intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢƠNG CÔNG LỆNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. Hồ Chí Minh, năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢƠNG CÔNG LỆNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHUNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng đề án này hoàn toàn là sự nghiên cứu độc lập của riêng tác giả, không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu tham khảo nào mà không đƣợc thừa nhận và trích dẫn. Tất cả các số liệu và kết quả trong đề án đƣợc đảm bảo về tính chính xác, tin cậy và trung thực và tác giả đã tuân theo quy định về trích dẫn của Học viện để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc sử dụng tài liệu tham khảo. Tác giả Lƣơng Công Lệnh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Chung, giảng viên hƣớng dẫn, đã dành thời gian, tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề án này. - Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội; an Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Qu Thầy Cô giảng dạy Chƣơng trình Luật Hiến pháp và Luật Hành chính đã truyền đạt những kiến thức qu báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và hoàn thiện đề án này. - Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Thủ trƣởng cơ quan, các lãnh đạo và các đồng nghiệp tại cơ quan Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh. Sự động viên, hỗ trợ từ bạn bè, ngƣời thân trong gia đình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề án này. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, tôi nhận thức rằng dự án có thể còn tồn tại những thiếu sót. Mong rằng tôi sẽ nhận đƣợc sự đóng góp, bổ sung từ qu Thầy Cô và các đồng nghiệp để nâng cao chất lƣợng của đề án này. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ................................7 1.1. Khái niệm và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trƣờng đại học .............................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ....................................7 1.1.2. Vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ..........................................8 1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trƣờng đại học ............................................................................10 1.2.1. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ......................................10 1.2.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ....................................11 1.2.3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ...................................12 1.2.4. Phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ..............................14 1.3. Các điều kiện đảm bảo phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trƣờng đại học ...........................................................................................................16 1.3.1. Đảm bảo điều kiện về tổ chức và cơ sở vật chất ............................................16 1.3.2. Đảm bảo kinh phí ...........................................................................................17 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................18 2.1. Khái quát về các trƣờng đại học và đặc điểm sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................18 2.1.1. Khái quát về các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................18 2.1.2. Đặc điểm của sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh .......19 2.2. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................20 2.2.1. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên .......................................20 2.2.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên .....................................23 2.2.3. Hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên .........24 2.2.4. Điều kiện đảm bảo phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên......................27
  6. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ..............................................................27 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân ........................................................27 2.3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc ...............................................................................27 2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc ...................................................32 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ..........................................................32 2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................32 2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................................39 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................................................................43 3.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên ....................................................................................................................43 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh ..............................................................45 3.2.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho sinh viên ...............................45 3.2.2. Nâng cao nhận thức, năng lực, phẩm chất và phát huy trách nhiệm của các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................46 3.2.3. Thƣờng xuyên cập nhật nội dung, chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................49 3.2.4. Lựa chọn và áp dụng các hình thức, phƣơng pháp phù hợp với tình hình thực tiễn và từng đối tƣợng sinh viên. ...............................................................................51 3.2.5. Quan tâm đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất, phƣơng tiện ..................................54 KẾT LUẬN ...............................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58 PHỤ LỤC ..................................................................................................................62
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Theo sự phát triển của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong việc định hình hành vi và trách nhiệm của công dân trong xã hội. Đặc biệt, đối với sinh viên, những ngƣời đang bƣớc vào giai đoạn hình thành nhân cách và chuẩn bị cho tƣơng lai, giáo dục pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thức tuân thủ pháp luật và nâng cao kiến thức về pháp luật cho sinh viên, từ đó sinh viên tuyên truyền pháp luật cho bạn bè, ngƣời thân và gia đình. Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ, là một trung tâm quan trọng cho hoạt động giao lƣu và hội nhập quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với sự năng động, sáng tạo, đổi mới và luôn đứng đầu trong nhiều hoạt động và lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 58 cơ sở giáo dục đại học, gồm 03 cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc Thành phố, 40 cơ sở giáo dục công lập thuộc ộ - Ngành và 15 cơ sở giáo dục đại học tƣ thục đóng trên địa bàn [35], có số lƣợng sinh viên nhiều, vì vậy phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và đóng góp tích cực vào xã hội. Về cơ bản, sinh viên của các trƣờng đại học đã đƣợc giảng dạy về pháp luật và phổ biến, giáo dục về pháp luật cũng đã đƣợc truyền tải đến cho sinh viên đang theo học tại trƣờng đại học. Hầu hết sinh viên thể hiện sự hiểu biết, có thức về việc tôn trọng pháp luật và tuân thủ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên thể hiện sự sa sút về đạo đức, lối sống và có thể vi phạm pháp luật, điều này làm cho xã hội phải quan tâm và lo lắng. Trong dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” [8] có nêu “Tội phạm xâm phạm, vi phạm trật tự xã hội có một số vụ việc liên quan đến trẻ em, học sinh, sinh viên và học viên, cán bộ, nhà giáo như: Vi phạm luật giao thông vẫn chiếm đa số, vẫn còn tình trạng người học tham gia chơi “lô đề”, hay người học sử dụng đồ uống có cồn quá mức gây mất trật tự xã 1
  8. hội” [8]. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm tăng cƣờng phổ biến, giáo dục về pháp luật cho sinh viên, nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức về pháp luật, giúp sinh viên tránh vi phạm quy định pháp luật. Sinh viên là những thanh niên đƣợc giáo dục và có trình độ nhận thức khá cao, đang xây dựng tƣơng lai của chính sinh viên và sẽ đảm nhiệm các vai trò quan trọng trong xã hội. Vì vậy, sinh viên cần tự rèn luyện và trở thành những tấm gƣơng cho các thế hệ trẻ học tập và làm theo. Vì vậy đề án “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả hiểu biết về pháp luật từ đó phát triển chất lƣợng nguồn lực con ngƣời, cũng nhƣ phát triển đất nƣớc. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở nƣớc ta, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật với cách tiếp cận ở từng địa phƣơng, phạm vi và đối tƣợng khác nhau. Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc phổ biến, giáo dục về pháp luật nhƣ: - Sách bàn về giáo dục pháp luật của tác giả Dƣơng Thanh Mai và Trần Ngọc Đƣờng xuất bản năm 1995, cuốn sách bàn về các khía cạnh sau của giáo dục pháp luật: bản chất của giáo dục pháp luật; mối liên hệ giữa giáo dục pháp luật và giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức và vai trò của giáo dục pháp luật. Cuốn sách cũng đề cập đến nội dung, hình thức và phƣơng pháp trong giáo dục về pháp luật [19]. - Bài viết về giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng của tác giả TS. Lê Thị Kim Dung, xuất bản trên tạp chí Dân chủ và pháp luật vào năm 2015, đã đề cập đến những thành tựu đã đạt đƣợc và các thách thức mới đặt ra trong lĩnh vực này. Những vấn đề mới đặt ra đối với giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng. Cần tiếp tục nghiên cứu, nhận diện và làm sáng tỏ [13]. - ài viết nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục trong nhà trƣờng của tác giả GS.TS Hoàng Thị Kim Quế đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2
  9. 2015, trong bài viết tác giả đã tập trung vào việc đề cập đến mục tiêu của giáo dục pháp luật trong môi trƣờng học tập. ài viết này trình bày nội dung, hình thức và phƣơng pháp của việc giảng dạy pháp luật, đồng thời đƣa ra quan điểm đánh giá của tác giả về chủ đề này [23]. - Luận án tiến sĩ ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay của tác giả Nguyễn Chí Đông năm 2019, trong luận án tác giả đã trình bày các l luận liên quan đến việc giáo dục thức pháp luật cho sinh viên ở tỉnh Quảng Ninh. Luận án đã tổng quan thực trạng về việc giáo dục thức pháp luật cho sinh viên tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thức pháp luật cho sinh viên trong khu vực này [14]. - Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - từ thực tiễn Thành phố Hà Nội của tác giả Trần Thị ích Hạnh năm 2016, trong luận văn này, tác giả đã thể hiện rõ cơ sở l luận về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đô thị. ằng cách phân tích thực trạng của việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại Thành phố Hà Nội, tác giả đã xác định các thách thức và cơ hội cụ thể trong quá trình này. Dựa trên những thông tin này, tác giả đã đề xuất một số các giải pháp hợp l và thực tế nhằm cải thiện và đảm bảo tính hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị trong thời gian tới [15]. - Luận văn thạc sĩ phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Vân Đồn – Quảng Ninh của tác giả Hoàng Thị Thanh Thủy năm 2016, trong luận văn này, tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá tình hình thực tế của việc phát triển và phổ biến kiến thức pháp luật tại huyện Vân Đồn. Từ những thông tin và dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả đã xác định các thách thức và cơ hội cụ thể đối với công tác này. Tác giả đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm cải thiện và tối ƣu hóa việc phát triển và phổ biến kiến thức pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh [27]. - Luận án tiến sĩ Quản l giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay của tác giả Tạ Thị Minh Thƣ năm 2021, trong luận án này tác giả đã đề xuất bảy biện pháp quản l giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành 3
  10. phố. Luận án đã khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp này, đồng thời thử nghiệm phƣơng pháp “Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực giáo dục pháp luật cho giáo viên ở các trƣờng trung học phổ thông”. Kết quả của nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh tính khoa học, sự đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp đƣợc đề xuất [28]. Những công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu đối tƣợng và địa bàn nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc, đề án tập trung đánh giá, phân tích thực trạng và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề án khảo sát 06 trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: + Hai trƣờng công lập trực thuộc ộ Giáo dục và Đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. + Hai trƣờng ngoài công lập trực thuộc ộ Giáo dục và Đào tạo: Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh và Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. + Một trƣờng công lập thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. + Một trƣờng công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 4
