Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 16
download
Luận văn làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ việc bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THÙY LINH QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THÙY LINH QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Lê Thị Thùy Linh
- LỜI CẢM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm Luận văn đến nay, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của trường Học viện Hành chính Quốc gia đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng tôi vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở, Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn tôi qua từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài Luận văn này của tôi đã hoàn thành. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô. Bài luận văn được thực hiện trong 03 tháng. Ban đầu tôi còn bỡ ngỡ vì vốn kiến thức của tôi còn có hạn. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để bài Luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên Lê Thị Thùy Linh
- MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ .......... 9 1.1. Khái niệm chung ..................................................................................... 9 1.1.1. Nguyên đơn .......................................................................................... 9 1.1.2. Quyền của nguyên đơn ....................................................................... 11 1.1.3. Vụ việc dân sự .................................................................................... 12 1.2. Việc xác định tư cách nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự .. 13 1.2.1. Cơ sở của việc xác định tư cách nguyên đơn trong các vụ việc dân sự 14 1.2.2. Các quy định về xác định tư cách của nguyên đơn .............................. 14 1.3. Các quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự ................... 19 1.3.1. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn ................................................... 21 1.3.2. Quyền của nguyên đơn trong hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh. ............................................................................................................ 33 1.3.3. Các quyền khác của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. 37 1.4. Các yếu tố bảo đảm quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự ................................................................................................................. 40 1.4.1. Sự bảo đảm về hệ thống luật pháp ...................................................... 40 1.4.2. Bảo đảm về đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật .................................... 41 1.4.3. Bảo đảm về đổi mới và cải cách tư pháp ............................................ 43
- Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................................................... 46 2.1. Khái quát chung về huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình ....................... 46 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện ................................................... 46 2.1.2. Tình hình giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. ................................................................................................. 49 2.2. Thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình ............................................................. 50 2.2.1. Thực hiện quyền tự định đoạt của nguyên đơn. ................................... 50 2.2.2. Thực hiện quyền của nguyên đơn trong hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh .............................................................................................. 55 2.2.3. Thực hiện các quyền khác của nguyên đơn. ........................................ 58 2.3. Đánh giá chung...................................................................................... 59 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 59 2.3.2. Hạn chế. ............................................................................................. 60 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 65 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................ 68 3.1. Phương hướng đảm bảo thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. ....................................................................................... 68 3.2. Giải pháp đảm bảo quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. .......................................................................................................... 72 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật .......................................................................... 72 3.2.2. Nâng cao trình độ Thẩm phán và các cán bộ Tòa án. ......................... 77
- 3.2.3. Về thiết lập cơ chế chuyển hoá giữa việc dân sự và vụ án dân sự nhằm bảo đảm hơn quyền của nguyên đơn............................................................. 78 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền của nguyên đơn. ......................................................................... 79 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền pháp luật trên địa bàn địa phương.............. 80 3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra .......................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự BLDS: Bộ luật dân sự TTDS: Tố tụng dân sự TA: Toà án VKS: Viện kiểm sát VADS: Vụ án dân sự XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016. BLTTDS 2015 bao gồm các quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và nhiều điểm mới cập nhật thay cho BLTTDS số 24/2004/QH11 và Luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi năm 2011. Nếu như nói BLDS 2015 quan trọng về nội dung thì BLTTDS 2015 lại là Bộ luật quan trọng về hình thức. BLTTDS quy định những vấn đề liên quan đến: Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. 1
- BLTTDS góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Có thể nói, BLTTDS được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển của BLDS 2004, đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy định về nguyên đơn, quyền của nguyên đơn và bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn. Nguyên đơn là một khái niệm pháp lý đặc thù của lĩnh vực tố tụng tại Tòa án, thể hiện mối quan hệ đặc biệt quan trọng đối với vụ việc tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại…. Không có một vụ việc nào được giải quyết tại Tòa án mà không có sự xác định về nguyên đơn. Vì vậy, nguyên đơn chính là một bộ phận không thể thiếu khi xét xử tại Tòa án. Trong vụ việc dân sự, nguyên đơn được coi là chủ thể quan trọng, nếu thiếu chủ thể này thì vụ việc dân sự không thể phát sinh. Việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực là một kết quả quan trọng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế định quy định về thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy phạm quy định rõ ràng về các vấn đề pháp lý của nguyên đơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng của việc xác định thành phần, tư cách nguyên đơn trong các vụ việc dân sự, góp phần trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ dân sự chính đáng của họ và đây cũng là cơ sở quan trọng cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự một cách chính xác, khách quan… Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì nhiều vấn đề về quyền của nguyên đơn cũng chưa được giải quyết triệt để. Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, quyền của nguyên đơn đã không được 2
- tôn trọng một cách đúng mức. Một số quy định về quyền của nguyên đơn được quy định trong BLTTDS chưa rõ ràng và cụ thể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc đảm bảo thực hiện quyền. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự cả về phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của nguyên đơn là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài "Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình" làm Luận văn cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn Sau khi BLTTDS 2004 có hiệu lực và nay là BLTTDS 2015, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về quyền của nguyên đơn như Luận văn cao học luật với đề tài “Đương sự trong vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005), Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về đương sự trong TTDS, từ đó phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về đương sự và thực tiễn thực hiện các quy định này ở Tòa án để tìm ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS về đương sự; Luận văn cao học luật “Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Liễu Thị Hạnh (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009), Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về thụ lý vụ án dân sự, tiếp cận các quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý vụ án dân sự và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về thụ lý vụ án dân sự từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thụ lý vụ án dân sự; Luận văn cao học luật "Đương sự trong vụ án dân sự" của tác giả Đào Thu Hải Yến (bảo vệ tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015), Luận văn làm rõ khái 3
- niệm đương sự cũng như việc xác định đúng tư cách đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự; Luận văn cao học luật "Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Hải (bảo vệ tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2016), Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong các vụ án dân sự tại Tòa án từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trên thực tế... Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung cụ thể về quyền của nguyên đơn. Chẳng hạn như bài viết “Bàn về quyền khởi kiện của đương sự khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện” của tác giả Huỳnh Minh Khánh đăng tải trên Tạp chí Kiểm sát số 7/2013; Bài viết “Về việc rút đơn khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự” của ThS Nguyễn Triều Dương (Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 11/2009)... Các bài viết đăng trên tạp chí có bài “Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua người đại diện” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 năm 2015; “Người tham gia tố tụng dân sự” của Nguyễn Việt Cường đăng trên tạp chí Nghề luật, số 02 năm 2006; “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng” của Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 23 năm 2008 v.v... Việc nghiên cứu cho thấy các công trình trên đây cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một nội dung quyền cụ thể nào đó trong các quyền mà 4
- nguyên đơn có hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền của nguyên đơn trong tổng thể các quyền của nguyên đơn. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự tại địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trước tình hình đó, tôi đã chọn đề tài "Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào cũng đều trả lời cho câu hỏi: Việc thực hiện công trình nghiên cứu nhằm vào cái gì? Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Không nằm ngoài cách tiếp cận trên, tôi xác định mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ việc bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền của nguyên đơn đồng thời nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình trên thực tế. 3.2. Nhiệm vụ Trên cơ sở mục đích nêu trên, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 5
- - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan tới quyền của nguyên đơn, bảo đảm quyền của nguyên đơn và thực tiễn thực hiện tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp luật về quyền của nguyên đơn cũng như bảo đảm quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần đảm bảo quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu khoa học của Luận văn là quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự, việc bảo đảm quyền của nguyên đơn khi tham gia tố tụng. Nội dung cốt lõi của luận văn là xoay quanh quyền của nguyên đơn và việc bảo đảm việc thực hiện quyền của nguyên đơn dưới góc nhìn lý luận, luật thực định và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ được giới hạn trong phạm vi sau đây: - Phạm vi về thời gian: Về văn bản pháp luật, luận văn chủ yếu được viết trên cơ sở phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng dân sự năm 2015. 6
- Về số liệu khảo sát việc thực hiện quyền của nguyên đơn, luận văn phân tích các số liệu giai đoạn từ năm 2013 - 2017 tại Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi về không gian, quyền của nguyên đơn sẽ được phân tích và đánh giá qua quy định của Bộ luật tố tụng 2015 và việc thực hiện quyền của nguyên đơn tại Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê...v.v. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Những đóng góp của luận văn thể hiện trên một số phương diện sau đây: Thứ nhất, quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện. Thứ hai, luận văn nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của nguyên đơn tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình nhằm chỉ ra thực trạng bảo đảm quyền của nguyên đơn cũng như những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật. 7
- Thứ ba, trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của nguyên đơn và bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền của nguyên đơn tại địa bàn huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Thứ tư, luận văn được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến giải quyết các vụ việc dân sự. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp liên quan tới việc hoàn thiện pháp luật về quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Danh mục các chữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp đảm bảo quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Nguyên đơn Trong cuốn “Black’s Law Dictionnary”, nguyên đơn định nghĩa là “người đưa ra hành động; bên than phiền hoặc khởi kiện cá nhân và có tên trong hồ sơ” hay trong Từ điển Luật học của nhà xuất bản từ điển khoa học năm 2006, đã được xuất bản ở nước ta, “nguyên đơn là người khởi kiện hoặc người không khởi kiện trong những vụ án về dân sự hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích của người đó. Nguyên đơn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân". Khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, các nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm". Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 thì nguyên đơn không chỉ là “người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm” mà còn là “Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. 9
- Ví dụ: Cơ quan bảo vệ tài nguyên môi trường khởi kiện doanh nghiệp vì doanh nghiệp này đã làm ô nhiễm môi trường. Cơ quan bảo vệ tài nguyên môi trường khởi kiện không phải vì lợi ích của cơ quan họ mà là lợi ích xã hội đây là điểm khác giữa nguyên đơn là người khởi kiện vì lợi ích của họ với nguyên đơn khởi kiện không phải vì lợi ích của họ. Đối với việc dân sự, theo quy định tại khoản 5 Điều 68 BLTTDS quy định với vai trò tham gia tố tụng như nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự "là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động". Đặc điểm của nguyên đơn trong các vụ việc dân sự: Nguyên đơn trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng dân sự do vậy nguyên đơn có đầy đủ các đặc điểm của người tham gia tố tụng. Nguyên đơn trong vụ việc dân sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền lợi ích bị xâm phạm hoặc cần được xác định trong vụ án dân sự. Quyền, lợi ích của nguyên đơn liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nguyên đơn là chủ thể được tòa án cho tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên đơn có thể tham gia tố tụng độc lập hoặc thông qua người đại diện trong tố tụng dân sự. Những quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn mà pháp luật quy định là cơ sở để nguyên đơn có điều kiện thuận lợi, bình đẳng với những người tham gia tố tụng khác trong quan hệ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về mặt nội dung. 10
- Nguyên đơn là chủ thể có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết vụ việc dân sự. 1.1.2. Quyền của nguyên đơn Chúng ta thấy rằng trong sự phát triển của xã hội, khi Nhà nước và pháp luật ra đời thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng pháp luật của Nhà nước và bảo đảm thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước thiết lập. Theo đó, quyền của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào tố tụng dân sự đã được pháp luật ghi nhận và chủ thể cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự với tư cách nguyên đơn phải được cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định bảo vệ. Quyền của nguyên đơn là tổng hợp những hành vi mà nguyên đơn có quyền thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, là một phần trong tổng thể quyền con người được pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định. Quyền của nguyên đơn là nhóm quyền tố tụng thuộc quyền con người, là quyền của một chủ thể trong mối quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo tốt nhất cho những quyền, lợi ích hợp pháp của mình được thực hiện. Xét trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thì thông thường quyền của nguyên đơn sẽ tương ứng với nhiệm vụ của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền của nguyên đơn. Thông qua việc quy định những việc nguyên đơn được thực hiện, pháp luật đặt ra các quy tắc xử sự, điều chỉnh hành vi tố tụng của nguyên đơn nhằm thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là nhanh chóng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Suy cho cùng thì quyền của nguyên đơn là phương tiện pháp lý mà nguyên đơn có thể sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 11
- 1.1.3. Vụ việc dân sự Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh tại Tòa án nhân dân do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Như vậy vụ việc dân sự có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, vụ việc dân sự trước hết phải là những vụ việc phát sinh tại Tòa án. Chỉ những vụ việc nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và phát sinh tại Tòa án mới được gọi là vụ việc dân sự. Thứ hai, vụ việc dân sự phát sinh trên cơ sở có việc khởi kiện hoặc yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Trong thực tế thường xảy ra nhầm lẫn giữa vụ việc dân sự và vụ án dân sự. Việc cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự hay khởi kiện vụ án dân sự dẫn đến những kết quả rất khác nhau. Vì vậy cần phân biệt được khi nào yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, khi nào thì khởi kiện vụ án dân sự để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trước những vấn đề phát sinh trong các quan hệ dân sự. Dấu hiệu pháp lý cơ bản nhất để phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự là yếu tố có tranh chấp hay không. Việc dân sự không có tranh chấp xảy ra còn vụ án dân sự có tranh chấp xảy ra. Vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là tranh chấp dân sự) do cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết và đã được Tòa án thụ lý. Tranh chấp là tình trạng xung đột về lợi ích pháp lý giữa ít nhất từ hai chủ thể trở lên. Vụ án dân sự là đối tượng của thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án dân sự là tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Việc 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 184 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 111 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 90 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 75 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn