Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học
lượt xem 14
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH tại các trường ĐH ở Việt Nam nhằm đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỖ NGỌC HÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỖ NGỌC HÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Đỗ Ngọc Hân
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan, các thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào người hướng dẫn khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trong Khoa Luật Kinh tế, Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Học viên thực hiện Nguyễn Đỗ Ngọc Hân
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học. Tóm tắt: Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ được ra đời năm 2005, sửa đổi bổ sung qua các năm 2009, năm 2019 và gần nhất là năm 2022 đã bảo đảm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, văn học – nghệ thuật và hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế - xã hội mà không bị xâm phạm đến Quyền tác giả (QTG). Luận văn phân tích rõ các quy định pháp luật về bảo hộ QTG, cũng như trong thực tế hoạt động thực thi pháp luật về bảo hộ QTG đối với các tác phẩm khoa học tại các cơ sở giáo dục, trường đại học. Qua đó, tác giả đề xuất xây dựng quy chế bảo hộ QTG đối với tác phẩm khoa học hiệu quả tại các trường đại học nói riêng, cũng như có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG và hài hòa với lợi ích và nhu cầu của xã hội. Trong chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận chung về bảo hộ QTG đối với tác phẩm khoa học tại trường Đại học ở Việt Nam và quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả. Cũng trong chương 1, tác giả đã trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học Trong chương 2, thông qua đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, tác giả đưa ra những định hướng, giải pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện khung pháp luật đối với QTG và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ đối với tác phẩm nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. Từ khoá: Quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghiên cứu khoa học. Tác phẩm khoa học
- iv ABSTRACT Subject: Vietnamese law on protection of copyright for scientific works at universities Abstract: In Vietnam, the Intellectual Property Law was established in 2005, with subsequent amendments and supplements in 2009, 2019, and most recently in 2022, ensuring the promotion of scientific and technological development, literature, and the arts, and supporting socio-economic growth without infringing upon the rights of authors. The thesis provides a detailed analysis of legal provisions regarding copyright protection, both in theory and in the practical enforcement of copyright protection for scientific works in educational institutions and universities. In this context, the author proposes the establishment of an effective copyright protection framework specifically for universities. Additionally, the author makes several recommendations aimed at refining Vietnam's legal framework for copyright protection to harmonize with the interests and needs of society. Chapter 1 outlines general theories regarding copyright protection for scientific works at the university level and presents the legal provisions concerning copyright protection for scientific works at universities. Chapter 2 through an assessment of the practical implementation of Vietnam's laws on copyright protection, the author provides directions, solutions, and recommendations to improve the legal framework for intellectual property rights. The goal is to enhance the effectiveness of applying copyright protection laws to research works at universities. Keywords: Author's Rights, Intellectual Property Law, Scientific Research. scientific
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT STT Viết tắt Từ/ Cụm từ viết đủ 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung Luật SHTT hiện hành năm 2009, năm 2019, năm 2022 2 NCKH Nghiên cứu khoa học 3 QTG Quyền tác giả 4 KHCN Khoa học và Công nghệ 5 SHTT Sở hữu trí tuệ 6 TPKH Tác phẩm khoa học 7 ĐH Đại học DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt 1 WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế World Intellectual giới Property Organization 2 CB Công ước Berne về bảo hộ Berne Convention for các tác phẩm văn học và the Protection of nghệ thuật Literary and Artistic Works
- vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC .............................................. 9 1.1. Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ..................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm. đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ......................................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ................................................................................................. 16 1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ....................................................................................................... 18 1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học. ........................................................................................... 21 1.2.1. Hoa Kỳ ....................................................................................................... 21 1.2.2. Anh ............................................................................................................. 24 1.2.3. Nhật Bản .................................................................................................... 26 1.3. Quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm khoa học tại các trường đại học................................................................... 28 1.3.1. Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học .................................................................................................................... 28 1.3.2. Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ................................................................................................................... 32 1.3.3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại trường đại học ....................................................................................................... 37 1.3.4. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại trường Đại học .................................................................................................................... 40 1.3.5. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ....................................................................................................... 43 1.3.6. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ....................................................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 53
