intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng Viễn thám và GIS trong phòng chống cháy rừng tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là xác định được các tiêu chí ảnh hưởng đến cháy rừng ở vùng nghiên cứu. Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn huyện Ba Tơ. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng Viễn thám và GIS trong phòng chống cháy rừng tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng Viễn thám và GIS trong phòng chống cháy rừng tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Huế, ngày … tháng … năm 2018 Tác giả luận văn Trần Lâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Lợi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp ở Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ; Chi cục Thống kê huyện Ba Tơ; Trạm khí tượng huyện Ba Tơ; Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Ngãi đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và số liệu để tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Huế; các anh chị học viên cao học chuyên ngành Lâm học khóa 2016 – 2018 của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẽ, hỗ trợ tôi về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn. Huế, ngày … tháng … năm 2018 Tác giả luận văn Trần Lâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Đề tài “Ứng dụng Viễn thám và GIS trong phòng chống cháy rừng tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” đã được thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 01/2018. Phương pháp tiếp cận đề tài là sử dụng tư liệu ảnh Landsat 8 và công nghệ GIS. Nội dung đề tài nghiên cứu các vấn đề sau: Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 và công nghệ GIS kết hợp với số liệu khảo sát thực địa, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cháy rừng. Từ đó tiến hành xây dựng các bản đồ với các tiêu chí ảnh hưởng đến cháy rừng: hiện trạng rừng, nhiệt độ, độ ẩm, giao thông, thủy văn, độ cao. Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng có độ chính xác cao và tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí. Qua kết quả xây dựng Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng được thiết lập dựa trên cơ sở phân tích các lớp tiêu chí ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng (hiện trạng rừng che phủ, nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, giao thông và thủy văn). Diện tích có nguy cơ cháy thấp khoảng 5.249,03 ha (chiếm 4,61%), diện tích có nguy cơ cháy trung bình khoảng 3.588,26 ha (chiểm 3,15%), diện tích có nguy cơ cháy cao khoảng 72.062,03 ha (chiếm 63,32%) và diện tích có nguy cơ cháy rất cao khoảng 32.914,73ha (chiếm 28,92%). Với kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 và công nghệ GIS là phương pháp có hiệu quả với độ chính xác cao, tiết kiệm chi phí trong việc phân loại và phân tích các tiêu chí biến động dẫn đến nguy cơ cháy rừng trên địa bàn từ đó đưa ra cảnh báo nguy cơ cháy rừng có độ chính xác cao giúp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quản lý và theo dõi công tác cháy rừng có hiệu quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3 1.1.1. Công nghệ GIS .................................................................................................. 3 1.1.2. Ứng dụng của công nghệ GIS ............................................................................ 6 1.1.3. Những nghiên cứu ứng dụng về GIS trong phòng cháy, chữa cháy rừng .......... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 24 1.2.1. Những vấn đề chung về cháy rừng ................................................................... 24 1.2.2. Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng ............................................................... 33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 39 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 39 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 39 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 39 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 39 2.3.1. Thu thập các số liệu liên quan .......................................................................... 39 2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu các lớp bản đồ chuyên đề ............................................ 40 2.3.3. Phương pháp đánh giá phân hạng các tiêu chí ảnh hưởng ................................. 42 2.3.4. Xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng tổng hợp các tiêu chí ................ 45 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................................... 46 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 47 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế của huyện.................................................................. 47 3.1.1. Vị trí, ranh giới ................................................................................................ 47 3.1.2. Địa hình ........................................................................................................... 48 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................. 48 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 50 3.2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp ............................................................................... 50 3.2.2. Dân số và lao động ........................................................................................... 50 3.2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng ............................................................................... 50 3.3. Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng huyện những năm gần đây...... 52 3.3.1. Tình hình cháy rừng ......................................................................................... 52 3.3.2. Nguyên nhân gây ra cháy rừng ......................................................................... 54 3.3.3. Công tác PCCCR ở huyện ................................................................................ 55 3.4. Đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến cháy rừng trên địa bàn ............................... 56 3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu các lớp bản đồ ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng .......... 58 3.5.1. Hiện trạng rừng ................................................................................................ 58 3.5.2. Khí hậu ............................................................................................................ 62 3.5.3. Giao thông ....................................................................................................... 64 3.5.4. Thủy văn .......................................................................................................... 66 3.5.5. Địa hình ........................................................................................................... 67 3.6. Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn huyện Ba Tơ ............ 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 3.7. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả PCCCR trên địa bàn huyện ........................ 70 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 72 1. Kết luận ................................................................................................................. 72 2. Đề nghị .................................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo BVR : Bảo vệ rừng CO : Carbon mônôxit CO2 : Carbon điôxit CSDL : Cơ sở dữ liệu ĐN : Đông Nam ĐĐN : Đông Đông Nam FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc GIS : Hệ thống thông tin địa lý HSTR : Hệ sinh thái rừng NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng PCCR : Phòng chống cháy rừng QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng TN&MT : Tài nguyên và môi trường TN : Tây Nam TTN : Tây Tây Nam TW : Trung ương UBND : UBND VLC : Vật liệu cháy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân cấp dự báo nguy cơ cháy rừng và các biện pháp thực hiện PCCCR ........ 33 Bảng 2.1: Thang so sánh các tiêu chí ................................................................................. 40 Bảng 2.2: Ma trận so sánh cặp đôi giữa các tiêu chí ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng .. 41 Bảng 2.3: Ma trận trọng số các tiêu chí ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ...................... 41 Bảng 2.4: Tiêu chí chính xác định ...................................................................................... 42 Bảng 2.5: Điểm phân cấp nguy cơ cháy rừng theo các tiêu chí đầu vào được lựa chọn.... 43 Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng 3 loại rừng........................... 51 Bảng 3.2: Số vụ cháy rừng trên địa bàn từ năm 2013 – 2017 ............................................ 52 Bảng 3.3: Thời điểm cháy rừng trong năm từ 2013 – 2017 ............................................... 53 Bảng 3.4: Ma trận so sánh cặp đôi giữa các tiêu chí ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng .. 56 Bảng 3.5: Các tham số của FAHP ...................................................................................... 57 Bảng 3.6: Trọng số và điểm cấp cháy các tiêu chí ............................................................. 57 Bảng 3.7: Diện tích thảm thực vật huyện Ba Tơ năm 2017 ............................................... 