Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
lượt xem 10
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra những giải pháp thực sự hiệu quả, giúp đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND huyện ngày càng đi vào chiều sâu, đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần xây dựng chính quyền tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/…………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ THỊ THANH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/…………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ THỊ THANH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lƣơng Thanh Cƣờng TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành đề tài luận văn “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh”, Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia với nhiều tâm huyết trong giảng dạy, đã truyền đạt những kiến thức hữu ích giúp tôi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo HĐND, Văn phòng HĐND & UBND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, các đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù có sự đầu tư nghiên cứu kỹ về đề tài luận văn, nhưng với thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia, bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lương Thanh Cường, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Thầy đã giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, logic, qua đó giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi. Trân trọng cám ơn./. TP Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2019 Tác giả luận văn Võ Thị Thanh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lương Thanh Cường. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng theo danh mục tài liệu tham khảo. Trân trọng./. TP Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 2019 Tác giả luận văn Võ Thị Thanh
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CCCT: Cao cấp chính trị ĐH: Đại học HĐND : Hội đồng nhân dân TCCT: Trung cấp chính trị TV Ban KT-XH: Thành viên Ban Kinh tế-Xã hội TV Ban PC: Thành viên Ban Pháp chế TAND : Tòa án nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ -Bảng 2.1: So sánh cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện giai đoạn 2011-2018 -Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu(giai đoạn 2011-2018) -Bảng 2.3: Hoạt động thảo luận trong nhiệm kỳ 2011-2016 -Bảng 2.4: Hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ 2011-2016 -Bảng 2.5: Hoạt động thảo luận ( từ 2016-2018) -Bảng 2.6: Hoạt động chất vấn ( từ 2016-2018 )
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG 10 GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân 10 dân huyện 1.1.1. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 10 1.1.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 13 1.1.3. Vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 15 1.2. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân 17 huyện 1.2.1. Nguyên tắc giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 17 1.2.2. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 17 1.2.3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 18 1.3. Đối tƣợng, hình thức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 18 huyện 1.3.1. Đối tượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 19 1.3.2. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 26 1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 35 huyện 1.4.1. Sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện 35
- 1.4.2. Ý thức pháp luật của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, của các chủ 36 thể bị giám sát 1.4.3. Mức độ hiện đại hóa phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân 37 huyện 1.4.4. Sự tham gia, ủng hộ của Nhân dân địa phương 38 Tiểu kết Chƣơng 1 39 Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG 41 NHÂN DÂN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của Hội đồng nhân dân 41 huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của Hội đồng nhân dân huyện Bến 41 Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.2. Nhân sự của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 42 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến 44 Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.2.1. Nhiệm kỳ 2011-2016 44 2.2.2. Nhiệm kỳ 2016-2021 51 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 64 Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 64 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 67 Tiểu kết Chƣơng 2 72 Chƣơng 3 : PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG 73 GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 73 huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.1.1. Đổi mới sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám sát của Hội 73 đồng nhân dân huyện
- 3.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 74 3.1.3. Đảm bảo chất lượng, hiệu lực của các kết luận, kiến nghị sau giám sát 75 của Hội đồng nhân dân huyện 3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 76 Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân 76 dân huyện 3.2.2 Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực giám sát của các chủ thể thực hiện 78 chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 3.2.3. Đổi mới về hình thức và phương pháp giám sát của Hội đồng nhân dân 80 huyện 3.2.4. Minh bạch hóa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 88 3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành với Ủy ban 89 Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc 3.2.6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động giám 91 sát Tiểu kết chƣơng 3 93 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội đồng nhân dân (viết tắt là HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Bên cạnh chức năng quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, HĐND còn thực hiện chức năng quan trọng là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Qua đó cho thấy, giám sát là một trong hai chức năng chủ yếu của HĐND, là hoạt động thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND do pháp luật quy định. Kể từ khi Hiến pháp năm 2013 ra đời,vị trí, vai trò của HĐND ngày càng được nâng lên, nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của HĐND, đặc biệt, trong hoạt động giám sát, lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để HĐND thực hiện giám sát bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện tốt chức năng giám sát không những giúp HĐND đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của HĐND, mà còn giúp HĐND nắm được sự không phù hợp của các quy định của Trung ương, Nghị quyết do HĐND ban hành, qua đó kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ đối với các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND. Với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, trong thời gian qua, HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, đạt được những kết quả quan, đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của huyện, góp phần quan trọng đối với sự ổn định và phát triển trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v. HĐND huyện không ngừng được củng cố, kiện toàn, nâng cao trách nhiệm trước nhân dân; chất lượng hoạt động được nâng cao; hoạt động giám sát của HĐND ngày càng được phát huy. 1
- Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh còn những hạn chế như:giám sát tại kỳ họp vẫn còn hình thức, chưa sâu, hiệu quả thấp; giám sát chuyên đề còn đi theo lối mòn, mang tính khảo sát nắm tình hình là chính, thiếu sự chuyên sâu, không đủ thông tin để kiểm soát nên còn chủ quan trong đánh giá vấn đề, nhất là đối với những lĩnh vực cần phải có chuyên môn sâu; một số lĩnh vực giám sát mang tính thường xuyên nhưng chưa được thực hiện thường xuyên (giám sát văn bản quy phạm pháp luật); một số vụ việc vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời qua giám sát của HĐND; thiếu sự kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị nên hiệu quả giám sát chưa cao; chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giám sát theo quy định; một số quy định mới về hoạt động giám sát trong triển khai thực hiện còn lúng túng,… Những điều này làm hạn chế rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát nói riêng và hoạt động HĐND huyện nói chung. Xuất phát từ những hạn chế nói trên, trước yêu cầu đổi mới, phát triển toàn diện hiện nay, đặc biệt là khi Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) được ban hành, nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy của HĐND được định hướng đổi mới, sắp xếp lại. Chính vì thế, đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến Pháp và Hành chính, qua nghiên cứu có thể tìm ra những giải pháp thực sự hiệu quả, giúp đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND huyện ngày càng đi vào chiều sâu, đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần xây dựng chính quyền tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu và nhận thấy trong thời gian qua có nhiều tác giả nghiên cứu về các đề tài liên quan đến hoạt động của HĐND các cấp nói chung, mà chủ yếu được đề cập nhiều vẫn là hoạt động giám sát của HĐND, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau đây: 2
- - Tiến sĩ Phạm Văn Hùng về nâng cao vai trò giám sát trong hoạt động của cơ quan dân cử, Tạp chí quản lý nhà nước số 132/2017. Tác giả đã phân tích vai trò của giám sát trong hoạt động cơ quan dân cử, chỉ ra giám sát trong hoạt động của cơ quan dân cử ở nước ta có sự khác nhau về bản chất so với giám sát của nghị viện tư sản; đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong giám sát của cơ quan dân cử ở nước ta. - Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND thông qua hình thức chất vấn của TS. Phạm Thị Anh Đào, Nội san Học viện hành chính Quốc gia số 28/2017. Tác giả đã phân tích khá rõ về mục đích hướng tới trong hoạt động giám sát của HĐND; đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND thông qua phương thức chất vấn trong thời gian gần đây và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và giải trình tại kỳ họp HĐND. - Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn - hình thức giám sát của đại biểu HĐND ở Việt Nam hiện nay của TS. Trần Thị Diệu Oanh, tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (307) năm 2017. Tác giả đã nêu lên chất vấn là công cụ giám sát trực tiếp nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực hoạt động giám sát của HĐND. Hoạt động chất vấn hướng đến mục tiêu xây dựng, làm cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ vủa mình, đảm bảo sự minh bạch về chế độ trách nhiệm thực thi công vụ. Trong bài viết, tác giả còn nêu lên những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND và đề ra những giải pháp khắc phục. Nghiên cứu hoạt động giám sát với vai trò là một hoạt động chủ yếu của HĐND cũng có một số tác giả quan tâm nghiên cứu như: - Tác giả Nguyễn Hà Giang (2017), Hoạt động chất vấn của HĐND tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Công trình nghiên cứu của tác giả nêu lên những vấn đề lý luận về hoạt động chất vấn của HĐND tỉnh như khái niệm, đặc điểm, mục đích của hoạt động chất vấn, yếu tố cấu thành hoạt động chất vấn và các đảm bảo cho hoạt động chất 3
- vấn của HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên thực trạng hoạt động chất vấn của tỉnh Nghệ An, đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những khó khăn vướn mắc. Đồng thời, đề ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm hoạt động chất vấn của HĐND tỉnh Nghệ An. - Tác giả Trần Thị Sáu (2017), Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Qua đó, tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh và nêu lên thực trạng hoạt động giám sát, đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những khó khăn vướn mắc trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, đề ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình. - Tác giả Hà Lương Đức (2017) Hoạt động của HĐND xã ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động của HĐND và nêu lên thực trạng hoạt động của HĐND các xã ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, bên cạnh cũng đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những khó khăn vướn mắc trong hoạt động của HĐND các xã ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Đồng thời, đề ra những giải pháp nhầm hoàn thiện pháp luật về HĐND xã và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. - Tác giả Nguyễn Thị Lưu Huỳnh (2017) Giám sát của HĐND tỉnh Phú Yên trong lĩnh vực kinh tế, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế và thực trạng giám sát của HĐND tỉnh Phú Yên trong lĩnh vực kinh tế, đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, đồng thời đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Phú Yên trong lĩnh vực kinh tế. - Tác giả Nguyễn Khắc Nam Sơn (2017), Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh và nêu lên thực trạng hoạt động giám sát, đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận. Đồng 4
- thời, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận. - Tác giả Lê Thị Bình Tuyết (2014), Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu lên được khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, từ thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND các huyện tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã đề ra những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tại tỉnh Thanh Hóa. - Tác giả Lê Xuân Tương (2017) Giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đối với UBND huyện trong lĩnh vực thu-chi ngân sách nhà nước , Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả nêu lên cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND huyện trong lĩnh vực thu-chi ngân sách Nhà nước tại địa phương. Từ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông trong lĩnh vực thu-chi ngân sách Nhà nước, tác giả đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông trong lĩnh vực thu-chi ngân sách Nhà nước. - Tác giả Nguyễn Thị Bích Phượng (2017), Hoạt động giám sát của HĐND huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND huyện và nêu lên thực trạng hoạt động giám sát, đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những khó khăn vướn mắc trong hoạt động giám sát của HĐND huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang từ năm 2011-2016. Đồng thời, đề ra các những phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. - Tác giả Trần Thị Ngọc Mai (2018), Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh. Tác giả trình bày cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh, nêu lên thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2017. 5
- Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Tây Ninh. Nhìn chung, các đề tài đã khái quát được cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND các cấp như chủ thể giám sát, phạm vi, đối tượng, phương thức giám sát và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu nội dung, lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau và chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của Luận văn Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ của Luận văn Làm rõ thêm cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND gồm: Phân tích khái niệm về giám sát và hoạt động giám sát của HĐND huyện; Nhận định đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của HĐND huyện; Xác định đối tượng, hình thức giám sát của HĐND huyện; Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh: Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; Kết quả hoạt động giám sát, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh từ năm 2011 đến tháng 12/2018. 6
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND trong phạm vi cấp Huyện tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2011 đến tháng 12/2018. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận, pháp lý hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện; Về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; Đồng thời, đề ra những phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập thông tin tài liệu, phương pháp so sánh dựa trên tài liệu, số liệu thực tế. Cụ thể: Chương 1 sử dụng các phương pháp: - Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đây đủ và sâu sắc hơn. Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau, trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại được hợp lý và chính xác hơn. - Phương pháp phân loại lý thuyết: là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, để sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối 7
- tượng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn. - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Chương 2 và chương 3 sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn. So sánh những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn. Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giúp người nghiên cứu phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thuyết về những mối liên hệ có tính quy luật giữa các tác động và kết quả, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để bổ sung thiếu sót và hoàn thiện quá trình hay một vấn đề cụ thể. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thêm một số lý luận, pháp lý về hoạt động giám sát, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện, các tiêu chí đánh giá thực trạng giám sát từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát của Hội đồng dân huyện trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được HĐND huyện tham khảo và vận dụng vào thực tế hoạt động HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn chia thành 03 chương: 8
- Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND huyện. Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Chương 3: Phương hướng, giải pháp đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 9
- NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 1.1.1. Khái niệm về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Để nhận thức đúng bản chất, vai trò, nội dung cũng như phương thức hoạt động của hoạt động giám sát của HĐND huyện trước hết cần làm rõ khái niệm về giám sát. Qua nghiên cứu một số tài liệu cho thấy thuật ngữ “giám sát” được hiểu theo nhiều cách, từ nhiều góc độ khác nhau như: Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn thì giám sát có nghĩa là “Theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng quy định không” [40,tr.490]. Theo cuốn Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thì: Giám sát là sự theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người khác trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội; trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến Pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước, các quyền, nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội và những kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trái [30,tr.149]. Theo nội dung giải thích từ ngữ của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 thì “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [34,tr.8]. Với những khái niệm đó, chúng ta thấy giám sát có những đặc trưng sau: 10
- Thứ nhất, giám sát luôn gắn với một chủ thì nhất định nào đó, tức là phải trả lời được câu hỏi ai (cá nhân hay tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định. Thứ hai, giám sát bao giờ cũng cần hai giai đoạn chủ yếu: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá đưa ra kết luận. Trong đó giai đoạn thứ nhất rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và ngược lại. Thứ ba, giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả lời được câu hỏi giám sát ai, giám sát việc gì. Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân biệt giữa giám sát và kiểm tra. Bởi nói tới kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể đồng nhất là một. Đó là việc tự kiểm tra của chủ thể đối với hoạt động của mình, tức là tự xem xét đánh giá tình trạng tốt xấu của công việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng trong việc giám sát thì không thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động quan sát, theo dõi đến chính hành vi của mình mà phải là hoạt động theo dõi, thẩm tra và xem xét của một chủ thể khác từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Khác với kiểm tra, thanh tra, hoạt động giám sát bao giờ cũng được báo trước cho đối tượng bị giám sát một thời gian nhất định. Thứ tư, giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động giám sát, nội dung của quan hệ này biểu hiện ở những quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng chịu giám sát. Thứ năm, giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì: nếu như thiếu những quy định này thì chủ thể giám sát không có cơ sở để thực hiện quyền giám sát và tiêu chí để đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu giám sát. Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ “giám sát” có khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản: Giám sát là việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện đúng hoặc thực 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 110 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 86 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 72 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 59 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 51 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn