intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định cấu trúc, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trồng thuần loài tại lâm trường Hữu Lũng II, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định cấu trúc và năng suất rừng trồng Bạch đàn E.urophylla dòng PN2 tại Lâm trường Hữu Lũng II, tỉnh Lạng Sơn. Xác định hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn E.urophylla dòng PN2 tại Lâm trường Hữu Lũng II, tỉnh Lạng Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định cấu trúc, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trồng thuần loài tại lâm trường Hữu Lũng II, tỉnh Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------------------------- NGUYỄN QUANG THỊNH XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG BẠCH ĐÀN (Eucalyotus urophylla) TRỒNG THUẦN LOÀI TẠI LÂM TRƯỜNG HỮU LŨNG II, TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Tiến Hinh Hà Tây – 2007
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học (Khoá XIII - Hệ tập trung) trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và đánh giá kết quả học tập của khoá học, được sự đồng ý của Khoa Sau đại học, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Vũ Tiến Hinh, tôi thực hiện đề tài luận văn: “Xác định cấu trúc, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trồng thuần loài tại Lâm trường Hữu Lũng II, tỉnh Lạng Sơn.” . Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của khoa Sau đại học, các đồng nghiệp, lâm trường Hữu lũng II. Nhân dịp này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn GS.TS Vũ Tiến Hinh đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, xin cám ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại Học, các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Lâm trường Hữu Lũng II tỉnh Lạng Sơn, Phòng Kỹ Thuật, cán bộ, công nhân lâm trường đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu tại cơ sở. Mặc dù đã làm việc rất nỗ lực nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch đàn là một trong những loài cây đang được trồng rộng rãi ở nước ta hiện nay và được coi là cây nguyên liệu giấy chủ yếu ở trung tâm Miền Bắc. Bạch đàn cũng được trồng thành công ở vùng đồi dốc thoải thuộc các tỉnh Trung Bộ và vùng Đồng Bằng ở nhiều nơi trong cả nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990, khi một số dòng Bạch đàn như U6, U16 được nhập từ Trung Quốc có năng suất cao đã tạo nên một phong trào chọn giống và lai tạo giống Bạch đàn. Kết quả khảo nghiệm và trồng thử trong mấy năm qua cho thấy, hai giống PN2 và PN14 do Trung tâm nghiên cứu Phù Ninh chọn lọc và nhân giống cũng như giống U6 do Xí nghiệp giống thành phố Hồ Chí Minh nhập nội từ Trung Quốc là những giống sinh trưởng nhanh ở nhiều nơi. Trong thời gian 1996 - 2000, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã tạo được gần 80 tổ hợp lai trong loài và lai khác loài giữa các loại Bạch đàn Uro (Eucalyptus Urophylla), Bạch đàn trắng caman (E.camanldulensis), Bạch đàn Liễu (E.exserta). Qua khảo nghiệm đã xác định được một số tổ hợp lai có năng suất cao nhất, chọn được một số cá thể làm cây đầu dòng và đã xây dựng được một số khu khảo nghiệm và trồng thử trên một số vùng sinh thái. Kết quả bước đầu cho thấy đây là những giống có triển vọng cho trồng rừng kinh tế ở nước ta [11] Trung tâm Nguyên liệu giấy (1998) cho thấy, ở hầu hết các địa điểm được khảo nghiệm, trong 2 - 3 năm đầu, các dòng Bạch đàn PN2 và PN14 đều cho năng suất cao hơn các dòng U16 và GU được nhập nội từ Trung Quốc về và cao hơn rất nhiều so với giống sản xuất. Mặt khác, khảo nghiệm tại Gia Thanh và Sóc Đăng (Phú Thọ) cũng cho thấy các dòng Bạch đàn PN2 và PN14
  4. 2 sau 39 tháng có thể tích thân cây 20 – 26,6dm3/cây với năng suất 10-14,6m3/ ha/ năm (khoảng cách trồng 3 x 2m). Cho đến nay những nghiên cứu về các dòng Bạch đàn nói trên còn ít, đặc biệt là vấn đề liên quan đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định cấu trúc, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trồng thuần loài tại lâm trường Hữu Lũng II, tỉnh Lạng Sơn”.
  5. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Những nghiên cứu về Bạch đàn E.urophylla Từ thế kỷ XIX, Bạch đàn đã từ châu Úc du nhập đến nhiều nước trên thế giới và được đánh giá như là một loài cây nhập nội có khả năng thích ừng với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau và sau đó, nó lại được đánh giá là loài cây trồng rừng kinh tế. Năm 1955, trên thế giới đã có 700.000 ha rừng trồng Bạch đàn và tới năm 1975 đã có khoảng 4 triệu ha rừng trồng tại nhiều vùng khác nhau của 58 nước. Phải nói rằng, sự thành công của việc phát triển rộng lớn của rừng trồng Bạch đàn trên nhiều nước có phần đóng góp rất lớn của những chương trình nghiên cứu về loài và xuất xứ Bạch đàn. Đề cập đến những công trình nghiên cứu liên quan đến khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn Urophylla, có thể kể đến những công trình như: Khảo nghiệm loài Bách đàn E.urophylla năm 1977 trên 11 địa điểm khác nhau ở Brazil. Kết quả cho thấy, ở tuổi 3,5 sinh trưởng chiều cao trung bình cho cả 11 địa điểm là 8,34m. Địa điểm có sinh trưởng tốt nhất là Aracruz, chiều cao đạt trung bình là 11,94m, nơi kém nhất là Joao Pinheiro đạt 3,27m. Khảo nghiệm 17 xuất xứ Bạch đàn Urophylla ở tỉnh Santos và xuất xứ ở Brazil, Amazon cho thấy có sự tương quan rất chặt chẽ giữa độ cao phân bố của các xuất xứ với tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao. Khảo nghiệm 22 xuất xứ Bạch đàn Urophylla năm 1981 ở Wanagama, Indonesia cho thấy sau 22 tháng tuổi, các xuất xứ từ Wetar sinh trưởng trội hơn về chiều cao và đường kính.
  6. 4 Sau đó, vào năm 1971 người ta lại tiến hành khảo nghiệm 5 xuất xứ Bạch đàn Urophylla trên 2 lập địa khác nhau ở Puerto Rico. Sau 8 năm cho thấy xuất xứ ở Timor sinh trưởng tốt hơn về đường kính và chiều cao. Những nghiên cứu thành công về loài Bạch đàn lai giữa E.grandis với E.urophylla ở Brazil và E.allba với E.urophylla ở Công Gô đã góp phần vào việc tạo được những khu rừng trồng nguyên liệu giấy có năng suất cao. Ngày nay, việc khảo nghiệm xuất xứ Bạch đàn Urophylla đã được một số tổ chức Lâm Nghiệp như Trung tâm Lâm Nghiệp nhiệt đới Pháp (CTFT), cơ quan Lâm Nghiệp Úc (CSIRO) quan tâm và giúp đỡ cung cấp hạt giống, hướng dẫn phương pháp và kể cả việc hỗ trợ kinh phí cho khảo nghiệm. 1.1.2. Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần 1.1.2.1. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật cơ bản của lâm phần và được các nhà Lâm học, điều tra rừng quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Meyer (1934), Prodan (1949). Các tác giả này đã mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính của rừng tự nhiên bằng phương trình toán học dạng: N = k.e-αdi (1.1) Phương trình này được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer. Tiếp đó, Naslunel (1936-1937) đã xác lập phân bố Charlier-A đối với phân bố N-D của lâm phần thuần loài đều tuổi. Loetch (1973) dùng hàm Beta nắn phân bố thực nghiệm, Roemisch (1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố N/D theo tuổi. J.L.F Batista và H.T.Z Docuto (1992) trong khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull mô phỏng phân bố N-D.
  7. 5 1.1.2.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính Đây cũng là quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật cấu trúc lâm phần. Qua nghiên cứu nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ đường kính luôn tăng theo tuổi. Trong một cỡ kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau cây rừng thuộc cấp sinh trưởng khác nhau. Tiurin.D.V (1927) đã phát hiện ra quy luật này khi xác lập đường cong chiều cao ở các cấp tuổi khác nhau. Prodan.M (1935) cho thấy độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên. Curtis.R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình: Logh = d + b1.1/d + b2.1/A + b3.1/dA (1.2) Tại từng tuổi nhất định dùng phương trình: Logh = b0 + b1.1/d (1.3) Các tác giả như: Hohenadl; Krenn; Michailoff; Naslund, M; Anoutchin, NP; Eckert, KH; Korsum, F; Levakovic, A; Meyer, H.A; Munller và V.Soest, J đã đề xuất dùng các phương trình dưới đây: h = a0 + a1d + a2d2 (1.4) h - 1,3 = d2/(a + bd)2 (1.5) h = a.bd; logh = a + b.logd (1.6) h = a.(1 – e-bd) (1.7) h = a + b.logd (1.8) h - 1,3 = a.(d/(1 + b))b (1.9) h - 1,3 = a.e-b/d. (1.10) log (h – 1,3) = loga + b.((loge)/d) (1.11) h = a(b.lnd – c.(lnd)^2) (1.12) h = a0 + a1d + a2logd (1.13) h = a0 + a1d + a2d2 + a3d3. (1.14)
  8. 6 Như vậy, để biểu thị tương quan chiều cao với đường kính có thể sử dụng nhiều dạng phương trình khác nhau. Việc lựa chọn phương trình thích hợp nhất cho những đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hai dạng phương trình được sử dụng nhiều nhất để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Parabol và Logarit. 1.1.3. Biểu thể tích Biểu thể tích 2 nhân tố là biểu ghi bằng số liệu mối quan hệ giữa thể tích với 2 nhân tố cấu thành thể tích là đường kính và chiều cao thân cây. Prodan, Meyer, Spurr, Halaj, Tiorin… đưa ra nhiều dạng phương trình khác, nhưng tập trung nhiều nhất là 2 dạng phổ biến: V = a + b.d2.h (1.15) V = K.db.ha (1.16) Hai dạng phương trình trên được nhiều tác giả kiểm tra và thiết lập để cấu trúc nên biểu thể tích 2 nhân tố ở nhiều nước, như Đức, Ấn độ, Mỹ, Indoiaxia, Thái lan… Mặc dù là biểu thể tích 2 nhân tố nhưng yếu tố hình dạng thân cây đã được xem như một hằng số hoặc một biến số quy về đường kính và chiều cao thân cây. Vì vậy, độ chính xác và tính rộng rãi trong sử dụng của biểu thể tích hai nhân tố rất cao. Để giảm chi phí cho công tác nghiên cứu lập biểu, một số quốc gia hoặc địa phương thường tiến hành kiểm nghiệm biểu thể tích hai nhân tố của nước láng giềng hay địa phương lân cận để sử dụng cho đối tượng của mình. 1.1.4. Biểu cấp đất Cấp đất là một chỉ tiêu biểu thị sức sản xuất hay mức độ phù hợp của điều kiện hoàn cảnh đối với một kiểu rừng nhất định. Nghiên cứu lập biểu cấp đất làm cơ sở cho việc xác định và sử dụng các biểu điều tra, sản lượng nói riêng và thiết kế các biện pháp kinh doanh rừng nói chung.
  9. 7 Trên thế giới, quá trình tìm tòi những chỉ tiêu biểu thị mức độ phù hợp của điều kiện hoàn cảnh rừng đã trải qua nhiều giai đoạn. Trước tiên người ta đi theo hướng tìm những nhân tố có tính chất nguyên nhân, tác động rõ đến quá trình sinh trưởng của rừng như khí hậu, không khí, đất… Nhưng thực ra có rất nhiều nhân tố luân chuyển ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây rừng, cho dù có thể xác định được một nhân tố chủ đạo đi chăng nữa, thì nhân tố này lại tác động một cách tổng hợp với các nhân tố khác. Do đó, đi theo hướng này không đạt được kết quả mong muốn. Sau đó, việc nghiên cứu đi theo hướng dùng nhân tố có tính chất hệ quả, như trong nông nghiệp dùng kết quả thu hái để phân chia cấp sản lượng của đồng ruộng còn đối với lâm nghiệp dựa vào trị số sản lượng của rừng để phân chia sức sản xuất. Từ khi Eichhorn (1904) phát hiện ra quy luật “Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao lâm phần” thì phương pháp phân chia cấp đất được củng cố với cơ sở lý luận vững chắc hơn. Theo ông, tất cả các lâm phần trên các điều kiện khác nhau, có cùng trữ lượng khi chúng có cùng chiều cao bình quân. Nội dung chính của phân chia cấp đất là phải tìm được mối quan hệ theo tuổi của một nhân tố điều tra được lựa chọn nào đó, thông thường là chiều cao bình quân lâm phần, chiều cao bình quân tầng ưu thế… Nhân tố được lựa chọn này phải có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng, ít chịu ảnh hưởng của biện pháp kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đều khẳng định, quy luật sinh trưởng chiều cao của mỗi loài cây phụ thuộc vào các vùng sinh thái. Từ đó ứng với mỗi kiểu sinh trưởng chiều cao, cần xác định một biểu cấp đất hay còn gọi là một hệ thống cấp đất. Như vậy, việc phân chia cấp đất cho dù sử dụng chỉ tiêu nào thì thực chất là đánh giá và phân chia trực tiếp mức độ sinh trưởng của rừng.
  10. 8 1.1.5. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế Năm 1974, giáo sự Jonh E – Gunter trường đại học Tổng Hợp thuộc bang Michigan - Mỹ đã xuất bản giáo trình: “Những vần đề cở bản trong đánh giá đầu tư Lâm nghiệp”. Trong đó tác giả đưa ra các cơ sở để đánh giá hiệu quả trồng rừng, với những nội dung cơ bản như: Lãi suất đơn, lãi suất kép, thời gian và năm chiết khấu. Năm 1979, tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) đã xuất bản giáo trình: “Phân tích các Dự án Lâm Nghiệp” do Hans M – Gregesen và Amoldo H. Contresal biên soạn. Theo tài liệu lưu trữ của TREE CD – ROM (Cab. International for Asia), từ năm 1939 đến tháng 4 năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong Lâm nghiệp. Trong đó có 19 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế Lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt có công trình đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng, trong đó có 9 công trình tập trung vào đánh giá hiệu quả do áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu về Bạch đàn E.urophylla Ở Việt Nam, Bạch đàn đã được nhập vào trồng rải rác trước năm 1945. Từ giữa những năm 60 ở miền Bắc đã nhập giống Bạch đàn trắng (E.tereticornis), Bạch đàn liễu ( E.exserta), Bạch đàn chanh (E.citriodora), Bạch đàn đỏ (E.robus)... để phát triển phong trào trồng cây trong nhân dân và thiết lập rừng trồng ở các Lâm trường Quốc doanh. Từ năm 1960, Bạch đàn trở thành một trong những loài cây chủ yếu của Lâm nghiệp, tuy nhiên cho đến nay Bạch đàn đã trải qua những bước thăng trầm, có thể chia ra thành 3 giai đoạn: Từ 1977 – 1983 là thời kỳ bài trừ Bạch đàn mạnh nhất, do quan niệm Bạch đàn trồng làm xấu đất, làm cạn kiệt
  11. 9 nguồn nước, do đó diện tích trồng chỉ có 2000 đến 3000 ha/năm, mặt khác Bạch đàn còn bị tàn phá hoặc không được chăm sóc, nhiều cây con trong vườn đủ tiêu chuẩn nhưng bị vứt bỏ. Giai đoạn 1984 – 1986 là giai đoạn phục hồi, diện tích trồng Bạch Đàn hàng năm không ngừng tăng lên. Từ năm 1987 trở lại đây là giai đoạn phát triển, diện tích trồng rừng Bạch đàn luôn đứng đầu trong các loài cây trồng của Lâm nghiệp. Các loài Bạch đàn được trồng nhiều như: E. exserta, E. camaldulensis, E. citriodora, E. robusta, E. urophylla… Nguyễn Dương Tài (1992) [18] nghiên cứu xuất xứ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) đã đưa ra kết luận, 21 xuất xứ Eucalyptus urophylla từ Indonesia đều tỏ ra tốt với điều kiện tự nhiên ở nơi thí nghiệm trong những năm đầu. Nguyễn Thanh Vân (2003) [21] khi đánh giá sinh trưởng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trồng thuần loài tại Lạng Sơn, Bắc Giang, đã so sánh sinh trưởng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) giữa các dòng U6, PN2 và Bạch đàn hạt trồng thuần loài và kết luận các dòng này đều phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Bắc Giang - Lạng Sơn và nhận thấy dòng PN2 sinh trưởng nhanh nhất. Phạm Quang Việt (2004) [22] qua nghiên cứu Bạch đàn Eucalyptus urophylla ST. Black đã chọn được 2 dòng vượt trội nhất về sinh khối tại thời điểm 3 tháng tuổi ở cây hom. Gần đây, Vũ Thành Nam (2006) [16] đã nghiên cứu cấu trúc và mô phỏng sinh trưởng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) dòng U6 và PN2 trồng thuần loài nhằm đề xuất một số giải pháp kinh doanh có hiệu quả cho loài cây này tại địa phương.
  12. 10 1.2.2. Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần 1.2.2.1. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D) Đối với rừng tự nhiên nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974) [5] đã dùng họ đường cong Pearson biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của rừng tự nhiên. Vũ Nhâm (1988) [17] và Vũ Tiến Hinh (1990) [7] cho thấy, có thể dùng phân bố Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N-D cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như thông đuôi ngựa (pinus massoniana), thông nhựa (Pinus merkussii), Mỡ (Manglietia glauca) và bồ đề (Styrax tonkinensis). Nguyễn Ngọc Lung (1999) [14] khi nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ đường kính đã thử nghiệm 3 hàm phân bố: Poisson, Charlier, Weibull cho rừng thông ba lá (Pinus kesiya) ở Việt Nam và rút ra kết luận: Hàm Charlier kiểu A là hàm phù hợp nhất. Tuy vậy, đối với rừng thuần loài đều tuổi nhiều tác giả đã chọn phân bố Weibull để mô tả và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính lâm phần. 1.2.2.2. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N-H) Phân bố số cây theo chiều cao thường ít được các tác giả quan tâm hơn và cũng được sử dụng ít hơn trong thực tế. Với các lâm phần thuần loài đều tuổi, phân bố số cây theo chiều cao xét cho toàn lâm phần hay trong từng cỡ chiều cao đều có dạng đường cong một đỉnh hơi lệch phải. Theo nhiên cứu của nhiều tác giả, nếu lấy chiều cao bình quân làm đơn vị, thì giới hạn thấp nhất về chiều cao là 0,69 và cao nhất là 1,16; hệ số biến động chiều cao lâm phần khoảng 8%. Nguyễn Ngọc Lung (1999) [14] đã dùng hàm Charlier kiểu A mô phỏng phân bố N-H cho lâm phần thông ba lá (Pinus kesiya) ở Việt Nam và nhân thấy có 82% các ô tiêu chuẩn phù hợp.
  13. 11 Với rừng tự nhiên lá rộng nước ta, theo Đồng Sỹ Hiền (1974) [5], phân bố chiều cao của từng loài cây hay lâm phần thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng tự nhiên. Hệ số biến động chiều cao với lâm phần tự nhiên từ 25-40%, trong phạm vi loài từ 12-34%. 1.2.2.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính Khi sắp xếp cây rừng cùng một lúc theo hai đại lượng đường kính ngang ngực (D1.3) và chiều cao cây (H) sẽ được quy luật phân bố hai chiều và có thể định lượng thành quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quy luật kết cấu cỏ bản này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Ở nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974) [5] đã thử nghiệm năm dạng tương quan thường được nhiểu tác giả nước ngoài sử dụng là: (1.4), (1.6), (1.8), (1.13), (1.14), và kết luận phương trình (1.6) thích hợp cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi có nguồn gốc tự nhiên. Vũ Nhâm (1988) [17] dùng phương trình (1.8) xác lập quan hệ H/D cho mỗi lâm phần làm cở sở lập biểu thương phẩm gỗ trụ mỏ rừng thông đuôi ngựa. Vũ Tiến Hinh (2000) [8] dùng phương trình (1.8) xác lập quan hệ H/D cho các loài Mỡ, Sa mộc, thông đuôi ngựa. Như vậy, đối với rừng trồng thuần loài dạng phương trình được sử dụng nhiều nhất để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Logarit. 1.2.3. Biểu thể tích Phân tích sâu sắc thực tiễn điều tra rừng nước ta Đồng sỹ Hiền khẳng định: “Ở Việt Nam chỉ nên lập và sử dụng biểu thể tích 2 nhân tố”. Để lập loại biểu này cần nghiên cứu mối quan hệ giữa thể tích (V) với đường kính (D) và chiều cao (H) thân cây. Vì vậy, mối quan hệ này được hầu hết các tác giả trong và ngoài nước quan tâm.
  14. 12 Đồng Sỹ Hiền (1974) [5] đã kiển tra hai dạng phương trình (1.15) và (2.16) và kết luận: Có thể lập biểu thể tích cho một số loài cây rừng tự nhiên theo dạng phương trình (1.16). Sau này phương trình (1.16) được Viện điều tra quy hoạch rừng sử dụng để lập biểu cho một số kiểu rừng trồng thuần loài như: Đước, Tràm, Bạch đàn… Vũ Đình Phương cũng sử dụng phương trình này để lập biểu thể tích cho thông Caribe, keo vùng trung tâm. Phạm Ngọc Giao (1976) đề xuất phương trình: V = a + b.h + c.d2.h (1.17) sau đó được Bộ môn Điều tra quy hoạch rừng thử nghiệm và giới thiệu để lập biểu thể tích cho 2 loài thông nhựa và thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc. Biểu này được sử dụng rộng rãi trong điều tra hiện nay. Việc kiểm nghiệm biểu thể tích, các tác giả trong nước và ngoài nước thường dùng phương pháp chặt trắng lâm phần làm tài liệu đối chứng để kiểm tra biểu. Cách làm này cho độ chính xác rất cao, nhưng cũng rất tốn công sức, tiền của và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, thực tiễn hiện nay thường có hiện tượng sử dụng một biểu thể tích ngoài giới hạn cho phép của biểu đó. Vấn để đặt ra là có thể kiểm tra biểu mà không cần chặt toàn bộ cây rừng trong lâm phần hay không? 1.2.4. Cấp đất Phân chia cấp đất hay cấp năng suất là nội dung không thể thiếu khi nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng và là cơ sở đánh giá năng suất của rừng. Nguyễn Ngọc Lung (1987) [13] dùng hàm Schumacher biểu diễn sinh trưởng chiều cao bình quân tầng cây trội lâm phần thông ba lá ở Lâm Đồng, từ đó phân chia các đường cong cấp đất. Trịnh Đức Huy (1988) [10] đã xây dựng hệ thống cấp đất cho rừng Bồ đề tại Trung tâm ẩm Bắc Việt Nam, chỉ tiêu được chọn để phân chia cấp đất là chiều cao bình quân cộng và từ số liệu đo đếm tạm thời trên các ô tiêu
  15. 13 chuẩn và giải tích cây tiêu chuẩn bình quân lâm phần. Hàm Gompertz được chọn để mô tả sinh trưởng chiều cao và bằng phương pháp Affill phân thành 5 đường cong chỉ thị cấp đất. Nguyễn Trọng Bình (1996) [1] xác lập đường cong cấp đất dựa vào quan hệ chiều cao của cây ở 2 thời điểm khác nhau theo dạng: H(A+n) = a + b.HA (1.18) Sau đó xác lập quan hệ giữa tham số a, b với tuổi. Thông qua tuổi xác định lại các giá trị a, b từ các phương trình lý thuyết, căn cứ vào chiều cao cho trước tại tuổi A0, suy diễn đường sinh trưởng chiều cao cho từng cấp đất. Bằng phương pháp này, tác giả đã thử nghiệm cho 3 loài cây thông nhựa, thông đuôi ngựa và Mỡ với định kỳ n = 2 năm. Vũ Tiến Hinh (2000) [8] đã dùng hàm Gompertz mô tả sinh trưởng chiều cao (Hg) của cây bình quân các lâm phần Sa mộc, thông đuôi ngựa và Mỡ và dùng Hg làm chỉ tiêu phân chia cấp đất. Đào Công Khánh (2001) [12] đã dùng chiều cao bình quân Hg làm chỉ tiêu phân chia cấp đất cho Bạch đàn Urophylla, Keo tai tượng và dùng hàm Schumacher để mô phỏng chiều cao. Để lập biểu cấp đất cho Bạch đàn Urophylla, tác giả đã dùng phương pháp cố định tham số a và thay đổi tham số b lập phương trình sinh trưởng cho 4 cấp đất. Do Loài cây này được thâm canh với cường độ cao ở các tỉnh vùng nguyên liệu giấy nên tốc độ sinh trưởng khá cao, tác giả đã ngoại suy một cấp đất phía trên. Cấp đất ngoại suy này chỉ là tạm thời, việc bổ sung một cấp đất tốt hơn chỉ được làm sau này khi có các lâm phần bạch đàn Urophylla năng suất cao và có tuổi đủ lớn để điều tra đo đếm.
  16. 14 1.2.5. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế Trong những năm còn thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trồng rừng nói riêng chưa được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm và đề cập đúng mức. Bởi lẽ, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch bắt buộc của nhà nước. Mọi chi phí sản xuất cũng như toàn bộ vốn đầu tư được ngân sách nhà nước cấp phát hoàn toàn, sản phẩm làm ra được nhà nước chỉ định bao tiêu. Những đơn vị làm ăn thô lỗ hoặc những rủi do bất trắc được Nhà Nước cấp bù và hỗ trợ. Vốn cấp được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi và không phải hoàn trả… Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả mang tính hình thức chiếu lệ, phương pháp kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá đơn giản, giá cả được cố định trong nhiều năm. Từ kết quá đánh giá hiệu quả không phản ánh đúng sự thật, vốn sản xuất không được bảo tồn và phát triển. Tại trường Đại học Lâm nghiệp, từ năm 1991 cũng bắt đầu đưa vào chương trình giảng dạy các phương pháp, kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp. Các nội dung đó cũng đã được đề cập và biên soạn trong một số bài giảng môn học và giáo trình như: Phân tích các dự án lâm nghiệp (1993) [2], quản lý dự án đầu tư (1997) [3]. Năm 1997, Đỗ Doãn Triệu đã biên soạn tài liệu: “Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường” [20]. Tài liệu này đã đề cập đến phương pháp phân tích các dự án đầu tư trồng rừng, đặc biệt là phân tích tài chính và phân tích kinh tế dự án.
  17. 15 Trần Hữu Dào (2001) [4] đánh giá hiệu quả rừng Quế (Cinnamomun cassia blume) trồng thuần loài ở Việt Nam và đã đề cập đến phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng Quế, đặc biệt là phân tích đánh giá rủi ro trong kinh doanh trồng Quế và xác đinh tuổi thành thục tài chính trong kinh doanh trồng Quế. Như vây, việc đánh giá hiệu quả kinh tế bước đầu đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng khả năng vận dụng, phổ cập vẫn còn hạn chế.
  18. 16 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bạch đàn được xem là loài cây của Australia. Hiện nay, người ta biết có hơn 600 loài nguyên sản ở Australia và một số đảo quanh vùng. Có 2 loài E.deglupta và E.urophylla xuất hiện bên ngoài khu phân bố của Australia. Hai loài Bạch đàn này có nhiều triển vọng để gây trồng ở các vùng có vĩ độ thấp. Chúng là loài chịu được vĩ độ thấp tốt hơn so với bất kỳ loài Bạch đàn nào khác được tìm thấy ở Australia. Bạch đàn Eucalyptus Urophylla là loài nhập nội có phân bố tự nhiên ỏ một số quần đảo của Indonesia và đã được khảo nghiệm cải thiện giống ở nhiều vùng cho kết quả khả quan: Vùng trung tâm (Phú Thọ, Yên Bái...), Đông Bắc (Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên...), miền Trung (Quảng trị, Thừa Thiên Huế), Tây Nguyên (Gia Lai...). Đây là loài cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn (6-8 năm), phạm vi thích ứng rộng, dáng thân thon thẳng, độ che phủ của tán lá cao hơn so với Bạch Đàn trắng nên tác dụng chống xói mòn tốt hơn. Kỹ thuật thâm canh rừng trồng đã được xác định và nhiều dòng vô tính đã được công nhận giống (PN2 và PN14) hoặc giống tiến bộ kỹ thuật (W4, W5, U6)... kỹ thuật nhân hom và nuôi cấy mô đã được áp dụng và có khả năng cung cấp cây con có chất lượng và số lượng lớn (Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Trung tâm Nông Lâm Nghiệp Quảng Ninh).
  19. 17 2.1.1. Phân bố địa lý Bạch đàn Urophylla là một trong hai loài Bạch đàn E. Urophylla, E. alba không mọc tự nhiên ở lục địa Châu Úc. Khu vực phâm bố tự nhiên được giới hạn bởi các hòn đảo cực nam quần đảo Sonda của Indonesia, bao gồm các đảo Timor, Wetar, Alor, Pandar, Andonara và Flores. Những đảo này bị tách biệt về phía Bắc và phía Nam bởi các biển Timor và Flores. Bên trong các đảo này, E.Urophylla có mặt trên một giải giữa các vĩ độ nam 7 030’ và 10 0. Giới hạn về phía Tây và phía Đông thường không rõ. Trong vùng phân bố tự nhiên E. Urophylla sống ở vùng bán sơn địa đến vùng núi. Trong đảo Wetar gặp loài Bạch đàn ở độ cao 300 đến 400 m, trong khi đảo Timor chỉ xuất hiện ở độ cao 2900m trên đỉnh Tatamailan (2963m) Nguyễn Luyện (1993) [15]. Trong vùng phân bố tự nhiên về phía Tây, loài Bạch đàn này lan tới dãy núi dài khoảng 250 km của đảo Flores, tiếp đó còn thấy Bạch đàn xuất hiện ở đảo Adorama, Lomblem, Alor và cuối cùng là đảo Wetar và Timor về phái Tây. Khu vực khô hạn hơn trong vùng phân bố của loài Bạch đàn này gồm các đảo Adorama, Pandar, Alor, phần Bắc đảo Timor và Tây đảo Wetar, trong khu vực này tổng lượng mưa bình quân chỉ từ 900 đến 1000 mm. Khu vực khác bao gồm phần Nam đảo Timor, một phần cuả đảo Flores và phía Tây đảo Wetar, có tổng lượng mưa cả năm từ 1400 - 1500 mm. Nhìn chung đây là vùng có tiểu khí hậu mưa mùa hè, tổng lượng mưa biến động từ 1000 đến 1500mm và mùa khô không quá khắc nghiệt. Nhiệt độ tối cao trung bình của tháng nóng nhất là 29 0 C, nhiệt độ tối thấp của tháng trung bình lạnh nhất 8-10 0 C, nhiệt độ trung bình năm là 27,2 0 C.
  20. 18 2.1.2 Đặc điểm hình thái Bạch đàn E. Urophylla là loài cây sinh trưởng nhanh và đạt đến kích thước lớn. Trong vùng Laclubar trên đảo Timor thuộc Bồ Đào Nha có những cây cao tới 53m đường kính đạt tới 1,26m, đặc biệt dãy Monter Mutio với độ cao 2100m có những cá thể cực lớn, đường kính đạt 2,5m. Trong khi đó ở những nơi khô hay trên các đỉnh dông, E. Urophylla lại có dạng rất khác, chiều cao giảm, mặc dầu thân có thể đạt đường kính lớn [15]. Dạng thân cành: Loại Bạch đàn E. Urophylla tăng trưởng nhanh có thể đạt kích thước lớn, thân thẳng, phân cành thấp và tỉa thưa tự nhiên tốt. Hình thái vỏ: vỏ của Bạch đàn E. Urophylla ít sần sùi, ráp dày và có sợi thẳng. Mầu sắc thông thường là mầu nâu. Cây non có vỏ nâu đỏ. Ở nơi độ cao thấp thì vỏ trơn nhẵn, với phần gốc cao đến 2m có vỏ sần sùi. Kiểu vỏ thay đổi tuỳ theo điều kiện nơi mọc và tuổi trưởng thành của cây. Kiểu lá: Lá Bạch đàn E. Urophylla của cây trưởng thành sắp xếp so le, hình dáng kích thước thay đổi theo tuổi của cây. Cuống lá có chiều dài từ 19-22mm, chiều dài phiến lá từ 127 -158mm, chiều rộng phiến lá 38 - 68mm. Lá non rất khác so với lá trưởng thành có màu sắc ngả đỏ [15]. Dạng hoa quả: Hoa Bạch đàn E. Urophylla là hoa lưỡng tính có cấu tạo thích hợp với kiểu thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Cụm hoa có kiểu hình xim hai ngả, số quả của cụm trung bình là 7, đế của hoa có hai dạng chủ yếu là đế hình chuông và dạng đế hình bán cầu. Bầu hoa là bầu thượng, bầu khi lõm xuống thì phẳng, tỉ lệ giữa hai loài này thường thay đổi theo độ cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2