59 Bảng 3.8: Phân loại thảm thực vật ở huyện Ba Tơ............................................................. 60 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hiện trạng rừng đến nguy cơ cháy rừng ................................... 61 Bảng 3.10: Nhiệt độ từ trạm quan trắc ............................................................................... 63 Bảng 3.11: Độ ẩm từ trạm quan trắc .................................................................................. 63 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của giao thông đến nguy cơ cháy ................................................. 65 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thủy văn đến nguy cơ cháy rừng ............................................ 66 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của độ cao đến nguy cơ cháy rừng ............................................... 67 Bảng 3.15: Tổng hợp phân vùng nguy cơ cháy rừng ......................................................... 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ xây dựng bản đồ nguy cơ cháy rừng ................................................. 46 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Ba Tơ ............................................................................ 47 Hình 3.2: Tư liệu ảnh Landsat 8 tháng 11 năm 2017 (tổ hợp kênh 564) ..................... 59 Hình 3.3: Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng theo hiện trạng rừng .......................... 62 Hình 3.4: Biểu đồ nhiệt độ tại trạm quan trắc huyện Ba Tơ ........................................ 63 Hình 3.5: Biểu đồ độ ẩm trung bình tại Trạm quan trắc Ba Tơ ................................... 64 Hình 3.6: Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo đường giao thông ............................... 65 Hình 3.7: Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng theo tiêu chí thủy văn ........................ 66 Hình 3.8: Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng theo độ cao ........................................ 67 Hình 3.9: Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn huyện Ba Tơ................... 69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Trong những năm vừa qua, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện ở nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư và các cơ chế chính sách đã được ban hành, tạo động lực để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, trong 10 năm qua, diện tích rừng của cả nước đã liên tục tăng từ 10.915.592 ha với độ che phủ 33,2% vào năm 1999, tăng lên 13.388.075 ha với độ che phủ 39,5% vào năm 2010, đặc biệt là độ che phủ của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã không ngừng tăng lên, tác dụng phòng hộ cũng như bảo tồn của rừng đã được theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đưa độ che phủ rừng lên 47%. Qua đó cho thấy công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ngày càng được chú trọng, đặc biệt là diện tích rừng trồng ngày càng tăng nhanh. Cháy rừng là một thảm họa thường xảy ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, gây nên những tổn thất về của cải, tài nguyên, môi trường và cả tính mạng con người. Vì vậy PCCCR là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường. Cùng với định hướng chung, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đầu tư, diện tích rừng của tỉnh cũng có sự thay đổi lớn, đặc biệt từ khi có dự án 5 triệu hécta rừng, diện tích rừng tăng lên rõ rệt, diện tích rừng năm 1999 là 126.605 ha với độ che phủ 24,8%, đến năm 2015 là 263.087,58 ha với độ che phủ 51,06%. Để phòng cháy và chữa cháy rừng, hàng năm Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ tập trung vào các giải pháp: công tác tuyên truyền, thành lập tổ Kiểm lâm cơ động PCCCR, quan hệ phối hợp với các đơn vị, xử lý khi có cháy rừng xảy ra; đối với giải pháp xác định mùa cháy và vùng trọng điểm cháy chỉ mang tính chủ quan (dựa vào hiện trạng rừng và tháng nắng nóng trong năm), chưa có tính toán xử lý, xác định vùng trọng điểm cháy khách quan và khoa học theo các tiêu chí ảnh hưởng đến cháy rừng trên địa bàn. Việc ứng dụng viễn thám và GIS cho công tác phòng chống cháy rừng cho chúng ta có cánh nhìn tổng quát, toàn diện thì vẫn chưa được thực hiện nên hệ thống PCCCR vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của chúng. Trên địa bàn huyện Ba PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 Tơ hệ thống PCCCR chỉ mang tính cục bộ chưa có nghiên cứu khoa học nào ứng dụng công nghệ GIS để mang lại hiệu quả cao của hệ thống PCCCR Vì vậy để nhằm góp phần đưa ra những giải pháp tối ưu cho công tác cảnh báo nguy cơ cháy rừng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng Viễn thám và GIS trong phòng chống cháy rừng tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi”. Đề tài hoàn thành sẽ chỉ rõ các nguy cơ cháy rừng hiện nay. Từ đó sẽ cung cấp nguồn tư liệu bổ ích cho việc theo dõi và cảnh báo cháy rừng, đồng thời giúp các nhà quản lý có thể đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Ứng dụng ảnh viễn thám và kỹ thuật GIS trong việc xây dựng bản đồ cảnh báo cháy rừng từ đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được các tiêu chí ảnh hưởng đến cháy rừng ở vùng nghiên cứu. - Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn huyện Ba Tơ. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và công nghệ trong công tác nghiên cứu sử dụng các phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài định hướng cho các nhà quản lý xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài khẳng định khả năng nâng cao độ chính xác nghiên cứu biến động của các lớp thông tin liên quan bằng công nghệ GIS từ đó có cách nhìn tổng quát về các địa điểm có thể xảy ra nguy cơ cháy rừng cao để đề xuất các giải pháp PCCCR có hiệu quả. - Cung cấp thông tin chính xác các biến động về rừng để định hướng cho việc xây dựng phương án PCCCR. - Xây dựng cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho công tác phòng chống cháy rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Công nghệ GIS [8] * Công nghệ GIS Hệ thống thông tin Địa lý (GIS: Geograpgic Information System) đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, đây là một dạng ứngdụng công nghệ tin nhằm mô tả thế giới thực mà chúng ta đang sống. Với những tính năng ưu việt của nó mà các hệ thống thông tin khác không có được như công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường và các phép phân tích thống kê, phân tích dữ liệu không gian và thuộc tính. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu và quản lý (phân tích các sự kiện, dự đoán tác độngvà hoạch định chiến lược), đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm quản lý và quy hoạchsử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, bền vững và hợp lý. Khi xác định một dự án mới (như tìm một khu đất tốt cho phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây nông lâm nghiệp). Công nghệ GIS sẽ cho phép làm bản đồ, hợp nhất, phối hợp thông tin, giải quyết các vấn đề phức tạp, đưa ra các quyết định, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được hoặc chưa từng biết đến. Làm bản đồ và phân tích số liệu địa lý không phải là mới, nhưng hệ thống thông tin địa lý thực hiện hai nhiệm vụ này tốt hơn và nhanh hơn phương pháp truyền thống. Bởi vậy GIS là một công cụ được chính phủ, các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức, và các trường Đại học sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. 1.1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là gì? GIS là một bộ công cụ đầy sức mạnh để tuyển chọn, lưu trữ, phục hồi, chuyển đổi và hiển thị số liệu không gian từ thế giới thực đáp ứng cho một số mục đích cụ thể. Nhận xét rút ra từ khái niệm: a) GIS liên quan đến cơ sở dữ liệu: Tất cả các thông tin trong một GIS được liên kết với nhau. b) Kỹ thuật hợp nhất GIS: Phân tích không ảnh, ảnh vệ tinh, tích hợp các lớp dữ liệu theo mô hình tối ưu hóa để xây dựng các bản đồ chuyên đề. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 1.1.1.2. Những quan niệm khác nhau về GIS a) Dựa trên cơ sở hộp công cụ (toolbox-based definitions) - Là công cụ mạnh có một số những vai trò và khả năng khác nhau như lưu trữ, phục hồi, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực (Burrough 1986). - Một hệ thống để giữ,phục hồi, kiểm tra, thao tác, phân tích và hiển thị số liệu (Bộ môi trường Anh, 1987). - Một công nghệ thông tin để lưu trữ, phân tích và hiển thị cả dữ liệu không gian và thuộc tính (Parker, 1988). b) Cơ sở dữ liệu (database definitions) Một hệ thống cơ sở dữ liệu mà trong đó hầu hết dữ liệu không gian được lập thành bảng và một bộ thủ tục hoạt động để trả lời những câu hỏi truy vấn về tính nguyên vẹn của dữ liệu không gian trong cơ sở dữ liệu (Smith và đồng nghiệp 1989). c) Dựa trên cơ sở tổ chức (Organazation –based definitions) Một bộ chức năng tự động, cung cấp chuyên nghiệp với những khả năng chuyên sâu để phục hồi, lưu trữ, thao tác, hiển thị dữ liệu liên quan đến vị trí địa lý (Ozemoy, Smith và Sicherman 1981). 1.1.1.3. Mục đích và lợi ích của GIS Sử dụng công nghệ GIS trong các mục tiêu nghiên cứu và quản lý so với các phương tiện truyền thống có thể mang lại những hiệu quả cao do: - Tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ dữ liệu. - Dễ dàng cập nhật số liệu và tăng độ chính xác của bản đồ. - GIS cung cấp các sản phẩm đáp ứng độ chính xác theo yêu cầu. - Chất lượng dữ liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt. - GIS được sử dụng để hợp nhất số lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: ảnh viễn thám và bản đồ. - Tiềm năng của GIS: Làm bản đồ thay đổi thông qua chương trình dự án. - GIS được sử dụng để phân tích thông tin không gian và hợp nhất với mô hình để tạo ra tạo ra nhanh chúng một lớp dữ liệu tổng hợp mới ở dưới dạng mô phỏng: a) Cho thấy vị trí tồn tại của dạng A. b) Cho thấy vị trí tồn tại của dạng A trong mối quan hệ với B. c) Tính số sự kiện tồn tại dạng A trong vòng một khoảng cách D về sự tồn tại dạng B. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 d) Đánh giá chức năng f tại vị trí X. e) Thống kê kích thước của B (diện tích, chu vi…). f) Quyết định kết quả của chồng các lớp dữ liệu không gian khác nhau. g) Quyết định khoảng cách dọc theo xung quanh từ X tới Y qua một mạng lưới. h) Phân loại thông qua phối hợp các thuộc tính. i) Biết giá trị Z tại các điểm x1,x1….xn, tiên đoán giá trị z tại các điểm y1, y2…yn. j) Sử dụng phương pháp số để tạo ra các thuộc tính mới. k) Sử dụng CSDL số như là một mô hình thế giới thực. 1.1.1.4. Chức năng của GIS (GIS functionality) Theo Star and Estes 1990 và nhiều nhà địa lý học, một GIS bao gồm 5 nguyên tố chức năng: Nhập dữ liệu, xử lý lại dữ liệu, quản lý dữ liệu, thao tác/phân tích dữ liệu và tạo nguồn sản phẩm/xuất dữ liệu: a) Chức năng phân loại lại Một trong những điểm nổi bật của GIS trong việc phân tích dữ liệu thuộc tính và không gian là khả năng phân loại lại dựa trên các thuộc tính hiện thị trên bản đồ. Nó là một quá trình nhằm chỉ ra một nhóm thuộc tính thuộc về một cấp nhóm nào đó. Một lớp bản đồ mới được tạo ra mang giá trị mới, mà nó được tạo thành dựa vào các thuộc tính của lớp bản đồ trước hoặc kết quả của việc phân tích nhiều lớp bản đồ (mô hình không gian). b) Chức năng phân tích liền kề * Tìm kiếm (searching) Tìm kiếm một diện tích quan tâm, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. * Nội suy (Spatial Interpolation) Trong trường một số trường hợp thông tin cho một số đối tượng (điểm, đường hoặc vùng) lựa chọn ít hoặc quá ít thì nội suy phải thực hiện để có nhiều thông tin hơn. Nghĩa là phải giải đoán giá trị hay tập giá trị mới, phần này mô tả nội suy hướng điểm, có nghĩa một hay nhiều điểm trong không gian được sử dụng để phát sinh giá trị mới cho vị trí của những nơi khác mà không đo được trực tiếp dữ liệu. * Vùng đệm (buffer) Vùng đệm được vẽ từ một đối tượng điểm, đường hoặc một diện tích, trong đó diện tích ở đường biên bên trong gọi là lõi và ở bên ngoài đường biên thì gọi là đệm hay vùng ảnh hưởng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 * Chức năng về địa hình (Topographic function) - Sử dụng để thống kê các giá trị (độ dốc, hướng phơi) để mô tả đặc điểm về địa hình ở một vị trí cụ thể trên thực địa. - Hầu hết các chức năng này sử dụng phân tích liền kề để mô tả đặc điểm về địa hình. c) Chức năng chồng lớp (overlay function) Chồng lớp là một chức năng quan trong nhất (một khả năng ưu việt) của một GIS trong việc phân tích các dữ liệu không gian để tạo ra một bản đồ mới mang các đặc tính hoàn toàn khác với các lớp bản đồ trước đây. Thực chất chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết với nhau. Sự chồng xếp này hay liên kết không gian có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất. Các lớp khác nhau (các bản đồ khác nhau) được chồng lên nhau theo các phương pháp sau: - Phương pháp cộng. - Phương pháp nhân. - Phương pháp trừ. - Phương pháp chia. - Phương pháp tính trung bình. - Phương pháp hàm số mũ. - Phương pháp che phủ. - Phương pháp tổ hợp. 1.1.2. Ứng dụng của công nghệ GIS Quy hoạch sử dụng đất Một trong những ứng dụng quan trọng của GIS trong sản xuất nông lâm nghiệp là quy hoạch sử dụng đất. Trong suốt 20 năm qua, các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức quốc tế đã sử dụng kỹ thuật GIS chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị những người sử dụng ARC/INFO (một phần mềm chuyên dụng về GIS, hiện được tích hợp trong ArcGIS của hãng ESRI) năm 1992, các nhà khoa học đã nhất trí rằng để bảo vệ môi trường một cách bền vững và hạn chế những suy thoái đang diễn ra, cần thiết phải ưu tiên đưa GIS vào ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu và quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, bằng cách này có thể tìm kiếm những mô hình sử dụng đất bền vững nhằm xoá đi hoặc giảm bớt những hiểm hoạ đối với môi trường tự nhiên và với loài người (như tình trạng phá rừng để canh tác, tình trạng xói mòn và suy thoái đất đai, tình trạng ô nhiễm môi trường…). Tất nhiên, mọi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 biện pháp và chỉ dẫn về bảo vệ môi trường sẽ không thành công trừ phi những đòi hỏi về lương thực và đất nông nghiệp được xác định và đáp ứng một cách tối ưu nhất trên từng vùng, từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Do vậy tiềm năng ứng dụng GIS trong định hướng sản xuất nông lâm nghiệp đã được mở rộng và ngày càng tỏ ra hiệu quả, trở thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với các chuyên gia quy hoạch và nhà quản lý. Ứng dụng GIS trong quy hoạch và sử dụng đất đai tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ khác nhau. Có 4 mức độ phân tích: rất khái quát (Mega), khái quát (Macro), trung bình (Meso) và chi tiết (Micro); mỗi mức độ phân tích trong hệ thống GIS căn cứ vào quy mô diện tích của vùng nghiên cứu. Khi phân tích thông tin từ mức Mega đến mức Micro, số lượng thông tin đưa vào xử lý sẽ lớn hơn. Khả năng tổng hợp và phân tích sâu thông tin ở một vùng lãnh thổ nhỏ hoặc ngược lại, khái quát ở mức cao hơn cho vùng rộng lớn là ưu điểm của GIS. Rõ ràng là bằng ứng dụng GIS, những quy hoạch sử dụng đất đai trên vùng lãnh thổ lớn hay việc xây dựng những dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở các khu vực nhỏ đều có thể được cung cấp một khối lượng thông tin toàn diện, tổng hợp kịp thời và theo yêu cầu; từ cơ sở dữ liệu được cung cấp việc hoạch định những bước đi cụ thể cần thiết (như điều tra bổ sung, thu thập mẫu…) nhanh chóng được xác định. Một điều quan trọng về GIS so với bản đồ là GIS có thể thể hiện từng lớp bản đồ của vùng nghiên cứu. Không chỉ ở bề mặt mà còn cho thấy tầng đá gốc, loại đất, thảm thực vật và nhiều vấn đề khác. Nó rất hữu ích khi nghiên cứu vùng đất mới cho sản xuất nông lâm nghiệp, đỡ tốn kém tiền của của nông dân, bởi vì thay vì phải làm thí nghiệm đất tất cả số liệu về cấu trúc đất bên trong đã được lưu trữ trong máy tính. Viện phát triển tài nguyên đất Băngladesh đã ứng dụng GIS trong quản lý, phân tích thông tin tài nguyên đất từ năm 1994. SRDI tổ chức khảo sát thông tin về tài nguyên đất, cấu trúc đất, loại đất, tính chất của đất, các ràng buộc trong sử dụng đất, khả năng phát triển; quản lý đất và bón phân cho đất, khuyến nghị về bón phân, cây trồng thích hợp, cơ cấu cây trồng… cho mỗi vị trí của từng vùng. Hiện nay Viện phát triển tài nguyên đất đã ứng dụng công nghệ GIS sản xuất được 44 loại bản đồ khác nhau liên quan đến tình trạng dinh dưỡng đất, sử dụng phân bón, nhiễm mặn, sử dụng đất. Quy hoạch và quản lý sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp, GIS có thể được sử dụng để dự đoán vụ mùa cho từng cây trồng. Nó có thể dự đoán bằng cách không chỉ xem xét khí hậu của vùng mà còn bằng cách theo dõi sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, và bởi vậy sẽ dự đoán được sự thành công của mùa vụ. GIS có thể giúp tìm và thể hiện những thay đổi của cây trồng trong từng giai đoạn. Ví dụ, nếu năm trước số liệu cho thấy cây trồng A phát triển rộng và cây trồng đã thành công trong nhiều năm trước đó, những số liệu này có thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 được lưu trữ. Nếu trong một vài mùa vụ cây trồng không phát triển tốt như trước, bằng cách sử dụng GIS có thể phân tích số liệu và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó. Ở Băngladesh, Viện nghiên cứu nông nghiệp bắt đầu triển khai dự án GIS từ năm 1996, với mục tiêu là thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nông nghiệp dựa trên cơ sở GIS; sử dụng cơ sở dữ liệu AEZ/GIS để phát triển công nghệ và chuyển giao vào sản xuất nông nghiệp. Từ khi giới thiệu GIS tại Viện nghiên cứu nông nghiệp, nhiều hoạt động đã được thực hiện sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu AEZ /GIS. Hệ thống cơ sở dữ liệu AEZ là cơ sở thông tin cơ bản phục vụ ra quyết định, nhiều cơ quan tổ chức quy hoạch quốc gia hiện đang sử dụng hệ thống AEZ/GIS cho mục đích quy hoạch vĩ mô và vi mô. Khả năng ứng dụng của AEZ/GIS bao gồm: - Hệ thống AEZ/GIS thông qua việc cập nhật thông tin thường xuyên có thể được sử dụng hữu ích cho mục đích quy hoạch sản xuất; - Tạo ra các kịch bản và cung cấp khả năng lựa chọn cho các nhà hoạch định chính sách; - Phân tích dự đoán tình huống, xác định vấn đề và tìm ra vùng ưu tiên nghiên cứu; Hơn thế nữa, cơ sở dữ liệu AEZ/GIS có thể ứng dụng trong các hoạt động sau: - Xây dựng mô hình quản lý rủi ro và đánh giá tổn thất ban đầu do rủi ro, xây dựng mô hình về quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, bảo toàn nguồn tài nguyên đất cho sản xuất bền vững; - Quy hoạch rừng, thuỷ sản, đất cho mục đích sản xuất hàng hoá và thương mại; - Tập trung vào các kịch bản thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển nâng cao… - Phát triển hoạt động khí tượng nông nghiệp, chương trình quản lý sản xuất nông nghiệp và quản lý nước; - Hệ thống hỗ trợ quyết định cho quy hoạch nông nghiệp và chuyển giao công nghệ; Hiện nay châu Âu đã du nhập chế độ EUROGAP (Euro Good Agriculture Practice), tiêu chuẩn hoá quá trình từ hiện trường sản xuất như canh tác các loại cây nông nghiệp, bảo quản, vận chuyển, xử lý tiêu độc .. đến khâu người tiêu thụ và theo đó, một sản phẩm nông nghiệp không chứng minh được là đã tuân theo đúng các khâu của tiêu chuẩn đó thì sẽ không được phép nhập khẩu. Tại Nhật Bản một hoạt động tương tự được gọi với cái tên là JGAP cũng đã bắt đầu tiến hành, trong vài năm các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đã được tiến hành tiêu chuẩn hoá, những sản phẩm nông nghiệp nào không đáp ứng được JGAP cũng sẽ không được nhập khẩu. Trong bối cảnh các hoạt động như vậy, việc quản lý dữ liệu của sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 cấp bách, vì vậy việc quản lý thông tin theo từng thửa đất đai càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để phát triển được ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải xuất khẩu được các sản phẩm nông nghiệp hoặc các sản phẩm nông nghiệp đã chế biến với giá thành thấp, chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì thế, trong tương lai gần thiết nghĩ cần phải xây dựng hệ thống quản lý đối ứng với EUROGAP hay JGAP. Vừa qua (cuối năm 2005, đầu 2006), được sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản, Công ty Hitachi Soft và Trung tâm Tin học và Thống kê (ICARRD) đã thực hiện một Dự án thí điểm ứng dụng GIS và viễn thám theo hướng này ở hợp tác xã Song Phương, xã Phương Bảng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ảnh vệ tinh QuickBirrd chụp khu vực này đã được định vị theo bản đồ địa chính xã Song Phương, các thửa đất của bản đồ địa chính đã được bổ sung nhờ ảnh QuickBirrd. Số liệu canh tác, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong 2 năm 2004, 2005 của hơn 800 hộ của HTX Phương Bảng cũng đã được điều tra và đưa vào CSDL GIS bằng phần mềm của hệ thống quản lý thông tin nông nghiệp Geomation Farm. Dự án có tính chất thử nghiệm trong thời gian ngắn nhưng đã được địa phương rất hoan nghênh. Với tính ưu việt của công nghệ GIS và viễn thám, ngành lâm nghiệp đã ứng dụng trong công tác quy hoạch và phát triển rừng, phục vụ công tác thiết kế, khai thác và trồng mới rừng. Ngoài ra người ta còn sử dụng GIS trong việc theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, xác định vùng thích nghi cho cây lâm nghiệp. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Việt Nam) đã ứng dụng khá thành công các công nghệ GIS, Viễn thám, GPS trong theo dõi diễn biến, đánh giá tài nguyên rừng. Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao sau khi được giải đoán, chồng xếp, đối chiếu với bản đồ rừng đã có, những khu vực nào mâu thuẫn sẽ được xác định để kiểm chứng thực địa với GPS. Trong chương trình “Rà soát quy hoạch 3 loại rừng” mà ngành lâm nghiệp đang tiến hành để phục vụ đề án “Quy hoạch và xác định lâm phận ổn định rừng phòng hộ và rừng đặc dụng” trình Chính phủ phê duyệt, GIS đã được sử dụng một cách hữu hiệu ….Từ bản đồ địa hình của vùng đồi núi, bản đồ độ cao, độ dốc được xây dựng bằng các phần mềm GIS. Các bản đồ này được chồng xếp với bản đồ đất, bản đồ mưa để tính ra mức độ xung yếu. Từ bản đồ phòng hộ lý thuyết này, các tỉnh sẽ đi kiểm tra thực địa, kết hợp với các điều kiện dân sinh, kinh tế…. để trình cấp trên quyết định khu vực phòng hộ. Có thể coi đây là một ứng dụng của GIS trong “trợ giúp quyết định”. Đề tài KC-07-03 “Xây dựng và sử dụng CSDL phục vụ phát triển nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp là một trong các ứng dụng GIS vào công tác quy hoạch nông nghiệp hiện nay. Mục tiêu của đề tài là xây dựng CSDL nông nghiệp và nông thôn thống nhất tập trung trên nền GIS (thống PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 nhất về khuôn dạng, hệ toạ độ và cấu trúc dữ liệu gồm cả dữ liệu địa lý và phi địa lý), gắn với các mô hình phân tích thông tin nhằm trợ giúp quá trình lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Các loại dữ liệu phi không gian bao gồm: Tài nguyên đất, khí hậu nông nghiệp, tình hình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất, thuỷ lợi, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, số liệu thống kê nông nghiệp (năng suất, sản lượng, diện tích một số cây trồng chính..), thông tin về sâu bệnh và đặc biệt là số liệu về dân số, lao động nông thôn, kinh tế hộ… Khuôn dạng chuẩn của dữ liệu –xBase file cho phép tổng hợp, sắp xếp tìm kiếm dữ liệu, đồng thời tương thích với cấu trúc liên hệ dữ liệu thuộc tính trong CSDL GIS và thuận lợi trong kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian. Trong quy hoạch đánh giá phân loại đất, GIS là công cụ trợ giúp nhằm thu thập dữ liệu chuyên đề, xử lý dữ liệu địa lý, tích hợp dữ liệu để xây dựng các bản đồ đơn vị đất, mô phỏng kết quả đánh giá đất thông qua các bản đồ thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. Mỗi đơn vị đất là một khu vực địa lý khác biệt với các tính chất về thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn khí hậu. Để có kết quả khi thực hiện bài toán thích ứng trong môi trường GIS, thường phải tuân thủ theo qui trình phân tích đa chỉ tiêu gồm: xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá; lựa chọn các lớp bản đồ phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất. Sau đó đánh giá và phân loại mức độ thích hợp theo ALES và đưa ra các bản đồ chuyên đề, đây chính là thông tin tổng hợp trợ giúp quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Quản lý bảo vệ thực vật Ở một số nơi GIS đang được ứng dụng để theo dõi sự lan tràn của cỏ dại. Với việc kết hợp ứng dụng viễn thám với GIS sẽ cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác bản đồ cỏ dại ở các thời kỳ . Điều này là rất quan trọng đối với các nhà nông học. Họ có thể sử dụng các thông tin thu thập được để ngăn ngừa sự lan tràn của các loài cỏ dại phá hoại mùa màng. Cỏ dại không phải là vấn đề duy nhất GIS có thể giải quyết, thực tế GIS có thể giải quyết được nhiều vấn đề khác. Nhiều dự án đã được thực hiện để theo dõi sự di chuyển của côn trùng, hoặc sâu bệnh ở Mỹ. Nó rất hữu ích như là một biện pháp phòng ngừa tích cực. Nếu một loại động vật hay côn trùng nào phá hoại đồng ruộng, với GIS nó có thể bị theo dõi và tìm ra dấu vết. Công tác phòng chống cháy và bảo vệ rừng Trong ngành Kiểm lâm Việt Nam, công nghệ GIS đã được ứng dụng để: cảnh báo cháy rừng; phân vùng trọng điểm cháy rừng; ứng dụng ảnh viễn thám MODIS để phát hiện sớm cháy rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Nhận thức được tầm quan trọng của CSDL, Cục Kiểm lâm đã thiết kế và đưa vào sử dụng “CSDL báo cáo thống kê” từ năm 1998 để sử dụng cho toàn ngành. Bản thân CSDL này không liên quan gì đến công nghệ GIS nhưng sự thành công của nó đã trả lời câu hỏi: làm thế nào để trao đổi thông tin nhanh nhất giữa người cập nhật dữ liệu và người sử dụng CSDL để phục vụ quản lý một cách hiệu quả nhất? Trang bị và đào tạo cán bộ như thế nào cho phù hợp? Vai trò người “kỹ sư trưởng” trong thiết kế, điều hành các hoạt động này như thế nào? Và “CSDL báo cáo thống kê” của ngành Kiểm lâm đã hoạt động rất tốt ở tất cả các Hạt Kiểm lâm, các Chi cục kiểm lâm tỉnh và Cục Kiểm lâm. Nhờ sự thành công của CSDL này, ngành Kiểm lâm đã tiếp tục thiết kế các cơ sở dữ liệu có gắn kết với việc sử dụng bản đồ, hay nói đúng hơn là ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng CSDL phục vụ quản lý, bảo vệ rừng. Trong công tác Kiểm lâm, 2 CSDL liên quan đến công nghệ GIS đang được hoạt động có hiệu quả nhiều năm nay là: CSDL cảnh báo cháy rừng: Thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng những năm qua, đặc biệt qua hai vụ cháy rừng lớn, tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau tháng 3 và 4/2002 cho thấy cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra rất nghiêm trọng. Lý do là khi cháy rừng xảy ra, mặc dù huy động một lực lượng rất đông để chữa cháy nhưng hiệu quả thấp vì do thiếu lực lượng thường trực chữa cháy rừng chuyên nghiệp, trang thiết bị, phương tiện chữa cháy nghèo nàn, thô sơ; việc chỉ huy, tổ chức chữa cháy còn rất lúng túng… Vấn đề đặt ra là cần dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy để có phương pháp phòng cháy, chữa cháy rừng luôn là vấn đề cấp thiết và là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung. Cục Kiểm lâm đã phối hợp với Trường Đại học lâm nghiệp thiết kế và đưa vào sử dụng CSDL cảnh báo cháy rừng. Ngày 01 tháng 01 năm 2003, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng bản tin cảnh báo cháy rừng, đây là CSDL có sử dụng công nghệ GIS để tô mầu các khu vực rừng có các cấp cảnh báo khác nhau và được cập nhật hàng ngày các thông số khí tượng: Nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa từ hơn 100 trạm khí tượng trong toàn quốc. Việc trao đổi thông tin hàng ngày qua hệ thông thư tín điện tử và được tính toán vào lúc 16h30’. Kết quả cảnh báo cháy rừng hàng ngày được gửi sang Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào 17h để các cơ quan này kịp biên tập và phát sóng trong chương trình thời sự của Đài. Có thể nói rằng đây là CSDL được cập nhật hàng ngày. CSDL theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: Mục đích theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có được phân chia theo chức năng sử dụng rừng và loại chủ quản lý; lập bản đồ hiện trạng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2