  11. - Phạm vi về thời gian: từ năm 2019 đến tháng 8/2023 - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục đại học và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát tại 06 cơ sở đào tạo). 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 4.1. Mục tiêu của đề án Dựa trên cơ sở l luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trƣờng đại học, đề án đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Nhiệm vụ của đề án - Hệ thống hóa cơ sở l luận liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trƣờng đại học. - Phân tích, đánh giá thực trạng về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Dựa trên cơ sở của các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, luật pháp của Nhà nƣớc về phổ biến, giáo dục về pháp luật. - Phƣơng pháp so sánh: Kế thừa những kết quả công trình đã nghiên cứu, qua đó đánh giá các kết quả đã đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc và so sánh để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu. - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin: Thu thập số liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5
  12. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá tài liệu: xử l thông tin, tài liệu thu thập đƣợc, phân tích và đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề án góp phần làm rõ thực trạng, phân tích các yếu tố tác động và nguyên nhân của vấn đề trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Cung cấp một số giải pháp, khuyến nghị có tính khả thi để cải thiện có hiệu quả trong phổ biến, giáo dục cho sinh viên tại các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng nhƣ: Tài liệu tham khảo trong giảng dạy; nghiên cứu cho các tổ chức và cá nhân có quan tâm đến lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở l luận và pháp l về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trƣờng đại học Chƣơng 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh 6
  13. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Khái niệm và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trƣờng đại học 1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Dự theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì phổ biến là làm cho đông đảo ngƣời biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó [34, tr. 758]. (Ví dụ: phổ biến các quy định về xử l kỷ luật sinh viên, phổ biến các quy định về xử phạt hành chính khi tham gia lƣu thông đƣờng bộ, phổ biến các quy định về an ninh mạng và nhiều lĩnh vực khác nhau). Phổ biến pháp luật là việc truyền đạt các quy định của pháp luật đến đông đảo ngƣời dân thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc thông qua các phƣơng tiện khác nhau. Mục tiêu của việc này là tăng cƣờng hiểu biết về pháp luật và khuyến khích mọi ngƣời tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật. Trong quá trình phổ biến pháp luật, có thể sử dụng nhiều hình thức và phƣơng tiện khác nhau để truyền tải thông điệp pháp luật. Việc phổ biến pháp luật nhằm đảm bảo rằng mọi ngƣời đều có kiến thức cơ bản về quy định pháp luật và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật trong xã hội. Điều này góp phần tạo ra một môi trƣờng pháp luật công bằng và tuân thủ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và ổn định của xã hội. Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tƣợng nào đó, làm cho đối tƣợng ấy dần dần có đƣợc những phẩm chất, năng lực yêu cầu đề ra [33, tr. 379]. Điều này có thể bao gồm giáo dục công dân, giáo dục về quốc phòng và an ninh, giáo dục giới tính và nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Giáo dục pháp luật là một quá trình có mục tiêu, đƣợc tổ chức có kế hoạch, nhằm xây dựng và hình thành kiến thức, nhận thức và hành vi pháp luật cho đối tƣợng giáo dục. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức pháp l , 7
  14. tạo niềm tin vào pháp luật và khuyến khích tuân thủ pháp luật trong xã hội. Theo Luật Giáo dục đại học năm 2012, tại Điều 59, sinh viên là ngƣời đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chƣơng trình đào tạo cao đẳng, chƣơng trình đào tạo đại học [20]. Sinh viên thƣờng phải tham gia các khóa học, thực hiện nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa và thực tập để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong lĩnh vực của mình. Sinh viên có các vai trò, trách nhiệm khác nhau trong quá trình học tập, bao gồm việc tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu, tham gia các tổ chức sinh viên và các hoạt động cộng đồng. Sinh viên cũng có thể tham gia vào các cuộc thi, dự án, hoạt động tình nguyện để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội. Sinh viên thƣờng đƣợc xem là một phần quan trọng của cộng đồng học tập, là những ngƣời trẻ tuổi đang xây dựng nền tảng cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp trong tƣơng lai. Từ những nội dung nêu trên, có thể hiểu: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên là quá trình truyền tải kiến thức và nhận thức về pháp luật cho sinh viên thông qua các hoạt động giảng dạy hoặc nhiều hoạt động cụ thể khác, thực hiện việc truyền bá pháp luật cho sinh viên bằng một hoặc nhiều hình thức, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu và áp dụng các quy định pháp luật, khuyến khích tuân thủ pháp luật, xây dựng nhận thức pháp l trong cuộc sống cá nhân và xã hội. Qua quá trình này, sinh viên sẽ đƣợc trang bị kiến thức pháp luật, tƣ duy pháp l và kỹ năng áp dụng pháp luật, từ đó đóng góp tích cực vào xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. 1.1.2. Vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Việc phổ biến pháp luật là truyền tải thông tin về các quy định pháp luật đến đông đảo công chúng, vai trò của việc giáo dục pháp luật là cung cấp kiến thức và nhận thức pháp luật cho đối tƣợng học tập cụ thể. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên có vai trò nhƣ: Thứ nhất, nâng cao tri thức pháp luật và hiểu biết về pháp luật - Nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm đƣợc kiến thức pháp lý cơ bản, sinh 8
  15. viên sẽ đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật, quyền, nghĩa vụ pháp l , quy trình pháp l và cách áp dụng pháp luật trong thực tế. Hiểu biết về pháp luật không chỉ giúp ngƣời học biết quyền, trách nhiệm của sinh viên mà còn tạo nền tảng cho sinh viên định hình tƣ duy pháp l , nâng cao khả năng phân tích và suy luận và thực hiện các quyết định phù hợp với pháp luật. - Tri thức pháp luật là cơ sở để xác lập lòng tin vào giá trị của pháp luật và tôn trọng chuẩn mực pháp l . Điều này giúp tạo ra một xã hội tuân thủ pháp luật tốt hơn, sinh viên tự giác thực hiện trách nhiệm của mình, từ đó đóng góp vào việc duy trì trật tự và công bằng trong xã hội. Thứ hai, đánh thức tình cảm, sự tin tƣởng và thái độ tích cực đối với pháp luật - Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp sinh viên xây dựng, củng cố lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật trong xã hội. Lòng tin này đặt nền tảng cho niềm tin vào sự công bằng và công l , mà chính pháp luật hình thành và thực hiện. - Giáo dục pháp luật không chỉ giúp sinh viên hiểu về pháp luật, mà còn định hình thái độ tích cực tham gia vào việc thực hiện pháp luật. Điều này bao gồm việc thực hành thức trách nhiệm, tôn trọng pháp luật, pháp chế và không khoan nhƣợng trƣớc vi phạm pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp sinh viên xây dựng tình cảm công bằng, khoan dung trong xã hội, thúc đẩy sự đồng lòng và hợp tác trong việc thực thi pháp luật. Thứ ba, phát triển thói quen tuân thủ pháp luật với động cơ tích cực - Tạo một thói quen hành động thực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. Thói quen xử sự theo pháp luật không chỉ là việc tuân thủ quy định pháp luật mà còn đòi hỏi sự tham gia tích cực, động cơ về hành vi hợp pháp. Điều này yêu cầu sự tập trung vào việc tạo ra một môi trƣờng xã hội và hệ thống giáo dục thúc đẩy thói quen này. - Ngoài kiến thức pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật còn đòi hỏi sự chuyển đổi tâm l và tạo ra động cơ đối với hành vi hợp pháp. Điều này có thể đạt 9
  16. đƣợc thông qua việc xây dựng thức trách nhiệm và thái độ tích cực đối với pháp luật. Nhƣ vậy, giáo dục pháp luật có vai trò không chỉ là cung cấp kiến thức pháp lý, mà còn là tạo ra một xã hội có lòng tin, thái độ đúng đắn, thói quen xử sự theo pháp luật tích cực, giúp bảo vệ, thúc đẩy công l và công bằng trong xã hội. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản l nhà nƣớc và xã hội, mà còn nâng cao thức pháp luật, văn hóa pháp l trong xã hội, đồng thời đóng góp vào mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển của đất nƣớc. 1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trƣờng đại học 1.2.1. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Ngƣời hoặc tổ chức tham gia vào việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật có thể đƣợc xem là chủ thể thực hiện hoạt động này, với mục tiêu cụ thể đã đƣợc định sẵn. Dựa vào mức độ chuyên môn và vai trò trong việc đáp ứng mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên, chủ thể thực hiện có thể đƣợc phân thành hai nhóm: Thứ nhất, chủ thể chuyên nghiệp: Đây là những cá nhân hoặc tổ chức có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật. Chủ thể chuyên nghiệp thƣờng có nhiệm vụ chính là cung cấp kiến thức, hƣớng dẫn về pháp luật, nhƣ giảng viên đại học, luật sƣ hoặc các tổ chức đào tạo pháp luật. Thứ hai, chủ thể không chuyên nghiệp: Những cá nhân hoặc tổ chức thuộc nhóm này có kiến thức pháp luật cơ bản và tham gia vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật mà không phải là chuyên gia pháp luật. Chủ thể không chuyên nghiệp có thể là những ngƣời quan tâm và mong muốn góp phần trong việc tạo ra một xã hội tuân thủ pháp luật, thông qua hoạt động nhƣ tổ chức sự kiện, hội thảo, hoặc phân phát thông tin liên quan đến pháp luật. So với chủ thể không chuyên nghiệp thì chủ thể chuyên nghiệp đƣợc xem là những nhân tố quan trọng và đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện hoạt động 10
  17. phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trƣờng đại học, các chủ thể tham gia có sự đóng góp từ cả chủ thể chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Cả hai chủ thể này đều đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, đối với đối tƣợng sinh viên thì giảng viên đang giảng dạy về pháp luật đóng vai trò quan trọng nhất và chủ yếu nhất trong việc truyền đạt kiến thức pháp luật cho sinh viên tại các trƣờng đại học. Vai trò của giảng viên giảng dạy pháp luật là cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết cho sinh viên, khuyến khích tƣ duy pháp lý và rèn kỹ năng áp dụng pháp luật. 1.2.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Theo Điều 10, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 có quy định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật nhƣ sau: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trƣờng, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới đƣợc ban hành [21]; Các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế [21]; Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật [21]. Ngoài những nội dung đƣợc đề cập trên, sinh viên đang theo học tại các trƣờng cũng sẽ đƣợc trang bị kiến thức sau: - Kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật: Sinh viên sẽ đƣợc giới thiệu với cấu trúc, chức năng của nhà nƣớc và hệ thống pháp luật của nƣớc ta. Sinh viên sẽ đƣợc hiểu biết về Hiến pháp, các hệ thống pháp luật chính, vai trò và quyền hạn của các cơ quan nhà nƣớc. - Luật trong ngành đào tạo: Sinh viên đƣợc giáo dục về các quy định pháp luật đặc biệt liên quan đến ngành và nghề đào tạo của mình. Ví dụ, sinh viên học 11
  18. ngành kinh tế có thể đƣợc giảng dạy về luật kinh tế, sinh viên học ngành y khoa có thể đƣợc giảng dạy về luật liên quan đến y khoa nhƣ luật khám bệnh chữa bệnh và sinh viên học ngành kỹ thuật có thể đƣợc giảng dạy về luật sở hữu trí tuệ và quy định an toàn. - Các kiến thức pháp luật quan trọng giúp sinh viên tránh rơi vào các trách nhiệm pháp lý bao gồm: Giúp sinh viên có một số kiến thức pháp luật quan trọng cần nắm vững để tránh rơi vào các trách nhiệm pháp l không mong muốn. Đó là sự hiểu biết về Luật An ninh mạng, đảm bảo rằng sinh viên không vi phạm các quy định khi sử dụng mạng xã hội. Ngoài ra, việc hiểu rõ Luật về An toàn giao thông cũng giúp sinh viên tuân thủ các quy tắc giao thông và tránh vi phạm pháp luật khi tham gia vào giao thông đƣờng bộ. Cũng không kém phần quan trọng là hiểu biết về Luật về Phòng chống tác hại rƣợu bia, giúp sinh viên nhận thức đúng mức về tác hại của việc lạm dụng các chất kích thích và tuân thủ các quy định về tuổi uống rƣợu, bia. 1.2.3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là các hoạt động cụ thể đƣợc áp dụng để truyền đạt những nội dung liên quan đến pháp luật đến đối tƣợng cần truyền đạt. Theo điều 11, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, các hoạt động bao gồm tổ chức họp báo, thông cáo báo chí, tiến hành phổ biến trực tiếp, cung cấp tƣ vấn pháp luật, sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đăng tải thông tin pháp luật trên nhiều nền tảng, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tham gia vào việc xử l các vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại từ công dân. Kết hợp pháp luật vào hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tích hợp chƣơng trình giáo dục pháp luật vào giảng dạy tại trƣờng. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể để đảm bảo hiệu quả trong việc nâng cao thức pháp luật của cộng đồng [21]. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hai hình thức sau: - Thứ nhất, các hình thức mang tính phổ thông: 12
  19. + Tuyên truyền miệng: Sử dụng các cuộc họp, diễn đàn, buổi nói chuyện để truyền đạt thông tin pháp luật một cách trực tiếp cho sinh viên. + Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: Sử dụng các phƣơng tiện nhƣ truyền hình, đài phát thanh, báo chí để phổ biến, giáo dục về pháp luật cho công chúng. + Khai thác tủ sách pháp luật: Sử dụng các nguồn tài liệu pháp luật để cung cấp thông tin và giáo dục về pháp luật. + Giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng: Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật trong khuôn khổ giảng dạy và hoạt động ngoại khóa tại các trƣờng đại học. + Phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động văn hóa nghệ thuật: Sử dụng các hình thức văn hóa nghệ thuật nhƣ sân khấu, phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật thị giác để truyền tải thông điệp về pháp luật. + Thi tìm hiểu pháp luật: Tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích và đánh giá hiểu biết về pháp luật của cá nhân, tổ chức. + Câu lạc bộ pháp luật: Tổ chức các câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu để thảo luận, trao đổi kiến thức và tạo cộng đồng quan tâm đến pháp luật. - Thứ hai, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù: + Thông qua cơ quan Nhà nƣớc: Các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan quản l chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, giáo dục về pháp luật. Cơ quan nhà nƣớc sử dụng các hoạt động của mình để truyền đạt kiến thức pháp luật cho cộng đồng. Điều này bao gồm việc ban hành, thực hiện luật pháp, tổ chức các buổi họp, hội thảo, chiến dịch giáo dục về pháp luật, cung cấp thông tin về quy định và quyền lợi của công dân và thực hiện các biện pháp quản l để đảm bảo tuân thủ luật pháp. + Phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động của tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp: Các tổ hòa giải và dịch vụ tƣ vấn pháp luật là một phần quan trọng của cộng đồng, cung cấp thông tin và hỗ trợ về các vấn đề pháp l cho công chúng. 13
  20. Thƣờng tổ chức các chƣơng trình hƣớng dẫn, đào tạo, tƣ vấn để giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn về quy định và quyền lợi của mình trong lĩnh vực pháp luật. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với sinh viên trong trƣờng đại học thƣờng đƣợc sử dụng nhiều hình thức khác nhau bao gồm các buổi giảng trên lớp, các hoạt động giáo dục ngoại khóa và các sự kiện giáo dục ngoài giờ học. Những hoạt động nhƣ nói chuyện về pháp luật, cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, viết báo tƣờng, tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo chủ đề về pháp luật, các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tham gia vào các phiên tòa đều có vai trò quan trọng trong việc củng cố kiến thức, thúc đẩy niềm tin và tạo ra tình cảm tích cực đối với pháp luật. 1.2.4. Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Trong việc giáo dục sinh viên về pháp luật, có nhiều cách tiếp cận khác nhau đƣợc áp dụng để phổ biến, giáo dục về lĩnh vực pháp luật. Dƣới đây là một số phƣơng pháp phổ biến trong việc truyền đạt kiến thức pháp luật cho sinh viên: Thứ nhất, nhóm các phƣơng pháp sử dụng ngôn ngữ: - Phương pháp diễn giảng: Sử dụng phƣơng pháp diễn giảng để truyền đạt kiến thức pháp luật cho sinh viên. ằng cách trình bày một cách có tổ chức và logic, giảng viên giải thích các khái niệm, quy định pháp luật và ví dụ thực tế để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chủ đề đang đƣợc học. - Phương pháp vấn đáp: Khuyến khích sự tham gia của sinh viên bằng cách đặt câu hỏi để sinh viên tham gia vào trả lời câu hỏi và trao đổi các kiến của sinh viên. Qua đó, sinh viên có cơ hội suy nghĩ sâu hơn và áp dụng kiến thức pháp luật vào các tình huống cụ thể. - Phương pháp thảo luận: Tổ chức các buổi thảo luận để sinh viên có thể trao đổi quan điểm, thảo luận về các vấn đề pháp luật. Qua việc thảo luận, sinh viên có thể nâng cao khả năng lập luận, phân tích và đƣa ra quan điểm của mình. - Sử dụng sách giáo khoa, tài liệu và internet: Sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và nguồn thông tin trên internet để truyền đạt kiến thức pháp luật 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2