- vii CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................................................................................... 54 2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học................................................................... 54 2.1.1. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại các trường đại học tại Việt Nam . 54 2.1.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học .................................................................. 56 2.2. Nhận xét tình hình bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học .......................................................................................................... 61 2.2.1. Những thuận lợi trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học ... 61 2.2.2. Những khó khăn trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học ... 62 2.2.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 64 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học. ................................................. 66 2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả ............. 66 2.3.2. Ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật riêng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nghiên cứu khoa học .............................................................................. 67 2.3.3. Hoàn thiện quy định trong trường hợp quyền tác giả bị trí tuệ nhân tạo xâm phạm ............................................................................................................... 69 2.3.4. Xây dựng cơ chế giám sát có hệ thống, có sự phối hợp liên ngành .......... 70 2.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học ........... 71 2.4.1. Thành lập bộ phận chuyên trách về bảo hộ quyền tác giả tại các trường đại học ................................................................................................................... 71 2.4.2. Phối hợp giữa công nghệ kỹ thuật và các giải pháp nhằm phát hiện hành vi sao chép, mức độ trùng lặp trong nghiên cứu khoa học ................................... 73 2.4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tác giả tại các trường Đại học............................................................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 76 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì vai trò khoa học công nghệ (KHCN) trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cùng với sự giao thoa văn hóa cũng như học hỏi công nghệ của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tôn trọng và đảm bảo quyền tác giả (QTG) càng được chú trọng bởi đây là một trong những quyền dễ bị xâm phạm trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ ngày càng đa dạng và hiện đại. Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ đã được ban hành từ năm 2005 và đến nay thực thi gần 20 năm, đã có nhiều quy định, sửa đổi bổ sung thể hiện một sự đổi mới đáng kể trong hoạt động tiếp cận với lập pháp quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn cần phải nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm quốc tế nhằm tạo môi trường pháp lý bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm hiệu quả. Đặc biệt, tại các cơ sở giáo dục ĐH thì vấn đề bảo vệ QTG đang nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi đây là nơi hình thành rất nhiều các tác phẩm khoa học đã đầu tư nhiều sáng tạo cũng như đây cũng là môi trường cần thiết để tiếp cận các tài sản trí tuệ. Vì vậy cần có sự quản lý hiệu quả cũng như những biện pháp cụ thể để đảm bảo việc bảo hộ QTG được tốt nhất. Bảo hộ QTG là một nhân tố quan trọng trong việc khẳng định chất lượng của tác phẩm khoa học (TPKH). Thực trạng xâm phạm QTG trong hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ mất đi tính thời sự và cũng có những ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của TPKH. Bên cạnh đó, QTG chưa được bảo vệ đúng mức làm ảnh hưởng đến quyền lợi, gây tâm lý không muốn thực hiện nghiên cứu, không còn nhiều động lực cho tác giả công trình khoa học, thậm chí người nghiên cứu không muốn công khai các kết quả công trình nghiên cứu của mình do quyền lợi không được đảm bảo. Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trình độ khoa học và kinh tế, xã hội của quốc gia. Nhận thức rõ được vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ, những năm qua tại các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam bước đầu đã có những tiến bộ các nhà khoa học trong việc
- 2 được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và QTG nói riêng. Tuy nhiên, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý SHTT tại các trường còn chưa được đồng bộ, thiếu tính hệ thống.Thực tế cho thấy, việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả không đơn giản, tuy được quy định tại Điều 41, Điều 42 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2018 quy định “ Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”, tuy nhiên đối với kết quả nghiên cứu do nhiều người đầu tư tài chính để thực hiện hay kết quả nghiên cứu vừa được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả, vừa được bảo hộ theo pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp. Việc xác định bảo hộ chưa rõ ràng dẫn tới những kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ đã được nghiệm thu nhưng không được đưa vào sử dụng, khai thác nên nhóm nghiên cứu toàn sử dụng hay chuyển giao mà không thông qua chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, nhà nước tốn một khoản ngân sách hàng năm rất lớn cho nghiên cứu khoa học nhưng thực sự chưa mang lại hiệu quả. Nhằm phát triển hoạt động sáng tạo, thúc đẩy quá trình khai thác, chuyển giao quyền SHTT trong các cơ sở giáo dục ĐH thì các trường cần phải có sự quan tâm hơn nữa. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về bảo hộ QTG theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, các công trình NCKH rất đa dạng và phong phú và đã giải quyết khá nhiều vấn đề về bảo hộ QTG đáng kể đến như: - Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Thị Hải Yến (2010), “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Trường ĐH Luật Hà Nội. Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo hộ QTG và quyền liên quan tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó tác giả đã đánh giá hiện trạng bảo hộ QTG và quyền liên quan tại Việt Nam trước năm 2010 và xác định những hạn chế, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong
- 3 việc hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó tác giả cũng đề xuất các giải pháp để cải thiện bảo hộ QTG và quyền liên quan ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Trung Hậu (2020), “ Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet”, Trường ĐH Kinh tế - Luật. Luận án đã nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa quyền của người sáng tạo tác phẩm và quyền tiếp cận tri thức, tận hưởng văn hoá nghệ thuật của người dùng internet. Luận án đã làm rõ nội dung về những vấn đề internet đặt ra đối với bảo hộ quyền tác giả, giải thích quyền sao chép trong môi trường vật chất hữu hình khác biệt so với quyền sao chép trong môi trường internet. Cuối cùng, luận án phân tích sự bất hợp lý của các quy định pháp luật về ngoại lệ quyền tự bảo vệ bằng biện pháp công nghệ nhằm đảm bảo cân bằng giữa lợi ích người sáng tạo và người dùng internet. - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2022), “ Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học Xã hội. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tác giả thông qua xét xử tại toà án. Từ đó, đánh giá những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền tác giả thông qua xét xử dân sự tại Tòa án ở Việt Nam. Cuối cùng, thông qua những phân tích trên, tác giả đã đưa ra một số định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả thông qua xét xử tại Tòa án ở Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Hùng (2012), “Pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam thực trạng và hướng hoàn thiện”, Trường ĐH Kinh tế - Luật. Đề tài nghiên cứu và giải thích về pháp luật về QTG tại Việt Nam. Từ đó, giúp hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến bản quyền và các khía cạnh cần hoàn thiện. Bằng cách như vậy, có thể giúp cho việc bảo vệ QTG trở nên hiệu quả hơn. - Bài báo của tác giả Vũ Thị Hồng Yến (2019) “Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục đại học” đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 21 (397), tháng 11/2019 đã phân tích về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đến việc bảo vệ QTG nói chung cũng như việc bảo vệ
- 4 QTG đối với các tác phẩm tại các cơ sở giáo dục ĐH nói riêng. Cụ thể bài viết phân biệt sơ bộ các loại tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhà trường, xác định phạm vi QTG của cơ sở GDĐH với người học; phân tích đánh giá những đặc thù, giới hạn của hành vi trích dẫn, sao chép tác phẩm. Từ đó tránh tình trạng “đạo văn”, đánh giá các hành vi quản trị QTG đối với tác phẩm của nhà trường và cuối cùng bài viết rút ra các bài học cho cơ sở GDĐH trong việc bảo vệ tốt nhất QTG đối với tác phẩm. - Bài viết của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thanh Hùng (2018), “Mô hình quản lý sở hữu trí tuệ ở trường ĐH – bài học kinh nghiệm từ ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc ”đăng trên Tạp chí KH&GD, số 03(47). Bài viết đã giới thiệu về một số mô hình quản lý SHTT đã mang lại hiệu quả to lớn cho ĐH Thanh Hoa tại Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền SHTT, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế. Thông qua nghiên cứu, học hỏi được cách quản lý tiên tiến của ĐH Thanh Hoa, có thể rút ra nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, có những định hướng vận dụng, rút kinh nghiệm phù hợp trong thực tiễn quản lý hoạt động SHTT ở các cơ sở giáo dục ĐH. - Bài viết của tác giả Lê Thị Nam Giang (2016) “ Quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại các trường ĐH” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam. Bài viết trình bày về QTG trong hoạt động sao chép, số hoá tại TV hiện nay tại các trường ĐH dựa trên những quy định về QTG theo pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất hoàn thiện khung pháp lý. - Bài viết của tác giả Phạm Minh Huyền (2021) “Xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động học tập, nghiên cứu của người học tại các cơ sở giáo dục ĐH từ thực tiễn trường ĐH Luật Hà Nội và một số giải pháp” đăng trên tạp chí Luật học. Tác giả đã phân tích các hành vi xâm phạm QTG trong hoạt động học tập và nghiên cứu của người học tại trường ĐH Luật Hà Nội, đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến việc xâm phạm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ QTG tại các trường ĐH trên cả nước nói chung và trường ĐH Luật Hà Nội nói riêng. Những công trình, bài viết trên đã nghiên cứu và giải quyết việc bảo hộ QTG cho tất cả các tài sản trí tuệ chung và chỉ phản ảnh một số khía cạnh như bàn về cách
- 5 khai thác, sử dụng, trích dẫn tác phẩm hay vai trò của thư viện, một bộ phận không thể thiếu trong môi trường giáo dục ĐH mà chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu, đánh giá vai trò của trường học trong bảo hộ QTG. Trong luận văn này, tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu những quy định của pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QTG nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho chủ sở hữu QTG trong môi trường giáo dục và hạn chế những tranh chấp phát sinh liên quan đến QTG. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH tại các trường ĐH ở Việt Nam nhằm đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả đặt ra các nghiên cứu cụ thể sau đây: - Thứ nhất: Làm sáng tỏ lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH tại các trường ĐH, đồng thời nêu lên những quy định pháp luật về QTG của một số quốc gia trên thế giới - Thứ hai: Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về bảo hộ QTG. Qua đó, tác giả đánh giá thực trạng thực thi bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH. - Cuối cùng: Luận văn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Một là, quyền SHTT đóng vai trò gì trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục?
- 6 - Hai là, chủ thể nào được bảo hộ QTG đối với TPKH? - Ba là, quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH hiện nay như thế nào? - Bốn là, thực trạng thực hiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH như thế nào? - Năm là, làm thế nào để bảo hộ QTG trong các tác phẩm NCKH tại các trường ĐH? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn chủ yếu tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy phạm pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam. Luận văn làm rõ những đặc thù về quyền tác giả, cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với các TPKH trong trường ĐH là tác phẩm giáo trình, các loại sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: trong khuôn khổ của Luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các nội dung cụ thể sau: + Đối với phần lý luận, tác giả nghiên cứu phân tích, tổng hợp và đưa ra các quan điểm lý luận về bảo hộ QTG đối với TPKH, đồng thời nêu những quy định pháp luật về QTG của một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Nhật Bản để làm kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi. + Đối với phần thực trạng pháp luật, tác giả tập trung bình luận, đánh giá các quy định cơ bản nhất của pháp luật về QTG đối với TPKH theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay ở các trường ĐH. - Về không gian: Luận văn giới hạn đánh giá thực trạng pháp luật thông qua thực tiễn bảo hộ QTG đối với các TPKH tại một số trường ĐH ở Việt Nam từ khi Luật SHTT có hiệu lực. 6. Phương pháp nghiên cứu
- 7 Để đạt được mục tiêu và nội dung, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu linh hoạt, đan xen để phù hợp với bài nghiên cứu nhằm đạt được kết quả cuối cùng gồm: Chương 1: Sử dụng kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH Chương 2: Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thống hóa nhằm kế thừa và tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố nhằm đánh giá thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại một số trường ĐH tại Việt Nam. Từ đó, áp dụng phương pháp phân tích đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH tại các trường ĐH. 7. Nội dung nghiên cứu Luận văn gồm các nội dung sau: - Chương 1: Tác giả nghiên cứu lý luận chung thông qua việc khái quát về khái niệm, đặc điểm về bảo hộ QTG đối với TPKH. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích quy định Pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH tại một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Nhật Bản và quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH. - Chương 2: Thông qua việc phân tích pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn đã đánh giá một số ưu điểm, hạn chế về bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. 8. Đóng góp của đề tài - Về ý nghĩa khoa học: nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện lý luận và thực trạng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo hộ QTG đối với TPKH trong các trường ĐH hiện nay. Luận văn có thể là nguồn tham khảo cần thiết và đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn còn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập môn học Luật Sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo cũng như
- 8 trong hoạt động tuyên truyền về ý thức đối với tác phẩm NCKH cũng như việc tuân thủ pháp luật về quyền SHTT. - Về ý nghĩa thực tiễn: luận văn cũng sẽ là tài liệu hữu ích, phục vụ cho công tác hiện nay của tác giả và đồng nghiệp. Bên cạnh đó, các giải pháp mà tác giả đưa ra có thể được các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn. 9. Bố cục Luận văn Luận văn được thực hiện với ba nội dung chính như sau: Chương 1: Lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học. Chương 2: Thực tiễn thực hiện và kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
- 9 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 1.1.1. Khái niệm. đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học ❖ Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học Khoa học được hiểu là một quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm tìm kiếm và sáng tạo ra những phát kiến mới, kiến thức mới, định lý mới về tự nhiên, xã hội. Tại Điều 40 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Mọi người đều có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”1. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục đại học thì nghiên cứu khoa học trở thành một nhiệm vụ quan trọng bởi hoạt động này gắn kết chặt chẽ với quá trình đào tạo. Tại các trường ĐH thì hoạt động nghiên cứu khoa học được quản lý bởi đơn vị chủ quản của trường và trường ĐH đó. “Sứ mệnh của một trường ĐH là tạo ra, quảng bá và chuyển giao tri thức cho xã hội. Nếu một trường ĐH mà không có hoạt động nghiên cứu sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, trở thành một trường “dạy nghề” hay nôm na là “trường phổ thông cấp bốn”2. Chủ trương của nhiều trường ĐH là phát triển NCKH, tuy nhiên hoạt động NCKH cũng có sự kiểm tra, giám sát các hoạt động NCKH bởi các công trình NCKH phải cần nguồn tài chính để thực hiện. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp khác nhau thì cũng có chất 1 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2 Phó Quốc Bình (2017) Nghiên cứu khoa học là yếu tố quan trọng để khẳng định uy tín, vị thế của trường đại học, Tạp chí Khoa học & Giáo dục, Hà Nội
- 10 lượng khác nhau, và nguồn tài chính cung cấp cho các đề tài nghiên cứu khoa học cũng ở các cấp khác nhau. Hiện nay, có nhiều quan niệm về định nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học. Theo Luật Khoa học Công nghệ năm 2013 quy định như sau: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng được vào trong thực tiễn.3” . Theo Vũ Cao Đàm thì NCKH là một hoạt động tìm kiếm, phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đối sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người4. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và Nguyễn Trường Giang thì nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá, phát hiện, nhận thức và phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tại theo mục đích của con người5. Ngoài ra, có thể hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học là tiến trình khám phá ra các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, định hướng vào các vấn đề của hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và khám phá thế giới. Các loại hình nghiên cứu khoa học bao gồm hai loại hình là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. - Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu được thực hiện nhằm phát hiện bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy nhờ đó làm thay đổi nhận thức của con người. - Nghiên cứu ứng dụng là sự là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp. Nếu kết quả của nghiên cứu ứng dụng và triển khai thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thì nó được xem như một TPKH và được bảo hộ theo pháp luật QTG, 3 Quốc hội (2022), Khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2022. 4 Vũ Cao Đàm (2006) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật, tr.17. 5 Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Trường Giang (2016), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Nam Định, tr.5
- 11 nhưng nếu kết quả nghiên cứu được triển khai thực nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ thì ngoài việc bản viết của chúng là TPKH được bảo hộ theo pháp luật QTG thì sản phẩm của các tác phẩm này còn được bảo hộ theo pháp luật sở hữu công nghiệp. Mặc khác, khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì bảo hộ QTG đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nhà khoa học cần phải có lợi ích từ hoạt động nghiên cứu và công nghệ do mình tạo ra. Tình trạng vi phạm QTG gây ra tâm lý chán nản, mất động lực cho người nghiên cứu và ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ, kinh tế - xã hội nói chung và tại các trường ĐH nói riêng. Các chuyên gia của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) đã đưa ra nhận định rằng khi bảo hộ tốt các quyền thuộc SHTT thì sẽ giúp phát triển kinh tế, tạo ra của cải chưa được sử dụng với hiệu quả tối ưu tại tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển6. Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được hiểu là sự vận dụng trí tuệ, lao động sáng tạo để tìm ra các phương pháp mới hay phát minh ra tri thức mới của con người. Hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra các TPKH có giá trị cho việc phát triển công nghệ, kinh tế - xã hội, do đó, pháp luật của các quốc gia nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã có những quy định nhằm điều chỉnh về lĩnh vực này. ❖ Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học Quyền tác giả là một bộ phận của quyền SHTT (Intellectual Property Rights). QTG có được từ kết quả của hoạt động sáng tạo, hoạt động NCKH trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, khoa học. Trong hoạt động NCKH tại các cơ sở giáo dục ĐH thì tôn trọng QTG là một trong những yêu cầu cơ bản khi các TPKH đã nghiệm thu và được công bố. Việc bảo vệ và thực thi QTG không chỉ đáp ứng các quy định của pháp luật mà còn đáp ứng được những yêu cầu từ thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập và còn bảo vệ được quyền lợi, động viên các cá nhân 6 WIPO, Kamil Idris (2003), SHTT- Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế hữu hiệu, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, (Intellectual property: A Power too/for economic growth),WIPO bản tiếng việt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 114 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 225 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 130 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 83 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 104 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
95 p | 40 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 188 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn