Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng – Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
lượt xem 19
download
Luận văn nghiên cứu, đánh giá một số vấn đề về lý luận trong việc xử lý nợ xấu của hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và cụ thể là tại Vietcombank. Qua đó, luận văn làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng – Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG TẤN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh Tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG TẤN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh Tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS LƯƠNG KHẢI ÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu đã được cá nhân tôi thực hiện cũng như hoàn thành toàn bộ, và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lương Khải Ân. Những kết quả từ bài nghiên cứu này là hoàn toàn chưa từng được công bố trong những công trình nghiên cứu riêng biệt nào khác. Việc sử dụng các kết quả và những trích dẫn từ tài liệu của những tác giả khác đã được tôi tuân thủ thực hiện phù hợp với các quy định khi làm bài luận của Nhà trường. Các phần nội dung trích dẫn và các tài liệu từ sách báo và thông tin tham khảo đã được đăng tải trên các tác phẩm cũng như các trang web được trình bày theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Vậy Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Sau Đại học xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn! TP.HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả NGUYỄN TRỌNG TẤN
- ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên tôi xin cảm ơn Người hướng dẫn khoa học cho Luận văn của tôi - TS Lương Khải Ân, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình cũng như cung cấp thêm một số kiến thức chuyên môn, các thức lý luận và tiếp cận vấn đề để Tôi có thể thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng luôn trân trọng và biết ơn các thầy cô của Trường Đại Học Ngân hàng TP.HCM đã truyền thụ cho tôi những kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực pháp luật trong suốt thời gian học tập tại trường để tôi có thể củng cố và nâng cao nền tảng kiến thức, phương pháp nghiên cứu, lý luận, bổ trợ cho tôi xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kiến thức rộng nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các Giảng viên, đồng nghiệp, bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! TP.HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả NGUYỄN TRỌNG TẤN
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng – Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Từ khóa: Pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý nợ xấu, cấp tín dụng, Ngân hàng thương mại Nội dung tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị trên Thế giới đang có nhiều biến động khó lường như xung đột tại Ukraine, dịch Covid-19…. Cùng với tình trạng của thị trường bất động sản đóng băng sau một thời gian phát triển nóng, các ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp, sai phạm trong đấu giá đất phát sinh từ các sự việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…. Đã tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế, thị trường tài chính, tâm lý của nhà đầu tư, người dân của Việt Nam, nợ xấu luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ đồng thời quá trình thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá trình triển khai áp dụng thực tế như việc áp dụng quy trình thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp bằng phương thức khởi kiện tại Tòa án, hỗ trợ thu giữ và thứ tự ưu tiên thanh toán đối với TSBĐ … Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, đem đến những hiệu quả thiết thực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá một số vấn đề về lý luận trong việc xử lý nợ xấu của hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các NHTM tại Việt Nam và cụ thể là tại Vietcombank – Ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động uy tín và hiệu quả trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, bằng các phương pháp luận duy vật biện chứng và áp dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ thống hoá, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá vấn đề và một số phương pháp nghiên cứu khác. Qua đó, luận văn làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng để từ đó làm rõ ưu nhược điểm của quá trình này, qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu gắn với thực tiễn tại ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank nói riêng.
- iv THESIS SUMMARY Law on handling bad debts in credit extension activities – practical application at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Keywords: Law on bad debt handling, bad debt settlement, credit granting, Commercial banks Summary content: In the current context, the world's economic and political situation has many complicated developments such as the conflict in Ukraine, the Covid-19 epidemic, etc. Along with the freezing situation of the real estate market after a period of hot development, the negative effects on the corporate bond capital mobilization market due to the events of Tan Hoang Minh Group, Van Thinh Phat Group …. negative impact on the economy and financial market of Vietnam, potential risk of bad debt arising, and the process of breaking the law on bad debt handling still has many shortcomings in the process of developing practical application such as the application of simplified procedures in dispute settlement at the Court, assistance in seizing collateral, implementing the order of priority for payment when handling collateral... Therefore, the study, assessment and completion of the legal framework on bad debt handling is very necessary. Since then, the author has researched and evaluated a number of theoretical issues in dealing with bad debts of credit activities, through practice at commercial banks in Vietnam and specifically at Vietcombank with unique methodologies. dialectical materials and apply a number of specific research methods such as: systematization, analysis, comparison, contrast, problem assessment and some other research methods. Thereby, the thesis clarifies some concepts and contents related to bad debt handling in credit activities. In addition, the author researches, analyzes and evaluates the current legal situation and the practice of applying the law on handling bad debts in credit extension activities to clarify the advantages and disadvantages of this process. thereby proposing a number of recommendations and solutions to improve the law on bad debt handling associated with practice at commercial banks in general and Vietcombank in particular.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........................................11 1.1. Một số vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại .............................................11 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 11 1.1.1.1. Khái niệm nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ..................................................................................................................... 11 1.1.1.2. Khái niệm về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại ................................................................................................ 14 1.1.2. Nhận diện những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ................................................. 15 1.1.3. Đặc điểm ..................................................................................................................... 18 1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại .....................................................................................19 1.2.1. Nhu cầu điều chỉnh................................................................................................... 19 1.2.2. Quan hệ pháp luật xử lý nợ xấu ............................................................................. 22 1.2.3. Biện pháp xử lý nợ xấu ............................................................................................ 23 1.3. Tiêu chí xử lý nợ xấu để bảo đảm hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại ................................................................................26 Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI VIETCOMBANK .....................................................................................29 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại ............................................................................................29 2.1.1. Tình hình pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng .............. 29 2.1.1.1. Quy định về nguyên tắc xử lý nợ xấu ................................................... 30 2.1.1.2. Quy định về việc mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm ............................ 33 2.1.1.3. Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm ........ 35 2.1.1.4. Quy định về quyền thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm ........................... 36
- vi 2.1.1.5. Quy định về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại TAND ................................................................. 38 2.1.1.6. Quy định về hình thành sàn giao dịch nợ và thị trường mua bán nợ xấu42 2.1.1.7. Xử lý nợ xấu qua thi hành án còn nhiều vướng mắc ............................ 44 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng45 2.1.2.1. Tình hình triển khai và áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu hoạt động cấp tín dụng ....................................................................................................... 45 2.1.2.2. Kết quả đạt được ................................................................................... 46 2.1.3. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng ................................................................................................................................. 48 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank ............................................................................................................52 2.2.1. Giới thiệu chung về Vietcombank......................................................................... 52 2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank .............................. 52 2.2.1.2. Tình hình chung về nợ quá hạn và nợ xấu tại Vietcombank ................ 54 2.2.2. Thực trạng hoạt động về xử lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank ........................................................................................................................ 58 2.2.2.1. Các qui định pháp luật về xử lý nợ xấu được áp dụng tại Ngân hàng Vietcombank ...................................................................................................... 58 2.2.2.2. Trình tự quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank. ........... 61 2.2.2.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank .................. 62 2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank .................................................................................................. 65 2.2.3.1. Hạn chế từ nội tại của Vietcombank .................................................... 65 2.2.3.2. Hạn chế từ việc áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn .................. 66 Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................72 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................................................................73 3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam................................................73 3.1.1. Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm ................. 73 3.1.2. Quy định về việc xử lý tài sản và thu giữ tài sản của ngân hàng thương mại ................................................................................................................................................. 75 3.1.3. Quy định về thủ tục khi giải quyết tranh chấp................................................... 75 3.1.4. Quy định về quyền tiếp cận thông tin mua bán nợ xấu.................................... 76 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam76
- vii 3.2.1. Những kiến nghị nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về xử lý nợ xấu từ phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan....................................................................... 76 3.2.2. Những kiến nghị nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng từ phía các Ngân hàng thương mại ............. 78 3.2.2.1. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ pháp lý của đội ngũ cán bộ xử lý nợ xấu .................................................................................................. 78 3.2.2.2. Tăng cường đội ngũ chuyên gia pháp luật ........................................... 79 3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách về xử lý nợ xấu trong nội bộ ngân hàng .................................................... 79 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................81 KẾT LUẬN ..................................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... i
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DATC Công ty mua bán nợ Việt Nam DNNN Doanh nghiệp Nhà nước NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng VAMC Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam THADS Thi hành án dân sự TAND Tòa án nhân dân CIC Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam TSBĐ Tài sản bảo đảm
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Phân loại nợ theo khách hàng của Vietcombank 53 Bảng 2.2: Phân loại nợ theo thời hạn vay của Vietcombank 53 Bảng 2.3: Phân loại nợ theo nhóm nợ 54
- 1 MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Tính cấp thiết của đề tài: Trong hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam cùng thị trường tài chính đã và đang phát triển mạnh mẽ, điều này được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng về số lượng, quy mô và chất lượng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và cho vay cao nhất trong khu vực. Hệ thống các NHTM đã góp phần cung cấp, điều tiết nguồn vốn và tạo động lực, phương tiện hỗ trợ cho việc kiến thiết và phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế thì với đặc thù hoạt động tín dụng của các NHTM cũng đặt ra rất nhiều vấn đề đối với Nhà nước và các nhà quản lý đó là về việc hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến phát sinh nợ xấu, gây thất thoát, ứ động vốn. Việc phát sinh nợ xấu có thể do tác động của các nhân tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường huy động vốn thứ cấp như trái phiếu đã và đang suy giảm... và các nhân tố nội tại như khả năng quản trị, xử lý rủi ro, quy trình cấp và quản lý tín dụng, thiện chí, năng lực thanh toán của khách hàng, năng lực và đạo đức của nhân viên sở hữu chéo... Có thể nói, bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái, đạo đức... Do đó, có thể nói hoạt động xử lý nợ xấu là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động của các NHTM hiện nay Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có đang nhiều sự bất ổn định, phức tạp như xung đột tại Ukraine, ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19…. Cùng với tình trạng "đóng băng" của thị trường bất động sản sau một thời gian phát triển nóng, các ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp do các sự việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…. tác động xấu tới kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam. Do đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cá nhân trong nước gặp khó khan, thách thức trong để duy trì và phát triển kinh doanh, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, mất khả năng thanh khoản đối với các khoản đầu tư, từ đó dẫn đến tình trạng không thanh toán được nợ ngân hàng.
- 2 Điển hình như: Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của NHNN thì tiến độ xử lý nợ xấu ở các năm 2020 và năm 2021 có xu hướng chững lại, trong đó xử lý nợ xấu bằng cách thuyết phục khách hàng trả nợ giảm do tác động của dịch Covid đã ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe tài chính của khách hàng cũng như việc xử lý TSBĐ là bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công ty chứng khoán, NHTM, các cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân tác giả thì tình trạng nợ xấu sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới. Việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nợ xấu phát sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng cũng như dưới góc độ quản lý nhà nước đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện, quản lý hiệu quả nhằm giữ ổn định, phát triển nền kinh tế, thị trường tài chính và an sinh xã hội, an ninh trật tự. Do việc nợ xấu phát sinh là rủi ro luôn tồn tại, không thể triệt tiêu trong quá trình hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM do đó ngoài trừ phòng ngừa, ngăn chặn nợ xấu phát sinh thì việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu là một trong những biện pháp hữu hiện nhằm góp phần làm giảm nợ xấu phát sinh và tồn đọng. Quá trình này, ngoài sự nỗ lực của Ngân hàng và khách hàng thì việc Nhà nước có cách quy định, chính sách pháp luật phù hợp cũng sẽ góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Từ đó khơi thông được nguồn vốn, giúp đảm bảo an toàn, ổn định cho thị trường tài chính, nền kinh tế. Với 5 năm triển khai thí điểm Nghị quyết số 42/2017/QH14 có thể thấy dù đã góp phần đem lại nhiều chính sách mới, tạo thuận lợi trong công tác xử lý nợ xấu nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá trình triển khai áp dụng thực tế như việc áp dụng quy trình thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp tại Tòa án, hỗ trợ thu giữ TSBĐ, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ… Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là rất cần thiết. Không ngoài xu thế đó, các NHTM hiện nay cũng đẩy mạnh việc áp dụng các quy định pháp luật, kinh nghiệm quốc tế vào hoạt động xử lý nợ trong quá trình cấp tín dụng nhằm năng cao hiệu quả thu hồi nợ, giúp đảm bảo an toàn, thất thoát vốn cũng như đảm bảo lợi nhuận cho các Ngân hàng thương mại. Không ngoài xu thế đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với mục tiêu là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, luôn xác tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng,
- 3 tích cực thu hồi và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro, luôn áp dụng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để giúp tỉ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp nhất ngành. Theo sự phát triển của ngành Ngân hàng, hoạt động cấp tín dụng thì việc tạo lập và hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu phải luôn được cập nhật, hoàn thiện để phù hợp và bám sát thực tế để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn xử lý nợ xấu tại một ngân hàng lớn, có bề dày lịch sử, và hiệu quả phòng ngừa, xử lý nợ xấu tốt như Vietcombank là rất cần thiết, có thể đưa ra các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu và áp dụng pháp luật vào quá trình này, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, thực hiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng này cũng như các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả, tính thực tiễn cho hệ thống pháp luật có liên quan. Từ những lý do trên, Tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng – Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam" làm công trình nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: Luận văn nghiên cứu, đánh giá một số vấn đề về lý luận trong việc xử lý nợ xấu của hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và cụ thể là tại Vietcombank. Qua đó, luận văn làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng để từ đó làm rõ ưu nhược điểm về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng, qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu gắn với thực tiễn tại ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank nói riêng. Các giải pháp được đưa ra tập trung vào nhóm vấn đề: chủ thể xử lý nợ xấu, định giá các khoản nợ xấu, mua bán nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Thông qua các định hướng, giải pháp này, đề tài mong muốn phần nào đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu ở nước ta hiện nay và thực tế tại Vietcombank 2.2. Mục tiêu cụ thể:
- 4 - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại, cũng như làm rõ khái niệm, đặc điểm, các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, nội dung của pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng, qua thực tiễn tại Vietcombank theo pháp luật Việt Nam, từ đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng cả trong pháp luật và thực tiễn pháp lý. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại và biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại Vietcombank và các NHTM nói chung. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu tại các NHTM, tiễn áp dụng tại Vietcombank thông qua các quy định nội bộ, thực tiễn các hợp đồng, khoản cấp tín dụng được ký kết và các tình huống tranh chấp phát sinh. Trên cơ sở đó, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các vấn đề còn vướng mắc, bất cập và tồn tại của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu việc thực thi quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Pháp luật ngân hàng; Pháp luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu, các quy chế và thực tiễn xử lý nợ xấu của Vietcombank, phân tích và đưa ra những nội dung vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất về giải pháp khắc phục các bất cập đó và hoàn thiện pháp luật về cho vay của Ngân hàng thương mại. - Phạm vi không gian: Pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại, và cụ thể thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật trong lĩnh vực này tại Vietcombank. - Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ năm 2017 – 2022.
- 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp và phân tích các quy định của pháp luật đối với hoạt động xử lý nợ xấu, nhằm hiểu rõ mục đích, vai trò và ý nghĩa của chúng. Đồng thời, chúng tôi cũng đánh giá quá trình thực thi pháp luật trong thực tiễn hoạt động của các NHTM để chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Phương pháp so sánh và đối chiếu: Tác giả sử dụng phương pháp này để tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phân biệt các quy định và đưa ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp cho đề tài. Phương pháp này cũng giúp phát hiện những khuyết điểm của văn bản pháp luật và cần đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế. Phương pháp lịch sử: Tác giả sử dụng phương pháp này để nhận biết từng giai đoạn thay đổi của pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu trước đoạn thời gian nghiên cứu, từ đó tạo nên một bức tranh tổng quát về căn nguyên của vấn đề và xác định được trọng tâm của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Tác giả sử dụng phương pháp này để đưa ra các phân tích, đánh giá và giải quyết các tình huống trong thực tiễn trong hoạt động xử lý nợ xấu từ hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank và các NHTM. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp tối ưu để cải thiện hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu việc pháp luật trong hoạt động xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM thông qua thực tiễn áp dụng tại Vietcombank, đây cũng là lĩnh vực tác giả đang công tác để thấy được thực trạng thực thi pháp luật trong các hoạt động xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM như thế nào, được vận dụng ra sao, có thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình thực thi; nguyên nhân của những vấn đề đó? Từ đó góp phần vào công tác đóng góp xây dựng pháp luật về xử lý nợ xấu sau này. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- 6 * Về tư liệu: Hệ thống hóa tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý trong đó tập trung chủ yếu là các tài liệu, quy định liên quan, báo cáo thực hiện của các NHTM liên quan đến việc thực thi các quy định về hoạt động xử lý nợ xấu. * Về nội dung khoa học: Thứ nhất, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nợ, nợ xấu, công tác xử lý nợ xấu. Các nội dung như khái niệm nợ, phân loại nợ, phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM hiện nay. Đây là cơ sở lý luận cơ bản có thể nhận thức sâu sắc về nợ, nợ xấu và xử lý nợ xấu và thấy rõ được "bức tranh" thực thi pháp luật về vấn đề trên. Thứ hai, luận văn tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM để phân tích, đánh giá làm rõ ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật. Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với quy chuẩn, thông lệ, luật pháp quốc tế. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về thực thi pháp luật xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng, nghiên cứu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành nâng cao chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro, hiệu quả thu hồi nợ tại các NHTM. 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Vấn đề xử lý nợ tại các NHTM ở nước ta là một vấn đề quan trọng đã được Đảng, Nhà nước, các định chế tài chính đặc biệt quan tâm, nghiên cứu và đề cập từ nhiều năm nay. Vì vậy cho đến thời điểm này, có không ít các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các đề tài khoa học đề cập đến vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình như sau: Dưới góc độ nghiên cứu về khía cạnh kinh tế, có thể kể đến các công trình sau: Trương Thi Đức Giang, "Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam", Luận án tiến sỹ năm 2020, trường
- 7 Đại học Thương Mại. Luận án tập trung vào việc phân tích và đánh giá thực trạng, diễn biến nợ xấu cũng như các phương thức quản lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 đến 2018 Phạm Thị Trúc Quỳnh, "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ năm 2020, trường đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và các mô hình toán học để tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường nợ xấu. Kết quả của nghiên cứu sẽ được sử dụng để xây dựng các chính sách nhằm nâng cao và phát triển thị trường nợ xấu theo cơ chế thị trường Dương Thị Hoàn, "Nâng cao chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", Luận án tiến sỹ năm 2020, Học viện Tài chính. Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM, đánh giá khá toàn diện chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 qua các nhân tố ảnh hưởng Nguyễn Thu Hương, "Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam", luận án tiến sĩ năm 2016. Trong luận án này, tác giả đã xây dựng một khung lý thuyết cơ bản về thị trường mua bán nợ xấu và tập trung vào việc phát triển thị trường này. Bằng cách phân tích và đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam Lê Thị Mai Hương, "Đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp xử lý nợ xấu của các TCTD đến tài chính - ngân sách nhà nước và biện pháp hoàn thiện", Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2019, Bộ Tài chính. Đề tài đã trình bày và phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến nợ xấu, bao gồm nguyên nhân và cơ chế xử lý nợ xấu. Từ đó, nghiên cứu đánh giá các giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam và tập trung vào xây dựng các phương án xử lý nợ xấu của các TCTD trên mặt bằng vĩ mô, nhằm giảm thiểu tác động của nợ xấu đến tài chính ngân sách nhà nước Phạm Phú Thái, "Quản lý nhà nước về nợ xấu: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam", Bài báo số 10/2020, Tạp chí Ngân hàng. Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại ở một số quốc gia
- 8 trên thế giới, trong đó tập trung vào bốn nội dung quản lý nhà nước, bao gồm: xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng, chuẩn hóa nợ xấu trong hoạt động tín dụng, tổ chức kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu của các NHTM, đồng thời việc xử lý khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Dựa trên việc phân tích và tổng hợp kinh nghiệm của ba quốc gia điển hình, bài viết đề xuất một số bài học cho hoạt động quản lý nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Dưới góc độ nghiên cứu về khía cạnh pháp luật có thể kể đến các công trình như: Hoàng Thu Uyên, "Những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việt Nam", luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu về việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của quá trình giải quyết nợ xấu tại một số quốc gia và đưa ra những bài học mà Việt Nam có thể áp dụng. Nguyễn Kiên Trung, "Xử lý nợ xấu theo Pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong (TPBANK)", luận văn thạc sỹ năm 2019, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn đã đánh giá thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu tại Hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong nói riêng Cao Thị Thúy "Pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại từ thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam", luận văn thạc sỹ năm 2015, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM từ thực tiến tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014. Ngô Tú Ngọc, "Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng, qua thực tiễn tại Tỉnh Quảng Trị", luận văn thạc sỹ năm 2020, trường Đại học Luật – Đại học Huế. Luận văn đã đánh giá thực tiễn hoạt động xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng, để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại và thực trạng của tình hình xử lý tài sản để thu hồi nợ. Phạm Thị Bích Thủy, "Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam", luận văn thạc sỹ năm 2016. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động mua bán nợ, tiếp
- 9 cận hợp đồng mua bán nợ dưới hình thức mua bán đứt đoạn và chuyển nhượng một phần khoản nợ từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ. Nhìn chung, qua thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cùng với việc tham thảo các đề tài nghiên cứu trên, có thể thấy các nghiên cứu đã đạt được những vấn đề sau: Thứ nhất, các công trình, bài viết, luận văn, luận án đã đưa ra được khái niệm pháp luật về xử lý nợ xấu, đều tập trung phân tích các cơ sở lý luận cũng như thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam trong đó có công tác thực thi pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu. Thứ hai, các công trình đã làm rõ được các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng cũng như thông tin về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM hiện nay. Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng đã phân tích pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng qua thực tiễn tại các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng từ đó chỉ ra thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết nợ xấu tại Việt Nam hiện nay. Trong đó các tác giả đều đã nhận định pháp luật về xử lý nợ xấu tại Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; do vậy các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, xử lý nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra bên cạnh đó chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tổng thể công tác thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại các NHTM trong bối cảnh hiện nay khi Nghị Quyết 42/2017/QH14 đã được triển khai thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD hơn 5 năm qua, bên cạnh các văn bản pháp luật có liên quan. Đồng thời, quá trình thực thi áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn trong công tác triển khai, thực hiện, làm giảm hiệu quả thực thi, áp dụng pháp luật. Do đó, nhằm chỉ ra được những hạn chế, bất cập sát với tình hình hoạt động xử lý nợ hiện nay, để có thể đưa ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật một cách chi tiết hơn, sát hợp hơn trên thực tế khi thực hiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 114 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 225 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 130 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 83 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 104 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 188 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn