốc độ gió (Vg) ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) rừng qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại rừng ảnh hưởng tới tính chất vật lý, hóa học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy qua đó ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy và hoạt động kinh tế - xã hội của con người như: sản xuất nương rẫy, săn bắn thú rừng và du lịch sinh thái,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy. Phần lớn các biện pháp phòng cháy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm 3 yếu tố trên trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương (Laslo Pancel Ed, 1993; Richmond R.R, 1976). 1.1.1.2. Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện thời tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm vật liệu cháy và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hằng ngày của lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí (Chandler C, 1983; MiBbach K, 1972). Ở một số nước khi dự báo nguy cơ cháy rừng (DBNCCR) ngoài căn cứ vào yếu tố khí tượng còn căn cứ vào một số yếu tố khác; chẳng hạn, ở Đức và Mỹ sử dụng thêm độ ẩm của vật liệu cháy (Brown A.A, 1979), ở Pháp tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm của vật liệu cháy, ở Trung Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió (Vg), số ngày không mưa và lượng bão hòa (Lbh),… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng để DBNCCR; chẳng hạn: ở Thụy Điển và một số nước ở bán đảo Scandinavia sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày; trong khi đó, ở Nga và một số nước khác lại dùng nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí lúc 13 giờ (Brown A.A, 1979). Năm 1920, hệ thống cháy rừng ở Mỹ được đưa ra sử dụng và cho đến nay, nó đã được cải tiến tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống này, căn cứ chủ yếu vào mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu cháy để dự báo khả năng cháy rừng cho các loại vật liệu cháy khác nhau trên cơ sở phân loại vật liệu cháy ra các nhóm chính và kết hợp quan sát điều kiện khí tượng, địa hình, độ ẩm vật liệu cháy từ đó đưa ra mô hình dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng và quy mô đám cháy (Brown A.A, 1979). Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các nhân tố ảnh hưởng đến NCCR, trong đó có cả những yếu tố kinh tế - xã hội và NCCR được tính theo tổng số điểm của các yếu tố (Asian Biodiversity, 2001). Mặc dù, có những nét giống nhau nhưng đến nay, vẫn không có phương pháp DBNCCR chung cho cả thế giới mà ở mỗi quốc gia, thậm chí ở mỗi địa phương người ta vẫn nghiên cứu xây dựng phương pháp riêng. Ngoài ra, vẫn còn rất ít phương pháp DBNCCR có tính đến nhân tố kinh tế - xã hội và loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 rừng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả và hiệu lực của phòng cháy rừng (PCR) ngay cả ở những nước phát triển. Hình 1.1. Bảng hiệu dự báo cấp cháy rừng xã Tả Van 1.1.1.3. Nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng (Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993). Người ta đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng trên băng cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều chuyên gia về lửa rừng ở một số nước Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu đưa ra những ý kiến về xây dựng các băng xanh cản lửa và đai xanh phòng cháy rừng trên đó có trồng các loài cây lá rộng; ở Nga đã thiết lập những băng cây xanh chịu lửa khép kín với kết cấu nhiều loài cây, tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy từ ngoài vào các khu rừng thông, bạch đàn, sồi,… Các nước khác tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều công trình nhất vẫn là Đức, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Trung Quốc,… (Phạm Ngọc Hưng, 2001). Nhìn chung, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của nhiều kiểu công trình phòng cháy rừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những thông số kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý kiến của các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều kiện địa lý, vật lý địa phương. 1.1.1.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng Việc nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng người ta chủ yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa: (1)- Giảm nguồn lửa bằng nhiều cách: Tuyên truyền vận động không mang lửa vào rừng, dập tắt tàn lửa sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại; (2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng hoặc đốt theo hướng ngược với hướng lan tràn để cô lập đám cháy. Các công trình nghiên cứu về đốt trước làm giảm vật liệu cháy đã được nhiều nước áp dụng ngay từ đầu thế kỷ XX. Các nước tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều công trình nhất là Đức, Mỹ, Nga, Canada và Trung Quốc,… Đối tượng rừng được đưa vào đốt trước làm giảm vật liệu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Thường các chủ rừng đốt theo đám ở những diện tích rừng có nhiều vật liệu cháy, có nguy cơ cháy cao vào thời gian trước mùa cháy, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cháy lan đến khu rừng lân cận (Brown A.A,1979; Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993; Mc Arthur A.G., Luke R.H.,1986). Năm 1968, Stoddard - một trong những người đầu tiên đề xuất ý kiến đốt rừng có kế hoạch nhằm giảm nguy cơ cháy, tăng sản lượng gỗ và chim thú. Năm 1968, Morris đã cho thấy, việc đốt cỏ gà Cynodon dadyion vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân có tác dụng như bón phân làm tăng sản lượng sinh khối. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, có một số nước đi đầu trong lĩnh vực lửa rừng của thế giới như: Australia, Mỹ, Nga, Canada, Indonexia, Thái Lan,… đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra được những quy trình đốt trước cho các khu rừng trồng thuần loài có nguy cơ cháy cao. Biện pháp đốt trước có điều khiển đã được sử dụng tương đối phổ biến và được coi là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý lửa rừng ở những nước này. Năm 1993, có một số tác giả người Phần Lan đã đưa ra các vấn đề về khối lượng, độ ẩm vật liệu cháy, thời tiết, diện tích, địa hình và các vấn đề về kinh phí, tổ chức lực lượng một cách khá toàn diện trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 đốt trước có điều khiển cho các vùng rừng trọng điểm cháy dựa trên nghiên cứu về đặc điểm nguồn vật liệu cháy và việc đốt thử trên những diện tích rộng lớn (Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993). (3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn cách vật liệu cháy với ôxy không khí (nước, đất, cát, hóa chất dập cháy v.v…). Nhìn chung, các nghiên cứu về vấn đề này, thường được tiến hành nhiều ở các nước đang phát triển, như: Đức, Mỹ, Nga, Úc, Canada, Trung Quốc,… Còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu, áp dụng những công trình này, để phù hợp với điều kiện mỗi nước. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thực tế áp dụng cho công tác PCCCR ở mỗi quốc gia và mỗi địa phương. 1.1.1.5. Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng Những năm gần đây các phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy. Các phương pháp dự báo đã được mô hình hóa và xây dựng thành những phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của công tác dự báo. Việc ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích dược những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính xác khă năng xuất hiện cháy rừng và phát hiện sớm lửa rừng trên vùng rộng lớn. Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay được truyền qua nhiều kênh khác nhau đến các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và cộng đồng dân cư như hệ thống biển báo, thư tín, đài phát thanh, báo địa phương và trung ương, vô tuyến truyền hình, các mạng máy tính v.v… Những phương tiện dập tắt đám cháy rừng được nghiên cứu theo cả hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, mát gạt đất, máy đào rãnh, máy phun nước, náy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy và bom dập lửa v.v… Mặc dù các phương tiện chữa cháy rừng đã được nghiên cứu và phát triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất khủng khiếp ngay cả ở những nước phát triển có hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng hiện đại như Mỹ, Úc, Nga,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 456 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 211 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 169 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 176 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 141 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 35 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn